Tôi thiết tha kiến nghị!

Nguyễn Đình Bin

15-3-2022

Ngày 14–3–2022 là kỷ niệm 34 năm 64 sĩ quan và chiến sỹ anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng, đã anh dũng hy sinh chống lại quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta (14–3–1988 ).

34 năm Gạc Ma, 48 năm Hoàng Sa

Phạm Đình Trọng

13-3-2022

1. Ngày 24.2.2022 Nga nổ súng xâm lược Ukraine. Cùng với toàn dân Ukraine cầm súng đứng trong chiến hào chống quân Nga xâm lược và chỉ hai ngày sau, ngày 26.2.2022, từ chiến hào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kí đơn khẩn gửi Toà án Công lý Quốc tế, ICJ ở The Hague, Hà Lan, kiện Nga gây chiến xâm lược phi pháp đất nước Ukraine (*). Toà ICJ đã nhận đơn.

Cập nhật về cuộc tập trận của Trung Quốc gần Việt Nam

Đặng Sơn Duân

9-3-2022

Tai nạn của máy bay Y-8

Như tin đã đưa trong bản tin ngày 6.3, Trung Quốc vài ngày qua vẫn ráo riết tìm kiếm chiếc máy bay tuần tra biển Y-8 bị mất liên lạc ngày 1.3.

Ngày 8.3, Trung Quốc đã triển khai thêm tàu nghiên cứu Thám Tác 1 (Tan Suo Yi Hao) tham gia với tàu Thám Tác 2 (Tan Suo Er Hao) trong khu vực tập trận. Đến sáng nay, tàu Thám Tác 2 đã quay trở về Tam Á, nhường lại nhiệm vụ cho tàu Thám Tác 1.

Các tàu hải cảnh, hải quân và nghiên cứu của Trung Quốc xuất hiện trong ảnh vệ tinh ngày 8.3. Nguồn: Đặng Sơn Duân

Các tàu hải cảnh 5901 và 5304 vẫn lượn lờ trong khu vực cho đến này hôm qua. Đến sáng nay tàu 5901 quay trở về Tam Á trong khi tàu 5401 di chuyển đến khu vực.

Các tàu hải cảnh và nghiên cứu chỉ di chuyển với tốc độ khá chậm và loanh quanh trong khu vực nhỏ, gợi ý chúng đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Hàng chục tàu hải quân khác cũng liên tục quần thảo khu vực này.

Di chuyển của các tàu hải cảnh và tàu nghiên cứu trong hai ngày 7 và 8.3, dựa theo tín hiệu AIS. Nguồn: Đặng Sơn Duân

Sự có mặt của tàu hải cảnh và tàu nghiên cứu cho thấy đây không phải là một cuộc tập trận bình thường.

Hai tàu Thám Tác 1 và Thám Tác 2 được triển khai tìm kiếm vì đây là những tàu chuyên nghiên cứu đáy biển và được trang bị tác tàu lặn,phù hợp với nhiệm vụ tìm kiếm.

Phản ứng của Việt Nam

Phản ứng trước cuộc tập trận của Trung Quốc gần Việt Nam, ngày 7.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng đề nghị “Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông”.

Trong tuyên bố, bà Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định một phần khu vực thông báo hàng hải mà Trung Quốc khoanh vùng để tập trận “thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982” và cho biết Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này.

Đáp lại, ngày 8.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngang ngược tuyên bố việc Trung Quốc việc Trung Quốc tiến hành tập trận “ngay cửa nhà” là “hợp lý và hợp pháp”.

Như nhận định ban đầu trong bản tin ngày 5.4, rìa phía tây của khu vực tập trận dường như khớp với đường nối liền của cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông.

Kết quả đối chiếu kỹ hơn với các bản đồ thể hiện đúng như thế. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn ngoan cố bám víu “đường lưỡi bò” bất chấp việc nó đã bị tòa quốc tế và cộng đồng quốc tế bác bỏ thẳng thừng.

Rìa phía tây của khu vực tập trận trùng với đường nối liền của “đường lưỡi bò”. (Lưu ý: Hình ảnh về “đường lưỡi bò” chỉ có mục đích minh họa để hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc). Ảnh trên mạng

Động thái này cũng cho thấy dù cho một số quan chức ngoại giao Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng cái gọi là lập luận “Tứ Sa” để biện minh cho các yêu sách chủ quyền phi lý và phi pháp ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn chưa hề xa rời “đường lưỡi bò”.

Ý đồ của Trung Quốc

Mục đích đầu tiên của Trung Quốc khi khoanh vùng để tiến hành tập trận là tìm kiếm chiếc máy bay tuần tra biển Y-8 bị mất liên lạc ở tây nam Tam Á và đông bắc Đà Nẵng.

Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn có ý đồ phía sau với việc tuyên bố vùng tập trận vượt qua đường trung tuyến giả định và xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Thông thường, nếu máy bay bị nạn, trong trường hợp này là có khả năng nó bị rơi trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc cần phải thông báo và đề nghị phối hợp thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không hành xử một cách có trách nhiệm như thế mà ngang nhiên tuyên bố hoạt động tập trận trong EEZ Việt Nam để tìm kiếm.

Theo tôi, ngoài việc ngang ngược bám víu “đường lưỡi bò”, Trung Quốc có thể muốn gửi tín hiệu “nắn gân” đối với hai sự kiện sắp tới trong quan hệ Việt – Mỹ, là một trong những nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ sang Mỹ dự hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ vào cuối tháng 3 này và tàu sân bay Mỹ có kế hoạch thăm Đà Nẵng trong vài tháng tới.

Chính quyền vẫn sử dụng cái đám ngu dốt đến thế này ư?

Đặng Bích Phượng

17-2-2022

Ảnh: FB Phan Khang

Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sỹ Nhổn – Hà Nội, để thắp hương cho các liệt sỹ.

Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử chiến tranh Trung-Việt?

The Diplomat 

Dự án ĐSKBĐ

Biên dịch: Đoàn Thị Hằng Ni

Hiệu đính: Phạm Huệ Việt

9-2-2022

Việt Nam không sẵn sàng đưa cuộc xung đột năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử, tiếp tục sự im lặng kéo dài hàng thập kỷ.

Biên giới tháng Hai và phương Bắc

Huy Đức

16-2-2022

Khác với thông lệ, Đại hội Đảng diễn ra đã hơn một năm, chưa thấy các tân lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Trong khi, cả Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều đã đã đi gần khắp Á, Âu. Tháng Ba tới đây, Thủ tướng cũng có lịch sang thăm Mỹ.

Vì sao phên mục, giậu ruỗng?

Blog VOA

Trân Văn

18-1-2022

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) thuộc Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN về Ban Thường vụ Đảng ủy (BTV ĐU) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) và các sĩ quan trong Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh BRVT gióng một hồi chuông cảnh báo nữa về sự mục ruỗng của… phên giậu ở Việt Nam.

“Sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ” xảy ra ở đâu?

Trương Nhân Tuấn

17-1-2022

Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính TQ “ném đá” vào xe ủi đất của công nhân VN khi những người này đang thi công “kè bờ” trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.

Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam

Lê Đức Dục

17-1-2022

Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.

Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”

(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu

Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!

Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.

Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…

Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.

***

Hoàng Sa

Xin kể thêm tôi
thành mười chín triệu một người (*)
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ
Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san hô

Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ

Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người,
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống

Em trai ơi!
Trên đảo mù sương
hôm đó có em tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững

Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta

Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng
Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương

Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca…

(1974- Khuyết danh)

(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.

Chính đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu: Cái nhìn tinh tế và sắc bén về hiểm họa Trung Hoa (Phần cuối)

Lê Thiên

14-1-2022

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

V. Ông Ngô Đình Nhu, trí thức yêu nước nhìn xa thấy rộng

CSVN phò Tàu và lệ thuộc Trung Cộng thế nào?

Khối tài sản khổng lồ của FLC từ đâu ra?

Nguyên Tống

14-1-2022

Sau mấy ngày “đọc báo nghe đài” về vụ việc FLC, mình thấy thật lạ là mọi người chỉ nhao vào phân tích sự vi phạm của “ông lớn” này mà chẳng ai đặt ra câu hỏi vì sao Quyết lại cầm dao tự chặt vào chân mình như vậy?

Chính đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu: Cái nhìn tinh tế và sắc bén về hiểm họa Trung Hoa (Phần 4)

Lê Thiên

14-1-2022

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

VI. Những sự kiện xác minh cái nhìn tinh tế của Chính Đề Việt Nam

Chuyện dài hải đảo Việt Nam

* Công hàm 1958, một thứ ơn đền nghĩa trả nhục nhã!

Chính đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu: Cái nhìn tinh tế và sắc bén về hiểm họa Trung Hoa (Phần 3)

Lê Thiên

12-1-2022

Tiếp theo phần 1phần 2

III. Chuyên chế độc tài là lợi khí cho giặc ngoại xâm

Phát huy ý chí quật cường chống chủ nghĩa chuyên chế

Biện pháp nào có thể sử dụng để cuộc chiến đấu chống ngoại xâm được hữu hiệu? Trong Chính Đề Việt Nam, tác giả Tùng Phong chỉ rõ: “Biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc” – (Trang170).

Chính đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu: Cái nhìn tinh tế và sắc bén về hiểm họa Trung Hoa (Phần 2)

Lê Thiên

11-1-2022

Tiếp theo phần 1

II. Tâm lý “thuộc quốc” và não trạng “đảng thuộc” của CSVN

Đảng CSVN lệ thuộc Đảng CS Trung Hoa… dẫn tới tâm lý “thuộc quốc”

Chuyện bà Minh gọi công an bắt “Gián điệp Trung Quốc”

Mạc Văn Trang

2-1-2022

Ảnh: FB tác giả

Chuyện bà Minh, hàng xóm của Lê Phú Khải, đã nói đến hôm qua trong bài “GẶP NHAU CUỐI NĂM THẬT LÀ VUI”. Nay xin kể tiếp chuyện bà Minh đi biểu tình phản đối “Ba đặc khu”.

Hun Sen tố Hà Nội độc tài: Ngậm bồ hòn làm ngọt?

Blog VOA

Hoàng Thành

21-12-2021

Các trò ngỗ ngược vừa qua của Hun Sen chưa thực sự “đốt đ*t” Hà Nội vốn đang trong cơn tự huyễn hoặc. Tuy nhiên, Bảy Phúc (nickname của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc) lần này có mang thông điệp răn đe sang Phnom Penh hay không hay lại tiếp tục “ngậm bồ hòn làm ngọt” một thời gian nữa?

Một năm sau quyết định về “danh mục bí mật độ tuyệt mật của đảng” có hiệu lực…

Trương Nhân Tuấn

2-11-2021

Một năm sau khi Quyết định 1722/QĐ/TTG của Thủ tướng có hiệu lực, từ ngày 3 tháng 11 năm 2020, ta có thể kiểm chứng lại trên mặt báo chí: Sự im lặng toàn diện trên các vấn đề thuộc phạm vi an ninh quốc gia, như các vấn đề về biên giới, về chủ quyền lãnh thổ, hải đảo cũng như về hải phận quốc gia…

Cần cảnh giác về chức năng quân – dân sự của thiết bị định vị Bắc Đẩu Trung Quốc tại Biển Đông

Nghiên cứu Biển Đông

27-10-2021

Tên lửa Trường Chinh-3B đưa vệ tinh định vị của Trung Quốc lên quỹ đạo. Ảnh: Global times

Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ Định vị Bắc Đẩu, hỗ trợ các lực lượng chấp pháp của nước này tại Biển Đông.

Trở về với uyên nguyên dân tộc

Trần Trung Đạo

26-9-2021

(Nhân ngày giỗ Đức Trần Hưng Đạo 20 tháng 8 Âm Lịch)

Sau cuộc chiến 29 ngày năm 1979, tương quan quân sự giữa Việt Nam và Trung Cộng đã thay đổi và đến nay sự chênh lệch đã xa đến mức Việt Nam không còn là một đe dọa quân sự đối với Trung Cộng nữa.

Bộ hài cốt liệt sỹ và cái Điếm canh trên đỉnh 1509

Huy Đức

24-9-2021

Hình 1- Nguồn: tư liệu

Hôm qua, 23-9-2021, bác sĩ Nguyễn Thái Long – người mà vào ngày 17-2-1979, chiến đấu trong đội hình trung đoàn 567, giữ đèo Khau Chỉa (Cao Bằng) – công bố bức ảnh Đội tìm kiếm hài cốt liệt sỹ tỉnh đội Hà Giang đang gỡ những phần hài cốt vừa tìm thấy ở khu vực điểm cao A6 A-B, Vị Xuyên.

Điểm sách “Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới”

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Nguyễn Thế Phương

16-9-2021

“Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới” là một cuốn sách thú vị, đặc biệt đứng dưới góc nhìn địa chính trị và quan hệ quốc tế. Peter Frankopan, tác giả của cuốn sách, là một sử gia. Song như ông đã nói trong phần kết luận, sử gia hay bất cứ nhà quan sát nào cần phải tìm cách “vẽ” được một bức tranh toàn cảnh, “kết nối thế giới lại với nhau”, “xâu chuỗi các sự kiện xảy ra ở khắp mọi nơi” để tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn về những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Lập luận cho rằng VNCH và VNDCCH từng là hai quốc gia, đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về pháp lý

Trương Nhân Tuấn

14-9-2021

Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được học giả TQ mô tả như sau:

Những điểm gây bất bình trong Luật An toàn Giao thông Hàng hải Trung Quốc

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

6-9-2021

Thêm một bước tinh vi biến các vùng biển tranh chấp thành ao nhà.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 xuống phía nam Tư Chính

Đặng Sơn Duân

31-8-2021

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc đang có những di chuyển đáng ngờ ở khu vực phía nam Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Phim ảnh là một phương thức “xâm lược” mềm

Nguyễn Ngọc Chu

30-8-2021

1. CÓ NHIỀU LOẠI VIRUS

Ngay trước giờ đến Hà Nội của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, đại sứ Trung Quốc Hùng Ba đã đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp với lý do tặng Việt Nam 2 triệu liều vaccine Vero sell của Trung Quốc để chống lại virus corona đến từ Vũ Hán. Sự kiện này làm nẩy sinh nhiều vấn đề, trong đó có sự nhắc nhở, rằng cùng lúc Việt Nam bị xâm hại từ nhiều loại virus, chứ không chỉ riêng từ virus corona.

Chuyện “lạ mà quen” nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Tản văn của Trần Hưng Đạo

25-8-2021

Không lực số 2 của Mỹ chở bà Kamala Harris đêm qua đã lăn bánh đáp xuống sân bân bay quốc tế Nội Bài lúc 22h35’. Cho đến trưa nay 25/8 (giờ Hà Nội), có biết bao chuyện “lạ mà quen” xung quanh chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Có lẽ khi về đến Washington, bà Kalama Harris và người Mỹ vẫn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, mà không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “Văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?

Nói về ‘điểm cao 1509’ Hà Giang

Song Phan

27-7-2021

Trong stt “HÀ NỘI – BẮC KINH & VIỆC GỌI ĐÚNG TÊN CUỘC CHIẾN” mới đây nhân ngày TBLS, Huy Đức có nhắc đến việc Tàu+ sau khi rút quân khỏi các tỉnh phía biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh xâm lược VN chớp nhoáng năm 1979 vẫn tiếp tục quấy phá liên tục trên quy mô nhỏ hơn cho đến năm 1989, và đặc biệt năm 1984 chúng đã dùng lực lượng lớn tấn công, chiếm giữ được 29 điểm dọc biên giới, trong đó có điểm cao 1509 ở Hà Giang. Hàng ngàn thanh niên VN đã hi sinh để cố lấy lại các vị trí bị mất.

ASEAN có vượt qua được các thách thức để đi tới COC?

Hải Đăng

21-7-2021

Trong các thách thức đối với lập trường của ASEAN về Biển Đông, cuộc đàm phán bị câu giờ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về COC đã và sẽ là một trong những vấn đề gay cấn nhất. Các mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên ASEAN đã/đang nổi lên trong quá trình đi tới Bộ quy tắc ứng xử ấy.

“Để Tổ quốc không bị bất ngờ!”

Lê Đức Dục

19-7-2021

Mình làm báo theo mảng biên giới và biển đảo, có một câu mình rất thích khi nói về nhiệm vụ những người lính biên phòng và hải quân: “Để Tổ quốc không bị bất ngờ!”.

Khó khăn bên trong vẫn phải cảnh giác bên ngoài

Trần Văn Thọ

14-7-2021

Trong nước tình hình dịch bệnh đang nghiêm trọng, đặc biệt Thành phố HCM bị lockdown đã 5 ngày. Cả nước đang lo chống dịch, phòng dịch lây lan, và cứu giúp những người đặc biệt khó khăn đột nhiên mất hết thu nhập vốn đã ít ỏi. Chúng ta cảm thông, chia sẻ khó khăn với những người đang cần giúp đỡ, biết ơn những người đang ở tuyến đầu chống dịch, nhất là nhũng bác sĩ, y tá, khán hộ; cảm ơn những người tích cực làm từ thiện; và hợp tác với chính phủ trong các nỗ lực phòng chống dịch. Nhưng hôm nay tôi muốn mọi người không quên một vấn đề khác, cũng quan trọng không kém.