Thầy nào, tớ ấy

Lý Trần

12-4-2018

Đi theo ông Phùng Xuân Nhạ lên Bộ Giáo dục là cả một bầy. Một trong số đó là Sái Công Hồng, hiện được ông Nhạ giao chức Phó cục Đảm bảo chất lượng. Theo giới thạo tin của Đại học QGHN, Phùng Xuân Nhạ phải mang theo Hồng vì Nhạ được thày tướng bảo, “Hồng hợp số với Nhạ và đi đâu cũng phải có Hồng theo thì Nhạ mới đến bến bờ”. Chuyện có màu sắc mê tín, nhưng cán bộ của ĐHQG ai cũng kể. Rất có thể là sự thật vì hầu hết quan chức CSVN đều mê tín, mỗi khi làm việc gì họ đều xem tướng số, cúng bái.

Đầu năm nói chuyện học trò

Lâm Bình Duy Nhiên

13-2-2021

Hầu như năm nào Tết đến tôi cũng buồn. Mà có lẽ không chỉ mình tôi. Tôi tin rằng có hàng triệu người Việt xa xứ đều buồn với bao hoài niệm về quê hương những ngày Tết cổ truyền. Bất luận tha hương vì chính trị, vì kinh tế, vì việc làm, vì việc học hành hay đơn giản theo chồng (hay vợ) đi xa, thì mọi người đều mang bao nỗi niềm và cảm xúc khó tả trong những ngày này.

Hàng ngàn người phản đối kiểm duyệt internet tại Nga: “Họ muốn khóa chặt tương lai của chúng tôi”

Lời tòa soạn: Telegram là phần mềm nhắn tin mã hóa, nhưng không giống như WhatsApp là nó tự động mã hóa hai đầu. Mã hóa Telegram tương tự như Skype, công ty sở hữu có thể ghi âm thông tin hai bên trao đổi. Nhưng Telegram khác với Skype ở chỗ, nếu người nhận thông tin bắt đầu set up mã hóa hai đầu, thì nó sẽ được mã hóa, chứ không hoàn toàn tự động.

Có lẽ người dùng Telegram ở Nga đã set up để mã hóa hai đầu, nên chính quyền Nga yêu cầu Telegram cung cấp mã để họ có thể truy cập vào dữ liệu, đọc tin nhắn của 13 triệu khách hàng người Nga gửi tin và nhận tin (trên 200 triệu người dùng trên toàn thế giới). Telegram đã từ chối; chính phủ Nga đã cố gắng chặn phần mềm này ở Nga và đã tạo ra sự hỗn loạn trên mạng internet… Mát-xcơ-va đang cố gắng làm những gì mà Bộ Công an Việt Nam muốn làm qua dự thảo luật An ninh mạng.

Myanmar như thế có thể vì không có… Đoàn TNCS HCM

Blog VOA

Trân Văn

5-3-2021

Tuần này, các hoạt động chống quân đội tiếm quyền tại Miến Điện (Myanmar) đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Rất nhiều người Việt bày tỏ sự xót xa và căm phẫn khi lực lượng vũ trang Miến Điện đánh đập, tống giam, thậm chí xả súng vào thường dân nhằm… lập lại trật tự…

Chết trước tuổi đôi mươi

FB Đỗ Cao Cường

16-5-2018

Sáng nay, tôi có nghe tin anh bạn báo Pháp luật Việt Nam bị công an bắt ở Tây Nguyên, tống tiền doanh nghiệp với số tiền 50 triệu đồng. Nhưng không có gì là lạ, anh chỉ kém may mắn, ít chiêu trò hơn những đồng nghiệp khác mà thôi.

Bản tin ngày 22-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Ngày 20/3/2021, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 đã thực hiện lần thâm nhập thứ 9 vào khu vực lô khai thác dầu khí 05.03. Vào lúc 5h28’ ngày 21/3, tàu CCG 5304 đã di chuyển đến địa điểm chỉ cách bờ biển tỉnh Trà Vinh khoảng 174 hải lý, nghĩa là tàu này đã đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Nhà nước và công lý

FB Bạch Hoàn

24-5-2018

Cho đến bây giờ, dẫu vẫn luôn hô hào cải cách tư pháp, dẫu vẫn luôn khẳng định pháp luật nghiêm minh và công bằng, dẫu vẫn luôn giương cao ngọn cờ được người ta gọi bằng cái tên mĩ miều là công lý… thì thực tế vẫn có quá nhiều án oan đổ xuống phận người. Đã có quá nhiều cuộc đời bị chìm vào bóng tối, quá nhiều lương dân bị gông cùm xiềng xích lao tù đày ải. Đã có quá nhiều thân phận lẻ loi và yếu thế bị tước đoạt tự do…

Bản tin ngày 1-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing đưa tin: Philippines phát hiện cấu trúc phi pháp mới ở cụm Sinh Tồn. Theo tin từ Reuters, Trung tướng Cirilito Sobejana, người đứng đầu lực lượng vũ trang Philippines xác nhận, các cấu trúc này được phát hiện vào ngày 30/3, khi máy bay của quân đội nước này tuần tra Biển Đông. Đó là các cấu trúc nhân tạo phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa, trên cụm Sinh Tồn do VN kiểm soát, gần khu vực hàng trăm tàu “dân quân biển” TQ neo đậu.

Tôi bị cướp: Chúng xưng chúng là công an, không cần giấu giếm!

FB Nguyễn Tường Thụy

6-6-2-2018

Vết thương chân trái của cháu gái ông Nguyễn Tường Thụy, 18 tháng tuổi. Ảnh: internet

Vào lúc 4h30′ chiều nay, 6/6/2018, nhân viên ngân hàng đến chuyển cho tôi một khoản tiền khá lớn của nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm.

Tôi theo dõi thấy không có ai vào theo nên tôi bảo cậu nhân viên vào nhà. Nhận tiền xong, tôi vừa lên phòng ở tầng 2 thì khoảng trên dưới 10 tên, tất cả mặc thường phục ập vào nhà. Lúc này vợ tôi bế đứa cháu gái 18 tháng tuổi ngồi cửa nói chuyện với 1 người khác.

Đấu tranh chống toàn trị tại Việt Nam thiếu yếu tố kinh tế, xã hội

Jackhammer Nguyễn

20-4-2021

Ngày 9/1/2020 hàng ngàn công an có võ trang ập vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội đàn áp những người đòi đất. Cuộc đàn áp đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam hơn 30 năm qua, làm thiệt mạng một nông dân là ông Lê Đình Kình, cùng ba viên công an.

Chẳng có gì phải sợ hãi

FB Mạnh Kim

12-6-2018

Viết vội vài hàng trước việc Quốc hội bù nhìn bị công an còng tay nhấn vào nút bấm để “thông qua” Luật an ninh mạng. Chẳng có gì phải sợ hãi. Việc cần làm trước mắt là:

– Chúng ta vẫn tiếp tục chia sẻ những thông tin như lâu nay, thậm chí cần chia sẻ mạnh hơn so với trước đây

– Chuyển tất cả dữ liệu cá nhân lên cloud (Dropbox, Drive, Box…) trước khi xóa hết khỏi thiết bị của mình

– Sync (đồng bộ hóa) dữ liệu với cloud để khi công an yêu cầu xóa dữ liệu trong thiết bị thì bạn vẫn còn trên cloud.

Đấu tranh: vì dân chủ, hay vì sống còn?

Blog VOA

Phạm Phú Khải

3-5-2021

Người Miến Điện ở Đài Loan biểu tình chống đảo chính quân sự. Hình minh họa. Nguồn: Reuters

Tháng Tư này, tôi được đọc hai bài liên quan đến tương lai Việt Nam, thấy lý thú nên muốn chia sẻ vài ý kiến.

Mấy hiểu sai liên quan Luật An Ninh Mạng (ANM)

FB Trần Vũ Hải

16-6-2018

Ảnh: internet

1/ Việt nam có nhiều luật, nhưng không có hiệu lực thực tế, ví dụ như Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật ANM sẽ rơi vào tình trạng tương tự thôi.

Sai. Vì khác nhiều luật khác, Luật ANM quy định lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM (thuộc Bộ Công An), và lực lượng này sẽ được ưu tiên cấp đủ nguồn lực và nhân sự để thực thi Luật ANM, cho dù Ngân sách tốn phí thế nào.

2/ Luật này chỉ tác động, hạn chế, ngăn chặn, xử lý những người có tư tưởng “chống nhà nươc”.

Trả lại dân quyền làm chủ đất nước

Phạm Đình Trọng

21-5-2021

1. ĐẢNG TƯỚC ĐOẠT QUYỀN DÂN, BIẾN NGƯỜI DÂN THÀNH RÔ BỐT BỎ PHIẾU BẦU RA ĐẢNG HỘI

Quyền làm chủ đất nước của người Dân chính là quyền tự do ứng cử và bầu cử. Hiền tài trong Dân được tự do ứng cử và người Dân được tự do phát hiện, đề cử và bầu chọn hiền tài của Dân vào các cơ quan đại biểu của Dân là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Thói thiếu trung thực của Đài Truyền hình TPHCM

Nguyễn Đăng Quang

20-6-2018

Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đức Dân (Đại học KHXH và Nhân văn-Tp.HCM) là một trong các nhà khoa học đầu tiên và chuyên gia đầu ngành của nước ta về Toán-Ngôn ngữ, một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Ông sinh năm 1936, tốt nghiệp cử nhân Toán năm 1957 tại ĐHSP Hà Nội.

Thái Bá Tân và thế hệ “F”: Một trào lưu phản kháng mạnh mẽ

Nguyễn Anh Hào

12-6-2021

Thơ 5 chữ của thầy Tân…

Mùa hè này đọc lại các “khẩu thơ” 5 chữ và cuốn sách “Thế hệ F”, chúng ta cùng nhau nhớ về một trào lưu phản kháng bất diệt từ nhiều thế hệ từng kết nối thành dòng chảy mạnh mẽ, đi cùng năm tháng… Thơ Thái Bá Tân và Hợp tuyển “Thế hệ F” của Nguyễn Lương Hải Khôi, từ góc nhìn nào đó, có thể coi là “hai đặc sản” tinh thần của cuộc chiến, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, chống lại chế độ độc tài và toàn trị ở Việt Nam.

Thư gởi các nhà lãnh đạo tương lai của Việt tộc: Lãnh đạo nhận nhân lý, nhập nhân trí

GS Lê Hữu Khóa

25-6-2018

Chào các bạn,

Các lãnh đạo trẻ. Ảnh trên mạng

Chúng ta chưa biết nhau và có thể sẽ không quen nhau, nhưng chúng ta vẫn có thể đối thoại được với nhau qua lý luận từ dữ kiện, qua lập luận từ chứng từ, qua giải luận từ các dự phóng tương lai của các bạn muốn trở thành các nhà lãnh đạo tương lai của dân tộc, của đất nước bằng chính tâm chớ không bằng tà quyền, bằng chính trí chớ không bằng bạo quyền, bằng chính lý chớ không bằng tham quyền.

Đội quân ‘người có ảnh hưởng’ của Việt Nam tiến hành cuộc chiến thông tin trên Facebook như thế nào?

Reuters

Tác giả: James Pearson

Trúc Lam chuyển ngữ

9-7-2021

– ‘Lực lượng 47’, một đơn vị có hàng ngàn người, chống lại ‘quan điểm sai trái’

Đảng cộng sản vi phạm pháp luật và không yêu nước

Trung Nguyễn

30-6-2018

Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội “của đảng cộng sản, do đảng cộng sản, vì đảng cộng sản” thông qua, đã khiến người dân sục sôi phản đối, thậm chí đã có phong trào chuyển từ Facebook sang mạng xã hội mã nguồn mở (open source) ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) Minds.

Sa thải cô Trần Thị Thơ: Công an mới là chính phạm!

Blog VOA

Trân Văn

18-8-2021

Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) vừa yêu cầu Đại học Duy Tân báo cáo chi tiết về việc sa thải cô Trần Thị Thơ, giảng viên Khoa Ngoại ngữ trước ngày 23/8/2021, sau khi nhận được một số thông tin phản ánh và kiến nghị về vụ sa thải này (1).

Những khác biệt khi có Luật an ninh mạng và trước đó

FB Thận Nhiên

5-7-2018

Trước ngày luật An ninh mạng được thông qua, qua hệ thống công an mật vụ và tòa án, nhà cầm quyền muốn bắt, muốn bỏ tù ai, thì họ vẫn thực hiện bằng các điều luật 258, 79, 88… Vì vậy, thật ra đối với giới đấu tranh dân chủ, với công dân mạng, hay với bất cứ người dân nào, việc có hay không có luật An ninh mạng thì tất cả đều có thể bị bắt, bị trở thành tội phạm, bất cứ lúc nào nhà cầm quyền muốn ra tay. Do đó, về căn bản, việc có luật hay không có luật thì cũng không thay đổi thân phận tù nhân dự bị của mọi người.

Thông tin về vụ án liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục hưng

Đặng Đình Mạnh

18-10-2021

Ảnh: FB tác giả

Chiều chủ nhật, ngày 17/10/2021, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đề nghị được “khảo sát” nơi sinh hoạt tín ngưỡng Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng.

Luật an ninh mạng rồi có sao không?

Mạc Văn Trang

11-7-2018

Hôm qua một ông Giáo sư quen biết gọi điện hỏi thăm và khuyên bảo:

– Này, chính quyền nó ra cái luật ANM thì facebook có còn không?

– Chắc họ muốn dẹp cả Internet, vì nó làm họ mất độc quyền thông tin, tuyên truyền. Người ta than “Trời đã sinh ra cộng sản, sao còn sinh ra Internet”! Người ra Luật ANM chắc muốn đuổi cả Google lẫn Facebook để dùng mấy nhà mạng của Trung cộng luôn. Nhưng không may cho họ là dân ta không chịu đâu, và những cam kết trong các Hiệp định quốc tế cũng không cho phép họ muốn cấm gì thì cấm!

Việt Nam: Hãy phóng thích blogger nổi tiếng

Human Rights Watch

13-12-2021

Hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang với hai quyển sách mà cô đồng tác giả. Ảnh chụp năm 2019. © Private

Tự do của một tiếng nói

Khải Đơn

16-7-2018

Tờ Tuổi Trẻ Online vừa bị đình bản ba tháng. Có hai lý do được đưa ra là bài “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này” – Thông tin này bị cho là ông không nói. Và bài báo là sai sự thật.

Myanmar, Daw Aung Suu Kyi và cuộc cách mạng: Những năm đầu tiên (Phần 1)

NachDenkSeiten

Tác giả: Marco Wenzel

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

2-1-2022

Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi. Nguồn: AFP

Một xã hội bị ngu dân hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

23-7-2018

Tiếp theo phần 1

Độc-tà-bạo-tham-xảo-bất

Một chế độ ngu dân hóa luôn được tổ chức ngay trong trứng nước của nó bằng các hệ bất chính liên kết nhau qua các chính sách từ giáo dục tới văn hóa, từ xã hội tới truyền thông, từ chính trị tới ngoại giao, từ công an tới quân đội. Trong không gian chuyên chính để chuyên quyền, độc tài để độc quyền:

Người hiền – Đại tá Phạm Quế Dương (Phần 2)

Phạm Đình Trọng

27-2-2022

Tiếp theo Phần 1

Phạm Quế Dương năm 2018. Ảnh: Phạm Đình Trọng

2. HỘI NHÂN DÂN ỦNG HỘ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG

EVFTA: Vì đâu nên nỗi?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

30-7-2018

Lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, là khó có thể bàn cãi. Một đánh giá tác động thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu (EC) chỉ rõ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhất trong các nước ASEAN nếu Hiệp định đi vào hoạt động, với mức tăng thêm về xuất khẩu là 35%, về tăng trưởng GDP là 15% và lương bổng cho người lao động là 12%. [1] Những lợi ích này, khi đặt trong tương quan thâm hụt mậu dịch và lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, mới tỏ rõ hơn tầm quan trọng đối với Việt Nam, cả trước mắt lẫn dài hạn, cả về kinh tế, lẫn an ninh địa chính trị.

Tuy nhiên, đã hơn 3 năm rưỡi kể từ ngày được ký kết mà triển vọng có hiệu lực của Hiệp định này, vì nhiều lý do, vẫn còn mờ mịt. Chuyến thăm Việt Nam mới nhất chỉ vài ngày gần đây của Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Quốc Hội Châu Âu, đã lần đầu tiên đặt ra viễn cảnh EVFTA có thể bị trì hoãn vô thời hạn với phát biểu: “Nếu vì lý do nào đó làm chậm việc ký kết, chẳng hạn chậm 1 năm, không ai có thể biết nó sẽ diễn ra như thế nào trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện châu Âu.” [2]

Ngay đây cũng cho thấy phần nào sự tai hại khi báo chí quốc doanh luôn tỏ ra lạc quan thái quá trong vài năm vừa rồi khi mà thường xuyên đưa ra các mốc nào là cuối năm 2016, đầu năm 2017, rồi đầu năm 2018, gần đây lại là giữa năm 2018, để rồi bây giờ chính người đứng đầu cơ quan nắm giữ chìa khóa của EVFTA còn không dám chắc chắn về số phận của EVFTA. Không hiểu báo chí và cơ quan tuyên giáo cấp trên có hiểu được rằng, chính việc mô tả quá lạc quan về viễn cảnh phê chuẩn EVFTA đã không ít thì nhiều khiến các bên liên quan phớt lờ những trở ngại quan trọng để rồi có khi nhận ra thì đã muộn.

Đơn cử, ông Bernd Lange, nhân dịp kể trên cũng đã nêu quan điểm không thể rõ hơn trước công luận: “Đồng nghiệp của tôi tại Nghị viện châu Âu cũng quan tâm tới công ước cốt lõi của ILO phải được phê chuẩn. Theo đó, bên đối tác phải thể hiện cam kết đầy đủ trong phê chuẩn các công ước này trước khi Nghị viện Châu Âu tiến hành xem xét để phê chuẩn hiệp định.” Và Việt Nam, theo lời ông, “phải thể hiện được cam kết mang tính ràng buộc từ phía đối tác về một lộ trình về phê chuẩn, quá trình thực thi và giám sát quá trình thực thi” [3]

Ba Công ước ILO mà Bernd Lange muốn nói đến ở đây chính là Công ước số 87 về tự do liên kết, Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể và Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Trong đó quan trọng nhất dĩ nhiên là Công ước số 87 vì là cơ sở pháp lý của nghiệp đoàn độc lập.

Trong khi phía EU đã chỉ rõ mối quan tâm chính yếu của họ thì hãy xem Chính phủ Việt Nam đã phản ứng thế nào. Đầu tháng 2/2018, Đại sứ Vương Thừa Phong, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU đã thông báo Việt Nam cam kết sẽ tham gia 3 công ước quan trọng của ILO với lộ trình hoàn tất Công ước số 87 vào tháng 10/2020. Thế mà ngay tuần trước, trong buổi gặp với Bernd Lange, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH lại đưa ra một lộ trình khác là dự kiến phê chuẩn Công ước 87 vào năm 2023.

Đáp lại mối quan tâm bậc nhất của đối tác bằng những thông báo tiền hậu bất nhất như vậy trách sao EVFTA lại khó có thể suôn sẻ cho được?

Đó là còn chưa nói đến chính vì hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường bết bát mà nhiều Nghị sĩ EU, dẫu muốn tăng cường thương mại với Việt Nam, cũng khó lòng ủng hộ hết lòng cho được.

Bởi thế, chẳng hề bất hợp lý khi nói rằng, có một thế lực nào đó trong số những người nắm quyền ở Việt Nam, trong khi bỏ rơi lợi ích giai cấp công nhân Việt Nam và phớt lờ môi trường bị ô nhiễm vì quyền lợi thiểu số giới chủ (nhất là giới chủ FDI), đã vô tình hay cố ý, ngăn chặn việc phê chuẩn EVFTA từ phía EU, qua đó cản trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như gia tăng sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.

Giải pháp duy nhất hiện nay là phải ngay lập tức phê chuẩn và nội luật hóa các Công ước ILO kể trên, cải thiện hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường để EU không còn lý do gì trì hoãn việc phê chuẩn EVFTA, đem lại nguồn lợi to lớn cho kinh tế Việt Nam. Chậm trễ để rồi lại khiến Việt Nam lỡ tàu lần này chắc chắn sẽ để lại những di họa to lớn đáng chê cười về sau, xin nhớ lấy.

—–

[1] http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2018/614702/EPRS_BRI(2018)614702_EN.pdf

[2] [3] https://nhadautu.vn/fta-viet-nam-eu-ap-luc-toi-phan-viec-sau-cung-d11962.html

Phiên tòa phúc thẩm Trịnh Bá Phương: Lên lịch xét xử, vội vã hoãn

Nguyễn Văn Miếng

15-5-2022

Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có Quyết định đưa vụ án Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm ra xét xử phúc thẩm, thời gian mở phiên toà vào lúc 8 giờ ngày 19/5/2022.