Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 7-9-2019

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Việt Nam mời gọi Nga khai thác dầu khí giữa lúc Biển Đông căng thẳng. Ngày 5/9, Việt Nam chính thức lên tiếng mời gọi các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov ở TP Vladivostok, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói: “Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Bản tin ngày 5-11-2019

Chuyện nghị trường

Infonet đưa tin: Tuần này, Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn. Show diễn màn chất vấn sẽ được truyền hình trực tiếp với 4 nhóm vấn đề mà 4 Bộ trưởng sẽ trả lời, gồm: Bộ Nội vụ; Bộ Công Thương; Bộ NN&PTNT và Bộ 4T.

Bản tin ngày 1/7/2017

Tin trong nước

1. Tin chủ quyền biển đảo 

Không giống như lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam nói hôm 29/6, rằng lý do ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam “vì công việc đột xuất trong nước“, một bài phân tích chi tiết được báo Tiếng Dân dịch, cho biết lý do “rằng Long bỏ về sau khi quan chức Việt Nam từ chối đòi hỏi ngưng tất cả các cuộc thăm dò dầu khí trong đường 9 đoạn“. Và Hà Nội cho rằng “các lô 118 và 136 không những không có cơ sở mà còn xúc phạm“.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Nguồn: Trí Dũng/TTXVN

Bản tin sáng 10-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang VOA đưa tin: Mỹ đả kích TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông. Ông Brian Hook, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nói rằng, Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Hook nhấn mạnh: Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu”.

Bản tin ngày 19/10/2017

Tin trong nước

Nhân quyền ở Việt Nam

TTXVN đưa tin: Bắt khẩn cấp Trần Thị Xuân về hành vi nhằm lật đổ chính quyền. Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa thi hành lệnh “bắt khẩn cấp” bà Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh về cái gọi là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” Điều 79, Bộ luật Hình sự.

Bà Trần Thị Xuân. Nguồn: FB Đức Nguyễn

Ông Trần Quyết Tiến, anh của bà Xuân cho VOA biết: “Lý do bắt rất vu vơ, không chứng cứ. Việc làm của em tôi trong cái làng không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị của đất nước cả. Em tôi chỉ có làm trưởng ban thanh niên của giáo xứ, hay đi gom ve chai, làm thiện nguyện, giúp người bị bão lụt, tặng quà cho người nghèo, neo đơn trong xã. Tôi chả thấy có tội gì mà để họ bắt cả. Việc này rất vô lý”. Gia đình bà Xuân nói với VOA rằng, bà là thành viên của Hội Anh em Dân chủ ở Hà Tĩnh.

Bản tin ngày 19-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Vợ nhà báo Nguyễn Tường Thụy gặp chồng lần đầu sau khoảng 1 năm bị giam. Bà Phạm Thị Lân, vợ ông Thụy cho biết, ngày 17/4, bà đã được gặp chồng mình, kể từ khi ông Thụy bị bắt hồi tháng 5/2020. Bà Lân kể, ông Thụy trông gầy, hốc hác, da sạm hơn, nói lắp và hay quên, điều chưa từng xảy ra trước khi ông bị bắt.

Bản tin ngày 30-7-2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cập nhật tình hình đối đầu ở Bãi Tư Chính. Ngày 28/7/2019, ông Ryan Martinson cho biết: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa cho thấy các hoạt động của nó từ ngày 25 đến 28/7”.

Bản tin ngày 1-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VietNamNet đưa tin: Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận kéo dài 1 tháng ở Biển Đông. TQ đã bắt đầu cuộc tập trận hôm nay, dự kiến kết thúc vào ngày 31/3, trong một khu vực có bán kính 5km ở phía tây bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. “Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Mỹ bắt đầu thường xuyên tiến hành hoạt động trinh sát về các vùng ven biển của Trung Quốc và về môi trường thủy văn ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 12/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: 10 lính hải quân Philippines dính líu đến vụ nổ súng làm thiệt mạng 2 ngư dân Việt. Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ Ủy ban xử lý người xâm nhập bất hợp pháp tỉnh Pangasinan, cho biết, có 2 sĩ quan và 8 lính hải quân liên quan đến vụ bắn tàu cá Việt Nam, làm 2 ngư dân thiệt mạng ngày 23/9.

VOA dẫn nguồn từ báo Daily Inquirer của Philippines: Lính Phi có lỗi trong cái chết của ngư dân Việt. Báo Inquirer trích dẫn báo cáo của ủy ban điều tra liên ngành của Philippines, kết luận rằng, 10 binh sĩ hải quân Philippines phải chịu trách nhiệm về cái chết của hai ngư dân Việt Nam, và chuyện “nã đạn vào tàu cá Việt Nam là ‘một hành động không cần thiết’ nhưng cái chết của hai ngư dân Việt Nam, là do sơ suất chứ không do cố ý“. Hiện vẫn chưa rõ phía Philippines sẽ xử lý vụ việc này ra sao.

Bản tin tối 16-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Manila và Bắc Kinh sẽ họp bàn cùng thăm dò dầu khí Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano thông báo: “Philippines và Trung Quốc họp bàn vào tháng tới về việc thực hiện thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông”. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong “một diễn đàn song phương tại Manila vào tháng tới”.

Covid-19 ở VN ngày 28-8-2020: Tổng cộng 1038 ca nhiễm, 30 người chết

BTV Tiếng Dân

Bộ Y tế thông báo chiều nay: Thêm 2 ca Covid-19 tại Hà Nội, Đà Nẵng, VietNamNet đưa tin. Ca thứ nhất là nữ bệnh nhân số 1037, 29 tuổi, ở Bắc Sơn Trà, Đà Nẵng, từng tiếp xúc với bệnh nhân 1036. Ca thứ 2 là bệnh nhân nam số 1038, 23 tuổi, tạm trú tại Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội, quê Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là trường hợp cách ly ngay khi nhập cảnh, nhưng hiện tiềm ẩn rủi ro lây nhiễm cộng đồng, vì người này chỉ được phát hiện dương tính sau khi rời khỏi khu cách ly gần một ngày.

Covid-19 ngày 9/8/2020: Việt Nam có tổng cộng 11 người chết, 841 ca nhiễm

9-8-2020

BTV Tiếng Dân

Chiều nay, Bộ Y tế xác nhận, thêm bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong, ca thứ 11, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Người xấu số thứ 11 là nữ bệnh nhân 456, 55 tuổi, ở phường Hải Châu II, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân nhập viện từ ngày 28/7, lúc đó được chẩn đoán viêm phế quản cấp, nghi do Covid-19, ngày hôm sau có kết quả xét nghiệm dương tính.

Bản tin ngày 31-5-2019

Tin Biển Đông

Tướng Mỹ kêu gọi ‘hành động tập thể’ với Trung Quốc do thất hứa về Biển Đông, VTC đưa tin. Ngày 29/5, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết, ông không kêu gọi hành động quân sự, nhưng nhấn mạnh rằng cần phải thực thi luật pháp quốc tế, “hành động tập thể” để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì đã từ bỏ cam kết không quân sự hóa Biển Đông.

Bản tin ngày 26/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về thông tin bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam  phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, RFI có bài: Biển Đông: Đài Loan tái khẳng định chủ quyền trên đảo Ba Bình.

Bài báo đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo “khẳng định là đảo Thái Bình (tên Đài Loan gọi đảo Ba Bình) là một phần lãnh thổ quốc gia và Đài Bắc hoàn toàn có quyền tiến thành các cuộc tập trận thường xuyên trên đảo này. Thông cáo của họ còn cho rằng Trung Hoa Dân Quốc có chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh những đảo này”.

Bản tin ngày 27-8-2019

Tin Biển Đông

Căng thẳng ở Bãi Tư Chính hiện đã mở rộng sang vùng biển ngoài khơi TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Khuya 26/8/2019, theo đồ họa của ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho thấy, các hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 trong 3 ngày qua, đã di chuyển tới sát vùng biển Phan Thiết.

Tin Biển Đông ngày 8-4-2021

BTV Tiếng Dân

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về tình hình căng thẳng ở Biển Đông. VTC dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Việt Nam theo dõi sát diễn biến ở đá Ba Đầu. Khi được hỏi về vụ hàng trăm tàu dân binh TQ đang hiện diện ở khu vực cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời: 

Bản tin ngày 10-1-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ đi qua quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Ngày 9/1/2019, khi được hỏi về sự kiện tàu USS McCampbell của Mỹ tuần tra gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.

Tin Biển Đông: Việt Nam sẽ đối thoại với Trung Quốc, rồi hợp tác, khai thác trên Biển Đông?

BTV Tiếng Dân

17-10-2019

VOA có bài: Trung Quốc kêu gọi Việt Nam đối thoại về Biển Đông. Báo South China Morning Post trích lời Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ, nói tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư 16/10 rằng “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua các hành động thiết thực”.

Tân Hiệp Phát bỏ túi “đất vàng” và các vụ bê bối đất đai khác…

BTV Tiếng Dân

Biz Live đưa tin: Bà Rịa – Vũng Tàu giao công an điều tra khu “đất vàng” Tân Hiệp Phát trúng đấu giá. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở TN&MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh về kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất có diện tích 79.481 m2 ở huyện Côn Đảo. Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giao các sở, ngành này rà soát, thẩm tra vụ đấu giá, thời hạn trước ngày 30/11.

Phiên xử thứ 7 vụ Mobifone mua AVG: Các bị cáo nói lời sau cùng

BTV Tiếng Dân

24-12-2019

Sáng 24/12/2019, 14 bị cáo trong vụ đại án Mobifone mua AVG đã nói lời sau cùng. Người được phát biểu đầu tiên là cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, cứ nghĩ người làm tới cấp bộ trưởng và đầu đã bạc gần hết như ông Son vẫn còn giữ được chút khí phách, nhưng thái độ cúi đầu và tham sống sợ chết của ông ta không khác gì Trịnh Xuân Thanh 2 năm trước.

Phiên xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ 4

BTV Tiếng Dân

Diễn biến của ngày thứ 4 phiên xử vụ án Đồng Tâm cho thấy, phiên tòa chỉ là nơi cho nhà cầm quyền biểu diễn công lý. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời VKS: Không cần thiết trả hồ sơ vụ án xảy ra tại Đồng Tâm. Trước đó, các LS bào chữa cho dân Đồng Tâm lập luận, vụ án quá nhiều khuất tất, phải điều tra lại, phải có thực nghiệm hiện trường. Hôm nay VKS bác bỏ với lý lẽ: “Cái chết đau xót của 3 chiến sĩ đã được các bị cáo thừa nhận, quá trình điều tra được thực hiện đúng pháp luật từ khi lấy lời khai đến thu thập chứng cứ và các tài liệu liên quan”.

Lúc đầu, TAND TP Hà Nội thông báo kế hoạch xử vụ này trong 10 ngày, nhưng hôm nay mới ngày thứ 4, HĐXX đã quyết định để các bị nói lời sau cùng và nghị án, rồi dừng lại, chờ tới ngày 14/9 sẽ tuyên án. Thông Tấn Xã VN cập nhật vụ án Đồng Tâm: Nói lời sau cùng, các bị cáo đều bày tỏ sự ân hận. Vẫn là những lời nói được chỉ đạo, diễn tả sự việc theo hướng đổ tội cho dân, biến người dân Đồng Tâm thành những kẻ hai mặt và hèn nhát.

Ông Lê Đình Công nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN

LS Ngô Anh Tuấn viết Biên bản phiên tòa trong phiên xử sáng nay. Chi tiết đáng lưu ý là lời phát biểu của LS Nguyễn Hồng Bách, luật sư đại diện cho 3 viên công an tử nạn ở xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020. Thật khó tin đây là lời lẽ từ một người mang danh “luật sư”, trong một phiên tòa có thể dẫn tới án tử hình, lại dùng cảm tính để ngăn cản việc thực nghiệm hiện trường:

LS Bách ngụy biện: “Ai có thể chui xuống hố để người ta đổ xăng thiêu sống, thậm chí cho con vật khác thay thế cũng là điều không thể! Không thể dựng lại một hiện trường vụ án kinh khủng như vậy được, tôi không đồng ý. Không phải bất kỳ vụ án nào cũng được dựng lại hiện trường vì điều đó đã gây nên nỗi đau cho gia đình bị hại”.

Đáp lại, LS Hà Huy Sơn phân tích: “Việc khám nghiệm hiện trường để giải thích nguyên nhân dẫn tới cái chết của các nạn nhân: Với lượng xăng đã có, không thể đốt cháy 3 nạn nhân bị than hóa. Trước khi làm luật sư, tôi có 20 năm làm xăng dầu, làm cửa hàng trưởng, tôi biết rõ nguyên lý để đốt cháy vì với lượng oxy thiếu dưới đáy hố, không thể cháy dưới đáy được”.

Nhà hoạt động Nguyễn Tráng chỉ ra: LS Nguyễn Hồng Bách đã tìm cách ngụy biện một cách thô thiển nhằm ngăn chặn việc thực nghiệm hiện trường, nhưng lại để lộ ra thông tin về “Kế hoạch 419A”, là kế hoạch sử dụng công an có vũ trang bố ráp xã Đồng Tâm vào rạng sáng 9/1/2020.

Cũng trong biên bản này, ông Phạm Công Lâm, đại diện cho hai viên công an Nguyễn Huy Thịnh và Dương Đức Hoàng Quân, nói rằng: “95% công dân cả nước yêu cầu tử hình 29 bị cáo. Tôi cảnh báo các bị cáo nhìn đó mà xem xét. Hành vi tội của mình đã có rồi, không nhận tội đi còn bỏ đồng tiền ra cho phí phạm để thuê luật sư để họ câu like, câu view“.

Trang Kiểm Tin lưu ý thông tin: “95% công dân cả nước yêu cầu tử hình 29 bị cáo”. Trang này cho biết: “Do ‘95% công dân cả nước’ hàm ý kết quả trưng cầu ý kiến toàn dân, mà chưa có một cuộc trưng cầu nào như thế cả, nên Kiểm Tin xác nhận 100% chắc chắn rằng lập luận nói trên là thông tin giả”.

LS Lê Văn Luân viết về bà Nối, người phụ nữ dám đứng thẳng chất vấn tòa án cường quyền. Bà Nối nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án: “Bố tôi đã 58 tuổi đảng, trong giữa thời bình này lại phải hy sinh với ba đồng chí khác. Bốn đồng chí hy sinh giữa lúc thế giới thanh bình, như có chiến tranh và không phải chết bởi kẻ thù. Như tôi đây, một vết đạn bắn vào ngực, đau lắm, nhưng tôi không chết. Và tôi chỉ mong chúng ta sẽ có một lựa chọn sáng suốt, một con đường mới, tốt đẹp hơn”.

Đúng như diễn biến thường thấy trong các phiên tòa liên quan đến nhân quyền và chính trị, các LS trên đường rời tòa hôm nay đã bị lực lượng “còn đảng còn mình” làm khó dễ. LS Đặng Đình Mạnh kể, “vào buổi chiều, khi rời phiên tòa thì cả 03 chúng tôi bị một nhân viên mặc thường phục xốc nách kéo ra cổng một cách thô bạo và xô thẳng tay xuống cầu thang, vì khi ấy chúng tôi đang tranh cãi yêu cầu họ trả USB để chép lại vào laptop riêng”.

LS Mạnh cho biết thêm: “Sau đó, trên đường di chuyển, chúng tôi phát hiện có 4 bạn trẻ di chuyển trên 2 xe gắn máy đeo bám. Khi xe chúng tôi dừng, thì họ cũng dừng xe vào lề, khi chúng tôi đi thì họ lại tiếp tục di chuyển, chúng tôi đã chụp ảnh và quay phim họ để làm kỷ niệm. Thật khó hiểu về ý muốn của họ: Bảo vệ công dân, mượn hồ sơ, laptop hay nựng yêu”. LS Mạnh cho biết, hiện ông và các LS khác tạm ổn.

LS Nguyễn Hà Luân thuật lại: “Có vụ xô xát trong toà án, khi các nhân viên công lực giữ chặt USB không cho các Luật sư chép lại. Một nhân viên công lực mặc thường phục xô đẩy LS Mạnh và LS Miếng. Tuy nhiên, các anh phải hiểu rằng việc làm đó là vô ích,  nội dung chiều nay ghi trong USB không có gì đâu. Chỉ có lời nói cuối cùng của các bị cáo, cũng đã được ghi chép bằng tay, trên giấy và sẽ được tập hợp lại sau. Chỉ là muộn hơn một chút mà thôi”.

Không chỉ nhóm LS bị an ninh làm khó dễ, những người có thân nhân là bị cáo cũng bị sách nhiễu. Nhà hoạt động Đặng Bích Phượng cho biết: “Đám an ninh ở tòa án thành phố Hà Nội ban đầu làm rất gắt, đuổi bà con Đồng Tâm dạt hết chỗ này sang chỗ khác. Nhưng thấy bà con bền bỉ bám quanh tòa, nên có đứa ái ngại bảo: thôi về đi, có nhìn thấy ai đâu mà chờ?”.

Người dân Đồng Tâm ở ngoài tòa mong ngóng người thân. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

Bà Phượng cho biết thêm: “Bà con hàng ngày đi 40 cây số, về 40 cây số, cả ngày ngồi vạ vật dưới mưa nắng, thấy đau nhói trong lòng. Tôi ra vào chỗ tòa này vài chục lần để nộp đơn yêu cầu xử án, nên nhiều lần gặp cảnh người thân của các bị can ngồi vạ vật ngoài đường thế này”.

Hàng rào và một số an ninh mặc thường phục xung quanh tòa. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

***

Bên cạnh việc ngăn chặn, sách nhiễu bên ngoài, những người có thẩm quyền còn cho chặn truy cập trên mạng. PGS.TS Mạc Văn Trang cho biết, do nhận nhiều lượt báo cáo từ nguồn “địa phương” nên “Facebook hạn chế quyền truy cập vào các bài viết của tôi gần đây. Rất may là có nhiều bạn đã chia sẻ bài viết, nên nếu bạn nào không truy cập được vào trang Facebook của tôi, thì đọc bài trên trang các bạn bè đã chia sẻ”.

Nhà báo Mạnh Kim tiết lộ chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đối với bộ máy tuyên truyền trong các tuần cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Về vụ án Đồng Tâm, “không đưa tin, tường thuật chi tiết về diễn biến phiên tòa, nhất là bào chữa có nội dung cực đoan; đưa đậm tin về lời nhận tội, sự ăn năn hối cải xin hưởng khoan hồng của pháp luật cũng như chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước với đối tượng thành khẩn, ăn năn hối lỗi qua kết quả phiên tòa”.

Diễn biến báo chí “lề đảng” tới hôm nay đã diễn ra đúng như sự chỉ đạo này. Nó cho thấy “báo chí” ở VN chỉ tồn tại trên mạng xã hội, nơi các cây bút “lề dân” có thể trình bày quan điểm. Còn các tờ báo do đảng CSVN kiểm soát không còn là báo nữa, mà chỉ là công cụ tuyên truyền một chiều, là cái loa của nhà cầm quyền.

BBC có bài phỏng vấn GS Carl Thayer về vụ Đồng Tâm: Carl Thayer nói ‘Đảng CSVN cần xét lại chiến lược truyền thông của nhà nước’. Ông Thayer cảnh báo: “Những người Việt Nam thông thạo tin tức đều biết rằng các cuộc biểu tình về đất đai thường do chính quyền địa phương kích động vì lợi ích tài chính của họ. Trừ khi các quan chức địa phương bị khiển trách hoặc trừng phạt vì những hành động này, giới tinh hoa của Việt Nam sẽ ngày càng hoài nghi và chế nhạo tính trung thực của các cơ quan thông tin và truyền thông chính thức của nhà nước trong việc tường trình các diễn biến”.

Nhà báo Nguyễn Thông bình luận: “Thời xưa các cụ nhận xét ‘xướng ca vô loài’ có nhẽ cũng không sai. Tôi chưa hề thấy một nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, diva đi viếc, ca sĩ triệu fan, người của công chúng nào lên tiếng về vụ Đồng Tâm, bảo vệ những người lương thiện là nạn nhân của bạo quyền. Véo von như con chim, rốt cục chỉ là chim trong lồng”.

***

Nhà báo Lưu Trọng Văn viết: Hãy chú ý lời khai của Lê Đình Công tại tòa. Ông Công khai: “Tối 08/01/2020, bị cáo được ông Nguyễn Văn Thắng báo là tối nay công an sẽ về bắt ông Lê Đình Kình nên bị cáo báo với bị cáo Tuyển, bị cáo Hiểu, Quang, Tiến và Nối”.

Theo ông Văn, đây là lời khai “vô cùng quan trọng với toàn bộ vụ án Đồng Tâm” vì nó cho thấy cuộc tập kích Đồng Tâm được lên kế hoạch trước với mục đích bắt giữ hoặc tiêu diệt ông Kình. Do vậy, hành động của những người con của ông Kình và người dân Đồng Tâm là hành động “phòng vệ chính đáng”, thay vì “chống người thi hành công vụ”.

Facebooker Ngô Đăng Vinh dẫn lời vợ của tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch kể lại các thủ đoạn ép cung, nhục hình của an ninh CSVN: “Nó đã bắt được thì nó đánh. Anh Thạch chồng chị kể đi tù lần một nó đánh tròn một năm trời mới xử, không nhận tội nó đánh liên tục hết thằng này đến thằng khác đêm nó cũng không cho ngủ, ,ảnh kể chúng mày thích cứ đánh anh thả lỏng người cho nó đánh, chán không làm được gì, dọa: mày chỉ mất một phần tư tờ giấy bảo mày tự sát là xong”.

____

Mời đọc thêm: Lời biện hộ cho các bị cáo (FB Luân Lê). – Đồng Tâm: Ý kiến LS của ba công an ‘biến tòa thành nhà tang lễ’ (BBC). – Vụ Đồng Tâm: Luật sư bào chữa đòi công bố kế hoạch ‘tối mật’ 419A (VOA). – Dân mạng chất vấn Tô Lâm khi phiên tòa Đồng Tâm đang diễn ra (NV). – Vụ Đồng Tâm “sẽ khiến chính quyền phải xử lý nội bộ”? ().

Báo “lề đảng”: Xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư bảo vệ cho người bị hại phản đối thực nghiệm lại hiện trường (VTV). – Luật sư: ‘Dựng lại hiện trường vụ án Đồng Tâm thì quá dã man’ (TN). – Bị cáo vụ Đồng Tâm: “Ông Lê Đình Kình hứa chia cho mỗi người 200m2 đất” (VOV). – Lời sau cùng trong nước mắt, đầy ân hận ở phiên xử vụ Đồng Tâm (VNN). – Chiều 14/9, tòa sẽ ra phán quyết vụ án ở Đồng Tâm (VTC).

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam

BTV Tiếng Dân

9-1-2020

Vụ xâm phạm của tàu Hải Dương Địa Chất 8, thăm dò trong vùng biển Việt Nam suốt gần 4 tháng ở khu vực bãi Tư Chính, đã chấm dứt hai tháng rưỡi qua, nhưng dường như Trung Quốc đang quay trở lại, thực hiện chiến dịch quấy phá tiếp.

Bản tin Biển Đông ngày 25-9-2018

BTV Tiếng Dân

Một số áp lực lên Việt Nam trong đàm phán COC

Bài bình luận của Mark Valencia đến từ Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, đăng trên ASEAN Today, nói về nguy cơ chia rẽ trong quá trình đàm phán COC, cho thấy những áp lực mà Việt Nam đang đối mặt để bảo vệ yêu sách của mình ở Biển Đông.

Bản tin ngày 29-11-2019

Trước phiên xử Mobifone mua AVG

Thông tin trước phiên xử vụ AVG: Lần đầu 3 kiểm sát viên cao cấp giữ quyền công tố, theo VOV. TAND TP Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ Mobifone mua cổ phần của AVG, các bị cáo chính gồm 2 cựu Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn; Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT AVG; Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐTV MobiFone; Võ Văn Mạnh, GĐ Công ty thẩm định AMAX.

Bản tin sáng 30-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Tổng thống Philippines mời Trung Quốc “cùng khai thác” ăn chia theo tỉ lệ 60-40 ở Biển Đông. Trang Rappler dẫn lời Tổng thống Rodrigo Duterte nói: “Về vấn đề Biển Đông, hãy để nó ở đó, đấy là địa chính trị. Dù sao Trung Quốc đã cung cấp cơ hội hợp tác thăm dò và khai thác chung. Và tôi nói, có lẽ chúng tôi cung cấp cho các bạn một thỏa thuận tốt hơn, 60-40”.

Tin Biển Đông ngày 20-4-2021

BTV Tiếng Dân

Zing đưa tin: Trung Quốc tập trận ném bom trên không sau tuyên bố của Mỹ – Nhật. South China Morning Post dẫn tin từ Đài Truyền hình TƯ TQ (CCTV) tiết lộ, Chiến khu Đông bộ của Quân đội TQ (PLA) vừa triển khai hàng chục máy bay ném bom H-6K trong cuộc diễn tập bắn đạn thật, diễn ra ngay sau khi Mỹ – Nhật ra tuyên bố chung về Biển Hoa Đông và Biển Đông. 

Bản tin ngày 20-4-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Mỹ và Nhật phản đối các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Ngày 19/4/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra cuộc họp Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ – Nhật Bản, nội dung tập trung vào sự phối hợp giữa Mỹ và Nhật Bản để ứng phó với môi trường an ninh khu vực đang biến chuyển.

Ngoại giao vaccine của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

4-6-2021

Tình hình chống dịch ở Việt Nam hơn một năm qua bằng các phương pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết… có thể thấy, phương pháp này chỉ có thể làm chậm sự lây lan của virus, chứ không thể dập được dịch. Trong khi các nước trên thế giới tìm mọi cách để mua vaccine chống dịch, lãnh đạo CSVN quá tự tin với phương pháp chống dịch của mình, bất cần vaccine, để rồi bây giờ tụt xuống cuối bảng so với các nước láng về chiến dịch chích ngừa cho dân.

Bản tin tối 3-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: PetroVietnam: ‘căng thẳng Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dầu khí’. PetroVietnam đã viết trên trang web của tập đoàn này rằng: “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí”.

PetroVietnam thừa nhận: “Tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn”.

Bản tin ngày 3-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Nguy cơ Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân ở Biển Đông. TS Satoru Nagao ở Viện Nghiên cứu Hudson chỉ ra hai nguy cơ TQ gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân ở Biển Đông. Thứ nhất, TQ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và một số dòng máy bay tiêm kích đa nhiệm như J-10, J-11 ở Biển Đông. Các loại máy bay này đều có thể mang theo bom, tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân. Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ phát triển phiên bản tên lửa đạn đạo DF-21 có thể được phóng từ máy bay H-6.