Tàu CSB Trung Quốc, từng thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, đã cướp hai tấn mực của ngư dân Quảng Nam?

BTV Tiếng Dân

7-6-2019

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, sáng nay, thượng tá Võ Viết Dũng, chính trị viên đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Kỳ Hà, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đã nhận đơn trình báo của ông Trần Văn Nhân, chủ tàu cá mang số hiệu QNa- 9144, đã bị tàu Trung Quốc bao vây, cướp hải sản mà tàu ông đánh bắt được.

Lính Mỹ, quân phục, quân trang “made in China” và án tù

Blog VOA

Trân Văn

3-6-2019

Cảnh bề bộn, xuống cấp ở một số ga của tuyến metro Cát linh-Hà đông. Ảnh tư liệu tháng 3/2019. Nguồn: PLTP

Tuần trước, Ramin Kohanbash, 49 tuổi, chủ một doanh nghiệp chuyên bán sỉ quần áo ở New York, chính thức bị cáo buộc phạm hai tội: “Buôn bán hàng giả” và “Âm mưu lừa đảo”. Ngày 12 tháng này, Tòa án sẽ xem xét cáo buộc và công bố hình phạt. Người ta ước đoán, Kohanbash sẽ ở tù ít nhất cũng 15 năm.

Đã không lên án TQ xâm lược biển đảo, sao còn đề cao “thiện chí” của Trung Quốc như thế này?

Nguyễn Ngọc Chu

3-6-2019

Suốt cả bài diễn văn, ông Ngô Xuân Lịch không có một lời phê phán Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông Nam Á, xua đuổi, đâm chìm thuyền cá ngư dân Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam. Trái lại, chỉ thấy Trung Quốc và Việt Nam đang “thống nhất duy trì” hòa bình, ổn định trên Biển Đông Nam Á.

Khi thằng cướp mở mồm

Đoàn Bảo Châu

3-6-2019

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Nguỵ Phượng Hoà phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore hôm 2/6 vừa rồi.

“Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”.

Phan Châu Trinh: từ “thuyết tự trị” đến “chế độ tự trị”

Mai Thái Lĩnh  

3-5-2019

Trong số các di cảo của Phan Châu Trinh, có hai văn bản đáng chú ý: bản thảo chưa hoàn thành có tên là Liên hiệp Pháp-Việt hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau Liên hiệp Pháp-Việt, tạm gọi là Tân Việt Nam) và bài thơ dài 500 câu Tỉnh quốc hồn ca II (1). Trong cả hai tài liệu đều có thuật ngữ “tự trị”. Nhưng nếu xem xét kỹ nội dung, ta thấy khái niệm này có sự thay đổi, hay nói đúng hơn là có sự phát triển theo thời gian.

Các dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc, dân Việt lãnh đủ!

BTV Tiếng Dân

31-5-2019

VietNamNet cập nhật tình hình đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Phía Trung Quốc chưa chuyển tài liệu chứng nhận an toàn. Bộ GTVT vừa gửi báo cáo đến Quốc hội về một số dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, trong đó có dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Theo báo cáo, dự án này đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, vật tư, thiết bị, đang vận hành, chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong 2019.

Mười năm diễn đàn Bauxite Việt Nam: Những kỷ niệm và những điều cần biết sau 10 năm khai thác bauxite Tây Nguyên

Lê Phú Khải

30-5-2019

Một buổi chiều oi bức giữa tháng 3 năm 2009, nhà văn Phạm Đình Trọng đến tôi và nói: Tôi vừa viết lên mạng internet gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản đối cho Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng chỉ có mình tôi lên tiếng… cô đơn quá!!!

Tôi bảo anh Trọng: Ông đã kiến nghị Thủ tướng rồi, thì tôi phải phản đối lên Tổng Bí thư mà thôi…

Đêm hôm đó (19.3. 2009), tôi viết bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng. Trang mạng BBC tiếng Việt đã đăng trang trọng bài viết đó vào ngày 23.3.2009.

Trong thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đó, tôi đã nhắc đến các ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Đình Trọng về vấn đề khai thác bauxite, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa các mỏ bauxite ở nước mình trên toàn quốc từ 2008 vì tính chất độc hại tàn khốc đối với môi trường sinh thái. Vì nhân đạo mà trước đây Liên Xô cũng đã khuyên ta không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên…

Sau khi trang mạng BBC tiếng Việt đăng bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng, biên tập viên của BBC là nhà báo Lê Quỳnh cho biết, BBC nhận được rất nhiều comment về bài đó. Nhà báo Lê Quỳnh là con trai của nhà văn Trần Hoài Dương, nguyên biên tập viên Tạp chí Cộng sản, người đã hướng dẫn nghiệp vụ và kết nạp đảng viên dự bị Nguyễn Phú Trọng chính thức vào đảng ngày 19.12.1968.

Trước làn sóng phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên ngày một dữ dội, Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam đã có một phiên họp đặc biệt về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Có một câu chuyện hay có thể gọi là một kỷ niệm nhiều chất humour đối với tôi sau đó. Và trước đó, tôi cũng đã nhận được nhiều chuyện đầy chất humour như thế trong cuộc đời làm báo của mình.

Số là, sau cuộc họp của Bộ Chính trị về bauxite, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bảo người thư ký riêng của ông gọi điện đến Tiến sỹ Tô Văn Trường, người khá thân thiết với ông, để hỏi anh Tô Văn Trường vì sao Lê Phú Khải là đảng viên mà lại viết thư qua BBC nhan đề “Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng” (!)?

Khi tôi còn là phóng viên thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm, có nhà riêng tại Mỹ Tho và đặt “bureau” ngay tại nhà, một lần Chủ tịch tỉnh Tiền Giang là ông Nguyễn Công Bình đến bảo tôi: Thường vụ (tỉnh) mới họp, quyết định kỳ này giới thiệu đồng chí tham gia cấp uỷ (phường) để đồng chí giúp đỡ địa phương (phường) và để hằng tháng đồng chí khỏi lên thành phố Hồ Chí Minh họp chi bộ (!). Tôi chưa kịp nói gì, nhưng nhìn vẻ ngạc nhiên của tôi, ông Chủ tịch tỉnh vốn nghiêm nghị và quyết đoán đã nghiêm nét mặt nói: Đồng chí không được khiêm tốn! Nói xong, ông lên xe ra về.

Tôi than với vợ tôi rằng: Kỳ này có lẽ tôi “tới số” rồi, vì “không được khiêm tốn”!

Chưa hết, sau hơn 10 năm có lẻ thường trú cho Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long, tôi về làm việc tại cơ quan thường trú của Đài tại thành phố Hồ Chí Minh, một hôm, hai cán bộ lãnh đạo cấp trưởng – phó ban của báo Sài Gòn giải phóng tranh luận với nhau về việc Lê Phú Khải có phải là đảng viên hay không? Người bảo có, người bảo không. Cuối cùng người ta cá cược nhau một thùng bia! Họ gọi điện về nhà hỏi vợ tôi… Khi tôi về đến nhà, vợ tôi kể lại chuyện này và bảo: Đến bây giờ mà mấy ông Sài Gòn giải phóng còn… nặng về lý lịch! Tôi bảo với bả: Dù sao thì tôi cũng mừng cho đảng, vì người ta thấy tôi tử tế nên nghĩ tôi là đảng viên (!).

Ít ngày sau khi ông Tư Sang hỏi ông Tô Văn Trường về tôi thì diễn đàn Bauxite Việt Nam ra đời do Giáo sư Huệ Chi làm tổng biên tập. Ngay lập tức, cả một rừng phản biện về khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đăng tải trên diễn đàn Bauxite Việt Nam. Phản biện toàn diện, từ xử lý môi trường đến vận chuyển thành phẩm ra biển, hạch toán lỗ lãi…

Tác dụng của trang mạng này mạnh mẽ đến mức Tổng biên tập Huệ Chi bị công an mời lên chất vấn dài dài… Cũng từ đó mở đầu cho một giai đoạn các tổ chức xã hội dân sự cùng với các trang mạng của họ ra đời. Các kiến nghị lấy chữ ký, thư thỉnh cầu, các tuyên bố dân sự xuất hiện ngày một nhiều.

Lịch sử đấu tranh ôn hoà để dân chủ hoá đất nước trong lòng chế độ độc tài toàn trị ghi công những người đầu tiên lập nên diễn đàn Bauxite Việt Nam.

Như một tất yếu, khi xã hội Việt Nam quyết không cải cách chính trị, chỉ cải cách kinh tế, với kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cái quái thai này đã tàn phá dữ dội toàn diện đất nước.

Với 10 năm cầm quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh cho cả hệ thống chính trị ăn cướp đất đai, tài sản của dân để xây dựng phe cánh, tạo thế lực riêng cho mình, với hy vọng tranh giành quyền lực ở đại hội 12. Dũng đổ, kinh tế, đạo đức xã hội cũng đến hồi sụp đổ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn củng cố đảng, chống tham nhũng và “đốt lò”, nhưng lại thù ghét tam quyền phân lập, luôn miệng chống “các thế lực thù địch”… thì chỉ là một trò hề, một tấn tuồng lố bịch! Hơn nữa, Trung Quốc cũng không bao giờ cho ông Trọng chống tham nhũng thật sự. Họ luôn duy trì một Việt Nam hèn yếu và hỗn loạn… Tham nhũng ngày một lan tràn, vì cái gốc của nó là thể chế độc tài đảng trị vẫn giữ nguyên, thậm chí còn xiết chặt đàn áp dân chủ, đàn áp báo chí hơn bất cứ lúc nào.

Như một lẽ tự nhiên, diễn đàn Bauxite Việt Nam từ chỗ chỉ phản biện về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đã trở thành một trang mạng xã hội của trí thức trong và ngoài nước phản biện về tất cả những chính sách kinh tế, xã hội, chính trị của nhà nước đảng trị, công an trị. Trung Quốc đưa giàn khoan khủng vào Biển Đông, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, vụ làm tàu cao tốc, dự luật đặc khu, vấn nạn cướp đất ở Đồng Tâm, Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng, nạn gian lận thi cử, nạn bạo hành ở trường học… tất cả những vấn nạn kinh hoàng ấy của đất nước đều được Bauxite Việt Nam phanh phui, phê phán không khoan nhượng. Vì thế, cho đến nay, sau 10 năm tồn tại, mặc dù cả một rừng các trang mạng khác, các blog cá nhân ra đời như măng mọc sau ngày mưa, diễn đàn Bauxite Việt Nam vẫn là “tờ báo” được đông đảo bạn đọc đón nhận từng ngày. Sức sống của trang Bauxite Việt Nam mãnh liệt và không một luật an ninh mạng nào xoá bỏ được nó ở thời đại công nghệ 4.0 này.

Ngay từ những ngày đầu, tôi đã phản đối quyết liệt việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tham gia viết bài cho diễn đàn Bauxite Việt Nam và là bạn đọc thường xuyên của trang, vì thế tôi theo dõi từng diễn biến lớn nhỏ suốt 10 năm qua về đề tài bauxite Tây Nguyên.

Với tất cả vốn liếng và kinh nghiệm nghề nghiệp hơn 40 năm theo đuổi công việc của “người trinh thám cuộc sống” – như người đời đã gọi các nhà báo, tôi gắng sức điều tra và thấy cần thông báo về tình hình khai thác bauxite Tây Nguyên như sau:

Như các cụ ta xưa có câu: Trong cái rủi có cái may, Trung Quốc cấm khai thác bauxite ở nước họ, nhưng lại bắt chư hầu Việt Nam khai thác cho bằng được để bán cho họ, bắt Việt Nam mua các thiết bị khai thác kém chất lượng của họ (!). Nhưng với tinh thần sáng tạo, ý chí của mình, các kỹ sư Việt Nam đã giải quyết được tất cả những trục trặc trong dây chuyền công nghệ do thiết bị kém chất lượng của Trung Quốc. Việt Nam đã làm chủ được công nghệ. Từ năm 2016 sản xuất đã ổn định và có lãi. Năm 2018 nhà máy Tân Rai sản xuất được 670.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 2.000 tỷ, trong khi phải đầu tư 15.000 tỷ. Nhân Cơ sản xuất được 650.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 1.700 tỷ, trong khi phải đầu tư 17.000 tỷ.

Khi nói về vấn đề lãi, các nhà kinh tế sẽ đặt câu hỏi, bán tài nguyên của đất nước đi thì có thể gọi là lãi được không? Có người lại nêu vấn đề, các nhà máy bauxite nằm trong Tổng công ty Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty đang báo lỗ thì lãi của hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ vẫn nằm trong lợi ích nhóm, ngân sách quốc gia không được hưởng gì.

Hiện nay Trung Quốc không mua nhôm oxit của Việt Nam để sản xuất nhôm nữa, họ chủ yếu mua của Brazil. Trung Quốc không mua nữa, ta lại bán cho Nhật và Ấn Độ với giá cao hơn, 360 USD một tấn.

Sau nhiều bầm dập, sau nhiều bất cập, đến bây giờ các kỹ sư Việt Nam có thể lắp đặt toàn bộ dây chuyền công nghệ, từ làm tổng công trình sư đến thiết kế, mua sắm thiết bị… cho một nhà máy tuyển bauxite, phát triển lên thành một công nghệ mạnh mang thương hiệu Việt Nam. Các lãnh đạo ở Nhân Cơ và Tân Rai cho hay: Nếu làm nhà máy mới, tất nhiên là mua sắm thiết bị của G7, không đời nào mua của Tàu. Hiện các kỹ sư của Tàu đã về nước hết.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học môi trường, hiệu quả thực sự của dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn là một bài toán rủi ro khó lường, nó bất cập ngay từ đầu, vì chỉ dựa vào quyết tâm chính trị của nhà nước.

Thông thường làm dự án thí điểm thì dự án không lớn. Nhưng Việt Nam làm luôn hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, lại sử dụng cùng một nhà thầu và sử dụng công nghệ của nhà thầu này luôn là một sai lầm ai cũng thấy. Về chất lượng sản phẩm cần phải có so sánh với alumina (nhôm oxit) của một số nước khác, không thể nói chung chung là đạt chất lượng thế giới. Nếu chất lượng thấp thì dùng vào các mục đích khác như trong lĩnh vực chất mài, chất đánh bóng, chất chịu lửa, thuỷ tinh, gốm… Về lâu dài thì phải đầu tư công nghệ thải bùn đỏ khô, không thể bỏ qua chi phí này.

Hồ bùn đỏ là vấn đề rất lớn về môi trường. Hiện VN chỉ mới giải quyết chống chảy tràn giữa hai ô chứa bùn đỏ (block – khoang). Vấn đề chống tràn toàn hồ chưa có, và tháo nước tràn này đi đâu, trong khi mưa ở Tây Nguyên rất lớn? Kinh nghiệm cho thấy thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở Hungari xảy ra vào mùa mưa.

Nhìn bằng mắt thường, hồ bùn đỏ được xây dựng khá vững chãi. Nhưng quan ngại nhất đối với hồ bùn đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ là rò rỉ kiềm vào nước ngầm và nước mưa tràn.

Nhiều chuyên gia khuyên không nên dùng màng chống thấm thông thường với môi trường kiềm, hoặc nếu có sử dụng thì chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Vấn đề chọn nhà thầu Trung Quốc với những điều khoản hợp đồng tù mù, bất lợi mà không ít người đã nhìn thấy và can ngăn không được. Nay “việc đã rồi” này phải được giải quyết thật minh bạch trong thời gian tới.

Cần xem xét thật thận trọng kiến nghị của TKV về khả năng mở rộng công suất của dự án. Nếu có công ty tư nhân nào muốn đầu tư thì phải tạo điều kiện cho họ, nhưng phải là công nghệ tiên tiến.

Cuối cùng, Bộ Công Thương phải báo cáo Quốc hội về hiệu quả thực sự của dự án   bauxite 10 năm qua về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Chính vì thế mà diễn đàn Bauxite Việt Nam còn nguyên giá trị phản biện, giá trị thời sự của nó sau 10 năm tồn tại.

Người viết bài này có một đề nghị: Nhân kỷ niệm 10 năm trang mạng Bauxite Việt Nam, thiết nghĩ có nên lập một Ban giám khảo, xét trao giải cho những cây viết đã tham gia diễn đàn Bauxite Việt Nam 10 năm qua? Một giải Nhất trị giá 500.000 VN đồng, giải Nhì 300.000 VN đồng và một giải Khuyến khích 100.000 VN đồng. Là độc giả chăm chỉ của diễn đàn Bauxite Việt Nam, tôi đề nghị trao giải Nhất cho Tiến sĩ Tô Văn Trường, người đã phản biện rất hiệu quả những bất cập trong dự án làm đường tàu cao tốc năm 2010, góp phần cho dự án phản dân hại nước này phải hủy bỏ vĩnh viễn.

Phản đối Trung Quốc xây dựng cao tốc Bắc Nam

Võ Xuân Sơn

29-5-2019

Cách đây nhiều năm, khi dư luận đang nóng vì vấn đề bauxite, một anh bạn tôi, đã có nhiều cuộc trao đổi với một số nhân vật “tai to mặt lớn” xung quanh chuyện này. Tình cờ tôi cũng được tham gia vài cuộc gặp như vậy.

Kỷ niệm 10 năm Bauxite Việt Nam: Tạm đánh giá kết quả dự án bô-xít Tây Nguyên

LTS: Trang Tiếng Dân có nhận được bài viết của GS Lê Xuân Khoa gửi tới và cho biết, đây là bài viết đặc biệt cho trang BVN, kỷ niệm 10 năm thành lập diễn đàn này. Nhưng GS Khoa cũng cho biết thêm, bài của ông gửi là bản đầy đủ hơn bài đăng đăng trên trang BVN, vì bài đăng trước đó chưa phải là bản cuối cùng.

_______

Lê Xuân Khoa

29-5-2019

Mười năm trước, nhà văn hóa Nguyễn Huệ Chi cùng hai đồng nghiệp Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng sáng lập diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam (BVN) và khởi xướng Thư Kiến nghị gửi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ chống dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Bí mật mỏ Bauxite

Trần Mai Trung

28-5-2019

Sau khi đảng CSVN ký kết Hiệp định Biên giới Việt – Trung vào cuối năm 1999 và Hiệp định vịnh Bắc bộ vào cuối năm 2000, người ta để ý đến thái độ kỳ lạ của Tổng bí thư ĐCSVN Lê Khả Phiêu. Tại sao ông ta muốn nhượng bộ để ký Hiệp định trước ngày cuối năm?

Dân tộc ta đang bị thách đố

Đỗ Ngà

27-5-2019

Ngày 01/10/2012, đúng ngày Quốc Khánh nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Bộ Chính trị ĐCSVN ban hành Thông báo số 108-TB/TW về Đề án phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, cũng như thí điểm xây dựng hai Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái. Hành động này như là một món quà thuần phục tặng cho thiên triều nhân ngày lễ lớn của họ.

Dương Trung Quốc phát ngôn theo kiểu … Trung Quốc!

Bá Tân

26-5-2019

Ông nghị Dương Trung Quốc. Ảnh: Báo TT

Ở Việt Nam, họ Dương không nhiều về số lượng (như họ Nguyễn) nhưng khá “nặng ký” về mặt danh giá. Những thế hệ đương thời của họ Dương, khi nói đến những tên tuổi trong dòng tộc, chắc hẳn sẽ tự hào với danh tiếng nhà sử học Dương Trung Quốc.

Việt Nam xoay trục sang Mỹ?

 BTV Tiếng Dân

24-5-2019

Phó Thủ tướng, kiêm BT Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Nguồn: ĐSQ Mỹ

Quan hệ Việt – Mỹ trở nên nồng ấm hơn bao giờ hết. Dưới thời tổng thống Donald Trump cầm quyền, có thể nhận thấy mối quan hệ hai nước phát triển nhanh, qua hai chuyến thăm Việt Nam của ông Trump, trong khoảng thời gian hơn ba tháng: Tham dự hội nghị APEC từ ngày 10/11/2018 và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội từ ngày 27/2/2019.

Ông Nguyễn Danh Huy ngụy biện cho Cao tốc Bắc – Nam?

Hà Dương Tường

21-5-2019


Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư – Bộ Giao thông vận tải. Ảnh: VN Finance

Chuyện đường cao tốc, có thật là Việt Nam không thể ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia, như ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tuyên bố?

Dự án cao tốc Bắc – Nam: Nguy cơ mất nước!

BTV Tiếng Dân

20-5-2019

Báo Đất Việt bàn về hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm cao tốc Bắc-Nam: Bình thường! Ngày 17/5/2019, bên lề Hội nghị kêu gọi đầu tư dự án xây dựng một số đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư, Bộ GTVT nhận định, Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác quan tâm đến dự án cao tốc Bắc – Nam nên lãnh đạo CSVN sẽ “không phân biệt đối xử với bất kỳ nước nào”.

Lộ mặt một dư luận viên chạy tội cho cuộc đi đêm ô nhục ở Thành Đô

Phạm Đình Trọng

15-5-2019

1. Facebooker có nick Tran Thanh Chuong ngày 4.5.2019 có bài viết chạy tội cho một sự kiện đớn hèn, tội lỗi của đảng cộng sản Việt Nam. Để tăng độ tin cậy vào những điều lừa dối trong bài viết “Phải Hiểu Cho Đúng Về Hội Nghị Thành Đô“, dư luận viên này tự nhận là bác sĩ, nhà thơ, nhà văn và “tôi có người bạn thân làm việc ở Bộ ngoại giao từ những năm 1980. Về sau, anh là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại một nước châu Âu. Qua anh, tôi biết được khá nhiều điều bí mật và tế nhị phía ‘hậu trường’ liên quan đến sự kiện này”.

Lại ra Vân Đồn

Mạc Văn Trang

9-5-2019

Giữa tháng 6 năm 2018, tôi đến Quảng Ninh, lòng dạ bồn chồn, giục cháu cho ra thăm đảo Vân Đồn. Tôi nghĩ, sau nhiều ý kiến phản đối quyết liệt từ nhiều phía và nhất là sau những cuộc biểu tình dữ dội, dù bị đàn áp khốc liệt, bùng nổ ở nhiều nơi, dù Quốc hội đã tuyên bố “hoãn thông qua Luật đặc khu”, nhưng vẫn khó tin.

Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, 104 tuổi, lên tiếng về dự án Cao tốc Bắc – Nam

Nguyễn Trọng Vĩnh

7-5-2019

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn còn trăn trở với hiện tình đất nước

Năm nay tôi đã 104 tuổi. Theo quy luật thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng kém. Tuy vậy, có những việc hễ nhắc đến là cái đầu óc đã bắt đầu lẫn cẫn của tôi lại nhạy bén, tỉnh táo lên ngay.

Đô đốc Trần Văn Chơn qua đời ở Mỹ

Trung Bảo

5-5-2019

Đô đốc Trần Văn Chơn (đeo kính cận) và Đô đốc Elmo Zumwalt. Ảnh: internet

Ông thọ 99 tuổi. Tin này chắc mấy ai quan tâm, bởi ông Chơn là Đô đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, quan tâm đôi khi bị để ý.

Nhưng mình lại quan tâm, bởi Đô đốc Chơn là Tư lệnh cuối cùng của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ông là người có trách nhiệm chính về cuộc Hải chiến Hoàng Sa tháng 1 năm 1974. Ngoài Đô đốc Chơn, còn có Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải (căn cứ đóng tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng) là Phó Đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (hiện còn sống). Đô đốc Trần Văn Chơn qua đời là mất đi một “nhân chứng” nắm rõ việc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.

Chọn nhà thầu Trung Quốc, dân chúng còng lưng trả nợ

BTV Tiếng Dân

2-5-2019

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: “Con mà nhà họ Hứa”!

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,1 km, với tổng số vốn đầu tư gần 900 triệu Mỹ kim, mục tiêu dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình vào tháng 6.2014 và đưa vào sử dụng tháng 6/2015. Nhưng đến nay đã trải qua 10 lần lỡ hẹn, vẫn không ai biết khi nào tuyến đường này được đưa vào vận hành.

Tại sao ông Trọng dùng tiền thuế của dân để làm “Quốc tang” cho người từng là chủ mưu và môi giới, cột VN vào Trung quốc?

Âu Dương Thệ

30-4-2019

Hội nghị Thành Đô – Cầu hòa với Bắc kinh ở thế “Kim ngưu”*

Lời giới thiệu: Sau khi Lê đức Anh mất, Tập Cận Bình, Tổng-Chủ Trung quốc (TQ), gởi điện chia buồn nói là, TQ đã “mất đi một người bạn cũ” (đài Bắc kinh 25.4.19). Cũng đúng vào dịp này Nguyên Xuân Phúc sang dự Hội nghị “Vành đai, con đường” và Tư lệnh Hải quân VN dự lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Hải quân TQ.

Được thống nhất – Mất tự do

Nhân Trần

30-4-2019

Hằng năm cứ đến ngày 30/4, cái ngày của “triệu người vui, triệu người buồn” (câu nói của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt), triệu người vô tù, triệu người chết, triệu người bỏ nước ra đi. Họ đều là người Việt Nam, họ nói chung tiếng Việt, thờ chung thủy tổ, chung dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam.

Kỳ quặc, người đồng hương Lê Đức Anh của tôi

Nguyễn Khắc Mai

30-4-2019

Ông quê ở Truồi, huyên Phú lộc, Thừa thiên. Tôi người huyện Hương Trà cùng tỉnh, thành đồng hương của nhau. Hơn nữa ở Truồi, tôi có người anh rể, lấy người chị con Bác ruột của tôi. Trong nhà tôi, mọi người gọi anh ấy là anh Khóa Truồi (Khóa sinh).

Người Việt đừng quên ý nghĩa của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

30-4-2019

Đây là bài phụ chú của dịch giả Đỗ Kim Thêm, cho bài dịch “Người Mỹ không nên quên các bài học sống động của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam”, của tác giả John Andrews.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một phần của chiến lược Vành đai – Con đường?

Chu Vĩnh Hải

29-4-2019

Các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam trong tương lai có phải là một phần của chiến lược Một vành đai- một con đường của Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên các hé lộ từ phía các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phần nào đã gián tiếp xác nhận rằng, cao tốc Bắc- Nam (cả đường bộ lẫn đường sắt) là một phần của chiến lược Một vành đai – Một con đường.

Ý nghĩa thực tế của ngày 30/4 là gì?

Trung Nguyễn

29-4-2019

Gần ngày 30/4, “báo chí cách mạng” như báo Quân đội Nhân dân lại có những bài viết nhằm phản bác lại những quan điểm mà họ cho là trái ngược với họ. Thử dạo qua những trang thông tin điện tử của báo Công an hay thậm chí của đảng Cộng sản thì cũng không thấy báo nào có hẳn chuyên đề về “chống diễn biến hòa bình” hay “phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” như của báo Quân đội Nhân dân. Có thể nói báo Quân đội Nhân dân, cái loa của các tướng lãnh cộng sản, là tờ báo lo lắng nhất về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ, chứ không phải là bên Công an, An ninh.

Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc

Đỗ Ngà

29-4-2019

Muốn dâng cho ai cái gì thì trước hết bạn phải sở hữu cái đó hoặc ít nhật trên danh nghĩa bạn có phần sở hữu nó. Nếu là vật sở hữu, bạn sẽ đem dâng nó một cách dễ dàng không gặp sự cản trở nào cả, còn nếu vật đồng sở hữu thì bạn phải loại bỏ vai trò của kẻ đồng sở hữu rồi mới đem dâng. Ngày 30/04/1975 không đơn giản là đất nước mất đi một nửa có được tự do dân chủ, mà xa hơn thế, đất nước Việt Nam bắt đầu hành trình Bắc thuộc sau ngàn năm cố gắng giành và giữ.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 2)

Hồ Bạch Thảo

29-4-2019

Tiếp theo phần 1

2. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, củng cố nền độc lập [939-944]

Ngô Quyền người xã Đường Lâm tỉnh Sơn Tây [theo An Nam Kỷ Yếu, quê tại châu Ái, Thanh Hóa], là tướng giỏi của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, nên được Tiết độ sứ gả con gái cho; rồi cho giữ Ái Châu. Sau khi phản tướng Kiều Công Tiện giết Dương Đình Nghệ [937], Ngô Quyền mang quân từ châu Ái ra Bắc, đánh Kiểu Công Tiện; Công Tiện không chống nỗi, bèn mang của cải đút lót cho vua Nam Hán để xin cứu viện.

Lê Đức Anh: Hồi kết của một lãnh đạo thân Tàu

BTV Tiếng Dân

24-4-2019

VOA đặt câu hỏi về tướng Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi? Chưa từng có vị tướng giỏi nào lại ra lệnh không nổ súng vào quân giặc khi chúng tấn công quân lính của mình. Lịch sử Việt Nam ghi tên tướng Anh vào sổ đen, bởi ông ta là một trong những vị tướng tồi, vì đã kéo cờ trắng trước khi giặc tấn công, để 64 chiến sĩ phải chết oan ức trong trận Gạc Ma.

Câu trả lời cho mệnh lệnh “Không được nổ súng”

Nguyễn Anh Tuấn

23-4-2019

Ai cũng phải chết

Lê Đức Anh đã chết hôm qua

Từ khi được sinh ra, cho đến khi phải chết đi, ý nghĩa của cuộc đời Lê Đức Anh là gì? Điều gì khiến ông ta còn được nhớ đến, sau khi chết?

Tại sao, năm 1988, Lê Đức Anh khi ấy đang là bộ trưởng bộ Quốc Phòng, đã ra lệnh “không được nổ súng”, cho bộ đội đang canh giữ cụm đảo Gạc Ma ở Trường Sa?