8-1-2019
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TPHN vừa ký quyết định ban hành Nội quy tiếp công dân của Hà Nội. Theo đó người dân không được ghi hình, ghi âm nếu không được người tiếp công dân cho phép.
8-1-2019
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TPHN vừa ký quyết định ban hành Nội quy tiếp công dân của Hà Nội. Theo đó người dân không được ghi hình, ghi âm nếu không được người tiếp công dân cho phép.
7-1-2019
Mấy hôm nay, dân mạng théc méc về việc xe công của Bộ Công Thương đi đón vợ Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Xe đến tận chân cầu thang máy bay, như đón Tổng thống Mỹ.
7-1-2019
Nghe tin BS Hoàng Công Lương bị suy sụp nặng, tôi thật sự ái ngại cho em ấy. Không biết mọi người nghĩ sao, chứ tôi thì hiểu rất rõ những gì BS Lương đang phải trải qua.
Bá Tân
6-1-2019
Dư luận xã hội, kể cả trong và ngoài nước, sục sôi lên án hành vi chơi ngông của Trần Tuấn Anh, đương kim Bộ trưởng Bộ Công thương. Về khoản chơi ngông “phụng sự” gái gú chân dài, ít nhất từ khi có đảng đến nay, chưa có tay chơi nào dám sánh vai Trần Tuấn Anh.
4-1-2019
Khi đi phượt thăm Bungari mới đây, gã đã chứng kiến các trung tâm công nghiệp của Bun nơi xưa kia có cả chục ngàn người lao động VN làm việc, trở thành đống hoang phế thảm hại sau khi Bun vào EU.
3-1-2019
Chúng ta có thể nghèo. Nhưng đừng lấy cái nghèo ra để bạo biện cho sai trái của mình. Đừng lấy cái nghèo ra để đi sai luật giao thông. Đừng lấy cái nghèo ra để bào chữa việc chạy xe không ngủ, sử dụng ma tuý để chạy xuyên đêm. Đó là một tội ác.
Trân Văn
3-1-2019
Tuần trước, vào những ngày cuối cùng của năm 2018, tại một cuộc họp báo do Bộ Quốc phòng tổ chức, đại tá Nguyễn Văn Tấn, Cục phó Cục Quân lực của Bộ Tổng Tham mưu, loan báo “giải thể 14 ‘lữ đoàn công binh dự bị động viên’ thuộc bảy tổng công ty gồm: 36, 319, Đông Bắc, Lũng Lô, Thái Sơn, Trường Sơn, Thành An”.
Phạm Trần
3-1-2018
Mỗi ngày đi qua, lại có thêm bằng chứng lãnh đạo Việt Nam quên nhắc đến tên Biển Đông như điều kiện làm hài lòng Trung Cộng. Bằng chứng đã thấy trong các bài diễn văn, hay bài viết cuối năm, kiểm điểm tình hình quốc nội và ngoại giao của hai ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Riêng ông Phúc đã không nói đến Biển Đông trong hai bài phát biểu quan trọng trước kỳ họp 6 của Quốc hội hồi tháng 10 và 11/2018.
Bá Tân
3-1-2019
Ngày 2/1/2019, tôi đi tàu (ký hiệu SE8) từ Vinh ra Hà Nội, giờ khởi hành ghi trên vé là 9 giờ 28 phút. Đến 10 giờ 15 phút, sau khi trả khách xuống ga Vinh, chuyến tàu lăn bánh đưa hành khách đến các ga tiếp theo. Theo giờ quy định ghi trên vé, tàu khởi hành chậm hơn 40 phút. Chuyến tàu này xuất phát tại ga Sài Gòn, vì thế không chỉ ga Vinh mà tất cả các ga từ Nam ra Bắc đều bị “âm” hơn 40 phút so với quy định.
Trần Văn Trung
3-1-2019
Tôi vừa đọc bài viết “Luật an ninh mạng trước nguy cơ dân túy” của nhà báo Nguyễn Hồng Lam, thấy rằng đây là một bài viết thừa tiêu chuẩn để được đánh giá là dân túy, vì có nhiều ngụy biện rất nguy hiểm, có lẽ đã dẫn dụ được khá nhiều người đọc. Trong phần I này, tôi xin chia sẻ cùng quý độc giả một vài phản biện về bài viết này. Trong phần II, tôi sẽ chia sẻ tại sao Luật An Ninh mạng lại là một công cụ dân túy.
2-1-2019
Đúng 30 năm trước, khi còn là một người làm báo nghiệp dư đang sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng, tôi đã viết ký sự “Rừng vẫn chưa xanh lá” nói về bản kỷ luật thất đức mà Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng dành cho ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá.
Tương Lai
1-1-2019
Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 56
Những ngày cuối năm Sài Gòn se lạnh càng gợi nhớ cái rét Hà Nội, nhớ cái rét Miền Bắc: Hà Giang 40, Sapa của Lao Cai 30, có lúc 00; Mẫu Sơn của Lạng Sơn xấp xỉ 00, màn hình tivi trắng xóa tuyết đang rơi…Bỗng thèm những chuyến đi như dạo nào với Đại, với Hoàng Đốp, với Bế Văn Hậu. Từ Hà Nội lên Lạng Sơn (quê của Hậu), rồi từ Lạng Sơn qua Thất Khê, Đông Khê lên Cao Bằng, xe Lancruiser đóng kín cửa mà mấy ngón chân, ngón tay vẫn tê buốt.
31-12-2018
Mai là 1/1/2019. Có người sẽ lo về việc Luật An ninh mạng được áp dụng tại Việt Nam. Tôi lại nhìn thấy mấy thứ đáng lo hơn nhiều.
Nguyễn Duy Vinh
29-12-2018
Gần đây tôi có đọc được trên mạng một số bài báo cáo, khảo sát và bình luận khá xúc tích về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam (VN) (xin xem danh sách tham khảo cuối bài, các bài [1],[2],[3],[4] và [5]). Trên trang mạng của vov.vn có đăng bài viết của ông Phan Đình Trạc [1], Bí Thư Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, Phó Trưởng Ban Chỉ Đạo Trung Ương (BCĐTU) về phòng, chống tham nhũng (PCTN) của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
LS Nguyễn Thị Dương Hà
29-12-2018
Trong bài “Chính quyền Hà Nội vs gia đình ông Cù Huy Hà Vũ” đăng trên Tiếng Dân ngày 25/12/2018, tôi tố cáo chính quyền Hà Nội vào ngày 23/10/2014 đã cưỡng đoạt một phần nhà đất của gia đình chúng tôi – gia đình cố Nhà thơ Xuân Diệu tại 24 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội – và hiện nay chính quyền này đang nhăm nhe cưỡng đoạt nốt nhà đất của gia đình chúng tôi.
Trân Văn
29-12-2018
Thập niên 1990, lúc “sinh đẻ có kế hoạch” còn là quốc kế, triệt sản trên cả nam giới (thắt ống dẫn tinh) lẫn nữ giới (thắt ống dẫn trứng) và đặt vòng còn là một thứ chỉ tiêu mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương phải phấn đấu để đạt hoặc vượt, tại nhiều nơi, đặc biệt là các bàn nhậu, rất nhiều người nghêu ngao “Bài ca đặt vòng” với lời thế này: Rủ nhau ta đi đặt vòng. Rủ nhau ta đi đặt vòng. Vòng… số 8 hay vòng… số 9, vòng nào… vừa thì… ta đặt! A… á… a… anh chị em ơi, tổ quốc ơi, từ nay… tự do, thoải mái!
28-12-2018
Không ít người tỏ ra phiền lòng trước sự kiện 152 người Việt đồng loạt bỏ trốn ngay khi đặt chân đến Đài Loan, với lo ngại rằng chuyến đi của họ đến quốc đảo này sẽ gặp rắc rối vì liên lụy. Thái độ này hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu, mà thực tế là đoàn khách Việt Nam ngay sau đó đã bị giới chức Đài Loan thẩm vấn nhiều giờ ngay tại sân bay trước khi nhập cảnh. [1]
27-12-2018
Ngày 17-4-2018, tôi lần đầu viết về Tất Thành Cang, người hét ra lửa ở một thành phố vốn là đầu tàu kinh tế của đất nước này – TP.HCM. Cang, thời điểm ấy vẫn còn chễm chệ trên chiếc ghế phó Bí thư thường trực thành ủy TP.HCM. Quyền lực ngút trời mà Cang có là nhờ phò tá cho Hai Nhật, tức Lê Thanh Hải, Bí thư thành uỷ TP.HCM. Hải, có thể coi là vua Sài Gòn suốt 10 năm dằng dặc và trước đó là chủ tịch thành phố ấy suốt 5 năm lê thê.
Tất Thành Cang, hôm qua đã bị cắt hết mọi chức vụ. Cánh cửa nhà giam có lẽ cũng đã mở ra, chờ Cang. Vấn đề chỉ còn là thời gian và nó đang được tính bằng ngày.
Tôi không còn tìm thấy cảm giác vui mừng nào, dẫu kẻ bị xử lý là một quan chức lưu manh mạt hạng. Bởi vì, cho đến lúc này, hiện thực thì tan hoang, mà lòng người đã rệu rã mất rồi.
Nhưng, tôi có thể nhìn thấy bên trong mình đang âm ỉ một cảm giác đợi chờ. Thứ tôi chờ là Lê Thanh Hải, là đế chế Hai Nhật.
Bạn tôi là chủ tịch một quỹ đầu tư, am hiểu cả thương trường và chính sự. Ngày tôi đặt bút viết về Cang, anh nói với tôi rằng, phía sau Cang phải nhìn thấy đó là Hải. Hải, có lẽ đó mới là người giàu nhất Việt Nam. Mỗi lần nhìn đống đổ nát của hòn ngọc Viễn Đông và đặt câu hỏi nguồn lực chung đã bị cào cấu, xâu xé và vơ vét ra sao sau những năm tháng Hải đứng trên đỉnh cao quyền lực Sài Gòn, là tôi lại có câu nhận định của mình.
Lê Thanh Hải sẽ là một cái tên mà đi kèm với nó là những câu chuyện dài, đau thương và nhức nhối. Lịch sử rồi sẽ ghi lại. Lịch sử sẽ không bỏ qua bất kỳ một sự kiện nào, bất cứ một vấn đề nào. Nhân dân, đời đời sẽ không tha thứ cho bất cứ kẻ nào đã cướp đi nước mắt và máu, đã cả gan cướp đi cả quá khứ, hiện tại và vứt lại cho những con người khốn cùng những cuộc đời khốn khổ, những cuộc đời không có tương lai.
Sau Tất Thành Cang, tôi chờ đợi cái tên Lê Thanh Hải vì đó không chỉ là vài thanh củi nhóm lò, mà là sự sụp đổ của một đế chế tưởng như vững chãi, được xây dựng bởi chằng chịt các quan hệ và lợi ích.
Ngày nào những đế chế quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế như thế vẫn còn tồn tại, vẫn lộng hành, vẫn cắn xé nát bươm mảnh đất này, thì chừng đó dân tộc Việt Nam còn bất hạnh, người dân nước Việt còn lầm than, oan khiên còn chất chồng oán thán. Chỉ khi nó sụp đổ thì đất nước mới có hi vọng được đứng lên.
Viết đến đây lại nhớ đến một người góp công đưa Cang lên đoạn đầu đài. Nguyễn Tường Minh là người cũng có nhiều dư luận ồn ào giống tôi. Tôi không biết về các vụ việc khác, nhưng riêng việc góp sức đưa Cang vào lo, nhóm ngọn lửa mon men tới chân Lê Thanh Hải, thì không thể phủ nhận những nỗ lực của Minh. Tôi là người vẫn luôn cháy vì những khao khát tự bên trong mình. Nhưng gặp Minh tôi còn thấy anh hừng hực hơn mình.
Ngày 15-4, tôi viết về Cang là vì lời tha thiết của Minh. Anh chiến đấu với Cang từ đầu tháng 4, trước tôi gần hai tuần, là người đầu tiên và cũng đeo bám nhất. Đó là thời điểm Cang vẫn còn dư thừa quyền lực, nghênh nghênh ngang ngang trong đế chế của bè lũ mình.
Chúng ta cần thừa nhận với nhau rằng, đế chế Hai Nhật cần phải đập bỏ, người dân Thủ Thiêm cần được trả lại sự công bằng.
Hơn ai hết, tôi biết anh Minh phải chịu đựng ra sao trong cuộc chiến mang tên Sáu Cang và Thủ Thiêm. Chính tôi khi về với dân Thủ Thiêm, hành trang mang theo trong mình không một chút gợn, ngoài một tấm lòng. Người dân ở đó gặp tôi, nhìn thấy tôi, cười với tôi, khóc với tôi, nắm tay tôi, ôm tôi. Mỗi lần đến miền đất đầy máu ấy, tôi đều không ngăn được nước mắt của mình. Tôi ước giá như mình giỏi giang hơn, giá như mình không phải nhà báo tầm thường, kém cỏi, giá như mình là một chính trị gia để ấp ôm vào lòng những nỗi đau và oan trái ấy.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, nước mắt không có lỗi. Khao khát sống là một con người, day dứt với chuyện xã hội, rơi nước mắt trước ngổn ngang cuộc đời người khác, không bao giờ là xấu xa và tuyệt đối không phải là lỗi để bị lên án, bỉ bai, để cộng đồng gạch đá.
Giống như vài ngày trước, tôi bị rêu rao, bịa đặt rằng tôi về Thủ Thiêm để kiếm ăn, Minh cũng bị khốn khổ vì đế chế Hai Nhật – Sáu Cang. Anh bị doạ rút thẻ nhà báo, bị gây sức ép phải hạ bài, bị doạ giết. Lúc ấy, anh Minh gọi cho tôi, đề nghị tôi đồng hành và tôi đã tham gia từ dạo ấy.
Các anh chị không bao giờ có thể biết hết được, người cầm bút đấu tranh với cái xấu, cái ác trong xã hội này mệt mỏi và mất mát đến nhường nào. Mọi người cũng không biết, khi bài viết đăng lên, doanh nghiệp tìm đến Minh để được giải thích, anh Minh đề nghị phải giữ lại giáo xứ Thủ Thiêm, tránh khu đất ấy ra.
Những người như anh Minh, như tôi chưa từng biết đến cảm giác sợ hãi. Nhưng, ai cũng sẽ nản lòng khi mình lao tâm khổ tứ, quay quắt toan lo cho cái chung, mà cộng đồng ấy đáp lại mình toàn rác rưởi.
Quan tâm chính sự và thời cuộc, hầu hết chúng ta đều mong bình minh cho đất nước Việt Nam. Nhưng, nếu chúng ta dư thừa ích kỉ và thiếu thốn niềm tin để đồng hành cùng nhau, thì sẽ chẳng có ngọn lửa nào cháy được đến chân thành, thì đen – đỏ vẫn cứ bắt tay nhau vơ vét và thứ rơi rớt lại cho nhân dân, như tôi từng nói, chỉ còn là mênh mông những tăm tối mà thôi.
26-12-2018
Hôm nay đã có nhân vật mới chiếm sóng rồi, nhưng vẫn có rất nhiều người hỏi mình về Lê Nguyễn Minh Quang, về Metro. Vậy nên viết thêm vài dòng.
26-12-2018
TS. Lê Nguyễn Minh Quang không phải xuất thân từ gia đình có thân thế hiển hách hay “con ông cháu cha”. Ông sinh ra trong gia đình nghèo và có một tuổi thơ đầy gian khó.
Trần Quang Thành
26-12-2018
Theo tôi biết biệt thự 24 Điện Biên Phủ trước đây là do Bộ Văn hóa quản lý và phân cho 3 hộ sử dụng: Nhà thơ Huy Cận, Nhà thơ Xuân Diệu và một chuyên viên Bộ Văn hóa.
26-12-2018
Tất Thành Cang, thôi về đi đường trần đâu có gì
Tất Thành Cang “Mùa chay nào cũng có nước mắt”
Dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Tất Thành Cang đó là vượt thẩm quyền. Xin nêu một số trường hợp điển hình:
26-12-2018
BCT giới thiệu nhân sự quy hoạch hai năm trước đại hội là một cách làm mới nhưng để kết quả không như cũ thì Đảng phải công khai ngay danh sách cho dân giám sát.
26-12-2018
Sự thật dày xéo tâm can nhất ở những dự án như Metro hay Đại lộ Đông Tây trước đây là bộ mặt tàn ác của quan chức. Hơn cả trộm cướp tiền bạc, nó đục khoét niềm tin, chà đạp luân thường đạo lý.
25-12-2018
“Đắp chiếu” là trạng thái đậy thi hài người bị tai nạn giao thông. Với những dự án bỏ dỡ thì báo chí mỉa mai là “công trình đắp chiếu”. Riêng, Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên nên cải lương hóa thành “Tình anh đắp chiếu” vì câu chuyện đầy tính tự sự của nó (xin lỗi cố soạn giả Viễn Châu).
Kông Kông
25-12-2018
Cuối năm muốn tìm chút tĩnh lặng để nghĩ về ý nghĩa nhân sinh. Nhưng chữ “muốn” tự nó đã nói lên là khó, nếu không nói là rất khó. Khó không phải vì ngoại cảnh. Vì không gian đang bàng bạc. Của mây, của lá úa trơ cành, của cái lạnh se sắt rất dễ thu mình trong nỗi nhớ, trầm ngâm bên tách trà nóng, tách cà phê thơm ngát nhìn bên ngoài khung cửa sổ… Ngoại cảnh đó không phải tĩnh lặng thì là gì?
23-12-2018
Nếu ngay từ đầu chúng ta đã có thể xác quyết rõ ràng với nhau một điều là, mỗi cá thể ngay từ khi sinh ra đã là một bản thể duy biệt, ít nhất là từ mặt hình thức bề ngoài cho đến cả các tính cách bên trong, thì chúng ta sẽ không còn phải vất vả để tìm các phương cách giáo dục để cố gắng làm cho những đứa trẻ trở nên đồng nhất một cách toàn bộ, hoặc để mô tả chính xác hơn thì đó là sự tương cận nhau về mặt tâm tính đến mức gần như không thể nhận ra sự khác biệt của chúng vào một tình cảnh nào đó.
22-12-2018
Thành tích là căn bệnh mà nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là người đầu tiên lên tiếng tuyên chiến với nó. Khẩu hiệu “Nói không với bệnh thành tích” rất được lòng dân và được cả xã hội đồng tình, hưởng ứng.