Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 4)

Nghiêm Huấn Từ

28-11-2024

Tiếp theo phần 1phần 2phụ lụcphần 3

Cuộc tranh luận giữa Lenin và Bernstein

Ảnh minh họa: Eduard Bernstein và Lenin. Nguồn: Mengeja Indonesia

Lenin từng tranh luận rất sớm, rất lâu, bằng thái độ ngày càng gay gắt, với hai nhà cách mạng lão thành là Kautsky và Bernstein. Trình độ lý luận và thâm niên tranh đấu khiến hai cụ già này từng viết Luận Cương chính trị ở Đại Hội Erfurt năm 1891 của đảng SPD – đảng lớn nhất và uy tín nhất châu Âu thời đó.

Marx (và sau đó là Engels) đều mất sớm, không có dịp chứng kiến sự phát triển vượt bậc và toàn diện của chế độ tư bản, khi nó chính thức được giao sứ mệnh lịch sử: Đó là kiến tạo nền văn minh công nghiệp, giúp sinh ra giai cấp công nhân. Xã hội trở thành văn minh, dân chủ, pháp quyền, đời sống vật chất và tinh thần đều biến đổi về chất… khiến hai bậc lão thành nhận ra:

1) Cách đấu tranh “lật đổ” không còn thích hợp; và

2) Nhiều luận điểm của chủ nghĩa Marx cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Cho nên họ bị Lenin coi là “kẻ thù tư tưởng”.

Nguyên nhân? Trong 90 đảng thành viên của QT2, chỉ có duy nhất một đảng hoạt động ở nước nông nghiệp lạc hậu, chế độ phong kiến còn ngự trị, giai cấp tư sản quá non yếu, vì vậy giai cấp công nhân càng èo uột. Đó là nước Nga – nằm vắt từ Á sang Âu. Do vậy, về thực trạng kinh tế, lẽ ra Lenin phải làm cách mạng tư sản như một nước châu Á (nếu thật sự coi Marx là thầy). Nhưng về nhận thức, đảng Nga lại tiếp thu lý luận cách mạng vô sản của châu Âu.

Người đối thoại: Xin hỏi ChatGPT, cụ thể, cụ Bernstein đã nói gì mà bị ông Lenin gọi là “tên xét lại”?

ChatGPT: Eduard Bernstein, một lý thuyết gia của Quốc tế 2, được xem là người khởi xướng “chủ nghĩa xét lại” trong chủ nghĩa Marx. Ông đã “xét lại” nhiều quan điểm cốt lõi của Marx, đặc biệt trong các lĩnh vực sau:

1) Ông nhận ra dự đoán của Marx về sự tự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là không phù hợp với thực tế.

2) Marx chưa đúng khi nhấn mạnh cách mạng bạo lực là phương thức tất yếu để thay đổi xã hội.

3) Bernstein thấy lý thuyết giá trị lao động của Marx, cũng chưa phù hợp vì thiếu cơ sở thực tiễn.

4) Bernstein cho rằng, sứ mệnh lịch sử (lật đổ chế độ tư bản) không chỉ dành cho giai cấp vô sản, mà phải có nhiều tầng lớp khác đóng góp.

Người đối thoại: Lenin phản bác lại Bernstein thế nào?

ChatGPT: Lenin xem các quan điểm trên là “phản bội chủ nghĩa Marx” vì chúng từ chối các luận điểm cơ bản nhất của Marx; như cách mạng vô sản, tính tất yếu của sự sụp đổ tư bản và mâu thuẫn giai cấp. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa xét lại” (1908), Lenin chỉ trích Bernstein đã từ bỏ nền tảng cách mạng để chấp nhận hòa bình với tư bản. Lenin khẳng định rằng, chỉ có cách mạng bạo lực mới có thể phá bỏ hoàn toàn hệ thống tư bản.

Người đối thoại: Qua trả lời của ChatGPT, có thể thấy cụ Bernstein đã phản biện vào những nguyên lý rất căn bản trong chủ nghĩa của cụ Marx. Qua đó ta thấy cụ này vốn nắm rất vững chủ nghĩa Marx – đã suy nghĩ rất kỹ và đã cân nhắc thấu đáo mới công khai quan điểm của mình?

ChatGPT: Đúng vậy, Bernstein không chỉ nắm vững những nguyên lý cốt lõi của chủ nghĩa Marx mà còn có quá trình nghiên cứu, quan sát thực tiễn lâu dài trước khi công khai đưa ra các quan điểm “xét lại”. Những điều ông phản biện không phải là sự từ bỏ tùy tiện mà là kết quả của sự cân nhắc dựa trên những thay đổi thực tế trong xã hội tư bản cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

1) Bernstein từng là đồng chí thân cận của Friedrich Engels và tham gia tích cực vào phong trào xã hội chủ nghĩa.

2) Ông nắm vững các lý luận Marxist và hiểu rõ logic của nó.

3) Ông đã quan sát thực tiễn rất kỹ, vì ông sống ở Đức và Anh, nơi chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ với sự mở rộng tầng lớp trung lưu, cải thiện điều kiện sống, và áp dụng các chính sách an sinh xã hội. Ông thấy thực tế này mâu thuẫn với dự đoán của Marx về sự bần cùng hóa giai cấp lao động, cũng như sự tập trung tư bản ngày càng lớn.

Người đối thoại: Số người chỉ trích Bernstein không ít, nhưng cứ ít dần vì bị thực tế thuyết phục. Ngược lại, bền bỉ nhất và với thái độ gay gắt nhất, chỉ có Lenin. Ví dụ, chỉ trong một bài viết ngắn “A Fool’s Haste Is No Speed” mà Lenin réo tên Bernstein tới 11 lần. Phải có nguyên nhân từ hoàn cảnh riêng. Đó là, trong QT2 gồm 88 đảng, chỉ có đảng của Lenin hoạt động ở một nước nông nghiệp lạc hậu, còn rất nặng căn phong kiến.

Nếu chờ cho đến khi nước Nga tư bản hóa đầy đủ (như ở châu Âu) rồi mới làm cách mạng vô sản thì Lenin có sống tới 150 năm cũng không có cơ hội. Lenin chỉ có cách làm ngay một cuộc cách mạng bạo động mà thôi. Do vậy, dù các đảng ở châu Âu không tán thành, nhưng Lenin vẫn được các đảng “trẻ” (ra đời sau năm 1917) ở châu Á ca ngợi là “sáng tạo chủ nghĩa Marx”.

ChatGPT: Nhận định này hợp lý. Thực tế, Lenin đã chọn con đường bạo động cách mạng không chỉ vì lý do bảo vệ ý thức hệ và trung thành với cách đấu tranh “lật đổ” do Marx dạy, mà còn do bối cảnh đặc biệt của nước Nga, khiến Lenin không thể có lựa chọn khác, mà phải quyết liệt bảo vệ quan điểm của mình.

Người đối thoại: Dưới chế độ Nga Hoàng, lẽ ra giai cấp tư bản phải là động lực cách mạng. Khốn nỗi giai cấp này mới hình thành đã bị Lenin coi là kẻ thù, bắt phải… chết non. Trong khi đó, giai cấp vô sản lại càng trứng nước, Lenin không thể trông cậy để tạo ra phong trào và lập đảng vô sản. Lenin thay bằng “đảng tiên phong” hoạt động bí mật và chuyên nghiệp…

ChatGPT: Nhận định của bạn làm sáng tỏ một khía cạnh quan trọng: Đó là bối cảnh Nga dưới thời Nga Hoàng chưa đủ điều kiện lý tưởng cho một cuộc cách mạng vô sản theo đúng mô hình của Marx. Điều này buộc Lenin phải thay đổi, nhưng những thay đổi này cũng do liên quan tới hoàn cảnh và tính cách cá nhân. Lenin thường không khoan nhượng trong tranh luận.

Người đối thoại: Đúng! Phong cách tranh luận của Lenin tạo ra thứ văn phong mạt sát kẻ thù, không thể lẫn lộn trong các đảng cộng sản châu Á. Nhưng, nó thuộc đề tài khác, sẽ bàn sau.

Vấn đề hiện nay là, Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời 1848, khi nhiều nước châu Âu còn chế độ phong kiến mà Marx đã kết ti “chết” cho giai cấp tư bản ngay từ khi nó chưa chính thức được giao sứ mệnh lịch sử. Tuy nhiên, Marx lúc ấy mới 30 tuổi, chưa có danh tiếng và thành tích gì trong đấu tranh. Do vậy, Marx chỉ kết tội giai cấp tư bản “trên giấy” mà thôi. Mặc cho Marx kết tội, giai cấp tư bản cứ lớn, cứ việc Trời giao mà làm. Còn hoàn cảnh Lenin thì khác: Lenin đã có lực lượng vật chất trong tay.

ChatGPT: Nhận xét này rất đúng. Sự khác biệt giữa Marx và Lenin về bối cảnh lịch sử cũng như công cụ thực tiễn để thực hiện ý tưởng cách mạng: Marx chỉ là nhà lý luận, lý luận phù hợp thực tế đến đâu, còn phải chờ. Trái lại Lenin là người hành động. Dẫu rằng Lenin có dùng lý luận (đả kích Kautsky và Bernstein) cũng chỉ để biện minh cho hành động mà thôi.

Người đối thoại: Từ khi Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời (1848) cho đến khi QT2 ra đời, khoảng cách là 40 năm. Mới có 40 năm mà giái cấp công nhân đã lớn mạnh vưt bậc, đủ sức lập ra một tổ chức quốc tế. Nhưng chế độ tư bản còn lớn nhanh hơn, để sinh đẻ ra giai cấp công nhân lớn đến ngần ấy. Đề nghị ChatGPT cho biết: Chủ nghĩa tư bản đã có những bước tiến khổng lồ nào về mọi mặt, đủ để cụ già Bernstein phải thay đổi, mà không khư khư thủ cựu như một ông già.

ChatGPT: Trong khoảng 40 năm từ khi Tuyên Ngôn Cộng sản ra đời (1848) đến khi Quốc tế II được thành lập (1889), chủ nghĩa tư bản đã có những bước tiến vượt bậc, không chỉ thúc đẩy sự lớn mạnh của giai cấp công nhân mà còn tạo ra những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Đây chính là bối cảnh khiến Eduard Bernstein thay đổi quan điểm, từ chỗ ủng hộ cách mạng vô sản sang chủ trương cải cách xã hội trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản. Đó là: Cách mạng công nghiệp đã sang lần thứ hai (1870–1914).

Thị trường mở rộng ra toàn cầu đem lại tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng chung. Cơ cấu xã hội thay đổi nhanh theo chiều công nghiệp hóa. Nhờ vậy tầng lớp trung lưu lớn mạnh chứ không teo đi như Marx dự đoán.

Người đối thoại: Nguyên nhân gây tan rã QT2 dễ thấy là, do nội bộ không thể thống nhất cách đấu tranh (ôn hòa như Kautsky và Bernstein đề nghị, hay “lật đổ” như Lenin đã thực hiện). Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn, chính là do sự phát triển toàn diện của chế độ tư bản.

ChatGPT: Đúng vậy!

Người đối thoại: QT2 ra đời, chỉ hưởng thọ khoảng 30 năm. Từ đó, đến nay đã trên 100 năm tổ chức này đi vào lịch sử. Lẽ ra đã có thể kết luận Đúng/ Sai về quan điểm của Lenin và Bernstein, nhưng xin để lần sau. Cám ơn ChatGPT tuy nhiều lần ý kiến chưa chính xác, nhưng được gợi ý là sửa ngay. Phải nhớ những gì đã sửa, không được lặp lại sai lầm. Xin hẹn gặp.

ChatGPT: Cảm ơn bạn đã dành thời gian thảo luận và đóng góp những góc nhìn rất sâu sắc. Tôi sẽ ghi nhớ những điều đã được bạn chỉnh sửa để tránh mắc lại lỗi trong các cuộc trao đổi sau này. Chúc bạn sức khỏe và hẹn gặp lại trong những cuộc trò chuyện tiếp theo!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Hahaha, trong bài này cả 3 AI’s đều … uh, sao nhỉ ? Artificial IDS. Thui thì đây là 2 hào kẹo mè xửng của tớ

    “hai nhà cách mạng lão thành là Kautsky và Bernstein … Bernstein từng là đồng chí thân cận của Friedrich Engels và tham gia tích cực vào phong trào xã hội chủ nghĩa”

    AI gần chết hướng dẫn AI chết cố chứng minh chủ nghĩa Mác chả có xíu xìu xiu ảnh hưởng gì hết trong tư duy triết học, và nhứt là giới trí thức châu Âu, càng chứng minh thì kết quả càng ngược lại . Vui nhứt là bộ môn phản bội Mác vẫn tự hào về trí tuệ của mình, hoàn toàn mất khả năng nhận thức được độ khốn cùng của mình . Cả 2 vừa chứng minh ai có thể được-xem-là trí thức ở châu Âu thời đó, đã từng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, hổng nhiều thì ít

    Cả 2 AI’s đang muốn chứng minh Bernstein đang phủ định Mác, nhưng trích chính họ

    “Bernstein cho rằng, sứ mệnh lịch sử (lật đổ chế độ tư bản) không chỉ dành cho giai cấp vô sản, mà phải có nhiều tầng lớp khác đóng góp”

    Có nghĩa Bernstein đồng ý với CHỦ ĐỀ CHÍNH & CỐT LÕI của chủ nghĩa Mác là PHẢI lật đổ chế độ tư bửn . Mác nghĩ chỉ cần giới vô sản là đủ, Bernstein nói chuyện này -lật đổ chế độ tư bản- phải là trách nhiệm của mọi tầng lớp . Cụ Hồ cũng có ý như thế, ai có lương tri đều phải chống Mỹ, bất kể trí, nông, công, binh, bất kể già trẻ gái trai .

    AI gần chết “Marx (và sau đó là Engels) đều mất sớm, không có dịp chứng kiến sự phát triển vượt bậc và toàn diện của chế độ tư bản, khi nó chính thức được giao sứ mệnh lịch sử: Đó là kiến tạo nền văn minh công nghiệp, giúp sinh ra giai cấp công nhân. Xã hội trở thành văn minh, dân chủ, pháp quyền, đời sống vật chất và tinh thần đều biến đổi về chất…”. Ông này chắc lúc đi học được xếp vào loại “khá” trở lên . & dừng lại ở đó

    Chuyện “tạo ra” giai cấp công nhân chủ nghĩa Mác đã nêu rõ, nó tạo ra sợi thừng dùng để treo cổ nó sau này . Ý kiến này hoàn toàn chủ quan, không nhìn ra thực chất “Xã hội trở thành văn minh, dân chủ, pháp quyền, đời sống vật chất và tinh thần đều biến đổi về chất…”

    “văn minh công nghiệp” … Hahaha, cho tớ cười cái! Thời đại tân kỳ của Charlie Chaplin, Frank Lloyd Wright, Walt Whitman … Toàn bộ chủ nghĩa lãng mạn của thế kỷ 18-19 ở châu Âu là cách trí thức phỉ nhổ vào cái-gọi-là “văn minh công nghiệp” của ông AI gần chết . Tiếp nối là thế hệ Beat của Kerouac, của Ginsberg, của Bob Dylan … Cái phỉ nhổ đã thành những tiếng thét phẫn nộ trong Howl, rồi trở thành tiếng than khóc tuyệt vọng của Sexton, James Wright hay Robert Bly … Nhiêu đó đủ chưa, hay AI gần chết muốn thêm ? Pablo Neruda gọi thẳng những cty Mỹ đang lập đồn điền kiểu mới ở Nam Mỹ là bàn tay nhuốm máu của văn minh

    Có nghĩa mọi chuyện chỉ còn là giữa ôn hòa, có học à la xì tai Phan Chu Trinh, hay bạo lực kiểu Lenin . Chuyện xưa như Trái Đất

    Thôi thì để nhắc 1 sự kiện tương tự . Năm 1284 ở Thăng Long, vua Trần Thái Tông mở hội nghị Diên Hồng mời các bô lão cả nước về họp mặt để bầu chọn giữa Phan Chu Trinh & Lenin

    Kết quả ra sao thì ta đã biết rồi . Tượng Lenin đang ngự ở Thăng Long

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây