Vì sao Vladimir Putin đã bại trận rồi

Guardian

Tác giả: Yuval Noah Harari

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

1-3-2022

Cuộc chiến chưa tới một tuần tuổi, nhưng dường như Vladimir Putin đang lao vào một thất bại lịch sử. Putin có thể thắng ở mọi trận đánh, nhưng hắn thua cả một cuộc chiến. Giấc mơ của Putin là xây dựng lại tân đế chế Nga bằng cách bám víu lấy những điều dối trá, rằng Ukraine không phải là một quốc gia thật sự, rằng Ukraine không hẳn là một dân tộc, và dân cư của Kyiv, Kharkiv, Lviv sẽ hân hoan, khát khao chờ đón đoàn xe tăng Nga tiến vào giải phóng.

Lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn Ukraine để điều chỉnh chiến lược đu dây của mình

Jackhammer Nguyễn

2-3-2022

Đoàn xe tăng của Nga dài 40 dặm, ì ạch đi vào thủ đô Ukraine. Nguồn: Time và CNN

Một đoàn xe tăng Nga dài đến 40 dặm ì ạch tiến bên ngoài thủ đô Kiev của Ukraine. Gần hai ngày trời, đoàn xe này không tiến được bao nhiêu vì hư hỏng và … hết xăng!

Valery Gergiev, nhạc trưởng nổi tiếng người Nga bị Đức sa thải

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

2-3-2022

Valery Gergiev (phải), cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga – Sergei Shoigu và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một buổi triển lãm quân sự. Nguồn: IMAGO images

Ukraina: Thế giới cần nghe thấy câu chuyện của chúng tôi

Đỗ Hùng

2-3-2022

Chị Helen đang trấn an con gái Polina, 8 tuổi, trong hầm trú bom tại một bệnh viện nhi ở Kyiv. Ảnh: CNN

Chiến tranh nổ ra, anh Victor Tregubov gửi vợ – chị Julia, cùng con và hai chú mèo tới thành phố Truskavets gần cực tây Ukraina.

Putin và nước Nga như tôi biết

Lê Phú Khải

1-3-2022

Mấy ngày nay, khi Putin xua quân xâm lược Ucraina, nhiều bạn đọc gọi điện hỏi tôi, thậm chí có người lâu nay không đến, nay đến chơi, và lo lắng hỏi: Vì sao Putin cả gan xâm lược một nước có chủ quyền? Liệu Ucraina có trụ vững được không, khi quân Nga mạnh vượt trội? Thôi thì hiểu đến đâu, biết đến đâu, tôi xin “hầu chuyện” bạn đọc đến đó.

Việt Nam ‘mắc kẹt’ trong cuộc chiến phản tác dụng của Nga ở Ukraine

Blog VOA

Hoàng Trường

2-3-2022

Về lâu dài, sách lược “bắt cá hai tay” sẽ khó mang lại quyền lợi cho Việt Nam, một khi Tập Cận Bình làm theo cách của Putin, lợi ích chính đáng của Việt Nam có thể bị thiệt hại. Nguồn: AP

Nhưng thử hỏi, nay mai, khi Tập Cận Bình sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” tàn bạo giống như hoặc hơn (so với bài học tháng 2/1979) thì Việt Nam “ăn làm sao nói làm sao”? 

Cảm nhận về đất nước và con người Nga ngày nay

Trịnh Hải

2/3/2022

Trải nghiệm của tôi về nước Nga có nhiều khác biệt so với những gì tác giả Nguyễn Đình Đăng viết trong bài Đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ, ngày 1/3/22.

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra

Der Spiegel

Tác giả: Von Matthias Gebauer, Fritz Schaap Konstantin von Hammerstein

Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ

1-3-2022

Xe tăng Nga bị phá hủy ở Ukraine. Nguồn: Anatolii Stepanov / AFP

Lời người dịch: Tuần báo Der Spiegel, một tuần báo có tiếng và uy tín nhất nước Đức, hôm 28/2 có đăng một bài báo phân tích về những sai lầm và thất bại của quân đội Nga, từ đó dự đoán một viễn cảnh leo thang quân sự, với những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra đối với Ukraine. Sau đây là bản dịch:

Xung đột Nga – Ukraine: Ngắm Việt và nhìn… ‘Việt… tự hào’

Blog VOA

Trân Văn

1-3-2022

Trang Facebook của nhóm UWAGA. (Hình: Screenshot từ Facebook)

Sau khi Nga tấn công Ukraine (24/2/2022), giữa lúc người Việt cư trú tại Ukraine hết sức hoang mang, không biết tương lai ra sao (?), UGAWA là nơi đầu tiên trên mạng xã hội Việt ngữ chỉ ra cho những đồng bào của mình…

Con vẹt ở Bộ Ngoại giao và hai con vẹt mang hàm tướng

Phạm Đình Trọng

1-3-2022

Độc tài Putin phát động chiến tranh xâm lược Ukraine. Thế giới văn minh đùng đùng nổi bão táp lên án quân Nga xâm lược và phẫn nộ vạch mặt tên tội phạm chiến tranh Putin. Chính phủ các nước đồng loạt và liên tiếp áp đặt những hình thức trừng phạt nặng nề kẻ xâm lược và hối hả viện trợ từ giọt máu nhân đạo cứu người dân Ukraine bị bom đạn sát thương, giúp đồng tiền cho cuộc sống hàng ngày đến quả tên lửa vác vai giúp nhân dân Ukraine bắn xe tăng quân xâm lược.

Đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ

Nguyễn Đình Đăng

1-3-2022

Tôi đã từng học và nghiên cứu ở Nga (Liên Xô cũ) tổng cộng 11 năm, từ năm 18 tuổi tới năm 31 tuổi (1976 – 1989) (Hai năm 1985 – 1987 làm việc ở Việt Nam). Tiếng Nga đối với tôi cũng trôi chảy gần như tiếng mẹ đẻ. Khi còn ở Nga, các bạn Nga từng nói với tôi: “Nếu chỉ nghe tiếng mày nói ngoài hành lang, không nhìn thấy mặt, thì bọn tao tưởng đó là người Nga nói.”

Điểm báo quốc tế về diễn biến chiến cuộc ở Ukraine

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch

28-2-2022

Tổng thống Wolodymyr Selenskyj tuyên bố tử thủ tại Kiew trong bài diễn văn ngày 27/2. Nguồn ảnh: uncredited/dpa

Chiến cuộc leo thang đầy kinh ngạc khi Tổng thống Nga Wladamir Putin loan báo quyết định đặt lực lượng vũ khí hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động. Trong một buổi nói chuyện với các tướng lãnh trên đài truyền hình, Putin cho biết quyết định này là do “các thái độ gây hấn của khối NATO và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây”.

Tấn bi kịch của những bà mẹ sống trong đất nước của Putin

Nguyễn Đức Thành

28-2-2022

Ngay từ mấy ngày đầu tiên của cuộc chiến, tôi đã ngạc nhiên sao những người lính bị bắt mặt lại trẻ và dại như vậy. Vì sao những đoàn quân tiên phong cho một chiến dịch lớn và quan trọng như thế lại không phải là những chiến binh lão luyện? Và vì sao số lính chết trận lại nhiều như vậy? Họ không có chút kinh nghiệm trận mạc nào hay sao? Thực lòng tôi thấy cảm thương cho họ.

Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga!

Đoàn Bảo Châu

28-2-2022

Cảm ơn Nataliya Zhynkina, đại biện lâm thời Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam nhiệt tình hợp tác. Đêm qua trước khi đi ngủ, tôi gửi câu hỏi. Sáng nay đã thấy hồi đáp. Mong các bạn chia sẻ rộng rãi để các bạn ấy thấy được sự quan tâm và ủng hộ của chúng ta. Xin cảm ơn các bạn nhiều. Tôi hy vọng sẽ có cuộc phỏng vấn trực tuyến để các bạn có thể trực tiếp đặt câu hỏi.

Lý lẽ cục súc!

Nguyễn Tiến Tường

28-2-2022

Một số ý kiến nói rằng, Ucraina từng thuộc liên bang Xô Viết nên Nga đòi lại là hợp lý. Đừng ngạc nhiên vì họ là tiên sư giáo sĩ. Họ thuộc một bộ phận mà não trạng ở miền quá vãng, lấy sự sợ hãi làm lương thiện.

Sự nông cạn của những kẻ không cầm súng

Khải Đơn

28-2-2022

Câu chuyện của chúng ta được kể bằng mồm của những kẻ vấy máu. Có lẽ bạn không để ý điều đó, bởi chúng ta sống trong hòa bình và những thành phần như tôi lớn lên trong buổi không có cuộc chiến nào lướt qua sống mũi mình.

Nhìn Ukraina, nghĩ về Việt Nam

Hà Sĩ Phu

28-2-2022

Xung đột Nga – Ukraina làm nổi lên mấy điều cần phân biệt. Việt Nam gần gũi với Ukraina và Đài Loan hay gần gũi với Nga và Trung Quốc? Nền văn hóa Nga và Trung Hoa có đáng yêu không? Nhân dân Nga và nhân dân Trung Hoa có đồng nhất với nhà nước Nga và Trung Quốc không? Một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn thì nên và phải ứng xử thế nào?

Đất đai và tương lai, có thế nào thì vẫn… chưa sao!

Blog VOA

Trân Văn

28-2-2022

Từ trước đến nay chuyện kích nền kinh tế qua xây dựng, bất động sản thường được ưu tiên nhiều vì qua đó, 1 loạt các vấn đề kinh tế được giải quyết. Hình minh họa. (Ảnh: Nguyễn Văn Châu)

Putin trong cơn tuyệt vọng

Nguyễn Đức Thành

28-2-2022

Một điều hy hữu trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, là chưa đầy một tuần, hay có lẽ chính xác hơn là chưa đầy 100 giờ đồng hồ, cuộc chiến do một cường quốc quân sự (tôi xin không gọi là Nga là siêu cường quân sự nữa) phát động với một nước láng giềng nhỏ bé hơn nhiều lần, đã thấy được kết cục thảm bại nghiêng về phía quân xâm lăng.

Chiến tranh Nga – Ukraine: Bom đạn bên ấy, “khói lửa” bên này

RFA

Đinh Hoàng Thắng

27-2-2022

Hình chụp hôm 26/2/2022: Một xe thiết giám của Nga bị cháy trong trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv. Nguồn: AFP

Có cả đồng tình lẫn lên án Nga

Trông người lại nghĩ đến ta – Nhìn Ukraina ngẫm ra nước mình

Mạc Văn Trang

27-2-2022

Putin tổng thống Nga đem quân đánh Ukraina – một nước độc lập, có chủ quyền và yêu cầu hạ vũ khí đầu hàng thì sẽ đàm phán! Rõ là lý lẽ của kẻ mạnh. Dù với lý do gì, đây cũng là cuộc chiến phi nghĩa, không thể chấp nhận.

Những bài học về Ukraine

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

27-2-2022

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) thăm các vị trí của lực lượng vũ trang, năm 2021. Ảnh: Reuters

Tuy tình báo Mỹ và phương Tây đã cảnh báo về khả năng Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi và bất ngờ khi chiến sự nổ ra. Điều gì phải đến đã đến. Rạng sáng ngày 24/2 (giờ Moscow), Tổng thống Putin đã tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” Ukraine. Ngay lập tức, quân đội Nga đã đồng loạt bất ngờ tấn công Ukraine từ ba hướng: phía Đông, phía Bắc, và phía Nam.

Đại diện Ukraine tại Việt Nam trải lòng về chiến sự Nga-Ukraine

Pháp Luật TPHCM

Nghĩa Nhân

27-2-2022

Bà Nataliya Zhynkina cho biết: “Phía Nga nói rằng họ chỉ tấn công vào các mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, thực tế đã có những quả tên lửa trúng vào các tòa nhà dân sự.” Ảnh: Tuyến Phan

Bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam, kêu gọi người dân thế giới hãy đứng về phía Ukraine, kêu gọi hòa bình được lập lại.

Khi chiến tranh có khuôn mặt phụ nữ

Đỗ Hùng

27-2-2022

1. Chị Iryna Tsvila là một giáo viên, một người bán đồ trang sức và một người trồng hoa nghiệp dư.

Tâm tư ngày 27/2: Ba “Tử huyệt” của hệ thống y tế Việt Nam và nguy cơ “Tự đánh mất mình”

Trần Tuấn

27-2-2022

“Tử huyệt” của một hệ thống theo cách nhìn quân sự-chính trị, là điểm yếu mà “đánh vào đó”, hệ thống bị “phá toang”, mất khả năng hoàn thành chức năng định danh mà thiết kế chiến lược đã định cho, khiến hoạt động trên toàn hệ thống trở nên hỗn loạn, rời rạc, thiếu liên kết, thậm chí mâu thuẫn nhau, dần dẫn đến sụp đổ!

Người hiền – Đại tá Phạm Quế Dương (Phần 2)

Phạm Đình Trọng

27-2-2022

Tiếp theo Phần 1

Phạm Quế Dương năm 2018. Ảnh: Phạm Đình Trọng

2. HỘI NHÂN DÂN ỦNG HỘ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG

Thử nhìn nước Nga một cách độ lượng

Joaquin Nguyễn Hòa

27-2-2022


Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga trả lời phỏng vấn tại dinh thự ở bang Gorki bên ngoài Moscow, Nga, hôm 25/2/2022. Nguồn: Sputnik / Yulia Zyryanova / Pool via REUTERS

Ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, tuyên bố nước Nga không cần quan hệ ngoại giao với phương Tây.

SWIFT, vũ khí hạt nhân trong tài chánh

Nhã Duy

26-2-2022

Trong vài ngày qua, đòn trừng phạt tài chánh nặng nề nhất là SWIFT, được xem như một vũ khí hạt nhân trong lãnh vực tài chánh, đang được Hoa Kỳ cùng phe đồng minh bàn luận xem có thể áp dụng lên Nga hay không? Có lẽ đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm về SWIFT.

Những sự thật về mối quan hệ giữa NATO và Nga (Phần 2)

NATO

Thục Quyên, phỏng dịch

27-2-2022

Tiếp theo phần 1

III/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về sự cộng tác giữa NATO và Nga:

Hoang tưởng 8: NATO phá hoại an ninh bằng cách đình chỉ hợp tác thực tế với Nga.

Sự thật: Năm 2014, NATO đã đình chỉ mọi hợp tác thực tế với Nga để đáp trả các hành động gây hấn của họ ở Ukraine. Sự hợp tác này bao gồm các dự án ở Afghanistan, chương trình chống khủng bố và hợp tác khoa học. Các dự án này đã mang lại kết quả theo thời gian, nhưng việc tạm dừng chúng không làm suy yếu an ninh của Liên minh hoặc giảm khả năng chống lại các thách thức như khủng bố.

NATO đã nói rõ vẫn tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga. Nhưng sự cải thiện trong quan hệ giữa NATO và Nga phụ thuộc vào sự thay đổi rõ ràng và mang tính xây dựng trong các hành động của Nga – một hành động thể hiện sự tuân thủ luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế của Nga.

IV/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về sự bành trướng của NATO

Hoang tưởng 9: Nga có quyền yêu cầu bảo đảm rằng Ukraine và Georgia sẽ không gia nhập NATO

Sự thật: Mọi quốc gia có chủ quyền đều có quyền lựa chọn các thỏa thuận an ninh cho mình. Đây là nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu và là nguyên tắc mà Nga cũng đã ký kết chấp thuận (xem Đạo luật cuối cùng của Helsinki) (1).

Khi ký Đạo luật Căn bản NATO – Nga, Nga cũng cam kết duy trì “tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia và tôn trọng quyền tự nhiên của họ trong việc lựa chọn các phương tiện để bảo đảm an ninh của mình“. Ukraine và Georgia có quyền lựa chọn liên minh của mình và Nga, theo những thỏa thuận do chính Nga nhiều lần ký kết, không có quyền ra lệnh cho lựa chọn đó phải theo ý của Nga.

NATO bác bỏ mọi ý tưởng tạo lại những vùng ảnh hưởng ở Âu châu – chúng đã là một phần của lịch sử và nên thuộc về lịch sử.

Hoang tưởng 10: NATO có căn cứ trên khắp thế giới

Sự thật: Cơ sở hạ tầng quân sự của NATO bên ngoài lãnh thổ của các nước Đồng minh chỉ giới hạn trong các khu vực mà Liên minh đang tiến hành các sứ mạng. Thí dụ, NATO có các cơ sở quân sự ở Kosovo để thực hiện sứ mạng của KFOR (Kosovo Force) là gìn giữ hòa bình.

NATO cũng có các văn phòng liên lạc dân sự ở các nước đối tác như Georgia, Moldova, Ukraine và Nga. Đây không thể được coi là “căn cứ quân sự”.

Các nước trong Liên minh có riêng các căn cứ ở nước ngoài trên cơ sở các thỏa thuận song phương và nguyên tắc đồng ý của nước chủ nhà, trái ngược với các căn cứ của Nga trên lãnh thổ Moldova, Ukraine và Georgia.

V/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về thái độ của NATO đối với Nga

Hoang tưởng 11: NATO thổi phồng sự sợ hãi về các cuộc tập trận của Nga

Sự thật: Mọi quốc gia đều có quyền tiến hành các cuộc tập trận, nhưng điều quan trọng là chúng phải được tiến hành một cách minh bạch và phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Để thúc đẩy tính minh bạch, các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác tại Âu châu OSCE, bao gồm cả Nga, cam kết tuân thủ các quy định của Văn kiện Vienna. Nếu một cuộc tập trận có sự tham gia của ít nhất 9.000 nhân viên, thì cuộc tập trận phải được thông báo, và nếu nhân sự từ 13.000 trở lên, thì các quan sát viên của OSCE phải được mời tham dự cuộc tập trận.

Những lo ngại của NATO về các cuộc tập trận của Nga là kết quả trực tiếp của sự thiếu minh bạch của Nga. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga chưa bao giờ chấp nhận sự quan sát những cuộc tập trận theo đúng tiêu chuẩn của Văn kiện Vienna.

Nga cũng đã thực hiện các cuộc tập trận nhanh và lớn, bao gồm hàng chục ngàn quân, để đàn áp tinh thần các nước láng giềng. Cách hành xử này làm tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin. Cuộc tấn công của Nga vào Georgia năm 2008 và việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 đã được che đậy như là các cuộc tập trận chớp nhoáng.

Hoang tưởng 12: NATO là một dự án địa chính trị của Hoa Kỳ

Sự thật: NATO được thành lập vào năm 1949 bởi mười hai quốc gia có chủ quyền: Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Kể từ đó, NATO đã phát triển và hiện nay có 30 nước đã tự quyết định tham gia vào tổ chức. Tất cả các quyết định trong NATO đều được thực hiện bởi sự đồng thuận, có nghĩa là một quyết định chỉ có thể được đưa ra nếu mọi nước Đồng minh chấp thuận nó.

Tương tự, quyết định cho bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động do NATO dẫn đầu hoàn toàn tùy thuộc quốc gia đó và theo các thủ tục pháp lý của riêng quốc gia đó. Không thành viên nào của Liên minh có thể quyết định việc triển khai bất kỳ lực lượng nào của một nước Đồng minh khác.

Hoang tưởng 13: NATO đã cố gắng cô lập hoặc loại trừ Nga

Sự thật: Trong hơn ba thập niên, NATO đã không ngừng nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác với Nga.

NATO bắt đầu tiếp cận, đề nghị đối thoại thay vì đối đầu, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London vào tháng 7 năm 1990 (2). Những năm tiếp theo, Liên minh đã thúc đẩy đối thoại và hợp tác bằng cách thành lập Quan hệ Đối tác vì Hòa bình (PfP Partnership for Peace) và Hội đồng Đối tác Euro – Đại Tây Dương (EAPC Euro – Atlantic Partnership Council), cho toàn châu Âu tham dự, bao gồm cả Nga.

Năm 1997, NATO và Nga đã ký Đạo luật Sáng lập về Quan hệ , Hợp tác và An ninh, thành lập Hội đồng Liên hiệp Thường trực NATO-Nga. Vào năm 2002, hội đồng này đã được nâng cấp thành Hội đồng NATO – Nga (NRC, NATO – Russia Council) (3).

NATO chủ tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Đôi bên đã cộng tác về các vấn đề, từ chống ma tuý và chống khủng bố, đến cứu hộ tàu ngầm và lập kế hoạch khẩn cấp dân sự. Tuy nhiên, vào tháng 3/2014, trước những hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, NATO đã đình chỉ hợp tác thực tế với Nga. Nhưng song song, NATO vẫn mở các kênh liên lạc với Nga. Hội đồng Nga – NATO vẫn là một nền tảng quan trọng để đối thoại. Đó là lý do tại sao Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã mời tất cả các thành viên của Hội đồng NATO – Nga tham dự một loạt các cuộc họp nhằm cải thiện an ninh ở châu Âu.

Hoang tưởng 14: NATO lẽ ra phải giải tán sau Chiến tranh Lạnh

Sự thật: Tại Hội nghị thượng đỉnh London năm 1990, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí: “Chúng ta cần tiếp tục sát cánh cùng nhau, để kéo dài nền hòa bình lâu dài mà chúng ta đã có được trong 4 thập niên qua”. Đây là sự lựa chọn của những nước có chủ quyền và hoàn toàn phù hợp với quyền phòng vệ tập thể theo Hiến chương Liên Hiệp quốc.

Kể từ đó, 16 quốc gia khác đã chọn gia nhập NATO. Liên minh đã thực hiện các nhiệm vụ mới và thích ứng với những thách thức mới, đồng thời tiếp tục tuân theo các nguyên tắc cơ bản về an ninh, phòng thủ tập thể và ra quyết định bằng sự đồng thuận.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tháng 6 năm 2021, NATO đã đồng ý cùng tăng cường để hiện đại hóa và thích ứng hóa Liên minh, vạch ra lộ trình cho thập niên tới và sau đó. Khái niệm “Chiến lược tiếp tục” của NATO sẽ là kế hoạch chi tiết cho sự thích ứng này. Vào thời điểm cạnh tranh toàn cầu gia tăng, Âu châu và Bắc Mỹ tiếp tục cùng nhau đứng vững trong NATO. Những thách thức an ninh mà Liên minh phải đối mặt quá lớn và không quốc gia hoặc châu lục nào có khả năng một mình gánh vác.

Cùng với nhau, các nước trong NATO sẽ tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ hơn 1 tỷ người.

VI/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về Hoạt động của NATO

Hoang tưởng 15: Hoạt động của NATO ở Afghanistan là một thất bại

Sự thật: NATO đang tiến hành đánh giá trung thực và rõ ràng về sự can dự tại Afghanistan, xem xét lại điều gì đã có hiệu quả và điều gì không hiệu quả. Ngoài ra, còn có những câu hỏi khó cần đặt ra cho cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn.

NATO đã dẫn đầu các nỗ lực quân sự ở Afghanistan trong nhiều năm, nhưng không chỉ riêng nỗ lực quân sự. Các chính phủ quốc gia, Liên minh châu Âu và Liên Hiệp quốc, cũng đã đầu tư rất nhiều vào việc cố gắng phát triển và xây dựng một Afghanistan tốt đẹp hơn. Tất cả chúng ta đều đang đối diện những câu hỏi khó trả lời.

Đồng thời, cũng nên ghi nhận những thành tựu đáng kể đã đạt được. NATO đã ngăn Afghanistan trở thành nơi trú ẩn an toàn cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Từ năm 2001, không có cuộc tấn công khủng bố nào từ Afghanistan chống lại các quốc gia Âu – Mỹ. Cộng đồng quốc tế, được hỗ trợ bởi sự hiện diện quân sự của NATO, cũng đã giúp tạo điều kiện đẩy mạnh các tiến bộ kinh tế và xã hội đáng kể.

Không thể dễ dàng đảo ngược những lợi ích này mà chúng ta có thể thấy từ vai trò của thế hệ trẻ, phụ nữ và các phương tiện truyền thông tự do hiện nay tại Afghanistan. Tuy NATO không còn quân đội hiện diện, cộng đồng quốc tế vẫn có đòn bẫy đối với Taliban, bao gồm các công cụ tài chính, kinh tế và ngoại giao. NATO sẽ tiếp tục buộc Taliban giải trình về những trường hợp khủng bố, và về vấn đề tự do và nhân quyền.

Hoang tưởng 16: Hoạt động của NATO tại Libya là bất hợp pháp

Sự thật: Chiến dịch do NATO lãnh đạo đã được khởi động theo thẩm quyền hai Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (UNSCR), 1970 và 1973. Cả hai đều chiếu theo Chương VII của Hiến chương LHQ và cả hai đều không bị Nga phản đối.

UNSCR 1973 ủy quyền cho cộng đồng quốc tế “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để “bảo vệ thường dân và các khu vực dân cư bị đe dọa tấn công”. Đó là những gì NATO đã làm, với sự hỗ trợ chính trị và quân sự của các quốc gia trong khu vực và các thành viên của Liên đoàn Ả Rập.

Sau xung đột, NATO đã hợp tác với Ủy ban Điều tra Quốc tế của LHQ về Libya. Cơ quan này không phát hiện có vi phạm UNSCR 1973 hoặc luật pháp quốc tế, mà thay vào đó kết luận “NATO đã tiến hành chiến dịch với độ chính xác cao và chứng minh quyết tâm tránh thương vong cho dân chúng”.

Hoang tưởng 17: Hoạt động của NATO tại Kosovo là bất hợp pháp

Sự thật: Chiến dịch của NATO tại Kosovo xảy ra sau hơn một năm nỗ lực ráo riết của Liên Hiệp quốc và Nhóm Liên lạc (Contact Group), trong đó Nga là thành viên, nhằm mang lại một giải pháp hòa bình.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiều lần đánh giá cuộc thanh trừng sắc tộc tại Kosovo và con số ngày càng cao những người tị nạn là mối đe dọa cho nền hòa bình và an ninh quốc tế. Một chiến dịch của lực lượng Đồng minh NATO được khởi động nhằm ngăn chặn các làn sóng vi phạm nhân quyền và giết hại dân thường theo quy mô lớn và kéo dài.

Sau chiến dịch không kích, Liên Hiệp quốc ủy nhiệm (UNSCR) (4) cho lực lượng KFOR của NATO, ban đầu bao gồm cả Nga, trọng trách bảo vệ Hoà bình, tạo dựng một môi trường an toàn và an ninh tại Kosovo.

______

(1) https://www.osce.org/helsinki-final-act

(2) https://www.nato.int/cps/en/natolive/official_texts_23693.htm

(3) https://www.nato.int/cps/en/natolive/official_texts_25468.htm

(4) https://www.un.org/en/ga/search/view_doc.asp?symbol=S/RES/1244(1999)

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và một vài điểm nhấn đối với Việt Nam

RFA

Vương Hồng Thạch

27-2-2022

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga xy ra cách Việt Nam 8.000 cây số và sự bận tâm lớn nhất của mỗi nước trong thời điểm hiện nay đều khác nhau. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam có thể cứ “kê cao gối ngủ” cho tới lúc tàn “cuộc chơi” giữa Đế chế Nga và đứa con “hoang đàn” Ukraine của nó. Hẳn nhiên, Ukraine không phải là Việt Nam, nhưng sự nguy hiểm của chủ nghĩa Đại Xlavơ hay tư tưởng Đại Hán, không bao giờ thay đổi và càng không đuợc coi thường.