Sự im lặng của Việt Nam trước hành vi của Trung Quốc được xem là sự đồng thuận

Trương Nhân Tuấn

2-7-2020

Vụ ASEAN ra tuyên bố “tầm nhìn” chung trong đó có nhắc Luật quốc tế về Biển (UNCLOS) cần được xem là cơ sở pháp luật để giải quyết các tranh chấp Biển Đông. Điều này hiển nhiên là “quan trọng” cho VN, nhưng không phải là một “thắng lợi” để báo chí Việt Nam “nổ” tung trời đất. Sẵn dịp còn đưa ông Xuân Phúc lên tận mây xanh. Làm như ông này có công lao nhiều lắm trong vụ này.

Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân

FB Mai Nhật Chi

31-5-2018

Tôi tên thật là Mai Nhật Chi, sinh ngày 29-05-1993 ở Hưng Yên, là sinh viên chuẩn bị ra trường của Đại Học Y Dược Saigon.

Hãy giữ lấy vành đai Tổ Quốc

Trương Thị Hoa Lài

9-6-2018 

Đất nước mình sẽ trôi dạt về đâu

Khi ngày tháng cứ dãi dầu vay nợ

Mảnh đất ta đâu phải là cái chợ

Mà đem rao, đem bán, cho thuê?

 

Mấy hôm nay như có bão tràn về

Bao dư luận quanh vấn đề nóng bỏng

Luật đặc khu đang ngày càng lan rộng

Dân bất bình hỏi Quốc hội có hay?

Lập luận cho rằng VNCH và VNDCCH từng là hai quốc gia, đã đưa VN vô “ngõ hẹp” về pháp lý

Trương Nhân Tuấn

14-9-2021

Ngày này tháng này năm 1958 (14-9-1958) thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm “công nhận và ủng hộ” tuyên bố ngày 4 tháng 9 về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ. Tiến trình sự việc được học giả TQ mô tả như sau:

Thư ngỏ gửi ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội VN, về Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế

FB Hoàng Ngọc Giao

6-6-2018

Hà Nội ngày 06/6/2018.

Kính gửi anh Lưu,

Tôi, Hoàng Ngọc Giao, với tư cách là một người bạn quen biết anh, cùng lớp nghiên cứu sinh Luật tại Liên xô cũ (1984 -1987), tôi gửi bức tâm thư này tới anh và các vị ĐBQH như một kiến nghị không thông qua dự thảo này của Luật ĐKKT. Mặc dù sẽ gửi thư này tới anh qua đường bưu điện, nhưng vì là thư ngỏ nên tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm của tôi với bạn bè qua Facebook, nên bức thư này được đưa trên trang Facebook của tôi.

Đừng lo cao tốc Bắc Nam, sẽ có ‘Quốc Hội giám sát’

Trân Văn

Blog VOA

26-6-2019

Một phần đồ họa dự án cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: Báo Người Lao Động

Công chúng vẫn tiếp tục bình luận sôi nổi về tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân: Cử tri không cần lo lắng về cao tốc Bắc Nam không bảo đảm điều này, điều kia vì Quốc hội sẽ giám sát chặt chẽ công trình này (1).

16 chữ vàng giữa 34 vòng dây

BNS Tự do Ngôn luận số 280

Ban Biên Tập

1-12-2017

Lịch sử Việt Nam chắc sẽ đặc biệt đánh dấu năm 2017 này, vì đầu năm và cuối năm, kẻ đứng đầu đảng Việt cộng đã ký kết 34 văn kiện hợp tác với Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình.

Vào ngày 12 tháng 01, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau hội đàm, tên thái thú xác Việt hồn Tàu và tên bạo chúa Đại Hán đã chứng kiến lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa 2 nước:

(1) Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa đảng CSVN và đảng CSTQ.

5 vấn đề lớn của vụ trao trả 400 người Trung Quốc đánh bạc tại Việt Nam

Luật Khoa

Võ Văn Quản

31-7-2019

Câu chuyện 400 người Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam, tổ chức đánh bạc, bị vây bắt bởi hơn 1.000 chiến sĩ cảnh sát tinh nhuệ và cuối cùng… được trao trả về cho cơ quan điều tra, xét xử Trung Quốc xem xét không hẳn là một câu chuyện nóng hổi, được quan tâm nhiều trên mạng xã hội Việt Nam. Song các biện luận cho hành vi này được ghi nhận trong báo chí lề phải cho thấy nhiều hàm ý pháp lý hình sự cũng như chính trị chưa minh bạch, các nhận thức sai về pháp luật hình sự  mà người dân Việt Nam cần hiểu thêm, và từ đó có không gian để trao đổi. Bằng bài viết này, tác giả sẽ ghi nhận 5 vấn đề:

Lược sử tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung quốc

FB Trương Nhân Tuấn

6-3-2019

1/ Tranh chấp chủ quyền

Trung Quốc bắt đầu lên tiếng tranh dành quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1909 vì lý do đế quốc Nhật chiếm đóng đảo Pratas (tức quần đảo Đông sa), cận đảo Hải Nam. (Tức là, nếu không có vụ Nhật dòm ngó Đông Sa, đe dọa đảo Hải Nam, thì TQ sẽ không bao giờ lên tiếng tranh giành quần đảo Hoàng Sa).

Đặc khu kinh tế hay mồ chôn tập thể?

– Thủ tướng VN bất ngờ quyết định: “Rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu”.

 Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh: “Những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước”.

Phạm Trần

7- 6- 2018

Trước những phản ứng gay gắt của dư luận, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuống giọng tuyên bố “sẽ rút thời gian cho thuê đất đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm”.

“Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” Nào? (Phần 2)

Phạm Thành

17-7-2018

Tiếp theo phần 1

3. Không nổ súng, không có bất kỳ một hành động nào chống lại, chấp nhận chết, chấp nhận để lãnh thổ thiêng liêng rơi vào tay giặc Tàu Cộng quá dễ dàng, không thể là tấm gương sáng, để tôn vinh cho quyền sống, quyền đấu tranh, quyền bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm cho muôn đời con cháu mai sau học theo được. Cho nên tôn vinh “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là, vừa không đúng, vừa không nên.

Tòa Đại sứ Mỹ và tấm bản đồ Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

19-9-2020

Bản đồ Việt Nam mà Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đăng tải trên trang Facebook chính thức có hình ảnh các đảo của Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn: FB US Embassy in Hanoi

Vụ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội hôm 9 tháng chín đăng bài báo kỷ niệm 25 năm ngày quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt trong đó đính kèm bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa đến tuần lễ sau thì bài viết và bản đồ vẫn còn nhưng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị gỡ xuống. Báo chí Việt Nam bàn luận sôi nổi chung quanh sự việc này.

99 năm Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, một tầm nhìn về tương lai dân tộc

LTS: Tác giả bài viết dưới đây là cựu quân nhân QĐND Việt Nam, đã may mắn sống sót trong trận thảm sát Gạc Ma năm 1988. Còn người trong hình cũng là một chiến sĩ QĐND Việt Nam, anh còn trẻ nhưng đã dũng cảm bày tỏ quan điểm trước nguy cơ “mất nước”, nếu Quốc hội VN thông qua Luật Đặc khu, trong đó có việc cho người nước ngoài thuê đất lên tới 99 năm.

Menras André: “Ngày nào tôi cũng nghĩ đến Việt Nam”!

Mạc Văn Trang

2-7-2020

Chiều qua Kim Chi gọi điện hỏi thăm anh André Menras, vì biết tin anh bị ngã, phải băng bó chân tại BV bên Pháp.

Càng lúng túng càng gây thảm họa

FB Vũ Kim Hạnh

17-5-2018

Blogger Mẹ Nấm từng bị công an Khánh Hòa sách nhiễu khi mặc áo phản đối đường lưỡi bò của TQ. Ảnh: internet

Các viên chức Khánh Hòa báo cáo là vì luật không quy định nên không biết xử sao với 18 cái áo thun thè lè cái lưỡi bò ngạo ngược khiêu khích mà du khách Trung Quốc (TQ) thản nhiên mặc và vào chơi VN qua cửa khẩu Cam Ranh. Đi du lịch, đi chơi, có cần đồng loạt ăn mặc cắc cớ thách thức chủ quyền lãnh thổ người ta vậy không? Vậy đi du lịch hay đi “làm nhiệm vụ”? Tiếp đoàn khách quái chiêu này, tôi thấy phải xử nhanh. Bắt họ nộp áo làm tang vật. Rút giấy phép hoạt động cái công ty du lịch Aladin tiếp tay phá hoại chủ quyền. Nếu nó nói không biết thì càng nên cấm vì…nguy hiểm quá cái sự không biết. Cứ lúng túng hoài, ắt sinh 3 điều tai hại:

Một ngày phải khác mọi ngày (2)

FB Bùi Chí Vinh

19-6-2018

Chỉ có những kẻ cầm quyền liếm gót ngoại bang, những tên văn nghệ sĩ quốc doanh tay sai bán nước mới muốn “Một ngày êm đềm như mọi ngày” để chúng cơm no bò cởi sống phè phỡn trên xương máu nhân dân. Còn với nhân dân ư ? nhân dân ai cũng mong MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY…

Một chương trong sử

FB Mai Quốc Ấn

5-6-2018

Hội nghị Diên Hồng. Ảnh: báo Tổ Quốc

Năm 2018 có thể sẽ có một chương riêng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Chưa bao giờ tuyệt đại đa số nhân dân lại quan tâm chung nhiều đến một đạo luật có thể được ban hành đến vậy. Đạo luật ấy chạm vào “cảm xúc thâm căn” của nhân dân như lời nhà báo Huy Đức.

“Nước mất thì nhà tan” là một tổng kết lịch sử của dân tộc Việt Nam có lịch sử hơn 2.000 năm bị đô hộ, bị xâm lược, bị đòi triều cống. Nỗi lo phương Bắc và xương máu đòi độc lập, chủ quyền đã khắc sâu vào lịch sử Việt Nam. Đó là một thực tế không thể phủ nhận!

Khi thằng cướp mở mồm

Đoàn Bảo Châu

3-6-2019

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Nguỵ Phượng Hoà phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore hôm 2/6 vừa rồi.

“Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”.

Hải cảnh Trung Quốc áp sát mỏ Lan Tây

Đặng Sơn Duân

5-7-2020

Cập nhật: Lúc 11h15′ sáng 5/7/2020, ông Đặng Sơn Duân đã đính chính một chi tiết trong bài, nguyên văn như sau: “Nhờ một bạn góp ý một chi tiết nhỏ trong Newsletter mới nhất, rằng ở mỏ Lan Đỏ hiện chỉ có hai giếng ngầm kết nối với giàn Lan Tây chứ không có giàn nào cả, nên tôi đã chỉnh sửa một chút.

Xin được viết lại như sau: Đây không phải là lần đầu tiên tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát khu vực khai thác của Việt Nam ở lô 6.1.

Ít nhất một lần ngày 27.6, tàu hải cảnh 5403 đã áp sát mỏ Lan Đỏ ở chếch về hướng đông bắc so với Lan Tây, cũng ở trong lô 6.1 do hãng Rosneft của Nga điều hành.

Ở Lan Đỏ hiện có hai giếng ngầm kết nối với Lan Tây bằng đường ống.”

Việc chỉnh sửa chi tiết này không ảnh hưởng đến nhận định chung cũng như các thông tin khác.

Tuy nhiên, với việc chỉnh sửa, không có cách nào khác để đính chính và phổ biến bằng cách đăng bài viết lên trang.

Xin cáo lỗi cùng các bạn! Mong nhận được nhiều sự góp ý từ quý bạn đọc trong tương lai!”.

_____

I. VỊ TRÍ TÀU SÂN BAY MỸ TẬP TRẬN Ở BIỂN ĐÔNG

Sau tiết lộ đầu tiên của tờ The Wall Street Journal về việc hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz đến Biển Đông ngày 4.7 để tập trận, Hải quân Mỹ đã chính thức xác nhận việc này vào đêm qua.

Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

14-7-2018

Tiếp theo phần 1

Các phân tích

Chính các công dân là kẻ định nghĩa xã hội và quốc gia nơi mà họ đang sống chớ không phải chính quyền hay chính phủ; và nếu công dân tự nhận là mình đang bị khổ sai hóa bởi một chế độ, một định chế, một chính quyền, thì chúng ta phải đi từ khái niệm khổ sai của tội phạm học để đi tới một phạm trù rộng hơn xã hội học thực nghiệm, để hiểu tại sao các công dân của một quốc gia lại tự nhận đang bị quy chế khổ sai không nhà tù, không trong vòng lao lý nhưng hằng ngày phải sống thực cảnh lao lý.

Biển Đông vẫn… ‘động’ nếu còn… biết ơn!

Blog VOA

Trân Văn

8-4-2020

Nhìn một cách tổng quát, việc tiết lộ công hàm mà chính phủ Việt Nam gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chẳng khác gì mở van, xả bớt áp lực đang tăng nhanh và cao trong tâm tư của người Việt trước sự kiện tàu hải cảnh của Trung Quốc lại đâm chìm thêm một tàu đánh cá (mang số hiệu QNg 96017) ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2 tháng 4.

Về Đồng Tâm: nghe, nhìn, ngẫm… buồn, vui…

Nguyễn Nguyên Bình

20-7-2017

Đến địa phận xã Đồng Tâm, hỏi thăm đường về làng Hoành, may gặp một chị người làng, chị tận tình chỉ đường, nhưng lại dặn chúng tôi đừng hỏi thăm nhiều nữa, cứ đi như thế là đến nơi. Chị còn nhỏ giọng: “Hôm qua công bố kết quả thanh tra, ‘họ’ chặn đường ghê lắm, trong cuộc họp, chỉ họ nói là chính, dân nói mấy câu là họ cắt luôn không cho nói”. Trời, chưa đi đến nơi mà đã nghe “mùi thuốc súng” rồi, lạ thế!

China Policy Limited hay câu chuyện “Chó sói gửi chân”

Mạnh Quân

17-5-2020

Chắc chẳng còn mấy ai lạ gì câu chuyện “chó sói gửi chân”- một chuyện khá hay ho về việc giả danh, “đặt chân giữ cửa” để từng bước, gửi các chân còn lại, mở được cửa và chén thịt con mồi.

Khả năng đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa trên phương diện pháp lý

FB Ðào Tăng Dực

21-1-2019

I. Nhập đề:

Ngày 19 tháng 1, 2019 vừa qua, mùa tưởng niệm trận chiến anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa bắt đầu. Báo chí hải ngoại loan tin như:

Đảng cộng sản phải chấm dứt vi phạm Hiến pháp và pháp luật để tránh “nguy cơ khó lường”

Trung Nguyễn 

19-9-2019

Giải pháp chống tham nhũng toàn sáo rỗng

Vừa qua, ngày 16/9/2019, ông Lê Quang Thưởng, cựu Phó trưởng ban thường trực Ban tổ chức Trung ương, đã trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên về hiện tượng các nhóm lợi ích hình thành do câu kết giữa quan chức và doanh nghiệp sân sau, đang hoành hành ở Việt Nam. Ông Thưởng cũng cho biết, các nhóm lợi ích này đang dẫn đất nước tới “những nguy cơ khó lường”.

Tàu hải cảnh vào phía nam Tư Chính, nhận diện ý đồ của Trung Quốc

Đặng Sơn Duân

10-1-2020

Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên lượn lờ qua lại ranh giới thềm lục địa giữ Việt Nam và Indonesia trong 3 ngày qua. Ảnh: internet

Những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020, vùng biển phía nam Biển Đông dậy sóng với những phản ứng quyết liệt của Indonesia trước việc nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu cá đi vào vùng biển đông bắc quần đảo Natuna của Indonesia.

Không chỉ triệu tập đại sứ Trung Quốc, Jakarta còn triển khai 8 tàu chiến và 4 chiến đấu cơ đến khu vực. Tổng thống Joko Widodo còn thân chinh đến Natuna để tỏ thái độ.

Đến ngày 8.1, nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc bắt đầu hướng lên phía bắc, cách bãi Tư Chính của Việt Nam khoảng 30 – 50 hải lý về phía nam, theo dữ liệu tàu biển của trang Marine Traffic.

Tuy không có tín hiệu thể hiện trên trang này, nhưng nhiều khả năng tàu cá Trung Quốc cũng hiện diện cùng nhóm tàu hải cảnh, mà tính đến ngày 10.1 bao gồm ít nhất 3 chiếc Zhongguohaijing, Zhongguohaijing 5403 và Haijing 35111.

Trong ba ngày qua, nhóm tàu hải cảnh (và có thể cả tàu cá Trung Quốc) lượn lờ ở một khu vực khá nhạy cảm. Đó là khu vực tiếp giáp giữa thềm lục địa Việt Nam và Indonesia theo Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa 2007.

Đây là khu vực biển được xem là chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia và thường xuyên diễn ra các vụ Indonesia bắt giữ tàu cá Việt Nam cũng như đối đầu giữa tàu chấp pháp và tàu chiến hai nước, xuất phát từ các vụ bắt giữ này.

Việc Trung Quốc đưa tàu hải cảnh và tàu cá vào khu vực này gợi ý Bắc Kinh muốn tranh chấp trong khu vực tranh chấp chỉ riêng giữa Việt Nam và Indonesia.

Ý đồ của họ có thể bao gồm:

1. Thừa nước đục thả câu, mưu đồ biến Trung Quốc thành một bên tranh chấp ở khu vực biển này.

2. Thực thi chiến lược tằm ăn dâu và cải bắp mở rộng khu vực xâm lấn. Tàu cá đi trước, tàu hải cảnh, tàu chiến theo sau.

3. Khuấy nước đục, khoét sâu mâu thuẫn giữa Indonesia và Việt Nam ở khu vực biển chồng lấn giữa lúc hai quốc gia Đông Nam Á này đang là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu quả đúng ý đồ của Trung Quốc như thế thì Việt Nam và Indonesia lúc này cần phải sát cánh, tạm gác tranh chấp giữa hai bên, nhấn mạnh rõ đây là khu vực chồng lấn riêng của Việt Nam và Indonesia và không liên can gì đến Trung Quốc, sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung Quốc trong khu vực này là phi pháp và nhóm tàu Trung Quốc phải rút lui.

Tận dụng cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của cả hai để lên án Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế.

Có vẻ như hai nước đã nhận diện ý đồ chia rẽ của Trung Quốc và cam kết phối hợp với nhau, thể hiện qua việc Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vừa điện đàm với người đồng cấp Việt Nam ngày 9.1.

Ngoài ra, trong lúc chờ đợi một giải pháp phân định biển triệt để, hai quốc gia có tiếng nói trong ASEAN cũng có thể đề ra các kế hoạch phối hợp tuần tra chung ở khu vực biển này, một mặt giảm thiểu các sự cố phát sinh giữa hai nước, mặt khác xử lý tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp.

Đó cũng có thể là tiền đề cho việc tiến tới thành lập một liên minh tuần duyên của ASEAN sau này.

Công hàm 1958, ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không thể vô can

Võ Ngọc Ánh

24-4-2020

Công hàm do ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) ký vào tháng 9/1958, là sự tiếp tay cho Trung Cộng trong việc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam.

Tòa nhà nơi làm ra “dự án luật” về đặc khu

FB Nguyễn Đức

7-8-2018

Tòa nhà ấy là nơi tập trung tinh hoa trí tuệ tạo ra “dự án luật về đặc khu” với nhiều hứa hẹn tương lai tốt đẹp cho đất nước cất cánh.

Lê Hồng Quang giữ vai trò gì trong vụ Tô Lâm mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh về nước?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

5-8-2018

Hàng bên trái: Lê Hồng Quang, cố vấn của TT Robert Fico (ngồi cạnh Lê Hồng Quang), Bộ trưởng BNV Robert Kaliňák. Hàng bên phải: Bộ trưởng BCA Tô Lâm (ngồi giữa) – Ảnh chụp chuyến thăm Slovakia tháng 3/2016

Slovakia, một nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), đã tiếp tay với tội phạm đưa một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU, là một vấn đề nghiêm trọng. Ông Andrej Kiska Tổng thống Slovakia nói: “Vụ này đã trở thành một scandal quốc tế, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sự tin tưởng trong quan hệ giữa Slovakia và Đức”.

Xin hỏi ông Trần Đức Cường

FB Ngô Trường An

29-9-2017

Được biết ông là PGS-TS hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam. Trong 1 bài phỏng vấn với RFA, ông khẳng định: “Chính quyền VNCH được dựng lên từ đô la và vũ khí, đó cũng là quân đội đánh thuê cho ngoại bang“. (Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!).

Ảnh chụp các bài báo Cứu Quốc của đảng: “Chủ tịch Mao Trạch Đông muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!” và bài “Biết ơn Trung Quốc – Đi theo con đường của Trung Quốc”. Nguồn: Ngô Trường An