Vì sao phải lên tiếng?

FB Đỗ Ngà

25-6-2018

Từ khi loài người bước ra khỏi hang động thì lúc đó xã hội bắt đầu hình thành. Vậy xã hội là gì? Là một nhóm người có cùng một nét chung như chủng tộc, ngôn ngữ, văn hoá vvv… Với góc độ như vậy, mỗi quốc gia gắn liền với xã hội của nó. Vậy xã hội và quốc gia là 2 mặt của một cộng đồng.

Nhà thơ và vị khách không mời…

“Có người trước lúc ra đi đã hồi tỉnh ăn năn. Tỷ như ông Sáu Thọ, suốt quãng đời làm chính trị của mình, ông ta giết người không gớm tay mà toàn là đồng chí. Lúc biết mình sắp chết, ông ta bỏ ra mấy ngày đi thăm các nạn nhân may còn sống sót. Thực ra cũng chẳng vớt vát được gì. Nhưng cảm thấy lòng thanh thản đôi chút trước lúc ra đi. Họ gọi là lúc lương tâm chợt thức tỉnh”.

____

Văn Biển

24-6-2018

Nhà thơ còn có biệt danh hung thần gác cửa ngôi đền văn học nghệ thuật, từng là nỗi khiếp sợ một thời của giới văn nghệ sĩ. Còn khách là chàng thư sinh khoảng 17-18, nom hiền lành, thuộc giới dân nghèo thị thành, giọng Huế dễ thương.

Đem yêu thương vào nơi oán thù

FB Nguyễn Ngọc Lụa

24-6-2018

Đi tìm sự tự do là một nhu cầu tất yếu do sự ngột ngạt ở Việt Nam đã bóp chết những cơ hội muốn vươn lên sống đúng phẩm giá của một con người tự do đúng nghĩa. Phải nói khi người yêu nước dám bước chân xuống đường biểu thị thái độ phản đối của mình, giây phút đó họ đã trở nên thật sự tự do với chính họ, tự do với chính suy nghĩ của họ. Giây phút đó họ đã cho phép mình tự cởi trói khỏi những xiềng xích sợ hãi vô hình bấy lâu nay.

Thẩm vấn – Những điều nên biết

Hate Change

10-6-2018

Phần 1– Quy tắc trong thẩm vấn

Có thể bạn đã từng được xem một cuộc thẩm vấn trên phim ảnh, hoặc bạn có khả năng đã có trải nghiệm của riêng mình nếu bạn đang là độc giả thường xuyên của Hate Change. Bởi vì, tại Việt Nam, không chỉ các nghi phạm hình sự, nhân chứng mà ngay cả những người biểu tình ôn hòa cũng có nguy cơ bị tạm giữ và thẩm vấn. Chính vì vậy khi quyết định trở thành nhà hoạt động, hay chỉ đơn giản là tham gia ủng hộ các hoạt động, phong trào xã hội đấu tranh lại các bất công, bạn có nguy cơ cao phải tham gia vào một cuộc thẩm vấn bất đắc dĩ.

Con đường dân chủ thực tiễn cho Việt Nam (phần 1&2)

Hate Change

Chánh Nguyễn

24-6-2018

Phần 1:

Có được một đời sống ấm no, không sợ hãi trong một xã hội phát triển ổn định là nguyện vọng của mọi dân tộc trên thế giới. Tất cả những diễn biến lịch sử, những phát triển kinh tế, xã hội, và những khám phá khoa học đều đưa đến một kết luận chính trị chung. Chỉ có thể chế dân chủ với một hệ thống chính phủ mà quyền lực của người cầm quyền đương thời bị giới hạn, kiểm soát theo những nguyên tắc dân chủ mới có thể đáp ứng được nguyện vọng của xã hội một cách dài lâu. Chỉ có một chính quyền được dân bầu lên, bị dân kiểm soát, do dân thay đổi thì mới giữ được bản chất là chính quyền của dân và vì dân.

Chớ cao giọng dạy dân lòng yêu nước

Tương Lai

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 43

24-6-2018

Người dân xuống đường biểu tình hôm 10/6/2018, phản đối hai dự luật. Nguồn: Facebook

Những ngày vừa qua, đề đối phó với làn sóng biểu tình dâng lên mạnh mẽ phản đối “Luật Đặc khu Kinh tế”, mở đường rước kẻ cướp đảo cướp biển của Việt Nam vào trấn giữ ba vị trí xung yếu của duyên hải Việt Nam, và “Luật An Ninh mạng” tạo cơ sở pháp lý cho việc bịt miệng dân, đang lan rộng ra cả nước, cùng với việc dùng bạo lực trấn áp, đánh đập dân rất tàn nhẫn, một cơn dịch vu cáo dân, cao giọng dạy dỗ dân “phải biết yêu nước đúng cách”. Cơn dịch ấy đang lây nhiễm khá bài bản trên mạng lưới truyền thông nhà nước. Khốn khổ, điều đó lại đang tăng thêm nguy cơ ô nhiễm môi trường sống của chúng ta về vật chất cũng như về tinh thần đã tệ hại, càng tệ hại thêm.

Chuyện Nguyễn Tuân và những đứa con của mình

Văn Biển

23-6-2018

Nhà văn Nguyễn Tuân. Ảnh chụp cuối năm 1979, đầu năm 1980. Nguồn: Internet

Người ta kể chuyện một đêm nọ, Nguyễn Tuân đang lơ mơ ngủ bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Tiếng gõ se sẽ nhưng cấp bách. Ai tới vào giờ này nhỉ. Bạn bè biết ông không bao giờ tiếp ai mà không có hẹn. Tiếng gõ vẫn tiếp tục. Không dừng được, ông hé cửa nhìn ra. Trời đất không phải người hay ma quỷ. Mà những đứa con yêu quý một thời mang nặng đẻ đau của ông. Không phải như những cái thai của các bà mẹ cứ đủ 9 tháng 10 ngày là lọt lòng chào đời. Mà có cái phải hàng vài năm hoặc hàng chục năm trời.

Ông nhìn quanh quất ngoài đường. Giờ này không còn ai nữa. Những người quét rác khuya, những xe phở, lục tào xá đã về nhà từ lâu. Bên ngoài gió rét căm căm. Lòng thương con đã thắng nỗi sợ trong lòng người bố. Ông mở hé cửa cho từng đứa lọt vào. Này là thằng “Chùa Đàn”. Này là “Tùy bút Nguyễn Tuân”, này là “Chém treo ngành”, này là “Vang bóng một thời”. Nhiều lắm… lớn bé một bầy, thậm chí ông không nhớ hết tên.

Nhà nước cai trị

Phạm Đình Trọng

23-6-2018

Người dân đã thấy rõ cách giải bài toán của các ông khi dân nổi can qua là: Cùng với những máy bay lên thẳng có gắn đại liên, rốc két túc trực ở sân trước sân sau trụ sở công an huyện, cùng với những ống phóng tên lửa trên vai đội quân công an huyện đông như kiến, đội quân thực dân Đại Hán mặc dân sự ém sẵn ở Bô xít Tây Nguyên, ở Formosa Vũng Áng, ở Vân Đồn, ở Bắc Vân Phong, ở Phú Quốc sẽ bảo đảm cho các ông không phải chui ống cống, bảo đảm cho nhà nước cai trị đầy tội ác của các ông chưa bị ném vào sọt rác lịch sử khi 90 triệu người dân Việt Nam thức tỉnh và can qua nổi lên. Với đạo quân khác máu tanh lòng có mặt thường trực trên đất nước Việt Nam, với trực thăng vũ trang, tên lửa vác vai trang bị tới tận công an cấp huyện, nhà nước cai trị của các ông sẽ tồn tại trên máu dân đổ ra lênh láng khắp đất nước. Các ông đã lấy máu dân giải bài toán về sự tồn tại của nhà nước cộng sản cai trị.

Hãy yêu thương – Đừng làm thế

FB LS Lê Ngọc Luân

23-6-2018

Thú thực, khi nghe cô gái kể lại việc mình đang ngồi cùng bạn ở công viên bị bắt và sau đó bị đánh, thấy tàn nhẫn quá. Khi đưa về, hàng trăm người khác, từ già, trẻ, gái, trai có đủ. Những ánh mắt lo sợ, căm hận kèm theo đó là tiếng la hét thất kinh và huỳnh huỵch của bàn tay dội vào điểm yếu cơ thể, “kỷ thuật đánh” nhìn bên ngoài không thấy nhưng có thể bị nội thương.

Ngón nghề của độc tài Cộng sản

FB Phạm Đoan Trang

23-6-2018

Ở đâu và bao giờ cũng vậy, hai kỹ thuật chính để bọn độc tài giữ được ghế là: 1. dối trá, lừa lọc (tuyên truyền); và 2. gieo rắc sự sợ hãi (phòng), đàn áp bằng bạo lực (chống).

Tà quyền CHXHCN Việt Nam đã và đang rất tích cực thi triển hai ngón nghề đó. Một mặt, chúng cho dàn báo đài rống lên vu những người dân tay không tấc sắt là “phản động”, “thế lực thù địch chống phá đất nước”, “khủng bố”. Nguyên tắc của kỹ thuật tuyên truyền vốn dĩ là phải biết ngụy biện và nói dối thật trơ trẽn mà không ngượng mồm, nói đi nói lại, nói thật nhiều mà nội dung và sắc mặt không thay đổi. Nắm bắt được tâm lý nhiều người sẽ thắc mắc, kiểu “đám ấy chắc phải làm gì công an mới bắt chứ”, “nếu công an làm gì sai thì cũng khó ăn khó nói lắm chứ”, v.v., nên chúng càng ra sức vu khống, dựng chuyện, đổi trắng thay đen hơn. Không chút ngượng ngùng.

Thư gởi các Bộ trưởng của chính phủ: Chạy chức hay chạy dân?

Lê Hữu Khóa

23-6-2018

Thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ trưởng trong chính phủ đương nhiệm. Ảnh: Internet

Chào các Bộ trưởng,

Là người Việt thiết tha với vận mệnh của giống nòi, tiền đồ của tổ tiên, hoang mang trước viễn cảnh đen tối của Việt tộc, tôi xin được có quyền yêu nước-thương dân như các Bộ trưởng thực sự liêm chính, làm việc vì dân-vì nước, để được đối thoại với các Bộ trưởng trong chính phủ hiện nay. Nội dung đối thoại này càng đúng cho các vị đang là phó thủ tướng và thủ tướng, tất cả cùng một chính phủ, mà lại là lãnh đạo của các Bộ trưởng nên chắc chắn có trách nhiệm nặng nề hơn các Bộ trưởng.

Tôi là nhân chứng sống cho những gì xảy ra ngày 17-6-2018

FB Hoài Diễm

21-6-2018

Sau hơn 72h trở về từ cái nơi mà cả đời tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đặt chân tới đó, tưởng chừng những cảm xúc hoang mang, những căm phẫn tột độ của ngày hôm đó trong tôi rồi sẽ nguôi thôi, nhưng KHÔNG, có thứ gì đó cứ thúc giục tôi, tôi PHẢI LÊN TIẾNG. Tôi phải cùng những người dân vô tội ngày hôm ấy vạch trần tất cả sự thối nát đằng sau cái nơi gọi là thiên đường mà chúng ta đang sống.

Luật Biểu Tình không phải là thứ để ban phát, bố thí cho dân

Người Việt

Nguyễn Tường Thụy

21-6-2018

Biểu tình là một sự ô danh?

Ít ra, từ mùa Hè năm 2011 (hoặc có thể sớm hơn, từ 2007?), nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra khái niệm “biểu tình trái phép,” được báo chí, tuyên giáo, dư luận viên và cả lãnh đạo sử dụng nhằm chụp tội người biểu tình.

Lý do biểu tình: ‘Chống TQ và mong mỏi dân chủ’

BBC

22-6-2018

Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam. Ảnh: LE QUANG NHAT

Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.

Ác cảm với Trung Quốc

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, cho rằng quan điểm chống Trung Quốc “là độc hại” ở Việt Nam, theo hãng tin Bloomberg.

‘Biểu tình thì làm được gì?’

Luật Khoa

22-6-2018

Biểu tình, cho đến ngày nay, vẫn bị xem là vô bổ tại Việt Nam.

Tôi vẫn nhớ cuộc biểu tình đầu tiên của mình. Đó là vào năm 2007, khi giới trẻ còn sử dụng Yahoo! 360, Nokia vẫn chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động thế giới, và chiếc Motorola V3, biểu tượng của sự giàu có và thời trang đắt tiền, gần như không thể sử dụng ứng dụng tin nhắn OTA.

Người Việt Nam ở Sài Gòn khi đó bắt đầu trở mình với cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên tại tòa nhà lãnh sự cũ của nước này, tọa lạc trên giao điểm của đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch.

Nhật ký trong đồn ngày 16/6 – Phần cuối: Mày nhớ cái mặt tao đó, về đi

FB Nguyễn Tín

22-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

Sáng hôm thứ 7 ngày 16/6 tôi ngủ được một lúc khoảng 1 tiếng sau khi làm việc cùng viên CA quận Tân Bình, lúc dậy đã không thấy ai trong phòng. Cửa phòng đã được khoá phía ngoài bằng sợi kẽm to quấn thành nhiều vòng như sợ tôi có thể bỏ trốn ra ngoài.

Nhìn thấy ổ bánh mì trên bàn cùng 2 chai nước suối, nghĩ bụng là đói từ tối qua tới giờ hết đói rồi. Nhịn một hai bữa chắc cũng không thành vấn đề, tôi mở nắp chai nước và uống một hơi hết chai nước và nhờ tay bảo vệ dân phố đang gác trước cửa mở ra để tôi đi vệ sinh. Tên này quay qua hỏi viên AN và nhận được cái gật đầu sau đó hắn mới mở khoá cửa và dẫn tôi đi.

Cơn lốc bắt bớ có cuốn trôi được mọi thứ?

FB Nguyễn Ngọc Lụa

21-6-2018

Có một người phụ nữ mình đã nhắc đến trong live stream khi công an đánh chị đến gãy răng và chị đã nuốt vào trong mình chiếc răng máu của mình. Người đó chính là chị Võ Thị Tuyết Lệ, facebook là BinhDinh Nguyen, chị sinh năm 1974, sinh ra và lớn lên nơi đất võ Bình Định.

“Tim đen” về luật An Ninh Mạng

Nguyễn Đình Cống

22-6-2018

Dân gian dùng từ “ tim đen” để chỉ những ý nghĩ thuộc bản chất của ai đó, nhưng được giấu kín. Thí dụ ông chủ tịch tỉnh làm dự án tượng đài, tuyên bố công khai là để nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, còn “tim đen” là ý nghĩ xà xẻo vài chục phần trăm giá trị dự án để chia nhau.

Vấn đề ẩn giấu trong một bài toán khó

FB Đỗ Ngà

22-6-2018

Thế nào là bài toán dễ? Bài toán dễ là khi đọc xong đề, bạn đã có ngay phương pháp giải trong đầu. Việc đúng sai là việc của kỹ năng tính toán chứ không phải việc của phương pháp giải.

Chuyện nhỏ, chuyện lớn

Đỗ Thành Nhân

21-6-2018

Lời ngỏ: Người viết với tư cách là người kế thừa lập gia phả cho một dòng họ; không nhận xét, không tự hào về việc làm của thế hệ trước; cố gắng kể lại sự thật khách quan, trung thực, như nén hương kính khấn ông bà, tổ tiên.

Vụ án quốc tế ‘bắt cóc’ mở rộng một cách nguy hiểm

Blog VOA

Bùi Tín

21-6-2018

Trịnh Xuân Thanh bị xét xử tại Việt Nam. Ảnh: Reuters

Tòa án liên bang Đức ở Berlin đang tiếp tục xử vụ án quốc tế bắt cóc tháng 7/2017, một vụ án dư luận CHLB Đức cho là nghiêm trọng chưa từng có, như thời chiến tranh lạnh của thế kỷ trước.

Ông Trọng mạ lỵ dân – Bà Ngân lẻo mép dạy đời

Phạm Trần

21-6-2018

“Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta”.

“Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả”. (theo VTC NewsZing, ngày 17/06/2018).

Nhật ký trong đồn ngày 16/6 – Phần 4: Mày có đủ tỉnh táo để làm việc không?

FB Nguyễn Tín

21-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Tiếng cửa phòng được mở ra Tín chợt mở mắt và ngồi bật dậy, viên CA sắc phục mang hàm đại uý tên Lực bước vào. Nhìn qua viên AN đang làm việc nhận được cái lắc đầu đáp trả như muốn nói chẳng làm việc được gì.

– Mày làm việc được không?

– Dạ được đại uý!

Lúc này tôi đang nghĩ đây là CA phường để lập biên bản vi phạm hành chính nên sẽ hợp tác để làm việc đúng lý do mà họ bắt giữ Tín về đây. Viên CA bắt đầu nói:

Tại sao công an Việt Nam đánh và bắt sinh viên Mỹ Will Nguyễn?

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

20-6-2018

Trong các cuộc biểu tình phản đối sôi động tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9 và 10 tháng 6, công an Việt Nam đã bắt giữ một sinh viên cao học 31 tuổi người Mỹ, Will Nguyễn. Ảnh chụp anh đang bị đối xử thô bạo bởi bọn tay chân của công an, mặc thường phục và kéo lết đến chỗ nhốt với một túi màu cam trùm trên đầu, đã lan truyền nhanh chóng trên internet.

Hãy cài hoa hồng lên hàng rào kẽm gai

FB Bạch Cúc

20-6-2018

Ngày 17.6 vừa qua, hàng trăm người dân vô tội đã bị “bắt nguội” tại Sài Gòn. Họ không phải là người biểu tình hoặc chưa kịp biểu tình đã bị gom tập trung về một khu đất và các đồn công an. Họ bị kéo lê, hất lên xe, bị đánh đập, lục soát, lấy lời khai và bị đối xử tàn bạo còn hơn kẻ phạm tội. Ngay sau đó, các trang mạng tràn ngập “Nhật ký bị bắt giữ” thẫm đẫm nước mắt và sự phẫn nộ.

Thói thiếu trung thực của Đài Truyền hình TPHCM

Nguyễn Đăng Quang

20-6-2018

Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đức Dân (Đại học KHXH và Nhân văn-Tp.HCM) là một trong các nhà khoa học đầu tiên và chuyên gia đầu ngành của nước ta về Toán-Ngôn ngữ, một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Ông sinh năm 1936, tốt nghiệp cử nhân Toán năm 1957 tại ĐHSP Hà Nội.

Về Mỹ và Hội đồng Nhân quyền

FB Trịnh Hữu Long

20-6-2018

Việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ là bất lợi lớn cho giới hoạt động nhân quyền thế giới nói chung và giới hoạt động Việt Nam nói riêng, nhất là trong bối cảnh kỳ kiểm điểm UPR sắp tới vào tháng 1/2019.

Công an đánh người Phan Rí Cửa “thổ huyết”

FB Ngô Thanh Tú

20-6-2018

Ảnh: internet

Đây là Nguyễn Minh Kha, ở nhà gọi là Đầu Dài – nạn nhân bị đánh trong đồn công an thị trấn Phan Rí Cửa vì liên quan đến cuộc biểu tình sau ngày 11/6. Kha sinh năm 2000, nay em nó mới được 18 tuổi. Từ người nhà Kha cho biết, sau cuộc biểu tình, em bị CA đến nhà để bắt lên đồn làm việc. Tại đó, công an từ Phan Thiết điều động ra để làm việc đã tra tấn, bức cung em. Đến chiều thì được thả về.

Sau khi về nhà, Kha thấy trong người khó thở, toàn thân bầm tím. Người nhà liền đưa em lên bịnh viện trên Thị trấn Chợ Lầu (huyện Bắc Bình) để khám. Sức khỏe của Kha trở nên trầm trọng, thân nhân lại phải chuyển vô Sài Gòn để chữa trị.

Ai bật đèn xanh cho công an TP Hồ Chí Minh tra tấn người biểu tình ôn hòa?

FB Châu Đoàn

20-6-2018

Việc công an tp HCM bắt người vô cớ, đánh đập dã man chỗ công cộng rồi tiếp tục tra tấn những người bị bắt tại đồn khi họ không cho mật khẩu truy cập vào điện thoại là rất đáng lo ngại.

Có nhiều người bị thương nặng, trong ấy có người bị chấn thương sọ não, bị đa chấn thương nội tạng. Nó thể hiện rằng chính quyền sẵn sàng hành động vô pháp, đạp lên quyền tự do cá nhân của người dân, coi rẻ sinh mạng của người dân.

Hiểu thêm về lý do Hoa Kỳ rời khỏi Hội đồng nhân quyền

FB Phạm Lê Vương Các

20-6-2018

Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày hôm nay 20/6 như là giọt nước tràn ly trước những bất đồng gay gắt với Cơ quan này từ nhiều năm nay.

Dù sự ra đi của Hoa Kỳ là đáng tiếc nhưng nếu ai quan tâm đến hoạt động của Hội đồng Nhân quyền có thể thấu hiểu được phần nào cho quyết định dũng cảm này của họ.

Hội đồng Nhân quyền cũng giống như một lớp học đào tạo về nhân quyền, nhưng khi học sinh “cá biệt” chiếm đa số, thì khi biểu quyết đánh giá về nhân quyền, học sinh đàng hoàng là thiểu số chống không lại thì họ sẽ chọn cách ra đi, chuyển đi nơi khác học.