Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nơi lập pháp, nơi quyết định những việc quan trọng nhất của Quốc gia. Như vậy những thành viên của QH phải là những chính khách giỏi giang, được chọn lựa thật gắt gao thông qua tranh cử quyết liệt, xứng đáng là tinh hoa, đại biểu cho một lực lượng đông đảo cử tri. Ở nhiều nước, người ta gọi các thành viên QH là Dân biểu, Nghị sĩ, còn ở ta gọi là Đại biểu quốc hội (ĐBQH).
Báo Thanh Niên dẫn lời Phó thủ tướng: Có Chính phủ nào dự báo được hoa sữa sẽ nở trong tháng 5? Giải đáp thắc mắc việc tăng giá điện vào mùa hè khiến hóa đơn điện tăng mạnh, PTT Vương Đình Huệ cho rằng, có những biến động ngoài dự kiến mà không Chính phủ nào dự báo được, như chuyện hoa sữa nở trong tháng 5.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách (UB TCNS) của Quốc hội Việt Nam vừa công bố hai báo cáo thẩm tra về ngân sách nhà nước trong các năm 2017, 2018, 2019. Ấn tượng sâu đậm nhất từ hai báo cáo này là Việt Nam đang và sẽ tàn mạt vì… nợ!
Trưa nay, nhà báo Hằng Thanh có clip truyền hình trực tiếp trên Facebook, cảnh một số cán bộ công nhân viên báo Công an Nhân dân xuống đường, căng băng rôn biểu tình đòi nhà, tại trụ sở báo Công an Nhân dân ở Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trả lời việc Tổng giám đốc Nhật Cường bỏ trốn, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Bí thư Hoàng Trung Hải nói: “Cho đến nay, tôi được báo cáo hoạt động bình thường của thành phố không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đều bảo đảm việc này”.
Người Việt thường dùng thành ngữ “chịu đấm ăn xôi” để chỉ những kẻ trâng tráo, chấp nhận bị khinh ghét để thủ lợi. Không chỉ chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Bộ Giao thông – Vận tải mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tiếp tục “chịu đấm, ăn xôi”,…
***
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán tám dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT và 7/8 dự án từ Bắc vào Nam đều có vấn đề (1):
a/ Không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư mà chỉ định nhà đầu tư. Cũng vì vậy, lẽ ra BOT là cách để tận dụng vốn riêng của nhà đầu tư trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thì lại giao đủ loại “đầu heo” cho nhà đầu tư “nấu cháo”: Có loại “đầu heo” là tiền chính phủ đứng ra vay của bá tánh bằng cách bán trái phiếu rồi giao cho các nhà đầu tư. Có loại “đầu heo” là mồ hôi, nước mắt của dân lành, được nhà đầu tư chắt lọc qua các trạm thu phí bỏ vào, rồi gọi đó là “bổ sung vốn chủ sở hữu”. Do vậy, có thể gọi loại “đầu heo” thứ hai này là phương thức lấy mỡ dân lành rán chính họ!
b/ Tính toán, phê duyệt sai đủ thứ, từ tổng mức đầu tư đến sai khối lượng, sai đơn giá và sai nhiều thứ mà KTNN ngại liệt kê nên gọi chung là… “sai khác”. Nhờ vậy, nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT được thu phí dài hơn, với mức phí cao hơn. KTNN kiến nghị giảm 1.059 tỉ đồng trước đó đã được xác định là giá trị của 7/8 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, giảm đi 16 năm 2 tháng được phép thu phí của 7/8 dự án này. Có một điểm đáng ngạc nhiên là KTNN tiếp tục làm ngơ, không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai!
Với (a) chẳng lẽ những cá nhân không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư, thản nhiên chỉ định những nhà đầu tư không đủ năng lực mà luật đã định, không vi phạm điều 222 Luật Hình sự. Những cá nhân quyết định giao nguồn tiền do chính phủ đứng ra vay thông qua bán trái phiếu, vi phạm Nghị quyết số 65/2013/QH13 mà Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2013, cũng không phạm tội nào hết? Tương tự, những cá nhân cho nhà đầu tư lấy mỡ dân lành rán chính họ – thu phí để “bổ sung vốn chủ sỡ hữu” – là hoàn toàn… thiện lành, thành ra không phạm tội nào cả?
Còn với (b), thôi thì KTNN không màng đến trong nhà – “lợi ích của nhà nước”, không quan tâm “bảo vệ trật tự pháp luật” cho dù rõ ràng các bên có liên quan cố tình sai đủ thứ, song chẳng lẽ dân rên như bọng, KTNN nhẫn tâm lờ đi, không đếm xỉa đến tiền bạc của dân lành mà cả hiến pháp lẫn luật pháp cam kết bảo vệ. Khi mức phí, thời hạn thu phí vượt xa mức hợp lý, các trạm thu phí BOT trở thành yếu tố làm vật giá tăng vọt, dân lành chia nhau lãnh đủ, chẳng lẽ những cá nhân dính líu đến tính toán sai, phê duyệt sai không phạm tội nào trong chương dành cho các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Luật hình sự?
Đây không phải là lần đầu tiên KTNN nói riêng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nói chung hành xử kỳ quái như thế.
Năm 2016, sau khi kiểm toán 21 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, KTNN từng phát giác những vấn đề y hệt như vừa kể và kiến nghị giảm 1.150 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 21 dự án này, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 21 dự án, cộng chung là 107 năm.
Năm 2017, sau khi kiểm toán thêm 40 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT khác, KTNN tiếp tục xác định, những vấn nạn cũng chẳng khác gì những vấn nạn mà cơ quan này công bố năm 2016 và kiến nghị giảm 1,460 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 40 dự án được kiểm toán, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 40 dự án, cộng chung là… 120 năm (3).
Sau đó thì sao? Vấn nạn BOT vẫn thế! Không có ai bị truy cứu trách nhiệm và không có bất kỳ chuyển biến nào! Thậm chí những người phản kháng hoạt động của các trạm thu phí BOT đã được giới hữu trách xác định là đặt sai vị trí và đề nghị dẹp bỏ song vẫn ngang nhiên tổ chức thu phí, còn bị tống giam, chờ ngày ra tòa như Hà Văn Nam (4), bị đánh vỡ mặt như mới xảy ra ở trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài (5).
Nếu xem KTNN như phẫu thuật viên, ba lần tổ chức kiểm toán các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT suốt từ 2016 đến nay giống như ba ca phẫu thuật thì ca nào, phẫu thuật viên cũng chỉ rạch các khối u để ai cũng thấy bên trong bầy nhầy, hôi thối, nguy hại cho cơ thể quốc gia ra sao rồi để đó, không làm sạch dù dân chúng vật nài xin điều trị.
***
Cuối tuần trước, Việt Nam tổ chức khánh thành cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu. Vốn xây dựng cây cầu dài 2.970 mét, rộng 20,6 mét, trị giá 5.697 tỉ đồng này, chủ yếu do Nam Hàn hỗ trợ thông qua ODA ưu đãi, chính phủ Việt Nam chỉ bỏ một khoản nhỏ gọi là vốn đối ứng. Điểm đáng nói là các phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống phải trả phí cho Trạm thu phí T2 của Dự án cải tạo – mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT.
Trạm thu phí T2 đã nổi tiếng từ lâu vì vị trí mà cả dân chúng lẫn chính quyền các tỉnh Kiên Giang, An Giang cùng cho là… độc địa: Phương tiện giao thông ra vào hai tỉnh này đều phải lưu thông khoảng vài trăm mét trên quốc lộ 91 và do vậy, phải trả phí như các phương tiện lưu thông trên toàn tuyến quốc lộ 91 được cải tạo, mở rộng theo hình thức BOT.
Đầu năm ngoái, dân chúng và chính quyền các tỉnh An Giang, Kiên Giang bắt đầu đề cập đến chuyện phải di dời Trạm thu phí T2 đến vị trí hợp lý hơn còn vì, nếu không, sẽ giống như tạo điều kiện cho chủ đầu tư “đi tắt, đón đầu”, thu phí tất cả những phương tiện giao thông sử dụng cầu Vàm Cống dù nhà đầu tư không bỏ ra đồng nào để xây dựng cây cầu này. Lúc ấy, đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam thừa nhận, vị trí Trạm thu phí T2 rõ ràng là “bất cập, không công bằng” nhưng chuyển đến vị trí khác thì có thể làm vỡ “phương án tài chính của dự án, tiền mà chủ đầu tư vay của ngân hàng sẽ trở thành ‘nợ xấu’ của quốc gia” (6).
Từ đó đến nay đã 18 tháng, Trạm thu phí T2 vẫn tọa lạc ở vị trí cũ, từ cuối tuần vừa qua bắt đầu thu phí từ chủ những phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống, bất kể họ có dùng quốc lộ 91 hay không! Cần lưu ý rằng, 18 tháng trước, trả lời báo giới, nhà đầu tư công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT từng tỏ ra rất tự tin vì… vị trí Trạm thu phí T2 vừa có sự đồng thuận của ngân hàng, vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Nhờ ngân hàng hỗ trợ, bắt “nợ xấu” làm con tin, khống chế cả nền kinh tế, lại còn “cột” được cả chính phủ bằng sợi thừng “liên đới trách nhiệm”, thảo nào, KTNN xác định, việc phê duyệt tổng mức đầu tư của công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT vượt giá trị thực khoảng 100 tỉ, cần giảm thời hạn được phép thu phí khoảng bốn năm thì cũng chẳng có ai bị gì cả (7).
Ai đấm cứ đấm, miễn sao xôi vẫn đầy mâm. Trông vào nhận định của KTNN, thậm chí kết luận của Thanh tra chính phủ để đấm chỗ này, chỗ kia, coi chừng phải ăn cơm tù!
Quốc hội họp kỳ này nêu ra Tiêu đề rất trúng: “Quốc hội thống nhất để có quyết sách hợp lòng dân”. Kêu gọi “Quốc hội thống nhất” hẳn là có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, trái chiều nhau, chứ không dễ dàng 100% như trước nữa? Vậy là QH còn có chút sinh khí! Thế thì Dân còn quan tâm theo dõi, xem đại biểu nào nói những điều hợp lòng dân và ai nói nhăng nói cuội!
Ngày 19/5/2019, Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra giá điện: Tính đủ thì giá điện phải tăng 9,26%, Infonet đưa tin. Bộ Công Thương cho biết, tính toán trên thông số đầu vào như giá than, khí, thuế bảo vệ môi trường đối với than … cho thấy chi phí mua điện năm 2019 tăng khoảng 20.900 tỉ đồng. Cho nên, mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành tăng 8,36%, nếu tăng đúng thì phải tới 9,26%. Bộ này cũng khẳng định, công tác ghi chỉ số công tơ, tính tiền điện đều diễn ra “đúng quy trình”.
Các sếp lãnh đạo luôn nói về chọn người tài giỏi, nói luôn miệng từ thời ông Hồ đến tận bây giờ và sẽ còn tiếp tục nói mãi một khi chế độ nầy vẫn còn tồn tại.
Ông tổng Trọng luôn nói phải chọn người tài đức đưa vào Trung ương và ra hẳn một nghị quyết đảng về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Mới đây ông thủ tướng Phúc nói phải tìm người tài giỏi để đất nước hóa rồng. Và mới đây nhất ông cán bộ hưu trí Tư Sang đăng đàn bàn chuyện tuyển chọn hiền tài.
Kiểu nói và cách làm của mấy ông cứ phảng phất mùi phong kiến cổ xưa thế nào ấy và có thể gói gọn lại như sau: Ta là vua, là minh chủ đang kén chọn hiền tài ra giúp nước.
Các ông cứ tự cho mình là người tài đức nhất, sáng suốt nhất, thẩm quyền cao nhất trong việc đứng ra kén chọn hiền tài cho đất nước (và quan trọng là để kế vị các ông), theo những tiêu chuẩn rất chủ quan, cảm tính và lẩn thẩn nữa, như: người vào trung ương phải là người không có động cơ quyền lực…
Cách tuyển chọn đó theo kiểu Nguyễn Văn Linh chọn ra Đỗ Mười, rồi Mười chọn ra Lê Khả Phiêu, rồi Nông Đức Mạnh, rồi Mạnh chọn ra Nguyễn Phú Trọng…
Trả lời kiểu tư duy chọn hiền tài của ông tư Sang, dịch giả Phạm Nguyên Trường đã viết, hơi nặng lời, nhưng rất xác đáng: “Ông Sang ơi, bây giờ không chọn theo cách đó nữa, bây giờ quan trọng là thể chế, thể chế dân chủ, đa nguyên đa đảng, những cuộc bầu cử tự do, công bằng, tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật mới quan trọng chứ cái cơ chế hũ nút của các ông thì chẳng bao giờ chọn được hiền tài đâu, mà có chọn được thì bộ máy của các ông cũng xay mòn hết”.
Tui tâm đắc nhất câu cuối của dịch giả Phạm Nguyên Trường: “mà có chọn được thì bộ máy của các ông cũng xay mòn hết”
Trong hàng trăm chủ tịch tập đoàn, tổng giám đốc, nguyên phó thủ tướng, nguyên bộ trưởng, nguyên bí thư và chủ tịch tỉnh bị tù, bị kỷ luật trong thời gian gần đây liệu không có những người đã từng là tài giỏi hay sao? Chắc chắn có, có những người học hành thật sự, tài thật sự, nhưng khi đưa vào bộ máy với thể chế lạc hậu nầy, họ dần bị xay mòn ngay, biến chất ngay.
Ví dụ ở Đà Nẵng, tui biết có ông Trần Văn Minh, nguyên chủ tịch thành phố, nguyên phó ban tổ chức trung ương, đã bị bắt năm ngoái, là người thực học và có tài (ít ra là so với các quan chức học bổ túc và bằng cấp giả). Ông là kỹ sư khóa 73-78 đại học Bách Khoa, tốt nghiệp thuộc loại giỏi, ra trường về Đà Nẵng năm 78, dù từng là sinh viên dưới chế độ cũ, nhưng được chọn ngay vào bộ máy nhà nước. Đến thời Nguyễn Bá Thanh, ông được nhìn ra và được cất nhắc dần lên đến chức chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Rồi bây giờ ông bị đi tù. Nhiều quan chức Đà Nẵng bị bắt vừa rồi với ông Minh cũng không ít từng là người tài (dĩ nhiên là tương đối so với nhiều quan chức khác).
Ngồi điểm lại hàng trăm cán bộ, quan chức bị bắt vừa rồi trong cả nước, chắc chắn sẽ thấy có rất nhiều người như trường hợp Trần Văn Minh.
Khi ra sức chống tham nhũng thì liệu các ông có nhận thấy và đặt ra câu hỏi: Tại sao tham nhũng sinh ra tràn lan và chống hoài không hết?
Trước đây, tui có viết bài, “Cần minh chế chứ không cần minh chủ”, đã nói kỹ về chuyện thể chế.
Với thể chế này, với tư duy lạc hậu phong kiến của mấy ông thì không thể nào tìm ra người tài, mà có tìm ra thì họ cũng bị nghiền nát hết, hoặc nếu họ giỏi luồn lách và không bị lộ, rồi cũng sẽ thành như mấy ông, chẳng hơn gì.
Về “khúc củi” lăn trước miệng “lò” nhiều lần nhưng chưa cháy, BBC đặt câu hỏi: Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ của TBT Trọng? Sau sai phạm Thủ Thiêm, một loạt sai phạm ở các doanh nghiệp lớn liên quan đến Thành ủy thành Hồ bị phanh phui chỉ trong thời gian ngắn, liên quan đến ông Sáu Cang.
Sự xuất hiện của tấm tranh sơn mài “Đạo pháp và dân tộc”, với Phật một bên và “bác” một bên đã trở thành đề tài được người sử dụng mạng xã hội bàn luận rôm rả suốt tuần.
VnExpress có bài: Tân Thuận – IPC bị Tề Trí Dũng lũng đoạn thế nào. Tân Thuận – IPC từng là doanh nghiệp dẫn đầu của TP HCM trong lĩnh vực mời gọi hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp và Đô thị. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của ông Dũng, chỉ trong hai năm, IPC có hàng loạt sai phạm như: Xem thường kỷ cương, kỷ luật, có dấu hiệu lợi ích nhóm; lũng đoạn tài sản nhà nước thông qua chuyển nhượng dự án… khiến ngân sách thành phố bị mất hàng trăm tỉ đồng.
Thấy bọn củi vào lò, tôi chẳng thấy vui mừng gì, chỉ thấy lo lắng. Chính cơ chế này là một bộ máy sinh ra củi. Lò có đốt mãi cũng không bao giờ hết củi. Củi ông, củi bố sẽ sinh củi con, củi cháu, củi chắt.
Đã lâu không viết tiếp kể từ khi “Kỳ 1 – Chung con và sự hình thành phe phái” bởi tôi muốn bạn đọc chiêm nghiệm những gì tôi viết một cách từ từ, thấu đáo, không bị thiên cưỡng.
Ngày 14/5, Bộ Công an khởi tố, bắt giam tổng giám đốc Nhật Cường Mobile, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) chính thức ra quyết định khởi tố vụ án về tội buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán, gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, đồng thời khởi tố bị can và tiến hành bắt tạm giam ông Bùi Quang Huy, TGĐ Nhật Cường, cùng 8 đồng phạm về hai tội danh nêu trên.
Bộ Nội Vụ mong muốn đưa quy định cán bộ công chức không được nịnh bợ cấp trên vào Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức. Đây là một ý tưởng không tệ, nhưng lại không dễ thực hiện. Bởi lẽ, định lượng hành vi nịnh bợ như thế nào, hoàn toàn không đơn giản. Nếu đưa vào luật, mà không áp dụng được thì lại thành chuyện dở khóc dở cười!
Năm 2011 đầy tớ vay 553 triệu Mỹ kim để xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông. Nhà thầu cam kết sẽ hoàn tất tuyến metro có chiều dài 13 cây số này vào năm 2013.
‘Make’ có chữ k (ca hay cờ) không phải ‘made’ chữ d (dê hay dờ) nhen các bạn. ‘Make in Vietnam’ là tiêu đề của Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam do Bộ Thông Tin và Truyền Thông (TTTT) tổ chức, tại Hà Nội ngày 9/5/2019 vừa qua, với hơn 1.000 khách mời đại diện chính phủ và doanh nghiệp tham dự.
Infonet đưa tin: Hàng trăm cư dân khu Đoàn Ngoại giao xuống đường phản đối điều chỉnh quy hoạch. Sáng 12/5, hàng trăm cư dân đang sinh sống tại khu Đoàn Ngoại giao ở phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cùng nhau căng băng rôn, đi bộ quanh khu đô thị, phản đối những bất bình suốt 2 năm nay chưa được giải quyết dứt điểm, nhất là vụ chủ đầu tư tự ý thay đổi quy hoạch so với ban đầu, tăng tầng, tăng tòa nhà, thay đổi công năng sử dụng của một số lô đất công cộng, dịch vụ.
Tối 10/5/2019, truyền thông trong nước đưa tin, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam ở Sóc Sơn, Hà Nội, trong một nghi thức trang trọng, ông Thanh Quyết với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”.
Phật tử Việt Nam đang chuẩn bị cho Phật Đản – sinh nhật của Đức Phật. Năm nay, rằm tháng 4 rơi vào ngày 19 tháng 5 dương lịch và dịp Phật Đản 2019 này sẽ là lần thứ ba, Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak (đại lễ mang tính quốc tế của Phật giáo, kỷ niệm cùng lúc ba sự kiện: Phật Đản, Phật Thành đạo và Phật nhật Niết bàn).
Bàn về đất nước và con người Việt Nam hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng – đương kim Tổng Bí thư và Chủ tịch nước – đã không dưới một lần lặp đi lặp lại cái điệp khúc: “chưa bao giờ quê hương ta đẹp và có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định như hôm nay; “mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, tham nhũng khắp nơi nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”. Tương tự như thế là: “giáo dục nước nhà chưa bao giờ được như bây giờ”; hay “cơ đồ dân tộc chưa bao giờ được như hôm nay?”…
Với Võ Kim Cự thì phải “bắt tận tay, day tận cánh”, đưa tài tiệu trước mặt thì ông ta mới cúi đầu nhận tội và mới lom khom quỳ gối xin xỏ; đó là bản chất của Võ Kim Cự ngay từ khi lập nghiệp thu gom buôn bán sắt vụn.
Chủ tịch Chung kiêm nhà phân phối hóa chất độc quyền xử lý ô nhiễm?
Theo bài viết trên báo Làng Mới: Hà Nội mua hoá chất độc quyền ở siêu thị Minh Hoa, cho biết, từ năm 2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo thành phố thống nhất sử dụng hoá chất RedOxy-3c, do công ty WWG (Đức) độc quyền cung cấp để xử lý ô nhiễm cho hàng trăm hồ nước và bãi rác ở thủ đô Hà Nội.