Hãy chặn tay chúng lại

Nguyễn Đình Cống

19-11-2023

Sau khi Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận nâng quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện (ĐTCLTD) thì xuất hiện một số người người Việt trong và ngoài nước, từ lãnh đạo cao cấp đến dân thường, có kỳ vọng lạc quan, rằng với ĐTCLTD Việt-Mỹ thì Việt Nam có hy vọng trở thành con hổ mới ở châu Á.

Di sản thế giới hay ao làng? (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

9-11-2023

Ảnh: Khu vực bị xâm phạm tại vùng biển thuộc phường Quang hanh, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Phải chú thích rõ là vùng biển của vùng đệm bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới, chứ không thể lập lờ “thuộc phường Quang Hanh”, cứ như trên đất liền). Nguồn ảnh: Internet

Những ồn ào về việc lấp biển ở tỉnh Quảng Ninh những ngày qua cần được minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao che. Cách nào, kiểu nào cũng không tốt.

Ông Trần Quốc Bảo nhờ các cơ quan báo chí, cộng đồng mạng lên tiếng

1-11-2023

Kính gởi:  Các cơ quan báo chí, Cộng đồng mạng

Tôi tên: Trần Quốc Bảo, ở tại số 04, đường Nguyễn Công Trứ, thị trấn Krông KMar, huyên Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

Những khoảng cách

Nguyễn Huy Cường

31-10-2023

1. Tôi quen một thẩm phán, khi đang tiếp tôi tại nhà riêng, được khoảng 15 phút thì nhà thì có khách. Anh xin lỗi tôi, tiếp vị kia. Tôi lượn ra vườn ngắm cảnh, rồi vào khi vị khách đã về.

Ở Việt Nam, ‘cám ơn’ không dễ… hiểu

Blog VOA

Trân Văn

18-10-2023

Ông Vịnh là người hỗ trợ Công ty Lilama thực hiện kế hoạch khai thác apatite suốt từ 2009 đến 2015, lúc ông còn là Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai đến khi ông trở thành Chủ tịch tỉnh rồi Bí thư tỉnh này.

Kỷ luật Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ

Kim Văn Chính

9-9-2023

1. Lê Đức Thọ thuộc hàng cán bộ đang hãnh tiến. Sinh năm 1970, Ủy viên Trung ương, Bí thư Bến Tre, trước làm Chủ tịch Vietinbank.

Bộ Công An độc quyền bán biển số xe, ăn chia 30%

Blog RFA

Gió Bấc

30-8-2023

“Công trình khoa học” test kit Việt Á, hồn Trung Quốc, da Học Viện Quân Y, khai thác cái mũi người dân, thu về ngàn tỉ, đáng tầm đỉnh cao trí tuệ kinh doanh. Nhưng Việt Á vẫn còn nhược điểm là phải có môi trường dịch bệnh mới tạo ra “giá trị”.

Tạ Thiên Long, nhân tố “học tập tấm gương đạo đức” sáng ngời…

Nông Văn Tiềm 

26-8-2023

Đảng Cộng sản luôn phát động phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa, phong cách, tác phong… cho đảng viên các cấp. Về việc này, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 do TBT Nguyễn Phú Trọng ký. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một sự bẽ bàng.

Tham nhũng và vùng cấm

Nguyễn Tiến Tường

23-8-2023

Ai là “trùm cuối” trong các đại án giải cứu và Việt Á? Đó là câu hỏi mà người dân luôn day dứt trong những vụ án có thể xem nhơ nhuốc nhất lịch sử.

Thầy và quan

Tạ Duy Anh

23-8-2023

Mấy hôm nay, nhân một số ông bà quan, vỏ là cách mạng, còn ruột là trộm cướp có bằng lý luận, sắp ra tòa trong vụ đại án đại họa quốc gia, nhiều người đưa lại hình ảnh các ông trong tư thế đĩnh đạc, trong tâm thế hiền hậu, che chở… đánh trống khai trường nhân năm học mới, với ý mỉa mai không che giấu.

Kết luận điều tra đại án Việt Á: Biến khủng long thành chuột nhắt

Blog RFA

Gió Bấc

22-8-2023

Cơ quan điều tra đất nước “chiều nay” là những thiên tài có thể biến lương dân như Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng thành tử tội giết người. Ngược lại, họ cũng có thể biến hóa những quan chức phạm tội trời không dung, đất không tha thành những thường phạm ngây thơ bị tác động, bị lợi dụng. Đặc biệt là hầu hết các vụ án này người dân, người bị xâm hại về tài sản, sức khỏe, thậm chí sinh mạng, đã bị loại bỏ ra ngoài hồ sơ.

Quan không sợ tù

Chu Mộng Long

20-8-2023

Trong Bát phố Hải Phòng, phần cuối, Bảo Sinh viết:

Đại án Việt Á: Nhân dân trông đợi gì?

Trần Thanh Cảnh

20-8-2023

Thế là vụ đại án vô tiền khoáng hậu có tên VIỆT Á sẽ bị đưa ra xét xử trong thời gian tới đây. Kết luận điều tra đã công bố. Các nghi phạm đã trong nhà giam. Chỉ còn đợi “thăng đường”!

Tham nhũng có hai lý do chính: Cần và có thể

Thái Hạo

20-8-2023

Nước nghèo, bộ máy hành chính và các hội đoàn đu bám lại quá cồng kềnh, ngân sách bị chia nhỏ, công chức thu nhập thấp, không đủ sống thì phải “kiếm thêm”. Đó là lý do “cần tham nhũng”.

Đau xót!

Đoàn Bảo Châu

20-8-2023

Việt Á, Giải Cứu rồi vụ một vị bí thư tỉnh uỷ khai báo không trung thực tài sản khủng… tất cả đều gợi cho tôi một cảm xúc đau xót.

Chuyện Bí thư tỉnh uỷ Bến Tre có ngàn tỷ ở nhà bank

Thu Hà 

19-8-2023

Uỷ viên Trung ương sở hữu ngàn tỷ đồng? 

Chúng khẩu đồng từ (Kỳ 2)

Trần Văn Chánh

8-8-2023

Tiếp theo kỳ 1

Như chúng ta đều biết, mặc dù luôn nói chính quyền là “của dân, do dân, vì dân”, “dân làm chủ”… nhưng đặc điểm chung của tất cả các quốc gia theo chế độ độc tài toàn trị trên thế giới đều là giữ bí mật/ giấu giếm. Họ không muốn cho dân biết những chuyện xấu xa, thối nát bên trong, mà họ gọi là làm “mất đoàn kết nội bộ”, nên họ không cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội… một cách thực tế như hiến pháp đã ghi (ở nước ta là Điều 25 Hiến pháp 2013). Họ chuyên dùng biện pháp mềm “tuyên giáo”, để che đậy sự thật, biện minh cho những chính sách đi ngược lòng dân, và dùng biện pháp mạnh để trấn áp-bắt bớ-xử “bỏ túi” một số công dân vì tin theo hiến pháp mà dám gióng lên tiếng nói, đòi hỏi thực thi nền dân chủ pháp trị.

Tuy nhiên, thời cuộc và tình hình thực tế hiện nay đã có nhiều đổi khác. Với mạng Internet và điện thoại thông minh giá rẻ cầm tay, mọi công dân bình thường đều có thể thu thập thông tin từ tất cả các nguồn khác nhau, nên dù nhà cầm quyền có cố tình giữ bí mật/ ngăn chặn các tin “xấu” cũng không phải dễ.  Nhất là đối với những vụ quá lớn, đã bung bét tùm lum, như các đại án Việt Á, “Chuyến bay giải cứu”, trình ra bộ mặt của những vị tai to mặt lớn, bôi bác chế độ, muốn che giấu cũng không thể còn che giấu được nữa!

Qua các vụ đại án, hoạt động tuyên truyền của ngành tuyên giáo trên thực tế đã trở nên yếu ớt, kém sức thuyết phục, vì có sự chênh lệch quá lớn, khó chối cãi giữa thực tế phũ phàng là quốc nạn tham nhũng và các kiểu lý luận sặc mùi giáo điều. Trái lại là sự tràn lấn ngày càng gia tăng như vũ bão, không thể chặn hết nổi của các trang mạng xã hội dưới những hình thức truyền thông cực kỳ đa dạng. Đặc biệt lợi hại là, hàng trăm kênh Youtube, hàng triệu trang Facebook cá nhân và một số báo đài nói tiếng Việt có nguồn gốc nước ngoài, gọi chung là các mạng xã hội. Tại đây, người ta thường xuyên đưa tin bình luận về tình hình chính trị-kinh tế-xã hội Việt Nam, về các hoạt động, việc làm của chính quyền.

Không kể một số kênh/ báo đài có tính cách phi chính trị (như ca hát, văn hóa nghệ thuật, phổ biến kiến thức về khoa học, sức khỏe, lịch sử, hôn nhân gia đình, kinh nghiệm sống…) và một số kênh Youtube giật gân, câu khách để kiếm tiền, có thể tạm phân chia các mạng xã hội ra làm 3 loại chính:

(1) Những kênh/ báo đài thông tin chuyên nghiệp (đưa tin chính xác và bình luận tương đối khách quan);

(2) Những kênh đưa tin và bình luận chống Việt Nam của “các thế lực thù địch” (có kênh dùng cách phóng đại sự thật để chỉ trích);

(3) Một số kênh có khuynh hướng phản biện, phê phán chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng có thiện chí đóng góp, khen chê đúng mực, nói có sách mách có chứng, chống tin giả. Những kênh này không chủ trương lật đổ, chỉ vừa phê bình, vừa kêu gọi thúc đẩy cải cách, để xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh, tiến bộ, giúp người dân được sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trên cơ sở xây dựng một nền dân chủ pháp trị lành mạnh, vẫn do CS Việt Nam lãnh đạo… Các kệnh loại này thường đăng hoặc phát những bài viết phản biện xã hội đúng đắn, của thành phần trí thức, cả trong lẫn ngoài nước.

Tổng quát, tuy có thể xuất phát từ những quan điểm và mục đích/ ý đồ khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, nhưng tất cả các mạng xã hội/ báo đài nêu trên, đều có điểm chung nhất là họ đứng trên lập trường về phía người dân (nhất là nhân dân lao động) để đưa tin, hoặc bình phẩm việc làm sai trái của chính quyền. Các kênh này đặc biệt tập trung vào quốc nạn tham nhũng, chính sách yếu kém về y tế, giáo dục, chống áp bức, bất công (như về đất đai…), chống tiêu cực xã hội, chống tình trạng vận dụng luật pháp tùy tiện. Ngoài ra, các kênh này cũng đòi hỏi tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do dân chủ, kêu gọi phóng thích những người bất chính kiến, nhắc nhở việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ….

Các kênh này chủ yếu tập trung phê bình các khuyết điểm liên quan việc nội trị, còn về mặt ngoại giao, các mạng xã hội tiếng Việt thường chỉ đưa tin, ít phê phán nặng nề, vì dường như nhà cầm quyền Việt Nam đang chọn được hướng đi ngoại giao tương đối đúng đắn, trên cơ sở biết luồn lách khéo léo giữa các cực cường quốc; đôi khi cũng có kẻ lên tiếng phê bình ẩu tả, cho rằng Việt Nam “hèn với giặc” (Trung Quốc), là thiếu sự suy xét ở tầm nghiên cứu chiều sâu của vấn đề.

Nhìn chung, dù có thể mang nhiều quan điểm và sắc thái khác nhau, nhưng hiếm thấy các mạng xã hội tiếng Việt có chủ trương kích động bạo động, chống Nhà nước Việt Nam dưới mọi hình thức, mà chỉ chuyên đi theo con đường ngôn luận, mong muốn góp phần tác động để sớm có được những chuyển biến lớn tích cực, trong điều kiện hòa bình. Các mạng xã hội thiếu đúng đắn đều không nhận được sự ủng hộ của số đông quần chúng có hiểu biết.

Nương theo một vài kênh/ báo đài tương đối đúng đắn có nguồn gốc nước ngoài nêu trên (lẽ tất nhiên phải từ nước ngoài, chứ trong nước thì vẫn có vài tiếng nói, nhưng luôn bị chặn bằng “luật an ninh mạng”), giới nhân sĩ trí thức Việt Nam (nhà văn, nhà báo, thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, học giả, một bộ phận cán bộ nhà nước tiến bộ đang làm việc, hoặc đã nghỉ hưu…) tâm huyết với tiền đồ dân tộc, đã mạnh dạn phát biểu, đưa ra nhiều ý kiến phản biện thẳng thắn, có tính xây dựng. Không ít người trong số họ đã can đảm nói, viết bằng một giọng văn đanh thép, không chút kiêng dè với kiến thức uyên bác và những lý lẽ đôi khi làm chúng ta phải vừa tâm phục, khẩu phục; vừa hết sức kinh ngạc.

Tựu trung, tất cả họ đều đòi hỏi phải mạnh dạn cải cách thể chế kinh tế-chính trị, xây dựng nền dân chủ pháp quyền, từ góc độ nguyên lý chứ không chỉ sửa sai lặt vặt theo kiểu chắp vá tiểu xảo. Họ coi đây mới là đường lối duy nhất đúng đắn, hiệu quả nhất, để khắc phục quốc nạn tham nhũng, cùng nhiều tệ nạn khác, vì tất cả đều cho rằng, nguồn gốc đích thực, hay thủ phạm của tệ nạn tràn lan không gì khác hơn là chính cái thể chế độc tài toàn trị, không có sự phân chia rạch ròi giữa các nhánh quyền lực, để có sự chế ước và điều chỉnh.

Đến đây, đã thật sự diễn ra hiện tượng “chúng khẩu đồng từ”, tức muôn miệng một lời, từ trong ra ngoài nước, nếu không muốn nói trên cả toàn thế giới!

Cũng đã và đang diễn ra cục diện đấu tranh quyết liệt giữa một bên là nhân dân lao động, một số cán bộ công chức nhà nước có tinh thần cầu tiến và giới trí thức tâm huyết khai minh, với một bên là bộ phận (chứ không phải tất cả) các nhà đương cuộc cao cấp CSVN cực kỳ bảo thủ.

Lẽ tất nhiên, lời thật khó tránh khỏi gây mất lòng, nên những tiếng nói tiến bộ “muôn miệng một lời” như trên cũng đã gặp sự phản kháng, nhất định không chịu thua từ phía chính quyền, bằng cách cho lập ra đội ngũ dư luận viên với một số trang mạng đối lập, để bổ sung cho hàng trăm tờ báo có sẵn trong nước, với lý luận phần nhiều yếu ớt, theo kiểu vừa ca ngợi chính sách của nhà cầm quyền, vừa mạt sát, chụp mũ những phần tử nguyên khí quốc gia, bất đồng chính kiến.

Nhưng nếu nhà cầm quyền thật sự vững mạnh và đủ tự tin, họ sẽ không lo sợ bị sụp đổ trước làn sóng dư luận phê phán mạnh mẽ từ khắp nơi nơi. Trái lại, thay vì mù quáng, mất tự chủ, dùng lề lối mị dân hoặc bạo lực để trấn áp dân chủ, họ sẽ sớm tỉnh ngộ chuyển đổi thái độ, từ thù địch sang thái độ thân thiện, khách quan, biết gạn đục khơi trong, lắng nghe một cách có chọn lọc tất cả mọi tiếng nói khác biệt, kể cả của những nhóm người từng bị họ gán cho danh hiệu “các thế lực thù địch”. Muốn vô hiệu hóa để không còn bị nhức nhối, khó chịu vì những lời dị nghị phản biện (ác cảm hoặc thiện cảm), cách tốt nhất của nhà cầm quyền là mau mau sửa đổi, rút ra từ chính những lời dị nghị, phản biện đó.

Lênin là một người như vậy, ông ta khá độc tài, thế mà cũng thường biết chú ý lắng nghe ý kiến của những người đối lập, chịu khó đọc các sách báo của kẻ thù viết về cuộc cách mạng ở Nga lúc đó đang gặp nhiều khó khan. Ông ta tự nhủ: “Những người này đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Họ nhắc chúng ta chú ý đến tất cả những sai lầm và hành động ngốc nghếch mà chúng ta mắc phải. Chúng ta phải cám ơn họ”. Ông không ưa kẻ khác tán tụng mình hoặc thêu dệt thêm những thành tích đã đạt được ở Nga, dù chỉ là để tuyên truyền (xem Lênin, Về văn học nghệ thuật, NXB Văn Hóa Nghệ Thuật, Hà Nội, 1963, tr. 114).

Người xưa nói, “cuồng phu chi ngôn khả dĩ trạch yên”, nghĩa là lời nói của kẻ điên khùng còn có chỗ xài được! Điều quan trọng đối với các lãnh đạo Việt Nam hiện đang chịu trọng trách bây giờ, là phải luôn biết đề cao cảnh giác trước những lời xu nịnh, ngon ngọt của bọn tiểu nhân vây quanh, để tránh tai họa cho ngay chính bản thân mình trong tương lai.

Trước tình hình thực tế hiện tại, một khi “chúng khẩu” đã “đồng từ” như miêu tả ở trên, thiết tưởng không còn bất kỳ một lựa chọn tốt đẹp nào khác hơn là mau mau cải cách thể chế, bằng hành động trước tiên là thực hiện đúng thực chất và trên thực tế tất cả những điều khoản đã ghi trong bản Hiến pháp Việt Nam, do chính những người CS lập ra, rồi sau đó sẽ tùy theo tình hình thực tế của từng giai đoạn cụ thể mà từ từ tính tiếp.

(Hết)

Chúng khẩu đồng từ (Kỳ 1)

Trần Văn Chánh

7-8-2023

Tham nhũng tăng dần ở Việt Nam đã trở thành một quốc nạn ai ai cũng thấy rõ và cùng thừa nhận, nếu không ngăn chặn lại được thì quốc gia, dân tộc không chỉ không thể cất đầu lên được, mà sẽ ngày càng suy bại. Quốc nạn này kéo theo hàng trăm hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình phát triển của đất nước trên đủ bốn mặt chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội.

Bố nào cũng nói “phạm tội lần đầu”, chỉ có chó mới tin

Chu Mộng Long

1-8-2023

Dân gian hát: “Cái cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”, ắt có hàm ý, cái cò ấy phải “ăn đêm” nhiều lần mới rơi vào cạm bẫy. “Cành mềm” là một thứ bẫy dân quê thường dùng để bắt cò. “Ông” bắt cò đồng thời là tòa xử cò, còn “cái cò” là bị cáo. Như tôi đã có bài phân tích, không ngẫu nhiên mà cái cò kêu than: “Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Cái “lòng nào” ấy là thứ tôi vừa đớp và táp vào bụng, ông tòa muốn tôi “khắc phục hậu quả” thì tôi hiến cả bộ lòng. Còn những thứ tôi từng đớp và táp trước đó, đã ỉa ra cứt, còn cất giấu trong nhà hay đã biến thành nhà đất, ông hãy bỏ qua, đừng truy cứu. Cái nghĩa “xáo nước trong” là hãy xử cho tôi mắc tội lần đầu, còn trước đó coi như tôi lương thiện, trong veo. Nếu truy cứu, tịch biên hết gia sản thì coi như “xáo nước đục” vào cả đời tôi và nhục lây đến con cháu tôi. Cái nghĩa “hy sinh đời bố, củng cố đời con” là vậy!

Chuyện đầu tuần: Giáo sư phong bì

Chu Mộng Long

31-7-2023

Đầu tuần, thấy có người chửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo khi vơ tất cả các loại giáo sư vào trong một rọ, gọi là “Giáo sư phong bì”. Thú thật, tôi là học trò của nhiều giáo sư, cũng từng thấy tổn thương và nghĩ ông Trần Mạnh Hảo hàm hồ.

“Trót đà gây việc chông gai”

Trần Trung Đạo

26-7-2023

Phiên tòa xử 54 bị can về tội tham nhũng (nhận hối lộ và đưa hối lộ) trong việc tổ chức 2.000 chuyến bay để đưa 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia về nước, đã trở thành một sân khấu với tất cả đặc điểm hỉ, nộ, ái, ố.

A09

Nguyễn Anh Tuấn

26-7-2023

Trụ sở trực ban hình sự Cơ quan An ninh Điều tra BCA, lúc còn ở số 7 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội những ngày tháng cũ. Ảnh: FB tác giả

Hoàng Văn Hưng chắc hẳn là một trong số rất ít cán bộ Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an (A09) vướng vòng lao lý cho đến lúc này.

Ca ngợi chuyến bay giải cứu: Cảnh báo chuyến đi bộ, xe máy về quê tự giải cứu

Mai Bá Kiếm

25-7-2023

Theo trung tướng Tô Ân Xô, trong gần 2.000 chuyến bay giải cứu người Việt Nam ở nước ngoài về, sau khi trừ chi phí, có những chuyến có thể thu lợi 2 tỷ đồng…

Quyền riêng tư và phiên tòa chuyến bay giải cứu

Dương Ngọc Thái

24-7-2023

Tâm điểm của phiên tòa chuyến bay giải cứu là màn đấu tráo giữa hai chiến sĩ công an Việt Nam giỏi nhất thế giới:

‘Thị trường chạy án’ vẫn béo bở

Blog VOA

Trần Đông A

24-7-2023

Giữa khẩu hiệu và hành động, giữa các quy định về chính sách của ĐCSVN và những thực tế khi người dân và doanh nghiệp phải “đến cửa quan” cách xa nhau một trời một vực. Ảnh minh họa: Bị cáo Tô Anh Dũng được đưa tới phiên toà ngày 17-7. Nguồn: Báo NLĐ

Từ một lời bào chữa

Tạ Duy Anh

23-7-2023

Đây là lời bào chữa của một luật sư, tôi lấy lại từ trang của nhà văn Lưu Vũ Phạm:

Ba quái kiệt hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu

Lương Vĩnh Kim

22-7-2023

Vụ án “Chuyến bay giải cứu” xuất hiện ba quái kiệt đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ, gồm Nguyễn Thị Thanh Hằng, Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Văn Hưng với những tình tiết, sự kiện rất đáng để bình chọn vào hàng cao thủ – quái kiệt:

“Quan chức tống tiền doanh nghiệp”

Trương Nhân Tuấn

21-7-2023

Hôm trước, trên RFA, ông Phạm Quý Thọ có trình bày ý kiến cá nhân trong bài viết có tựa đề: “Đại án ‘chuyến bay giải cứu’ phơi bày điển hình tham nhũng: Quan chức tống tiền doanh nghiệp“.

Đưa hối lộ và nhận hối lộ

Tạ Duy Anh

21-7-2023

Phiên tòa bi hài nhất lịch sử tư pháp Việt Nam cho đến thời điểm này, vẫn đang diễn ra. Loại bỏ các âm thanh chối tai, gây nên bởi những kẻ vừa thất đức vừa thất học mà thực tế là những kẻ đầu đường xó chợ khoác áo quan chức, tôi thấy nhiều tiếng nói bi thương, ai oán vọng ra từ đó mang âm điệu kêu cứu, cần được cả xã hội lắng nghe.

Cơ chế “xin – cho”

Dương Quốc Chính

21-7-2023

Vụ giải cứu đồng bào bản chất là từ cơ chế “xin – cho”. Nhiều khi anh em thiện lành và bò đỏ chỉ biết lao vào chửi bọn quan tham, bọn doanh nghiệp đưa hối lộ, làm hỏng cán bộ ta, bọn cán bộ điều tra sâu mọt chạy án… Nhưng phải hiểu đó chính là vấn đề của thể chế. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế “xin – cho” thì càng tạo ra cơ hội cho tham nhũng.