Vụ 39 người chết thảm ở Anh: Thủ tướng Anh chia buồn, lãnh đạo VN vẫn im lặng

BTV Tiếng Dân

29-10-2019

Mặc dù Việt Nam là nước có hầu hết công dân chết trong sự kiện kinh hoàng ở Anh, ngoại trừ TT Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công an xác minh vụ việc, đến nay chưa thấy lãnh đạo nào trong số “tam trụ” lên tiếng chia buồn với các gia đình nạn nhân. Thay vào đó, chiều tối 28/10, giờ VN, Thủ tướng Anh tới hiện trường 39 thi thể đông cứng, viết lời chia buồn, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Vụ 39 người chết, Quốc hội im lặng được sao?

Nguyễn Đình Cống

28-10-2019

Các ông, bà nghị đang họp. Nguồn: Quang Phúc/ VnEconomy

Quốc hội im lặng được sao khi biết tin phần lớn hoặc toàn bộ 39 người chết thảm trong toa xe đông lạnh ở Anh là người Việt? Xin Quốc hội hãy tạm ngừng một vài việc để thảo luận chuyện này, nhằm tìm ra nguyên nhân cơ bản của tai họa.

Phật giáo tham gia … chạy án!

Bá Tân

28-10-2019

Phật giáo là một trong những tôn giáo được “phủ sóng” ngày càng lan rộng ở Việt Nam. Số đệ tử cũng như hệ thống nhà chùa không ngừng gia tăng. Đang là nước nghèo nhưng Việt Nam có những ngôi chùa hoành tráng thuộc top đầu thế giới.

Năng lực quản trị quốc gia: Càng nghĩ càng lo

Mai Quốc Ấn

26-10-2019

Thảm hoạ ô nhiễm nước sông Đà ảnh hưởng ước chừng 1 triệu dân thủ đô (250.000 hộ). Nghĩa là khoảng 1/10 dân số thủ đô bị ảnh hưởng. Không chỉ vì một xe đổ trộm dầu thải. Chính Nhà máy nước sông Đà đã có tình đánh tráo khái niệm giữa “nồng độ clo cao” với “nhiễm độc stygren). Và cả sự phản ứng vô cùng chậm trễ của chính quyền thủ đô!

Nhìn lại một thảm hoạ nào đó trong thời hiện tại chính là nhìn lại năng lực quản trị quốc gia. Và cảm giác của người viết là vô cùng lo lắng.

Phản ứng quá chậm!

Nhiều ngày sau sự cố ô nhiễm dầu đường ống nước sông Đà, UBND thành phố Hà Nội mới thừa nhận và “hỗ trợ” nước bằng… xe bồn tưới cây. Dân phát hiện mùi lạ trong nước “hỗ trợ” và đổ đi đồng thời truy vấn thì tài xế thừa nhận gấp quá chưa rửa xe bồn.

Tại sao có thể gọi là “hỗ trợ” khi dân trả tiền nước sinh hoạt và bao gồm cả phí bảo vệ môi trường và thuế VAT. Nếu cộng giá nước với phí bảo vệ môi trường rồi tính VAT nghĩa là thuế chồng thuế. Việc Công ty sông Đà báo lãi 70 tỉ đồng ngay giữa tâm điểm sự cố nước ô nhiễm càng làm nhân dân phẫn nộ hơn.

Dân phải dùng nước sinh hoạt có độc chất, kẻ bán biết có độc vẫn không cắt ngay nguồn độc và cũng chẳng thông báo người mua. Đó không đơn thuần là kinh doanh bất lương mà là vi phạm pháp luật trắng trợn. Vi phạm của họ thì cũng dễ xử lý thôi nếu đối chiếu quy phạm pháp luật hiện hành. Cái đáng lo hơn là phản ứng của chính quyền Hà Nội.

Những ngày im ắng của hệ thống chính quyền thủ đô chính là những ngày phơi nhiễm độc tố đúng nghĩa. Chuyên gia y tế Nguyễn Trọng An đã khẳng định: “Xylen hay styren gây ô nhiễm nước sông Đà đều có thể gây ung thư lẫn bệnh thần kinh, bệnh ngoài da nếu dùng nấu ăn và tắm. Cả hai hai chất này đều vượt ngưỡng rất cao trong vụ ô nhiễm nước sông Đà.”

Thật khó tưởng tượng! Một cuộc phơi nhiễm gần cả triệu người, trong nhiều ngày, mà vẫn chưa được gọi là thảm hoạ quốc gia. Và trong trường hợp này thì năng lực quản trị rủi ro của chính quyền thủ đô cũng cần coi là một thứ thảm hoạ được không? Và thuật ngữ “nước sinh hoạt an toàn nhưng khuyến cáo không uống, dùng nấu ăn” như một sự trêu ngươi vào sự thật khách quan, phủ định khoa học và phá vỡ luôn khái niệm an toàn.

Xin nhắc lại, 250.000 hộ dân bị ảnh hưởng chính là khoảng 1/10 dân số của trung tâm chính trị quốc gia. Và nếu không phải là một xe dầu thải đen ngòm mà là một xe độc chất khác cao hơn về độ độc hại, không màu không mùi thì sao? Cyanua chẳng hạn! Chỉ cách đây một năm tại Quảng Nam, một xe có chứa nhiều hoá chất đã bị bắt và con số hoá chất lên đến 625kg mà cyanua chiếm chủ yếu. Nếu là một cú đầu độc có chủ ý thì bao nhiêu người sẽ chết?

Càng nghĩ lại vụ việc càng thấy rùng mình!

Sự rùng mình ấy, người viết đã trải nghiệm qua vụ cháy Rạng Đông. Ngay từ đầu lên tiếng cảnh báo song dân chúng vẫn ở lại chờ kết luận nhà nước. Đến khi có kết luận từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì dân chúng lại nháo nhào dọn đi. Những ngày bên cạnh ngửi mùi thuỷ ngân bay hơi do phản ứng nhiệt sinh ấy thì sức khoẻ nhân dân quanh nhà máy sẽ “về đâu?”

Về đâu thì trên nguyên lý chung, phản ứng quá chậm trước các biến cố môi trường sẽ dẫn tới các hậu quả khốc liệt và lâu dài! Nhân dân rõ ràng là đối tượng bị động nhất, dễ tổn thương nhất nếu có biến cố môi trường xảy ra.

Câu hỏi về lực phòng vệ biến cố môi trường.

Dân Hà Nội đã đóng thuế, đóng phí và trả tiền nước mà ở một nơi có luật riêng (Luật Thủ đô) và các chính sách ưu đãi. Nhưng nhân dân thủ đô vẫn không thể dùng nước sạch. Chí ít, 1/10 dân số thủ đô đã “trải nghiệm” nước ô nhiễm đúng nghĩa qua vụ “nước sông Đà” như là một ví dụ khó chấp nhận về năng lực dự báo, ứng phó với các biến cố môi trường.

Từ cháy thuỷ ngân nhà máy Rạng Đông đến nhiễm dầu thải Công ty Sông Đà đều diễn ra rất bất ngờ, rất bị động trong cách xử lý. Vậy năng lực quản trị thủ đô của chính quyền Hà Nội nên được hiểu như thế nào đây? Lớn hơn nữa, năng lực quản trị quốc gia sẽ được hiểu như thế nào đây?

Hiểu thế nào thì tuỳ bạn nhưng tôi có thể khẳng định rất nhiều vùng tại Việt Nam khổ không kém Hà Nội, về nước sạch. 2.000 con sông tại Việt Nam đều có nguy cơ “chết” vì nước thải, trong đó, nhiều con sông đã “chết” thật sự. Sông ngòi ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải công nghiệp, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu, vi khuẩn,… Sự cố “nước sông Đà” chỉ hé lộ một phần sự thật về ô nhiễm nguồn nước tại quốc gia này.

Lấy ví dụ chiếc xe tải chở dầu thải đã “tung tăng” từ Bắc Ninh đến Phú Thọ rồi qua Hoà Bình để đổ trộm chất thải. Chỉ một chiếc xe chạy đúng một chuyến đổ chất thải trộm đã làm nghiêng ngả đời sống 1/10 dân số thủ đô thông qua nguồn nước. Ai sẽ đảm bảo phòng vệ được những biến cố môi trường tương tự mà có thể lần sau sẽ là phá hoại có chủ đích.

Lấy thêm một ví dụ: Tìm hiểu thông tin thì được biết trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà cử một trung đội riêng để bảo vệ Nhà máy nước Biên Hoà. Nay không thấy bóng quân đội/công an bảo vệ nhà máy, chỉ lù lù một đống đất đá lập sông xung quanh ống hút nước chính của nhà máy này. Quá lạ lùng, quá sức mất cảnh giác; trong khi các báo cáo vẫn luôn nhấn mạnh về an ninh nguồn nước.

Giả sử có “sự cố” ở hai đập bùn đỏ bauxite Tây Nguyên và nhuộm đỏ sông Đồng Nai từ thượng nguồn đổ xuống thì trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước là Đông Nam Bộ sẽ ra sao? Lúc ấy 16 triệu cư dân quanh sông đồng Nai có lẽ chỉ biết chờ viện trợ nước uống từ dưới các tỉnh miền Tây? Xin lỗi, ngay cả chính miền Tây cũng đã vào cơn hạn lớn nhất trăm năm và nguy cơ nước biển xâm nhập sâu. Lý do là Trung Quốc đã xây rất nhiều đập thuỷ điện để khống chế nguồn nước Mekong.

Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như Hà Nội thì an sinh xã hội sẽ dễ bị phá vỡ. Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như hạ nguồn Mekong thì an ninh lương thực quốc gia sẽ dễ bị tan vỡ. Đó há chẳng phải là những siêu nguy cơ hay sao?

Đáng lo hơn! Tôi chưa thấy các nhà quản lý đất nước nói về an ninh… khí trời. Chúng ta có thể nhịn uống vài ngày, nhịn ăn cả tuần nhưng chúng ta không thể ngưng… thở. Cũng tại hai trung tâm lớn đất nước là Hà nội và TP.HCM, bụi mịn PM2.5 hoành hành. Nhưng chí ít người viết với trải nghiệm 20 năm rong ruổi đất nước đã xác định có chí ít 50 nguồn thải siêu lớn với nhiều định dạng nguy cơ khác nhau. Cũng đều là những quả bom nổ chậm siêu lớn!

Rất nhiều những núi tro xỉ đốt lò của nhà máy ximang, nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện tính bằng nhiều triệu tấn đang nằm chất đống như núi. Giả sử một cơ lốc vòi rồng hay những quả tên lửa tấn công kiểu “bất quy tắc” thì thứ bụi mịn nhỏ bằng 1/30-1/600 đường kính sợi tóc có thể bay vài trăm km. Khi ấy, loại bụi siêu nhỏ có khả năng ngấm thẳng vào máu qua bề mặt mao mạch con người sẽ gây ra thảm hoạ đến độ nào?

Thực sự không dám đoán. Chỉ biết về mặt nguyên tắc, gần như tuyệt đại đa số đám đông không có kỹ năng ứng phó sự cố môi trường sẽ gặp nguy hiểm ở mức cao, thậm chí rất cao! Xin vui lòng ghi nhớ cảnh báo của tôi: Xảy ra biến cố môi trường kiểu ấy sẽ chết rất nhiều người và kể cả còn sống thì nhiều người nữa cũng bị bệnh tật giày vò!

“Điều xấu nhất vẫn ở thì tương lai!” là dự đoán của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên. Vậy thì năng lực quản trị quốc gia nói chung và lực phòng vệ biến cố môi trường nói riêng, có lẽ không tốt lắm ở thì hiện tại.

“Có lẽ không tốt lắm…” là một cách dùng từ hết sức mang tính kiểm duyệt của cá nhân tôi!

Quốc hội hết việc rồi hay sao?

LTS: Một bài viết hay, dám nhìn thẳng vào vấn đề, của đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong, cựu Phó TBT báo CAND, cựu TBT báo PetroTimes, bình luận về chuyện nghị trường, cũng như tình hình thế cuộc.

Ông Nguyễn Như Phong càng ngày viết càng hay. Có vẻ như sau khi bị thu hồi thẻ nhà báo, bị mất chức Tổng Biên tập báo PetroTimes, ông đã trở thành con người tự do, dám viết những gì ông nghĩ, dám nói những điều ông cho là đúng. Xin được giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Như Phong:

______

Nguyễn Như Phong

25-10-2019

Tôi thấy tại kỳ họp lần này, một số đại biểu tranh luận về “thế nào là người tài” và thực sự ngạc nhiên, và nghĩ: Có lẽ quốc hội không còn việc gì để làm nữa hay sao mà lại định bàn thảo, đưa ra “tiêu chí” về “thế nào là người Tài”.

Họp Quốc hội: Phớt lờ luật biểu tình, thảo luận luật lao động, tranh luận về người tài…

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Vụ bà Nguyễn Thị Quyết Tâm “nghẹn ngào khóc” khi tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm, BBC có bài: Thảo luận Luật Lao động VN: Cần nhiều hơn là nước mắt cảm thông. Ở Việt Nam, trong khi thời gian làm việc của khối nhà nước là 40 giờ/tuần; doanh nghiệp khối dịch vụ khoảng 44 giờ/tuần, thì các doanh nghiệp sản xuất, chế biến… vẫn áp dụng mức 48 giờ/tuần. Người lao động chân tay chỉ có một ngày nghỉ để phục hồi sức lao động.

Lại bàn về lương hưu

Nguyễn Đình Cống

24-10-2019

Nhân Quốc hội thảo luận về lao động và nghỉ hưu, tôi lại bàn một chút về lương hưu. Lại bàn, vì vào tháng 10 năm 2014 tôi đã viết thư gửi Quộc hội về việc này.

Tội trốn thuế

Dương Quốc Chính

23-10-2019

Mấy stt trước về Asanzo mình đã dự, đánh họ về tội làm hàng giả là khó, không đánh nổi. Nhưng cơ quan chức năng sẽ đánh tội trốn thuế, thì chết chắc. Bởi vì 100% các công ty ở VN đã từng trốn thuế, ít hay nhiều mà thôi. Tại sao vậy?

SunGroup, nhà đầu tư “chiến lược” của các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Minh Hùng

23-10-2019

Điểm danh những dự án “khủng” của SunGroup tại Quảng Ninh

Tại kết luận số 385-KN/TU ngày 06/3/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh trong buổi làm việc với Tập đoàn SunGroup ngày 20/02/2019, nêu rõ: Tập đoàn SunGroup đã tự chọn cho mình một hướng đầu tư rất khác biệt, đẳng cấp và trách nhiệm với những dự án có tầm nhìn dài hạn…

Sống bằng “bất lương”!

Mạc Văn Trang

23-10-2019

Hôm nọ ngồi trong quán cóc, tình cờ có “chú” Công an giao thông vào uống nước. Mấy người ngồi trong quán có vẻ không thân thiện lắm. Một cậu trông “ba trợn”, hỏi móc: Sao anh không vào tiệm Cà phê có các em phục vụ cho tươi mát, lại vào đây?

Chửi cho là còn phước

Chu Mộng Long

23-10-2019

Tối nay ông hàng xóm sang uống trà. Ông nói đủ chuyện, trong đó có chuyện ông Chủ tịch Hội nhà báo phàn nàn về việc mở mạng ra là thấy dân chửi tràn lan các cơ quan công quyền. Ông hỏi tôi: “Ông giáo nghĩ sao?”.

Khi nào thì 20 tháng 10 thành ngày… tưởng niệm nữ quyền?

Blog VOA

Trân Văn

21-10-2019

So với trước, năm nay, số phụ nữ chia sẻ thông tin, hình ảnh về hoa, quà mà họ được tặng nhân ngày 20 tháng 10 trên mạng xã hội đã giảm đáng kể và số người dùng mạng xã hội như một phương tiện để khuyến khích mọi người, đặc biệt là nữ giới, “nhận thức lại” về ý nghĩa ngày 20 tháng 10 càng ngày càng đông.

Xem lễ khai mạc kỳ họp Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

21-10-2019

Khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Ảnh VGP/ Nhật Bắc

Sáng 21/10 theo dõi hoạt động của Quốc hội, tôi tập trung chú ý vào 2 việc. Một là các đại biểu viếng lăng cụ Hồ, hai là báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phúc trình bày.

Trung tướng Trần Văn Vệ – đích nhắm quá chuẩn của tôi!

Nguyễn Hoài Nam

20-10-2019

Kính gửi anh Vệ, ngày hôm qua TAND TP. Hà Nội đã tuyên án vụ “Quỹ đen”, gọi đúng pháp luật nó là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra ở cục Đường thủy Việt Nam. Kẻ chủ mưu vụ tham nhũng ngân sách này đã thoát tội ngoạn mục, đây là kịch bản của anh – một trung tướng phó thủ trưởng thường trực cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Thư ngỏ gửi Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

20-10-2019

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội từ 21/10/2019 sẽ bàn nhiều chuyện đại sự của Quốc gia, nhưng có chuyện bức xúc của đại đa số nhân dân không được thấy trong dự kiến, đó là tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Hội nghị Trung ương ĐCS lần thứ 11 đã không thảo luận, chứng tỏ sự vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước, lẽ nào Quốc hội cũng im lặng luôn.

“Muốn được khen thì hãy chết”

Đỗ Thành Nhân

19-10-2019

Không rõ ngạn ngữ của nước nào có câu: “Muốn được la (mắng) thì lấy vợ, muốn được khen thì hãy chết”. Nghiệm ra trong mấy ngày nay đúng ít nhất là 50%, khi xảy ra vụ có một ông Thứ trưởng “rơi tự do” từ tầng 8 xuống đất.

Cái chết của An là bài học cho những ai đang ngụp lặn chốn quan trường

Lưu Trọng Văn

19-10-2019

Thứ trưởng Lê Hải An vừa qua đời ngày 17/10/2019. Photo Courtesy

Gã cần có một khoanh nghỉ để ngẫm. Nghỉ ở đâu? Một làng dừa ven Hội An. Ngẫm sách nào? Quốc gia Khởi nghiệp nói về Israel.

Scandal nước sạch: Giọt cuối làm tràn ly… ‘ổn định’?

Blog VOA

Trân Văn

18-10-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo TT

Scandal về nước sạch ở Hà Nội chưa kết thúc và tiếp tục góp thêm một ví dụ minh họa cho não trạng, lối hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam.

Ai giết chết Thứ trưởng Lê Hải An?

Hồng Hà

18-10-2019

Khoảng 7h10’ sáng 17/10/2019, Thứ trưởng Lê Hải An được xác định ngã từ tầng 8 nhà D, trụ sở Bộ Giáo dục – Đào tạo ở số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, xuống đất. 9h30’ sáng cùng ngày, thi thể ông An được chuyển xe cứu thương, rời cổng trụ sở Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Thứ trưởng Lê Hải An qua đời do vô ý té lầu hay bị ai hãm hại?

BTV Tiếng Dân

18-10-2019

VOV đưa tin: Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Lê Hải An tử vong do ngã từ tầng cao. Sáng 17/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đột ngột tử vong do ngã từ tầng cao xuống. “Nguồn tin cho biết, ông An ngã từ tầng 8 của một tòa nhà tại trụ sở Bộ GD-ĐT. Khu vực này đã bị phong tỏa và lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc”.

Bán ráo, càng sớm càng tốt

Blog VOA

Trân Văn

17-10-2019

Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng đặc trách “Đổi mới và phát triển doanh nghiệp” của chính phủ Việt Nam vừa trách, vừa đòi hệ thống ngân hàng phải “chia sẻ… rủi ro” đối với 12 đại dự án do Bộ Công Thương thay mặt đảng và chính phủ Việt Nam làm chủ đầu tư nhưng… kém hiệu quả (1)!

Nếu dân được biểu tình

Bá Tân

17-10-2019

Người dân Hà Nội xuống đường… hứng nước. Photo Courtesy

Nếu Dân được biểu tình, thì sau vụ Dân thủ đô phát hiện nước sinh hoạt nhiễm chất độc hại, sẽ có hàng vạn người xuống đường biểu tình.

Với dự án Luang Prabang, từ năm 2007 Việt Nam đã quy hàng chiến lược thủy điện của Lào

Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ – Memorandum of Understanding – năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều: đó là Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng, từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ, một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào.

Trong nước Sông Đà có gì?

Dương Tiêu

15-10-2019

À mà có gì quan trọng gì. Chả thấy gì thay đổi trong cách ứng xử với dân. Trọng Dân, vì Dân thì ít nhất phải có một lời xin lỗi.

Sau bức tâm thư “ĐEN hay TRẮNG”?

Nguyễn Hoài Nam

15-10-2019

Có lẽ Thủ tướng đã nhận được bức tâm thư của tôi. Bức tâm thư viết bằng nỗi đau, nỗi đau của một nhà báo tâm huyết đam mê với nghiệp điều tra, bất chấp nguy hiểm dấn thân điều tra đến tận cùng của sự việc, thu thập chứng cứ buộc tội từng cá nhân, tổ chức phạm tội để giúp Cơ quan chức năng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nhưng lại bị chính cơ quan bảo vệ pháp luật ngồi xổm lên luật pháp, bóp méo, bỏ qua chứng cứ bắt tay nhau bỏ lọt tội phạm.

Dối trá đỉnh cao

Mai Quốc Ấn

10-10-2019

Hà Nội ô nhiễm, thay vì thừa nhận và tìm giải pháp, họ đem số liệu từ 2005 để báo cáo cho 2019. Ngay giữa trung tâm chính trị quốc gia mà còn giở trò dối trá được thì thử hỏi những nơi như Hà Tĩnh, Bình Thuận, Trà Vinh,… vốn ô nhiễm trầm trọng sẽ ra sao?

Cách ứng xử kỳ lạ của chính quyền

Save Tam Đảo

10-10-2019

Hình ảnh phản chiếu từ dòng suối ở Rừng Ma – Ao Dứa. Ảnh: internet

Vậy là kể từ bài đầu tiên của báo PNOL đến nay cũng hơn hai tuần, hai cơ quan trực tiếp nhất liên quan đến các văn bản của dự án Tam Đảo II là Bộ TN&MT và UBND tỉnh Vĩnh Phúc chưa có bất cứ một động thái nào, bất chấp dư luận phản ứng của dự luận.

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chuyện vui Chủ Nhật: Hot girl phiêu lưu ký

Mạc Văn Trang

6-10-2019

Trời ạ. Chỉ là một trò thử nghiệm, nghịch ngợm của em một tí, mà mấy trăm tờ báo Nhà nước và Thế giới mạng tràn ngập tin tức về em. Cả những hình ảnh hở hang của em cũng được trưng ra khắp nơi cho thiên hạ nhòm ngó. Khiếp quá, còn hơn cả một đàn tàu giặc đang lăm le chiếm Bãi Tư Chính! Thì ra ở cái xứ Đông Lào này muốn nổi tiếng quá dễ. Đúng là “Cái nước mình thời CS nó thế”! Thôi thì, em bật mí ra đây, để làng trên, xóm dưới, thiên hạ Đông, Tây tỏ tường cái chuyện của em.

Tẩy chay sứ quán San Francisco

Dương Ngọc Thái

5-10-2019

“If you see fraud and do not say fraud, you are a fraud.” –Taleb

Chính phủ Việt Nam muốn thu hút người Việt Nam ở nước ngoài thì trước tiên cần phải xử lý triệt để nạn tham nhũng vặt ở các sứ quán.

Các vụ “ăn đất”, phá hoại môi trường

BTV Tiếng Dân

4-10-2019

Du lịch tâm linh

“Trào lưu” phá hoại môi trường ở VN: Đua nhau mở dự án du lịch tâm linh, theo báo Người Lao Động. Một trường hợp mới đây: Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng hơn 47 ha đất trồng lúa năm 2019 để thực hiện dự án Khu Du lịch sinh thái – tâm linh Lạc Thủy, do Công ty TNHH MTV Pacific – Hòa Bình làm chủ đầu tư.