Thỉnh thoảng, vài “ông anh” vỗ vai, “ông ấy quê mình đấy”. Tuy “thế à” nhưng tôi vẫn giải thích, “Em sẽ thấy gần gũi hơn khi được ngồi ăn cơm cà với một ông đồng hương, nhưng với một ông trung ương ủy viên, một ông bộ trưởng thì phải nhìn họ ở “phương diện quốc gia”. Quê hương ở trong đất nước. Họ đối xử tốt với chúng ta mà với đất nước họ không hoàn thành nhiệm vụ thì cũng không thể vị tình kẹo Cu Đơ, chè xanh được”.
Đã đến lúc, thực ra là quá muộn, nhà cầm quyền nước này cần ra lệnh ngay, buộc các báo đài mậu dịch như VTV, VOV, báo Tin tức của TTXVN, Tiền Phong, VnExpress, VNN (chứ Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì chả đáng nhắc) hãy chấm dứt ngay việc thông tin “khách quan” lấy từ nguồn của bọn Nga phát xít, xâm lược, khát máu, tàn bạo, đểu giả, như RT, Novosti, TASS, Izvestia, Pravda…
Chúng nó, đám Nga phát xít và báo của chúng, là lũ khốn nạn, đang công khai chống lại loài người, phi nghĩa của phi nghĩa, đểu giả của đểu giả. Tất cả sự thực đang phơi bày ra hết, vậy mà còn tin chúng nó sao?
Đối với đảng cộng sản Việt Nam, kẻ thù lớn nhất trong suốt bao nhiêu năm qua của đảng không phải là Pháp, Mỹ hay Trung Cộng mà chính là nhân dân Việt Nam. Bởi vì họ có thể bỏ qua quá khứ, bắt tay và hoan hỉ đón nhận sự giúp đỡ từ các cựu thù Pháp, Mỹ, Trung Cộng (đặc biệt với kẻ thù truyền kiếp đã và vẫn sẽ tiếp tục xâm chiếm đất, đảo, lãnh thổ lãnh hải của VN là Trung Cộng thì họ mau mắn nhất, cuộc xung đột biên giới giữa VN-Trung Quốc trên thực tế kéo dài từ 1979 đến năm 1988, 1989, và đảo Gạc Ma bị chiếm là năm 1988, nhưng đảng cộng sản VN đã vội vã bình thường hóa quan hệ với đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1991!), nhưng với nhân dân Việt Nam thì họ không bao giờ bỏ qua.
Chắc bạn bè mình ai làm luật sư cũng hiểu trải nghiệm phải gọi điện thoại lên hỏi cơ quan Nhà nước về một vấn đề pháp luật nào đó. Thông thường nếu cơ quan Nhà nước biết người hỏi là luật sư thì sẽ… không trả lời, hoặc trả lời kiểu có như không như “về đọc lại điều XYZ” và kèm theo một câu kháy kiểu “luật sư mà không biết luật à”. Còn nếu luật sư giấu được thân phận (thông thường là giả làm doanh nghiệp) thì sẽ nhận được tư vấn chi tiết hơn. Tất nhiên, cũng có lúc may mắn thì bọn mình nhận được hướng dẫn chi tiết và cởi mở hơn của cán bộ mà không cần phải giả dạng.
Những cá nhân như Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Huỳnh Văn Nén,… đều đã từng “cúi đầu nhận tội”, thậm chí sau khi bị kết án tử hình, chung thân,… cũng không dám kêu oan vì không “thành khẩn” sẽ không được ân xá, không được giảm án.
[Có rất nhiều người vẫn chưa hiểu nhà nước là gì, và có quan hệ thế nào với người dân. Bài viết này chỉ dành cho đối tượng bạn đọc ấy, nên viết một cách đơn giản và nôm na. Những vị đã biết thì xin bỏ qua để khỏi mất thời gian].
1. Tuyệt đại đa số các nước chỉ có một ‘nguyên thủ’. Việt Nam có 4 vị trí “gần như nguyên thủ”: Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Việt Nam cũng là quốc gia thuộc nhóm hàng đầu về tổ chức nhiều quốc tang nhất. Phải ‘cảnh vệ’ cho nhiều “yếu nhân”, phải tổ chức nhiều quốc tang – là tốn nhiều tiền bạc.
Hôm nay 21.4, các báo mậu dịch thông tin về bản dự thảo những lãnh đạo cao cấp xứ này được đề nghị “hưởng” tiêu chuẩn cảnh vệ đặc biệt. Ngoài tứ trụ còn thêm cả người của đảng cầm quyền đang giữ vị trí thường trực ban bí thư.
Lỗi của cơ chế là không nên đặt bàn tay của người giỏi như ông “Tuấn tim” lên bàn giấy ký hợp đồng. Bác sĩ giỏi của một lĩnh vực khan hiếm người tài thì nên tạo điều kiện để ông ấy cầm dao mổ.
Ông David Brown, một nhà quan sát Việt Nam rất rành tiếng Việt, nêu một nghi vấn trong bài viết của ông rằng, liệu các ủy viên trung đảng cộng sản Việt Nam sắp tới đây có bầu cho một người lãnh đạo giống như ông Nguyễn Phú Trọng hay không?
Trong 4 nhân vật đang nắm giữ những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản VN hiện nay mà người dân vẫn thường nói một cách nôm na là “Tứ trụ”, thì ba ông đều học hành từ các nước XHCN cũ: ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học ở Liên Xô, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính từng học ở Romania, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ học ở Slovakia, chỉ có ông tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là học trong nước.
Hiện có tin đồn khá phổ biến là ông Võ Văn Thưởng là cháu ngoại của ông Võ Văn Kiệt và là con trai của ông Võ Trần Chí, nguyên bí thư thành ủy TP.HCM. Mình tìm hiểu tiểu sử mấy người này thì thấy sai sai.
Quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm (2/3/2023) đã bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước mới, trong một cuộc cải tổ lãnh đạo cao nhất của đất nước này trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng.
Sau cuộc họp để xem xét đề nghị từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) – thi hành kỷ luật năm cán bộ, Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN đã quyết định khai trừ ra khỏi đảng ba người (ông Chử Xuân Dũng – Phó Chủ tịch Hà Nội, ông Ma Thế Quyên – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn, ông Nguyễn Văn Phong – Tỉnh ủy viên kiêm Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận), tước bỏ toàn bộ chức vụ trong đảng của ông Men Pholly – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang, Tỉnh ủy viên An Giang, cựu Bí thư huyện ủy Tri Tôn và cảnh cáo ông Mai Tiến Dũng – cựu Ủy viên BCH TƯ đảng, cựu Bộ trưởng từng đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (1), nhiều người được xem là thạo tin… cung đình cùng khẳng định trên mạng xã hội: Số phận của ông Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được định đoạt, ông Phúc sẽ phải rời khỏi Bộ Chính trị, BCH TƯ đảng và vị trí Chủ tịch Nhà nước.
Xét về mức độ cuồng nhiệt dành cho môn bóng đá thì có lẽ người Việt Nam không thua kém bất cứ quốc gia nào. Tôi đã từng chứng kiến cảnh những du khách đến từ Châu Âu-cái nôi của môn thể thao vua, tỏ ra choáng ngợp và bị cuốn vào màn ăn mừng đặc sản của người dân Hà Nội, khi hàng trăm ngàn người đổ về khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, vẫy cờ và bấm còi xe inh ỏi mỗi khi tuyển Việt Nam thắng các trận bóng quan trọng.
Ngày xưa, dưới thời phong kiến, mỗi khi có vị nào lên ngôi vua thì triều đình sẽ ra một văn bản kể tên một số chữ liên quan đến nhà vua và hoàng tộc, gọi là những chữ kỵ húy, có nghĩa là khi nói hoặc viết đến chữ kỵ húy thì phải nói và viết khác đi một chút. Nếu gọi và viết đúng chữ kỵ húy bị ghép vào tội “phạm húy”. Sĩ tử lều chõng đi thi, khi làm bài mà có từ nào viết “phạm húy” dẫu bài làm có xuất sắc cũng bị “phạm trường quy” và bị đánh rớt .
Ví dụ như trường hợp ông Đặng Huy Trứ (1825-1874), ông đỗ cử nhân khoa Quý Mão (1843) vị thứ 3/39 tại trường thi Hương Thừa Thiên. Năm sau ông dự thi Hội và được xếp vào hạng chánh trúng cách, tiếp tục vào thi Đình nhưng bài văn sách của ông có câu: “…Gia miêu chi hại…” (cỏ năn làm hại cây lúa) lỡ phạm vào tên làng Gia Miêu (Thanh Hóa) là quê hương của nhà Nguyễn, bởi thế Đặng Huy Trứ không những bị đánh hỏng mà còn bị tước cả Cử nhân. Do đó, khoa thi Hương Đinh Mùi (1847) Đặng Huy Trứ phải thi lại và lần này ông đậu Giải nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hương) [1].
Hoặc như trường hợp tên của Ngô Thì Nhậm, một vị quan dưới thời Tây Sơn. Khi vua Tự Đức lên ngôi, do nhà vua có tên Nguyễn Phước Hồng Nhậm và Nguyễn Phước Thì nên tên Ngô Thì Nhậm được đổi thành Ngô Thời Nhiệm.
Ngay cả mỹ tự của thần thánh khi phạm húy cũng bị đổi. Thần Thanh Linh Thuần Đức thời vua Minh Mạng có mỹ tự Hồng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Thượng đẳng thần. Sang thời vua Thiệu Trị được gia phong thêm mỹ tự Chiêu Cách, kế đến gia phong thêm mỹ tự Lệ Anh.
Sang thời vua Tự Đức do kiêng húy chữ “Hồng” nên mỹ tự của thần Thanh Linh Thuần Đức từ Hồng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Chiêu Cách Lệ Anh Thượng đẳng thần được đổi thành Hoằng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Chiêu Cách Lệ Anh Hoằng Hiệp Thượng đẳng thần.
Đến thời vua Duy Tân do tên của vua cha là Thành Thái có tên là Nguyễn Phước Chiêu cho nên phải kiêng húy chữ “Chiêu” cho nên mỹ tự của thần đổi thành Hoằng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Chương Cách Lệ Anh Hoằng Hiệp Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần.
Sang đến thời vua Khải Định, tên vua là Nguyễn Phước Tuấn, nên một lần nữa mỹ tự của thần được đổi thành Hoằng Từ Phổ Trạch Minh Ứng Chương Cách Lệ Anh Hoằng Hiệp Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần.
Sau khi chế độ phong kiến cáo chung thì vấn đề kiêng húy không còn bắt buộc nữa, tên các vị nguyên thủ như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Ngô Đình Diệm… đều được già trẻ lớn bé gọi một cách công khai mà không sợ phạm húy.
Tưởng rằng việc kiêng húy mãi mãi đi vào quá khứ, nhưng những năm gần đây ở Việt Nam đang tái lập lại tục kiêng húy trên phạm vi cả nước.
Trong những năm gần đây vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và các nước lân cận diễn ra, quân đội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc hoặc gọi theo như thời Việt Nam Cộng Hòa là Trung Cộng) xua quân xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa. Từ đó, tàu của Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, bắt bớ, đánh đập, tịch thu hoặc phá hủy ngư cụ tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên ngư trường của Việt Nam. Trước hành động ngang ngược như vậy tất cả phương tiện truyền thông Việt Nam không dám đá động đến cụm từ “tàu Trung Quốc” mà chỉ gọi là “tàu nước lạ”, mặc dù tàu ấy treo cờ Trung Quốc. Cho dù Nhà nước Việt Nam không ra văn bản cấm dùng cụm từ “tàu Trung Quốc” nhưng đã trở thành luật bất thành văn đối với giới truyền thông Nhà nước Việt Nam.
Mới đây, vào chiều ngày 9-12-2022, Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện một chiếc tàu vỏ sắt dài khoảng 40 mét, rộng khoảng 10 mét, cao khoảng 12 mét mang dòng chữ Trung Quốc ở mũi tàu trôi dạt vào bờ biển thôn 7 xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Khi xem hình ảnh chiếc tàu sắt ấy, đứa bé học Tiểu học đều khẳng định đó là tàu của Trung Quốc. Ấy vậy mà tất cả giới truyền thông Nhà nước Việt Nam không nhận dạng được tàu của nước nào và đành phải quy kết là “Chiếc tàu sắt này mang số hiệu nước ngoài” [2]
Hai chữ “Trung Quốc” có mãnh lực như thế nào đối với đảng và Nhà nước Việt Nam đến nỗi không dám gọi thẳng tên mà phải kiêng húy như vậy?
Trong quá khứ, sau khi Trung Quốc xua quân xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, tất cả phương tiện truyền thông ở Việt Nam gọi giới lãnh đạo Trung Quốc là “Bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh” (gọi tắt là bọn bành bá). Năm 1980 câu đầu tiên của Hiến Pháp Việt Nam ghi: “Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta tha thiết mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ Quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây Nam và bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình” [3].
Đến năm 1984, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đề nghị với Tổng Bí thư Lê Duẩn bỏ câu nói đầu trong Hiến pháp, nhưng ông Lê Duẩn từ chối.
Ta không nên quá khích như Lê Duẩn và cũng không nên nhu nhược như hiện nay. Tàu Trung Quốc thì gọi là tàu Trung Quốc chớ né tránh không dám gọi thẳng tên, liệu tàu Trung Quốc có dừng hành động ngang ngược đối với ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên ngư trường của Việt Nam không? Và người dân Trung Quốc sẽ nghĩ ghì về cách gọi né tránh của Việt Nam? Họ phục Việt Nam là ứng xử mềm mỏng hay là họ khinh Việt Nam không có dũng khí?
Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh, Khánh Hòa
________
Chú thích:
[1] Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, Nxb TPHCM, tr.233
– Tuyển tập Cao Xuân Dục tập2, Quốc triều khoa bảng lục, Nxb Văn học, tr 108
– Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 6, Nxb Giáo dục, tr.1011
Trong kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa XV, ngày 10/11/2022 vừa qua, Quốc Hội đã thông qua dự thảo Luật “Thực hiện dân chủ ở cơ sở” (từ nay viết tắt là luật THDCCS). Đây là một bộ Luật đồ sộ, gồm 91 điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2023.
Tôi không hề định kiến với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng “kinh tế thị trường” theo loại xã hội chủ nghĩa nào.
Trong ngày hôm qua, ngành xăng dầu thuộc Bộ Công thương đã thành công trong việc tái hiện lại cảnh tượng tem phiếu tưởng chừng như đã đi vào lịch sử, mà giới trẻ hiện nay không bao giờ được nhìn thấy. Tại thành phố lớn nhất cả nước, người dân phải xếp hàng để được đổ xăng kiểu định mức 30 ngàn đồng mỗi bình xăng.
Phóng viên trang mạng của Quốc hội liên bang Đức đã phỏng vấn Dân biểu Julian Pahlke về việc bảo trợ cho tù nhân chính trị Hoàng Đức Bình. Trong tuần đầu tiên sau ngày 27/08/2022 một bài phỏng vấn viết dưới dạng tường thuật đã xuất hiện trên trang chính của Quốc hội Liên bang Đức và sau đó có thể tìm thấy nơi trang của Uỷ Ban Nhân quyền và trang lưu trữ của Quốc hội.
Dân biểu Julian Pahlke yểm trợ một nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Dân biểu Julian Pahlke, 30 tuổi, thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh là một trong những gương mặt mới trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Điều được ông xem là đương nhiên đối với một dân biểu là việc dấn thân cho bảo vệ khí hậu và bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới, cũng như cho những ai đang tranh đấu trong những lãnh vực này và vì thế đang phải gánh chịu nhiều khó khăn cho chính bản thân. Khi nhận nhiệm vụ đại diện cử tri, ông ý thức rất rõ rằng mình cần phải tham gia chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu”. Ông đã nhận bảo trợ cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền Hoàng Đức Bình tại Việt Nam.
Ông Hoàng Đức Bình bị bắt vào tháng 5/2017 vì đã tường trình về thảm họa môi trường do một nhà máy luyện gang thép gây ra dọc bờ biển Việt Nam và chính thức bị cáo buộc các tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Đến tháng 8 cùng năm, bản cáo trạng được bổ túc thêm tội danh “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và ông Bình bị kết án 14 năm tù giam, chủ yếu vì ông đã phát trực tuyến trên mạng cuộc tuần hành phản đối nhà máy luyện gang thép Formosa của Đài Loan. Các tổ chức nhân quyền đã tường thuật về sự kiện này. Trong nhiệm khóa quốc hội trước, ông Hoàng Đức Bình đã được bà dân biểu Margarete Bause thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh đưa vào chương trình bảo trợ.
“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”
Đảm nhận sự bảo trợ, dân biểu Julian Pahlke cũng đã kế thừa những mục tiêu dấn thân của dân biểu Margarete Bause. Ông nói: “Là người bảo trợ, tôi sẽ yểm trợ ông Bình cho đến khi ông ấy được trao trả tự do và phục hồi danh dự”. Vị dân biểu yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy “trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện” cho ông Hoàng Đức Bình. Dân biểu Pahlke cũng bày tỏ mối quan ngại rằng nhà hoạt động Bình đã bị giam giữ suốt 5 năm nay và đó là “một thời gian dài mà khó ai có thể dễ dàng vượt qua được”.
“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”, dân biểu Pahlke nhấn mạnh lại phương châm của vị tiền nhiệm. Ông có nhiều thiện cảm với sự dấn thân của ông Bình. Đối với ông, những nhà hoạt động vì môi trường có vai trò rất quan trọng. Cho dù chỉ là một thảm họa môi trường tại Việt Nam ở cách nước Đức thật xa, nhưng: “Rốt cuộc mọi thứ đều có liên quan và có trách nhiệm liên đới với nhau. Cuộc khủng hoảng về khí hậu và những vấn đề về môi trường đều không bị giới hạn trong biên giới của mỗi nước”.
Dân biểu Pahlke giải thích về sự giúp đỡ mà mình dành cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình trên một bình diện rộng hơn: “Nếu muốn thay đổi những vấn đề về khí hậu và môi trường, chúng ta phải yểm trợ sự dấn thân của những người hoạt động trên khắp thế giới và cần hỗ trợ cho sự lớn mạnh của một xã hội dân sự ở mọi quốc gia. Tôi thấy mình có bổn phận phải theo dõi sát và yểm trợ cho một trường hợp như vậy”.
Không quên những nhà hoạt động đang bị giam giữ
Theo ông, Hoàng Đức Bình là một trong số rất nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam bị truy tố với các lý do ngụy tạo và bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo. Pahlke nhắc nhở không nên bỏ quên những nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền khác đang chịu sự truy bức gắt gao và không dung thứ, như trường hợp ông Bình.
Do đó Chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu” không chỉ muốn khuyến khích người được bảo trợ giữ vững niềm tin mà còn là một công cụ tạo sự quan tâm và là một phương tiện để áp lực lên những người có trách nhiệm tại chỗ. Chương trình này có mục đích bênh vực các nạn nhân trước những kẻ đàn áp. Dân biểu Pahlke kể: “Tôi đang cố gắng kể về số phận của ông Bình với công luận Việt Nam và vận động giới truyền thông tường thuật để phơi bày trường hợp này”. Qua cuộc vận động, ông nhận thấy có một sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía báo chí. “Hiện có một luồng dư luận công khai về trường hợp này và những trường hợp tương tự như vậy tại Việt Nam”.
Liên Hiệp Quốc khiển trách án quyết độc đoán
Nhằm mục đích vận động chính phủ Hà Nội phải suy xét lại, cũng như để thông báo cho Việt Nam biết về quyết định bảo trợ của mình, dân biểu Pahlke viết thư cho Đại sứ quán Việt Nam. “Tôi đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hãy trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Bình, cũng như tôn trọng những quy ước tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc đối xử với tù nhân hay còn gọi là Quy Ước Nelson Mandela”.
Không phải chỉ có dân biểu Pahlke nhận định rằng, án quyết đối với ông Bình hoàn toàn xuất phát từ động cơ chính trị mà những tổ chức nhân quyền cũng đã lên án toàn bộ quá trình tố tụng, từ cáo trạng cho đến tuyên án và điều kiện giam giữ đã vi phạm những công ước của Liên Hiệp Quốc. Và chính Liên Hiệp Quốc, được đại diện bởi Nhóm Công Tác Chống Giam Giữ Độc Đoán (Working Group on Arbitrary Detention), cũng đã khiển trách việc giam giữ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là độc đoán.
Dân biểu Pahlke yêu cầu Việt Nam phải thực thi những cam kết của mình về nhân quyền, trong đó có sự tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp như được qui định trong Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Trong vai trò là thành viên chính thức của các Ủy Ban Âu Châu, Uỷ Ban Nội Vụ và Quê Hương, và thành viên dự khuyết của Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Liên Bang Đức, dân biểu Pahlke nhấn mạnh rằng bản án dành cho ông Bình không đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu.
Dân biểu Julian Pahlke yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ
Ngoài yêu cầu chủ yếu về việc trao trả tự do vô điều kiện, dân biểu Pahlke còn ưu tiên chú ý đến việc cải thiện điều kiện giam giữ. Theo ông, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình cũng như nhiều tù nhân chính trị khác tại Việt Nam đang bị giam giữ tại những nơi cách gia đình thật xa; sự liên lạc giữa họ và người thân bị giới hạn gắt gao. Vì từ chối không mặc quần áo tù theo quy định (của trại giam) nên ông Bình còn chịu thêm nhiều sự đàn áp khác nữa. Mặc dù sức khỏe đã có vấn đề từ lâu, nhưng ông vẫn không được điều trị y tế đúng mức. Cách giam giữ ông phải được xem như là một sự cô lập hoàn toàn.
Gia đình ông Bình rất buồn bực về tình trạng này. Dân biểu Pahlke khẳng định: “Cách đối xử với ông Bình vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền”. Bằng thái độ rõ ràng dứt khoát, ông phê phán hệ thống nhà nước Việt Nam luôn dùng mọi cách để đàn áp những người đối lập và hoạt động bảo vệ nhân quyền, cũng như lợi dụng những năm tháng tù để loại bỏ họ (ra khỏi xã hội).
Liên lạc khó khăn
Dân biểu Pahlke cho biết ông rất khó liên lạc với các nhà hoạt động tại Việt Nam. “Việc trao đổi với ông Bình cực kỳ khó khăn và chỉ có thể thực hiện bằng cách gián tiếp”. Ông giải thích thêm rằng các cuộc điện thoại hiếm khi xảy ra và thời gian nói chuyện cũng vô cùng bị giới hạn. Thư từ thường xuyên bị chặn lại. Qua tổ chức nhân quyền Veto!, dân biểu Pahlke có thể liên lạc với gia đình của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và đều đặn nhận được tin tức về tình trạng của ông ấy. Ông cũng nói rằng, hiện nay ông Bình đã biết đến sự bảo trợ của ông. Ngoài ra, ông cũng được bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam cập nhật thông tin.
Vị dân biểu xuất thân từ miền ven biển phía Bắc nước Đức, là người từng có mặt trong những hoạt động dân sự nhằm cứu người tị nạn trên biển Địa Trung Hải trong những năm vừa qua, quả quyết rằng, ông sẽ kiên trì theo sát vụ này. Đối với những trường hợp như vậy, theo ông, người ta cần phải bền chí như khi phải khoan thủng những tấm gỗ dày cứng.
Dân biểu Pahlke xem nhiệm vụ đương nhiên của một đại diện cử tri là tận dụng “vị trí ưu đãi được hưởng tự do và bảo vệ của một dân biểu Quốc Hội Liên Bang Đức” để lên tiếng về những đề tài và cho những trường hợp như vậy, cũng như để yểm trợ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như ông Bình.
Một nước không thể không có dân. Hồi nẳm, cụ Sào Nam Phan Bội Châu viết “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Sau này, để nịnh dân, nhà cai trị xứ ta mưu mẹo đối với bất cứ thứ gì (chỉ trừ kho bạc) đều gắn dân vào, tất tật quân đội, công an, tòa án, kiểm sát, hội đồng, nhà hát, thậm chí cả cái hiệu sách. Hồi những năm 60 – 80 thế kỷ trước, đi bất cứ đâu cũng thấy “hiệu sách nhân dân”, chả hiểu yếu tố dân trong cái tên gọi công thức máy móc đó nhằm mục đích gì. Cũng về sau, nhà cai trị còn láu cá hơn, luôn hô trên báo chí, đài, tivi, nào là của dân, do dân, vì dân, dân làm chủ, dân là gốc… Chỉ có điều, dân được trọng về hình thức như thế, nhưng thực chất chả xơ múi lợi lộc gì.
Phan Văn Tâm, sinh năm 1970, ở Đại Lộc, Quảng Nam. Học hết cấp 2, Tâm xin vào Trường Trung cấp nông lâm nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng để học kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Ra trường, Tâm về Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc một thời gian.
Trong buổi chất vấn ngày 9/6, ông Trần Văn Lâm, đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi với bà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rằng: “Hai năm qua kinh tế tăng trưởng thấp kỷ lục, nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản rút khỏi thị trường; người dân lao đao vì dịch dã. Nhiều khoản nợ ngân hàng đến hạn không trả được. Nhưng hầu hết nhà băng vẫn lợi nhuận cao, chia lãi khủng?”
Một bộ test kit giá nhập chỉ 21.560 đồng/bộ nhưng bán ra gấp chục lần. Tổng giá trị nhập khẩu bộ test kit của Công ty Việt Á là 65 tỷ đồng nhưng bán ra được 4000 tỷ đồng. Có như vậy mới dám ngắt 800 tỷ đồng chỉ để … bôi trơn.