Thư ngỏ gửi ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội VN, về Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế

FB Hoàng Ngọc Giao

6-6-2018

Hà Nội ngày 06/6/2018.

Kính gửi anh Lưu,

Tôi, Hoàng Ngọc Giao, với tư cách là một người bạn quen biết anh, cùng lớp nghiên cứu sinh Luật tại Liên xô cũ (1984 -1987), tôi gửi bức tâm thư này tới anh và các vị ĐBQH như một kiến nghị không thông qua dự thảo này của Luật ĐKKT. Mặc dù sẽ gửi thư này tới anh qua đường bưu điện, nhưng vì là thư ngỏ nên tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm của tôi với bạn bè qua Facebook, nên bức thư này được đưa trên trang Facebook của tôi.

Liệu Tập có tắm biển Hội An như Giang, Hồ?

Blog VOA

Bùi Tín

27-10-2017

Lồng đèn Hội An được chọn làm quà APEC. Ảnh: internet

Đà Nẵng đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc họp quốc tế lớn APEC – Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gồm có hơn 20 nền kinh tế. Các nguyên thủ quốc gia, như tổng thống Trump, tổng bí thư Tập Cận Bình, thủ tướng Shinzo Abe, tổng thống Putin… cùng đại diện Ngân Hàng thế giới WB, quỹ Tiền tệ quốc tế IMF… sẽ đến dự.

Trung Hoa bành trướng rất thâm, không chừa một dịp nào để mở rộng ảnh hưởng, cả thế và lực. Với cuộc họp APEC này cũng vậy.

Bắn hay không bắn trước, hoặc là không bắn?

Phan Trí Đỉnh

11-8-2018

Thưa các bạn, Có lẽ đây là điều mà các bạn – cả ở hai phía ủng hộ và phản đối đều mong đợi câu trả lời về một chi tiết trong cuốn “Gac ma – Vòng tròn bất tử”: Bắn hay không bắn trước, hoặc là không bắn.

Nghĩ về các Đặc Khu đang được Quốc Hội xem xét

FB Nguyễn Trung Dân

27-5-2018

Để chiến thắng và chiếm đóng nước Việt dễ dàng nhất là bằng con đường đầu tư, mua góp, thâu tóm đất đai mà hiện nay ở nhiều nơi tại Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành rất thành công. Rẻ và hiệu quả hơn chiến tranh mà Trung Quốc vẫn lăm le tiến hành! Lòng tham của người Việt, nhất là các quan chức Việt Nam đã tạo rất nhiều cơ hội cho Trung Quốc mua đất, đầu tư nhưng tạo thành những ĐẶC KHU dành riêng, mà người Việt, thậm chí quan chức Việt khó bước được vào bên trong, đừng nói đến kiểm tra, xem xét!

Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

14-7-2018

Tiếp theo phần 1

Các phân tích

Chính các công dân là kẻ định nghĩa xã hội và quốc gia nơi mà họ đang sống chớ không phải chính quyền hay chính phủ; và nếu công dân tự nhận là mình đang bị khổ sai hóa bởi một chế độ, một định chế, một chính quyền, thì chúng ta phải đi từ khái niệm khổ sai của tội phạm học để đi tới một phạm trù rộng hơn xã hội học thực nghiệm, để hiểu tại sao các công dân của một quốc gia lại tự nhận đang bị quy chế khổ sai không nhà tù, không trong vòng lao lý nhưng hằng ngày phải sống thực cảnh lao lý.

Trung Quốc đang tổ chức du lịch như thế nào tại Hoàng Sa của Việt Nam?

Đỗ Hùng

27-1-2021

Một cái mà Trung Quốc gọi là “làng chài” trên Bãi Ba Ba. Ảnh: Hải Hiệp Bưu luân

CNN mới có bài viết trong mục Du lịch về hoạt động du lịch của Trung Quốc tại Hoàng Sa, quần đảo của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm lần hồi vào nhiều giai đoạn, đến năm 1974 thì họ nổ súng cưỡng chiếm nốt phần còn lại từ Việt Nam Cộng Hòa.

Lính Mỹ, quân phục, quân trang “made in China” và án tù

Blog VOA

Trân Văn

3-6-2019

Cảnh bề bộn, xuống cấp ở một số ga của tuyến metro Cát linh-Hà đông. Ảnh tư liệu tháng 3/2019. Nguồn: PLTP

Tuần trước, Ramin Kohanbash, 49 tuổi, chủ một doanh nghiệp chuyên bán sỉ quần áo ở New York, chính thức bị cáo buộc phạm hai tội: “Buôn bán hàng giả” và “Âm mưu lừa đảo”. Ngày 12 tháng này, Tòa án sẽ xem xét cáo buộc và công bố hình phạt. Người ta ước đoán, Kohanbash sẽ ở tù ít nhất cũng 15 năm.

COC, cá Rồng Đỏ và Người nước Huệ

FB Trần Đức Anh Sơn

26-3-2018

Ảnh: internet

1. Tháng 9/2017, tướng Daniel Schaeffer – quan chức Bộ Quốc phòng nước Pháp đã hồi hưu, một chuyên gia hàng đầu về tranh chấp trên Biển Đông, gửi cho tôi bài viết của ông “The Code of Conduct of the Parties in the South China Sea: A Tremendous Mistake” (Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Một sai lầm to lớn), đã đăng trên website của Tổ chức tư vấn Asie21 ở Pháp). Bài viết cảnh báo các nước ASEAN về mưu đồ của Trung Quốc trong quá trình đàm phán COC và những nguy hiểm mà các nước ASEAN có thể đối mặt một khi COC được thông qua và ký kết, mà không loại bỏ được ‘đường lưỡi bò’ phi pháp do Trung Quốc tự ý vạch ra, ôm trọn hầu hết Biển Đông.

Câu chuyện của Trường Sa

Nguyệt Quỳnh

2-8-2019

Khi cuộc đấu tranh giành quyền con người đang xảy ra tại Hồng Kông, khi những tinh hoa của phong trào dân chủ ở xứ sở này đang làm cả thế giới ngưỡng phục, khi hầu hết người VN cũng đang hướng về cuộc đấu trí ngoạn mục của người dân Hồng Kông với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôi muốn nhắc với chúng ta về một người con gái của đất nước mình. Ngày hôm nay, ở Trà Vinh có một mái nhà nho nhỏ đang ấm lên vì được đón cô trở về.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn trước khi bị bắt. Photo Courtesy

Không có con đường nào dẫn tới dân chủ mà không có những hy sinh. Tôi cũng muốn được sưởi ấm trái tim của chúng ta bằng câu chuyện của cô. Và tôi tin rằng để nói một lời cám ơn đến chị, không gì hơn là chia sẻ lòng biết ơn đó đến với mọi người.

Trong một dịp rất tình cờ, các bạn tù đã gọi tên cô là Trường Sa. Trường Sa, tên một hòn đảo đã mất, đối với nhiều người VN, Trường Sa được đánh dấu bằng nỗi đau, bằng ký ức của một cuộc hải chiến đẫm đầy máu lệ. Nhưng cái tên Trường Sa khi đặt cho người thiếu nữ này, nó đem lại cho chúng ta một niềm hy vọng, nỗi ấm áp, và đầy ắp yêu thương.

Tên thật của cô là Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Cô nhỏ người, xinh xắn, nhưng khuất phục được cô là một điều không tưởng. Năm 2011, Minh Mẫn bị bắt cùng với mười ba thanh niên khác. Đây là vụ án lớn nhất vào thời điểm bấy giờ, tất cả đã bị khép với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Minh Mẫn là một trong ba người lãnh án nặng nhất. Trước tòa, cô cương quyết không nhận tội, chỉ xin giảm án nhẹ cho mẹ và anh trai. Về phần mình, Mẫn nói: “Với tôi thì không cần thiết, vì những gì tôi làm thì tôi chịu và tôi không cần sự khoan hồng”.

Kết quả, tòa án Nghệ An đã tuyên án Mẫn lên đến tám năm tù!

Vận mệnh, tai ách của đất nước đã áp đặt lên người phụ nữ VN những điều vượt quá sức chịu đựng của họ. Tuy nhiên, tám năm thanh xuân cùng những gì được nghe về Mẫn đã khiến tôi tự hào về cô, về những người phụ nữ của đất nước mình. Niềm tự hào đó có lúc đã làm tôi rơi nước mắt. Có người mẹ nào trên thế giới này phải chịu trói tay, chứng kiến những oan sai của con mình như mẹ của Minh Mẫn, của Phan Kim Khánh, của Trần Hoàng Phúc, … Tôi nhớ tiếng gào khóc của mẹ anh Hoàng Đình Cương bên ngoài phiên xử của con và tôi không khỏi rưng rưng trước sự dũng cảm của chị Huệ, mẹ TNLT Huỳnh Đức Thanh Bình.

Trước bản án khắc nghiệt 10 năm của con trai, chị Huệ đã nhiều đêm mất ngủ. Chị nhớ ánh mắt cương nghị của con, nhớ bàn tay con đặt lên ngực như một lời nguyện thề dấn thân, và chị viết cho con: “Mẹ chỉ muốn xin lỗi con, vì những giọt nước mắt yếu đuối của một người mẹ. Giờ mẹ sẽ đi cùng con trên chặng đường đầy cam go này, yêu nước không có tội con ạ …!”.

Ơi những người mẹ yêu con! Những người mẹ yêu thương cuộc đời của con hơn cả chính bản thân mình. Chính các chị đã cho đất nước này những người con gái, con trai như Mẫn, như Phúc, như Khánh, như Bình, … Chính các chị đang viết nên những giá trị mới cho một xã hội đang khủng hoảng niềm tin này.

Ở vào cái thời điểm của năm 2010, nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa là một điều cấm kỵ đối với lãnh đạo cộng sản. Vậy mà, một ngày kia người ta bỗng bắt gặp ba chữ viết tắt HS.TS.VN ở khắp mọi nơi. Ngày ấy, Mẫn là một trong những người đã đóng góp tích cực cho phong trào này. Cô đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, dùng sơn xịt, kẻ chữ, vẽ chữ, rải truyền đơn, …

Ban đầu HS.TS.VN chỉ xuất hiện ở những nơi hoang vắng, nhưng dần dần nó lộ diện ngay cổng trường học, công khai bên góc phố, trên bến xe, nơi tấp nập đông người qua lại. Thoạt đầu, người ta thấy nó ở Bình Dương, rồi lan đến Củ Chi, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Sài Gòn v.v… Trong những bóng người hàng đêm, âm thầm trên khắp các nẻo đường đất nước, đi viết lên thông điệp khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc có cái bóng dáng bé nhỏ của hai mẹ con Mẫn. Gia đình Mẫn có tổng cộng bốn người, thì hết cả ba đã bị bắt. Mẹ, anh trai và cô. Cả ba đều cùng bị kết án với điều “79 BLHS”.

Vào đến trại giam, những tháng đầu tiên, Mẫn đã khiến quản giáo và bạn tù suốt nhiều dãy phòng của trại giam B34 phải nể phục. Ngay từ nhỏ, Mẫn đã rất bám mẹ. Khi biết mẹ cũng bị giam trên lầu, một lần quá nhớ, Mẫn đã viết cho mẹ trên cái bo cơm bằng nhựa hàng chữ: “bé Ty nhớ má wá” (bé Ty là tên ở nhà của cô). Chẳng biết cái bo cơm có luân phiên đến được tay người mẹ hay không, nhưng hàng chữ đã khiến Minh Mẫn bị biệt giam đến 15 ngày. Hết hạn, quản giáo buộc cô phải viết đơn xin tha, nhưng Mẫn không đồng ý. Cô cho rằng họ tùy tiện bắt giam thì phải tự ý thả, cô nhất quyết không làm đơn. Lần lữa hết một tháng, rồi một tháng 10 ngày, cuối cùng quản giáo đành phải thả cô ra.

Tám năm trong tù của Mẫn là tám năm chúng ta nghe về những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cô. Năm 2014, nghe tin Trung Cộng đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa nước ta. Khi đi lao động, một lần nữa, Minh Mẫn và mẹ đã viết lên nón lá những chữ viết tắt khẳng định chủ quyền biển đảo. Cả hai đã bị quản giáo tịch thu mất nón lá. Tuy nhiên, điều xúc động bất ngờ là những ngày sau đó, họ lại nhìn thấy ba chữ HS.TS.VN được viết trên nón lá của những người bạn tù khác. Rồi có lẽ, để nói lên một lời tri ơn sâu xa nhất đến hai mẹ con, những người bạn tù đã gọi họ bằng cái tên Hoàng Sa và Trường Sa. Mẫn mang tên Trường Sa là từ đó.

Khi bị chuyển ra trại giam ở Thanh Hóa, Minh Mẫn liên tiếp bị kỷ luật. Cứ vài tháng chúng ta lại nghe tin cô tuyệt thực. Năm 2014, cô tuyệt thực hai lần cùng TNLT Cấn Thị Thêu và Hồ Thị Bích Khương để phản đối trại giam cho xây 4 lớp cửa cách ly tù nhân chính trị. Năm 2015, cô tuyệt thực cùng TNLT Tạ Phong Tần để phản đối hành vi tàn bạo, khắc nghiệt của trại giam, … Minh Mẫn đã cho chúng ta thấy rõ một điều SỢ HÃI là thứ vũ khí điều khiển xã hội hiệu quả nhất mà lãnh đạo CS mong muốn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chưa bao giờ Mẫn trao cho họ thứ vũ khí đó.

Nếu ngày hôm nay bạn chưa dám lên tiếng vì những bất công đang diễn ra quanh mình, nếu bạn còn im lặng trước những án oan sai của người yêu nước, nếu bạn tiếp tục chấp nhận sống với những BOT bẩn, … xin được tặng bạn những con búp bê của Mẫn. Những con búp bê do Mẫn tự tay làm và gởi ra cho mẹ những lần cô được thăm nuôi.

Những con búp bê do TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn làm khi còn ở trong tù. Ảnh: Tác giả gửi tới

Phải nói là chưa có một thông điệp nào từ nhà tù lại mạnh mẽ, tươi thắm và đáng yêu đến thế. Đó là những con lật đật mặc áo, đội mũ, mang màu cờ vàng của miền Nam VN; những con lật đật mang hình quốc hoa của tổ chức Việt Tân, một tổ chức mà Mẫn tham gia.

Giờ này có lẽ Minh Mẫn đang ngồi trên một chuyến xe đò trở về Trà Vinh. Xin được chào đón Mẫn bằng những bông hoa tươi thắm và xin được khép lại câu chuyện ở đây. Câu chuyện của Trường Sa, một trong những câu chuyện đã làm nên Việt Nam.

Nói về ‘điểm cao 1509’ Hà Giang

Song Phan

27-7-2021

Trong stt “HÀ NỘI – BẮC KINH & VIỆC GỌI ĐÚNG TÊN CUỘC CHIẾN” mới đây nhân ngày TBLS, Huy Đức có nhắc đến việc Tàu+ sau khi rút quân khỏi các tỉnh phía biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh xâm lược VN chớp nhoáng năm 1979 vẫn tiếp tục quấy phá liên tục trên quy mô nhỏ hơn cho đến năm 1989, và đặc biệt năm 1984 chúng đã dùng lực lượng lớn tấn công, chiếm giữ được 29 điểm dọc biên giới, trong đó có điểm cao 1509 ở Hà Giang. Hàng ngàn thanh niên VN đã hi sinh để cố lấy lại các vị trí bị mất.

Trung Quốc “bắt nạt” các công ty dầu khí trên Biển Đông như thế nào?

Luật Khoa

Cafe Luật Khoa

29-3-2018

Ảnh: internet

Sự kiện chính phủ Việt Nam dừng dự án Cá Rồng Đỏ, một dự án dầu khí quan trọng ở biển Đông, do áp lực từ Trung Quốc đang làm nóng lại các tranh luận về tranh chấp biển Đông tại Việt Nam.

Có thể điểm qua một số dữ kiện cơ bản của vụ việc:

Dự án mỏ khí Cá Rồng Đỏ là dự án mỏ sâu của Việt Nam nằm ngoài khơi biển Đông tại Lô số 07/03, thuộc Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km.

Điều Quan Trọng của người dân VN là Đất Nước Việt Nam

Nguyệt Quỳnh­­­

15-1-2018

Tôi được dự xem một buổi văn nghệ truyền thống của người dân Mễ Tây Cơ, buổi trình diễn dành cho khách du lịch và người ngoại quốc. Trong cái không khí trang nghiêm, sâu lắng, khi giàn nhạc đại hòa tấu bắt đầu chơi thì ban tổ chức cho thả xuống bốn mặt sân khấu bốn màn hình thật lớn, với hai câu viết:

“Điều quan trọng của Mễ Tây Cơ là người dân Mễ Tây Cơ”

“Điều quan trọng của người dân Mễ Tây Cơ là đất nước Mễ Tây Cơ”.

Để hóa giải nỗi lo nhất thể hóa

FB Lê Kiên

1-10-2018

Trong khoảng 24 giờ đồng hồ vừa qua, những người ủng hộ nhất thể hoá đang rất phấn khích, họ ca tụng những ưu việt của mô hình này, có người nâng lên thành tuyệt đối.

Về Đồng Tâm: nghe, nhìn, ngẫm… buồn, vui…

Nguyễn Nguyên Bình

20-7-2017

Đến địa phận xã Đồng Tâm, hỏi thăm đường về làng Hoành, may gặp một chị người làng, chị tận tình chỉ đường, nhưng lại dặn chúng tôi đừng hỏi thăm nhiều nữa, cứ đi như thế là đến nơi. Chị còn nhỏ giọng: “Hôm qua công bố kết quả thanh tra, ‘họ’ chặn đường ghê lắm, trong cuộc họp, chỉ họ nói là chính, dân nói mấy câu là họ cắt luôn không cho nói”. Trời, chưa đi đến nơi mà đã nghe “mùi thuốc súng” rồi, lạ thế!

Nhân dân đã điểm mặt và lịch sử sẽ ghi tên những tội đồ dâng giang sơn Việt Nam cho Tàu Cộng và đẩy dân tộc Việt Nam vào Bắc thuộc

Phạm Đình Trọng

10-6-2018

Người dân Saigon nổi dậy ngày 10/6/2018. Ảnh: Mạnh Kim

1988: Với lệnh trói tay chiến sĩ Việt Nam giữ đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa không được nổ súng chống trả quân Tàu Cộng tràn lên cướp đảo, Lê Đức Anh, Bộ trưởng bộ Quốc phòng nhà nước cộng sản Việt Nam đã dâng Gạc Ma cho Tàu Cộng và biến 64 chiến sĩ Việt Nam giữ Gac Ma thành tấm bia sống cho lính Tàu Cộng thảm sát.

Học sinh chán sử là nguy cơ mất nước

Trung Nguyễn

12-7-2018

Kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử 2018 với hơn 80% số thí sinh có điểm dưới trung bình đã khiến dư luận xã hội lo ngại.  

Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

Trương Nhân Tuấn

3-12-2023

Bài viết này ghi lại “bốn cái khó” của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời đề nghị phương pháp “giải tỏa” những cái khó này.

Tin Biển Đông: Học giả Việt tiếp tay Trung Quốc, Phó Thủ tướng CSVN đề nghị TQ tôn trọng chủ quyền

BTV Tiếng Dân

23-9-2019

Về báo cáo nghiên cứu hợp tác khai thác chung trên Biển Đông từ đại học Phục Đán, Trung Quốc, của 8 tác giả, trong đó có 3 người Trung Quốc, các nước còn lại, mỗi nước có 1 người: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam. Tác giả người Việt là bà Bùi Thị Thu Hiền, theo ĐH Phục Đán, bà Hiền là phó giám đốc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, thuộc Hàn Lâm Viện KHXH Việt Nam.

Con đập vỡ…

Lưu Trọng Văn

5-12-2019

Arthur Waldon – Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania nhận định: “Trung Quốc đang bước vào thời kỳ tương tự như sự tan rã của Liên Xô trước đây.”

Sợ ta hay sợ Tàu?

Chu Mộng Long

30-11-2019

Tôi nói ngay rằng, tôi không sợ Tàu mà sợ ta.

“Ta” không phải ai khác, chính là “trí thức”, đội ngũ có học hàm học vị, mỗi năm đẻ ra cả ngàn. Thành phần này nguy hiểm hơn giặc!

Cập nhật về cuộc tập trận của Trung Quốc gần Việt Nam

Đặng Sơn Duân

9-3-2022

Tai nạn của máy bay Y-8

Như tin đã đưa trong bản tin ngày 6.3, Trung Quốc vài ngày qua vẫn ráo riết tìm kiếm chiếc máy bay tuần tra biển Y-8 bị mất liên lạc ngày 1.3.

Ngày 8.3, Trung Quốc đã triển khai thêm tàu nghiên cứu Thám Tác 1 (Tan Suo Yi Hao) tham gia với tàu Thám Tác 2 (Tan Suo Er Hao) trong khu vực tập trận. Đến sáng nay, tàu Thám Tác 2 đã quay trở về Tam Á, nhường lại nhiệm vụ cho tàu Thám Tác 1.

Các tàu hải cảnh, hải quân và nghiên cứu của Trung Quốc xuất hiện trong ảnh vệ tinh ngày 8.3. Nguồn: Đặng Sơn Duân

Các tàu hải cảnh 5901 và 5304 vẫn lượn lờ trong khu vực cho đến này hôm qua. Đến sáng nay tàu 5901 quay trở về Tam Á trong khi tàu 5401 di chuyển đến khu vực.

Các tàu hải cảnh và nghiên cứu chỉ di chuyển với tốc độ khá chậm và loanh quanh trong khu vực nhỏ, gợi ý chúng đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Hàng chục tàu hải quân khác cũng liên tục quần thảo khu vực này.

Di chuyển của các tàu hải cảnh và tàu nghiên cứu trong hai ngày 7 và 8.3, dựa theo tín hiệu AIS. Nguồn: Đặng Sơn Duân

Sự có mặt của tàu hải cảnh và tàu nghiên cứu cho thấy đây không phải là một cuộc tập trận bình thường.

Hai tàu Thám Tác 1 và Thám Tác 2 được triển khai tìm kiếm vì đây là những tàu chuyên nghiên cứu đáy biển và được trang bị tác tàu lặn,phù hợp với nhiệm vụ tìm kiếm.

Phản ứng của Việt Nam

Phản ứng trước cuộc tập trận của Trung Quốc gần Việt Nam, ngày 7.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng đề nghị “Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông”.

Trong tuyên bố, bà Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định một phần khu vực thông báo hàng hải mà Trung Quốc khoanh vùng để tập trận “thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982” và cho biết Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này.

Đáp lại, ngày 8.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngang ngược tuyên bố việc Trung Quốc việc Trung Quốc tiến hành tập trận “ngay cửa nhà” là “hợp lý và hợp pháp”.

Như nhận định ban đầu trong bản tin ngày 5.4, rìa phía tây của khu vực tập trận dường như khớp với đường nối liền của cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông.

Kết quả đối chiếu kỹ hơn với các bản đồ thể hiện đúng như thế. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn ngoan cố bám víu “đường lưỡi bò” bất chấp việc nó đã bị tòa quốc tế và cộng đồng quốc tế bác bỏ thẳng thừng.

Rìa phía tây của khu vực tập trận trùng với đường nối liền của “đường lưỡi bò”. (Lưu ý: Hình ảnh về “đường lưỡi bò” chỉ có mục đích minh họa để hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc). Ảnh trên mạng

Động thái này cũng cho thấy dù cho một số quan chức ngoại giao Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng cái gọi là lập luận “Tứ Sa” để biện minh cho các yêu sách chủ quyền phi lý và phi pháp ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn chưa hề xa rời “đường lưỡi bò”.

Ý đồ của Trung Quốc

Mục đích đầu tiên của Trung Quốc khi khoanh vùng để tiến hành tập trận là tìm kiếm chiếc máy bay tuần tra biển Y-8 bị mất liên lạc ở tây nam Tam Á và đông bắc Đà Nẵng.

Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn có ý đồ phía sau với việc tuyên bố vùng tập trận vượt qua đường trung tuyến giả định và xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Thông thường, nếu máy bay bị nạn, trong trường hợp này là có khả năng nó bị rơi trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc cần phải thông báo và đề nghị phối hợp thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không hành xử một cách có trách nhiệm như thế mà ngang nhiên tuyên bố hoạt động tập trận trong EEZ Việt Nam để tìm kiếm.

Theo tôi, ngoài việc ngang ngược bám víu “đường lưỡi bò”, Trung Quốc có thể muốn gửi tín hiệu “nắn gân” đối với hai sự kiện sắp tới trong quan hệ Việt – Mỹ, là một trong những nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ sang Mỹ dự hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ vào cuối tháng 3 này và tàu sân bay Mỹ có kế hoạch thăm Đà Nẵng trong vài tháng tới.

Phản biện một số ý kiến của tác giả Marwin S. Samuels trong tập “Tranh chấp Biển Đông” (Phần 2)

FB Trương Nhân Tuấn

7-4-2019

Tiếp theo Phần 1

3/ Về Hòa ước Trung-Nhật 1952, Samuels cho rằng chính phủ Đài Loan “đã tự ý quyết định đàm phán riêng với Nhật” để ký hòa ước 28-4-1952. Điều này hoàn toàn không đúng.