Tướng Vịnh đánh bóng cá nhân để chạy tội

Trần Khát Chân

7-6-2021

Chẳng ai yêu cầu một ông tướng tình báo phải đưa “cả ổ bánh mì” lên “bàn” truyền thông. Nhưng kiểu “đánh bóng cá nhân” cũng như cách “chạy tội” cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu cho thấy, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hơi xem thường công luận.

Căn cứ hải quân REAM của Campuchia trở thành thách thức an ninh thường trực đối với Việt Nam

Nghiên cứu Biển Đông

7-6-20211.

Ngày 2/6/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thú nhận Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia xây dựng căn cứ hải quân Ream tại tỉnh Sihanoukville phía tây nam Campuchia nằm trên bờ biển ở vịnh Thái Lan. Ông Tea Banh viện dẫn lý do rằng Campuchia không đủ khả năng chi trả việc nâng cấp Ream nên nhờ Trung Quốc hỗ trợ và Trung Quốc giúp đỡ vô điều kiện.

Duterte muốn “bàn giao” vụ đá Ba Đầu cho Việt Nam?

Trương Nhân Tuấn

14-5-2021

Báo chí đăng tin hôm qua, 13 tháng 5, Trung Quốc lại điều gần 300 tàu “dân quân biển” vào khu vực đá Ba Đầu. Vụ này xảy ra sau khi tổng thống Duterte của Philippines “tuyên bố” rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016 là “tờ giấy lộn bỏ vô thùng rác”. Thái độ xoay 180° của Duterte làm các quan chức Phi chưng hửng.

Điểm nóng lệch từ Biển Đông lên Đài Loan và Đông Bắc Á?

Jackhammer Nguyễn

17-4-2021

Nguyên thủ nước ngoài đầu tiên mà tổng thống Mỹ Joseph Biden đón tiếp tại tòa Bạch Ốc là thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ngày 16/4/2021. Quốc gia đầu tiên mà thủ tướng Suga công du sau khi lên cầm quyền là Việt Nam, ngày 18/10/2020.

Các kết ước về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có hiệu lực bắt buộc và vĩnh viễn

Trương Nhân Tuấn

17-4-2021

Có nguồn tin cho rằng, khi Việt Nam được dân chủ hóa và có các mối liên minh chiến lược với Mỹ và các nước phương Tây thì các công hàm, các cam kết giữa hai đảng CSVN và Trung Quốc sẽ không còn hiệu lực.

Những điều “Đan” giãi bày hay giữ kín khi chia tay

Đinh Hoàng Thắng

16-4-2021

Dan và tác giả. Người chụp: Nguyễn X Nguyên (TLS)

Tôi muốn gọi Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Daniel Kritenbrink một cách thân mật như người Mỹ “ới nhau” khi đã quen nhau lâu ngày. Hy vọng “Đan” không phản đối. Nhiều câu chuyện Đại sứ không kể ra, theo tôi, quan trọng không kém những điều ông phát biểu. Vấn đề là sở tại có bắt được “sóng” hay không…

Có phải đảng CSVN đang chuẩn bị quà sinh nhật 100 năm ngày thành lập đảng CSTQ?

Trương Nhân Tuấn

15-4-2021

Tập Cận Bình muốn làm một cái gì đó trong năm nay để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập đảng (ngày 23 tháng 7 năm 1921).

Chủ trương quốc phòng “bốn không” của Việt Nam phải chăng là kết tinh của việc “không suy nghĩ”?

Trương Nhân Tuấn

14-4-2021

Việt Nam có công bố “Sách trắng quốc phòng năm 2019”, trong đó có chủ trương “Bốn Không”: 1- Không tham gia liên minh quân sự; 2- Không liên kết với nước này để chống nước kia; 3- Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; 4- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Nhức nhối với tỷ lệ 1% và đau đầu với kiểu cài cắm thâm độc đường lưỡi bò

Vũ Kim Hạnh

13-4-2021

Hôm nay có 2 vấn đề sôi động cần viết: Nỗi nhức nhối của con số tỉ lệ chỉ có 1% nông sản xuất khẩu qua TQ là xuất CHÍNH NGẠCH và Sự điên đầu với thói gài bản đồ lưỡi bò mà ta dính hoài.

Samsung cũng xài bản đồ đường lưỡi bò…

Một trang web như Baidu dù xâm phạm chủ quyền biển đảo vẫn có thể dễ dàng truy cập tại Việt Nam trong khi những trang liên quan đến nhân quyền, tin tức đối ngược thì bị chặn.

Nhân chuyện bản đồ

Lê Quang

4-4-2021

Vì đã từng tham gia tư vấn một số dự án lớn của Hongkong và Đại lục nên tôi xin phép được kể một thực tế mà không phải ai cũng nắm được.

Tẩy chay hay không tẩy chay…

Đỗ Hùng

4-4-2021

Ảnh: internet

Đây là trang bản đồ của Baidu, một dịch vụ Trung Quốc tương tự Google Maps.

Ông Trương Nhân Tuấn tranh luận với TS Nguyễn Hồng Thao về đá Ba Đầu

Trương Nhân Tuấn

3-4-2021

Bài tôi viết hôm qua về đá Ba Đầu có đoạn cho rằng, “trường hợp của Việt Nam thì ‘yếu’ hơn Phi rất nhiều”. TS Nguyễn Hồng Thao có viết “còm” nguyên văn như sau:

Bản chất của vụ việc vẫn nằm ở Trung Quốc

Lê Quang

3-4-2021

Người Việt Nam không hề ủng hộ Nike và H&M trong vụ bông Tân Cương nhưng lại sẵn sàng tuyên bố tẩy chay H&M trong vụ bản đồ lưỡi bò mặc dù đây rõ ràng chỉ là ”fake news”. Bỏ qua việc dễ bị nhầm lẫn giữa tin thật với tin giả, điều này là dễ hiểu thôi nhưng bản chất của vụ việc vẫn nằm ở Trung Quốc. Cả bông Tân Cương lẫn đường lưỡi bò đều nằm ở phía Trung Quốc.

“Bán nước” để “cứu Đảng” qua “Hội nghị Thành Đô”

Trần Trung Đạo

2-4-2021

Sau chiến tranh biên giới, Đặng Tiểu Bình thay đổi cấp lãnh đạo, phương hướng phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng đến các nước tư bản tự do; trong lúc đó giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự cô lập trong chuyên chính vô sản, lạc hậu trong thời bao cấp, tem phiếu, thu mua để rồi đưa đất nước đến thảm trạng nghèo đói tận cùng suốt thập niên năm 1980.

Trung Quốc toan tính gì ở đá Ba đầu?

Trương Nhân Tuấn

1-4-2021

Đội tàu Trung Quốc tại đá Ba đầu. Ảnh chụp ngày 7/3/2021. Nguồn: Reuters

Báo chí nước ngoài từ ngày 7 tháng 3 năm 2021 đăng tin, lực lượng hải cảnh của Phi ra bố cáo cho biết, có khoảng 200 tàu đánh cá của Trung Quốc đã neo đậu ở bãi đá Whitsun, tên Việt Nam là đá Ba đầu, bãi đá này cách bờ biển của Phi, đảo Palawan, là 175 hải lý.

Gặp gỡ bốn nước Đông Nam Á tại Phúc Kiến, Bắc Kinh tiếp tục cô lập Việt Nam

Jackhammer Nguyễn

31-3-2021

Báo Bưu Điện Hoa Nam (SCMP), từ Hồng Kông, hôm 30/3/2021, có bài: “Bắc Kinh tranh thủ các nước Đông Nam Á, trong nỗ lực chống lại phản ứng dữ dội ở Biển Đông”. Bài báo trích dẫn các nguồn tin ngoại giao, cho biết, Trung Quốc và bốn nước ASEAN sẽ gặp nhau tại Phúc Kiến, một tỉnh duyên hải phía Đông Nam của Trung Quốc, trong tuần lễ cuối tháng Ba, đầu tháng Tư này. Bốn nước đó là Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia.

Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?

Trương Nhân Tuấn

24-3-2021

Ảnh: Google

Đây là một thực thể địa lý “lúc chìm lúc nổi”, thuộc nhóm đảo Sinh tồn, thuộc quần đảo Trường Sa.

Thực tập đánh chiếm đảo – thông điệp gửi Trung Quốc

Blog VOA

Trân Văn

20-3-2021

Ngày mai (20 tháng 3), Castaway – cuộc tập trân do Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức – sẽ kết thúc. Castaway được các chuyên gia an ninh – quốc phòng chú ý một cách đặc biệt vì mục tiêu của nó: Nâng cao khả năng tấn công – chiếm giữ các hòn đảo ở khu vực Tây Thái Bình Dương, vốn đã và đang rất nóng cả vì yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền, lẫn nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền tại một số vùng biển trong khu vực này.

Castaway bắt đầu vào 8 tháng 3 và kéo dài khoảng hai tuần ở khu vực thuộc Okinawa (Nhật). Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy nửa năm, Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức thực tập đánh chiếm đảo. Cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại này có tên là Noble Fury được thực hiện hồi tháng 10 năm ngoái với mục tiêu tương tự nhưng so với Noble Fury thì Castaway toàn diện hơn: Có sự phối hợp giữa các đơn vị tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến, Lục quân và Không quân Mỹ.

Nếu Noble Fury chỉ có sự phối hợp giữa Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ để thực tập đánh chiếm những hòn đảo có phi trường thì Castaway có sự phối hợp rộng hơn và sát với thực tế chiến trường ở khu vực Tây Thái Bình Dương hơn. Nỗ lực chính của Castaway vẫn là các đơn vị thám sát (Reconnaissance Marine – FORECON) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến nhưng nay, song hành với FORECON còn có thêm các đơn vị biệt kích (Green Beret – SOG) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Lục quân Mỹ và các Không đoàn chiến thuật (Special Tactics Squadron – AFSOC) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Không quân Mỹ.

Hải quân sẽ sử dụng hệ thống hỏa tiễn cơ động tầm xa để phong tỏa mặt biển và cùng với Không quân pháo kích, không kích, dọn dẹp hệ thống phòng thủ của đối phương. Dưới sự hỗ trợ của hỏa yểm và không yểm, các đơn vị của FORECON và SOG sẽ sử dụng các phương tiện quân sự mới nhất, đổ bộ cả từ hướng biển lẫn trên không, thực hiện các cuộc đột kích, mở đường cho sư đoàn viễn chinh của Thủy quân lục chiến tràn lên chiếm và kiểm soát đảo.

Năm 2018, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ đã soạn – giới thiệu một cẩm nang về chiến thuật cho lực lượng viễn chinh của binh chủng này trong giai đoạn sắp tới với đối thủ mới. Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ sử dụng các đơn vị nhỏ, dễ phân tán rộng, hành tiến nhanh, đột kích chính xác, sớm vô hiệu hóa đối phương mà không cần tấn công tổng lực để hủy diệt. Noble FuryCastaway được xem là những bài tập ứng dụng cẩm nang về chiến thuật mới.

Tuy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ không nhắc gì đến Trung Quốc nhưng nhiều chuyên gia về an ninh – quốc phòng tin rằng, Noble FuryCastaway là những cuộc tập trận nhắm tới Trung Quốc như đối thủ tiềm ẩn. Ông Toshiyuki Shikata – chuyên gia an ninh từng là cựu Trung tướng của Lực lượng Phòng vệ Nhật – nhấn mạnh: Trong xung đột liên quan tới các đảo, Thủy quân lục chiến Mỹ là đối thủ đáng gờm. Rõ ràng Castaway nhắm vào sự hung hãn của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Mỹ đã phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Mỹ đã cam kết sẽ hỗ trợ Nhật bảo vệ đảo Senkaku. Tư lệnh Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ vừa lưu ý với Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ về khả năng Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong sáu năm tới. Cả Ngoại trưởng lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa đến thăm Nhật và Nam Hàn để tái khẳng định sự ủng hộ hai quốc gia này trước những hiểm họa từ Trung Quốc và Bắc Hàn…

Theo ông Shikata: Ngoài việc dùng lời, Mỹ còn dùng những cuộc tập trận như Castaway để chứng minh họ có khả năng triển khai lực lượng kèm các phương tiện, vũ khí đáng tin cậy một cách kịp thời và thích đáng. Song song với các nỗ lực và giải pháp về ngoại giao, những cuộc tập trận như Castaway góp phần đáng kể vào việc răn đe Trung Quốc. Tuy không đề cập đến Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu, những cuộc tập trận như Castaway nhằm gửi thêm thông điệp cho Trung Quốc.

Chú thích

(*) https://www.stripes.com/news/pacific/us-troops-practice-island-warfare-concepts-designed-to-control-western-pacific-sea-lanes-1.666227

Gạc Ma: Lời nhắc nhở về chứng mất trí (nhớ) tập thể

Luật Khoa

Y Chan

14-3-2021

Ảnh: Reuters

Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc không có hiện tại, không có cả tương lai.

Vòng tròn bất tử!

Nguyễn Thùy Dương

14-3-2021

Họ xếp thành hình tròn trên đảo nhỏ, bảo vệ ngọn cờ Tổ Quốc. Từng người gục xuống đau đớn cho ngọn cờ bay giữa biển khơi. Cái chết của họ không người thân, không gia đình. Chỉ có những đồng đội cùng nhau tử trận.

Sự kiện Gạc Ma 14-3-1988: Nhìn từ thế giới bên ngoài

Tuấn Khanh

14-3-2021

Một số nhà hoạt động tại Hà Nội thắp hương, dâng hoa tưởng niệm tròn 33 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh vì giữ đảo Gạc Ma 14/3/1988- 14/3/2021. Ảnh: FB Lê Hoàng/Nguyễn Thúy Hạnh

Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.

Gạc Ma mãi mãi không quên!

Lưu Trọng Văn

14-3-2021

Quảng Bình là quê hương của nhiều chiến sĩ, sĩ quan trong số 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma.

Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng nhân 33 năm cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông

14-3-2021

Cách đây đúng 33 năm, vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngoại giao Việt Nam: Làm thế nào để dẫn dắt?

Đinh Hoàng Thắng

13-3-2021

Sau kỷ niệm Chiến tranh Biên giới (17/2) và dịp tưởng niệm trận Gạc Ma (14/3), nay chính phủ nhiệm kỳ mới ở Việt Nam sẽ đi về hướng nào trong an ninh vùng?

Thượng tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (Phần cuối)

Thu Hà

13-3-2021

Tiếp theo phần 1

Máu nhuộm hải đảo, biên cương…

Trong khoảng thời gian 50 năm qua, có bốn mốc quan trọng mà Trung Cộng đã tiến hành xâm lược quy mô, giết người tàn bạo đối với Việt Nam, đó là Hải chiến Hoàng Sa tháng 1/1974, Chiến tranh biên giới 2/1979, Mặt trận Vị Xuyên 7/1984 và Thảm sát Gạc Ma tháng 3/1988.

Thượng tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (Phần 1)

Thu Hà

10-3-2021

Kỷ niệm 33 năm ngày Trung Cộng xâm lược và thảm sát Gạc Ma (14/3/1988 – 14/3/2021)

Nói gì về những ngày này 42 năm trước?

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2021

Ngày 14 tháng 2 vừa qua là thời điểm tròn 42 năm Trung Quốc xua quân sang dạy cho Việt Nam một bài học và đó là lý do, tuần này, “hèn”… trở thành từ phổ biến trên mạng xã hội…

Chiến tranh Việt – Trung năm 1979 góp phần vào tiến trình lịch sử thế giới như thế nào

South East Asia Globe

Tác giả: Hoàng Minh Vũ

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

17-2-2021

Ngày 17 tháng 2 đánh dấu 42 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi Bắc Kinh trả đũa việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Là một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, nó chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong một năm có lẽ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại – đó là năm 1979.

Ngày 17/2

Thái Hạo

17-2-2021

Tôi vẫn chưa viết được một điều gì về cuộc xâm lược dã man của CS Trung Quốc vào Việt Nam, mà vẫn chỉ nói về những điều của quốc nội. Nó cũng giống như việc tôi ít đề cập đến bầu cử Mỹ, đến Trump, đến Sa hoàng Putin v.v.. dù biết tất cả những điều ấy đều can hệ tới thân phận nước Việt và dân Việt.