Từ chuyện ‘Tượng Đài Cảnh Sát Nhân Dân’

Blog VOA

Trân Văn

21-7-2022

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Nguồn: Zing

Chỉ có một “Việt Á” trong Bộ Khoa học và Công nghệ?

Huy Đức

21-7-2022

Ảnh trên mạng

Năm 2018, Công ty Thu Đức của ông Nguyễn Bình Dương đăng ký một loạt nhãn hiệu: Thu Đức Ga, My Tra Petro, OIRIGIN GAS, VINSIN trùng với tên viết tắt hoặc tương tự với tên thương mại của một số doanh nghiệp khác đã nổi tiếng trên thị trường hàng chục năm như THỦ ĐỨC GAS, MỸ TRÀ GAS, ORIGIN GAS, Vinashin.

“Không có ví dụ nào về cuộc xung đột này”

Der SPIEGEL

Bernhard Zand phỏng vấn Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm, dịch

16-7-2022

Henry Kissinger. Nguồn: George Etheredge / DER SPIEGEL

Nhà công vụ, chuyện nhỏ hay lớn?

Blog VOA

Trân Văn

20-7-2022

Năm 2014, ông Lê Như Tiến, cựu đại biểu Quốc hội từng đề nghị: Cần xác định chiếm dụng nhà công vụ là một hình thức tham nhũng tài sản trị giá nhiều tỉ và cần xử lý dạng tham nhũng mới này.

Cứ như thế này…

Lưu Trọng Văn

20-7-2022

Từ trái: Lê Kiên Thành, Nguyễn Anh Tuấn và tác giả Lưu Trọng Văn. Nguồn: Lưu Trọng Văn

Gã cafe với Lê Kiên Thành cùng Nguyễn Anh Tuấn từ Boston mới về SG.

“Đừng tưởng thành phố luôn mạnh”

Lê Huyền Ái Mỹ

20-7-2022

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại buổi làm việc với quận Bình Tân – Ảnh: Thảo Lê/TT

Hôm qua, khi về làm việc với Bình Tân, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói: “Với một thành phố hơn 10 triệu dân, hệ thống y tế có hạn, chỉ cần cơn gió độc đi qua thì có thể gặp nhiều khó khăn, đừng tưởng thành phố luôn mạnh”.

Vật giá gia tăng và ‘bòn khố rách sắm dù, sơn kiệu’

Blog VOA

Trân Văn

19-7-2022

Vì sao chính phủ Việt Nam thản nhiên chọn cách hành xử khác hẳn thiên hạ trong cơn bão giá?

Quy hoạch nhân sự và nghệ thuật… nghi binh

Blog VOA

Trân Văn

18-7-2022

Bà Đào Hồng Lan – Bí thư tỉnh Phú Thọ, giờ đảm nhận vai trò Quyền Bộ trưởng Y tế. Nguồn: VNE

Nhà hát sát Hồ Tây: Vấn ý chỉ gây thêm thất vọng!

Blog VOA

Trân Văn

18-7-2022

Phóng sinh cá chép ở Hồ Tây ngày 23 tháng Chạp. Hình minh họa.

Chưa kết thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13 và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An”: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?

Chính quyền quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội vừa công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An, trong đó có một nhà hát nằm trên hồ Đầm Trị sát Hồ Tây để… “lấy ý kiến nhân dân”.

Đồ án giới thiệu ý tưởng quy hoạch 45 héc ta thuộc hai phường Quảng An và Tứ Liên thành nhiều phân khu: Vui chơi giải trí, Công viên Văn hóa tâm linh, Công viên Văn hóa nghệ thuật chuyên đề trong đó có một nhà hát hiện đại, kết hợp với khu vực phát triển thương mại, dịch vụ, khách sạn phục vụ du lịch,… biến nơi này thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa nữa của thủ đô cụ thể hóa “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Thỉnh thoảng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam lại tổ chức vấn ý nhân dân về chuyện gì đó và giống như những lần tổ chức vấn ý mà thiên hạ đã biết, lần này, phản ứng của nhân dân không khác lắm…

***

Phản hồi sự kiện vừa đề cập thông qua báo điện tử Dân Trí, một số người như Dac Thang, Nguyễn Phúc Trường,… nhắc nhở: Hãy để cho Hồ Tây yên ổn. Đừng hủy hoại cảnh quan của Hồ Tây nữa! Dang Khoa Nguyen than: Cơn nghiện lấp ao hồ không chấm dứt! Lê Nguyễn Khánh Vân không đồng tình bởi: Thành phố đang nghẹt thở với đủ loại công trình, chỉ nên tạo công trình xanh, tạo không gian cho dân. Phúc Quang Đoàn lưu ý: Không nên lấp hồ hay sử dụng mặt nước quá nhiều vì sẽ tiếp tục gây ngập lụt mỗi khi có mưa lớn. Nên xây thêm nhiều cầu để kết nối với phía Đông hơn là tập trung dân cư về một phía.

Cũng qua Dân Trí, Cu Hoang Duc góp ý: Nên tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường, giao thông. Các vị nên nghĩ đến sức khỏe nhân dân chứ đừng nhắm vào tạo hình ảnh hay những vấn đề khác. Không hay ho gì khi có Nhà hát đẹp nhưng giao thông tắc nghẽn, môi trường độc hại. Đó cũng là lý do Trương Thắng đòi: Bỏ ngay ý định này! Dùng nguồn tiền đó để chống ngập sau mưa hoặc mở rộng bênh viện cho dân đỡ khổ! Hoàng Quân tán thành vì: Hà Nội còn bao nhiêu công trình dang dở, ngổn ngang dân đang phải gánh chịu hậu quả. Lãnh đạo thành phố nên tập trung vào những công trình chưa hoàn tất cho dân nhờ (1)!

Ngoài Dân Trí, phản hồi của độc giả trên những trang web của các cơ quan truyền thông chính thức cho phép độc giả gửi bình luận về cuộc vấn ý vừa đề cập cũng giống như vậy. Chẳng hạn qua tờ Tuổi Trẻ, Đỗ Quang nêu nhận định: Hồ Tây cần thoáng để dân có chỗ hít thở, giữ vẻ đẹp của hồ! Không nên bê cái nhà hát khổng lồ về đây! Nhà hát làm ở đâu thì làm sao cứ bíu vào cái hồ đẹp như mơ thế này? Dân VN thì lặp lại chuyện Nhà hát Lớn Hà Nội chỉ mới khai thác được 30% công suất để chứng minh: Xây thêm một nhà hát hiện đại ở khu vực Hồ Tây là quá lãng phí. Một độc giả tên Đức cũng có ý kiến tương tự vì… còn nhiều công trình trọng điểm thiếu tiền (2)…

Có một điểm đáng chú ý là chỉ có một… Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An nhưng thông tin về nhà hát theo quy hoạch này lại rất khác nhau, có nơi cho biết, đó là nhà hát 1.600 chỗ, có nơi khẳng định, qui mô của nhà hát lên tới 1.800 chỗ. Chưa kể có nơi bảo rằng, nhà hát nằm… “bên” Hồ Tây, nơi khác thì cho biết, nhà hát nằm… “trên” Hồ Tây và công trình này là Nhà hát opera chứ không phải là nhà hát loại bình thường (3)…

Vĩnh Quyên – một thành viên của nhóm “Hà Nội tri thức” trên facebook (4) viết như thế này về ý tưởng xây dựng Nhà hát opra trong Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An:

Nhân dự án xây nhà hát opera 1.600 chỗ trên hồ Tây làm nhớ lại có lần đi xem nhạc giao hưởng ở Nhà hát Lớn. Khi hết chương, nhạc trưởng vẫn đang để đũa chỉ huy ngang ngực tự dưng có một khán giả vỗ tay và như hiệu ứng cánh bướm, gần như cả khán phòng vỗ tay rầm rầm khiến các nhạc công đưa mắt nhìn nhau kiểu như không hiểu chuyện gì đang diễn ra nhỉ

Trong lúc xem thì tin nhắn điện thoại loé sáng nhiều lần cùng tiếng báo có tin nhắn. Chết cười lúc kết thúc khán giả vỗ tay nhiệt tình khiến nhạc trưởng ra chào ba lần rồi mà khán giả vẫn tiếp tục vỗ tay, vô tư vỗ mãi không thấy nhạc trưởng quay ra nữa mới thôi.

Giao hưởng còn thế nữa là Opera, thể loại rất kén người xem và khá – nếu không muốn nói là rất xa lạ với người Việt. Không dám nói ngoa chứ đa số dân Việt mù nhạc, chỉ biết hai nốt đô – la là hết nên các chương trình nhạc giao hưởng, hoà nhạc cổ điển … chỉ có giới “tinh bông” đi mà chủ yếu đi bằng vé mời chứ bỏ tiền túi ra mua thì hãy đợi đấy.

Thế nên nghe những thông tin về việc xây dựng Nhà hát opera trên hồ Tây cụ thể tại đầm Trị, một khoảng mặt nước của hồ Tây ở bán đảo Quảng An, khu vực tập trung các làng cổ và di tích nổi tiếng mình không khỏi bật cười và tiếp sau đó là sự phẫn nộ về lòng tham vô đáy của con người.

Hà Nội không có Nhà hát Opera cũng chả sao bởi thực sự dân Hà nội không có nhu cầu cấp thiết về loại hình này nhưng nên nhớ Hà Nội chỉ có một hồ Tây và trong hồ Tây có đầm Trị, nơi duy nhất đang trồng giống sen quí của Hà Nội. Biểu tượng của Hà Nội là bông hoa sen. Hồ Đầm Trị vốn dĩ đang là một đầm sen rất đẹp – là biểu tượng sống của Hà Nội. Vậy tại sao phải thay biểu tượng sống ấy bằng một biểu tượng “chết “- bằng bê tông cốt thép?

Chủ dư án để xuất xây nhà hát khổng lồ này để coi như là một biểu tượng văn hoá , biểu tượng kiến trúc của Hà Nội. Xin thưa, biểu tượng văn hoá Hà Nội không cần phải đao to búa lớn, chỉ cần bỏ đám cỏ lau phất phới cạnh Tháp Bút ngay gần cầu Thê Húc, dỡ bỏ hệ thống đèn xanh đỏ mớ ba, mớ bảy của các ngân hàng gắn trên các đường phố chính, xoá bỏ văn minh ăn uống chùi giấy vệ sinh vứt trắng xoá dưới chân như bãi rác trong khi các thượng đế vẫn điềm nhiên ăn uống vô tư, phạt nặng đái bậy ngoài đường giữa ban ngày ban mặt...

Còn biểu tượng kiến trúc ư, chỉ cần sử dụng tối đa mấy cái nhà hát, mấy công trình như Bảo tàng Hà Nội chẳng hạn, ngừng đào đường, lật vỉa hè quanh năm suốt tháng mà mưa to là thành “Hà lội” – phố bỗng là dòng sông uốn quanh. Người Hà nội chỉ cần thế là hạnh phúc rồi. Chỉ cần thế thôi là người Hà Nội đã đội ơn Tổng đốc Hà Nội ngàn lần rồi

Nên nhớ, lòng tham con người là vô đáy. Những con bạch tuộc tham lam làm dự án này xong sẽ lại sang dự án khác và ròi hồ Tây sẽ “dvd” trong một nốt nhạc. Cứ đà này, đến một lúc nào đó, không xa , một câu chuyện truyền thuyết mới sẽ bắt đầu bằng câu quen thuộc “ ngày xửa ngày xưa Hà nội có hồ Tây nơi xuất hiện một loài sen kỳ lạ (5)…

***

Tại Việt Nam, vấn ý không hiếm song hồi đáp, điều chỉnh sau khi vấn ý nhân dân để thỏa mãn ý chí, nguyện vọng của họ lại rất hi hữu. Tuy nhiên điều này dường như vẫn không quan trọng bằng việc tại sao những vấn đề được chọn đưa ra vấn ý thường khiến nhân dân dị ứng và phản ứng gay gắt. Chưa kết thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13 và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An”: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?

Lẽ nào đó là lý do nhân dân không xem vấn ý là… “được”?

Chú thích

(1) https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-lay-y-kien-viec-xay-dung-nha-hat-ben-ho-tay-20220713093910935.htm

(2) https://tuoitre.vn/ha-noi-du-kien-xay-nha-hat-1-600-cho-ngoi-khu-dam-tri-ngay-sat-ho-tay-20220713113917097.htm

(3) https://thanhnien.vn/ho-tay-se-la-trung-tam-van-hoa-nghe-thuat-cua-thu-do-post1478655.html

(4) https://www.facebook.com/groups/373876840199844

(5) https://www.facebook.com/groups/373876840199844/posts/1092727304981457/

Chuyện tôi làm trái ngành, trái nghề

Phạm Xuân Cần

18-7-2022

Tôi có thể khẳng định ngay rằng: Phàm đã là lãnh đạo thì ở nhiều mức độ khác nhau sẽ phải làm trái ngành, trái nghề, nói chính xác hơn là phải làm những việc mà mình chưa được đào tạo trong trường, lãnh đạo càng cao càng như vậy.

Nạn đói toàn cầu: Hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp

Đỗ Kim Thêm

18-7-2022

Theo LHQ, hơn mười một triệu trẻ em ở Yemen sống bằng viện trợ nhân đạo; hơn hai triệu bị suy dinh dưỡng cấp tính. Nguồn: Mohammed Hamoud / Getty Images

Đạo đức quan chức

Nguyễn Tiến Tường

17-7-2022

Văn hoá Á Đông mình vẫn luôn khát khao có những vị quan tài đức vẹn toàn. “Ngã rẽ” của các thể chế khiến văn hoá quan trường ở các quốc gia biến đổi khác nhau.

Ruồi

Lưu Trọng Văn

17-7-2022

Nạn ăn cắp tiền bạc mồ hôi nước mắt của dân được gọi là tham nhũng, không dễ gì chấm dứt, thậm chí càng khui ra thì càng quá bộn.

Tử tế thì có hạn, mà khốn nạn thì vô biên

Đặng Bích Phượng

16-7-2022

Ảnh: FB tác giả

Bà chị Nguyễn Nguyên Bình rủ nhà em chiều nay đi dự buổi “tọa đàm” về văn hóa Ukraine. Sang đón bà chị, thấy hai thằng đi kèm bả xuống sảnh, ngang nhiên bảo không cho bả đi. Nhà em nói bà chị cứ leo lên xe nhà em, để xem chúng nó làm gì. Nhưng bà chị không muốn căng thẳng, nên nhà em đành một mình đi tới Viện Sena ở 35 Điện Biên Phủ.

Tôn Thất Thạnh, giám đốc CDC Đà Nẵng có thể bị thủ tiêu

Mai Hoa Kiếm

17-7-2022

Trong những ngày gần đây, dư luận Đà Nẵng dấy lên hai luồng thông tin về Tôn Thất Thạnh, giám đốc CDC Đà Nẵng, là người đã bị cơ quan điều tra bắt giam hôm 20-6 vừa qua.

Nước Nhật không còn Abe

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

15-7-2022

Ngày 8/6/2022 sẽ đi vào lịch sử nước Nhật khi cựu thủ tướng Abe Shinzo, 67, đã bị ám sát khi đang diễn thuyết tại Nara (gần Osaka và Kyoto) để vận động tranh cử thượng viện cho đảng LDP. Cái chết bất ngờ của ông Abe Shinzo không chỉ gây sốc cho nước Nhật mà còn cho Việt Nam và thế giới. Nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực cho “nước Nhật hậu Abe”. Bài này sẽ phân tích những di sản của ông Abe và hệ quả khó lường.

Bộ trưởng Y tế

Nguyễn Hồng Vũ

16-7-2022

Hôm nay, mình thấy bà con ở VN rần rần việc đề cử Bộ trưởng Y tế mới là chị Đào Hồng Lan, người đang có bằng thạc sĩ về kinh tế và bằng lý luận chính trị cao cấp. Có nhiều người vui nhưng cũng có không ít người lo.

Nhìn vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo ngành Y tế

Tâm Chánh

16-7-2022

Thực ra thì những tranh cãi khác nhau về vị trí tân Bộ trưởng Y tế đều có thể đọc ý nghĩa của nó theo một cách khác, nhận diện những vấn đề cải cách thể chế y tế ở nước ta. Chứ dân gian cũng không rảnh mà ngồi đôi co với bà quyền bộ trưởng rằng có nên ao ước “phải chi… hồi đó…”. Thay vì như vậy bà ta nên đặt trúng vấn đề hơn, làm sao để bù đắp tầm nhìn chuyên môn ở cương vị đứng đầu ngành y tế.

Dụng nhân như dụng… ‘củi’?

Blog VOA

Trân Văn

16-7-2022

Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế và ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ. Nguồn: Báo Giao Thông.

Nguyễn Đức Chung, ví dụ cho ‘hàng gian, hàng giả’ mới… có giá trị!

Blog VOA

Trân Văn

15-7-2022

Ông Nguyễn Đức Chung khi còn là Giám đốc Công an Hà Nội, ngày 20/05/2013. Nguồn: Reuters

Kết quả phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Đức Chung “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” chứng minh, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chuyên sản xuất, sử dụng “hàng gian, hàng giả”.

Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ

Financial Times

Tác giả: Gideon Rachman

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/ NCQT

11-07-2022

Các thể chế độc lập và các cử tri quan tâm đến chúng là yếu tố sống còn trong việc bảo tồn nền dân chủ.

Thiếu người hay đổi mới tư duy

Huy Đức

15-7-2022

Ảnh chụp màn hình

Tôi không có đủ thông tin để hiểu vì sao quyền bộ trưởng Y tế là bà Đào Hồng Lan. Nhiều nước bộ trưởng y tế không phải là bác sĩ và bộ trưởng quốc phòng không phải là sĩ quan. Nhưng, khi đã đưa một người không có chuyên môn đứng đầu ngành y tế nước ta thì Bộ phải thay đổi vì không thể nào vận hành như trước.

Rúng động cung đình Cộng sản

Lê Văn Đoành

15-7-2022

Nhiều người dự báo, đại hội lần thứ 13 của đảng CSVN là con số “tử”, không tốt, sẽ lắm nhiễu nhương. Thực tế xảy ra đúng vậy.

Liệu người giàu nhất Việt Nam có an toàn?

FULCRUM

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trúc Lam, chuyển ngữ

15-7-2022

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy VinFast ở huyện Cát Hải hồi năm 2019. Nguồn: Wikimedia Commons

Những đồn đoán gần đây cho rằng, người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, có thể gặp rắc rối với các cơ quan chức năng, có lẽ đã qua cơn khốn đốn. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Hà Nội có nghĩa là các chủ doanh nghiệp của Việt Nam phải thận trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Dân (Phần 1)

Nguyễn Thông

14-7-2022

Người biểu tình tắm trong hồ bơi phủ tổng thống Sri Lanka. Ảnh trên mạng

Sri Lanka lâu nay được coi là xứ sở yên bình, nói theo cách của người An Nam thì “nghèo mà tốt”. Thực ra cũng không đến nỗi nghèo lắm, cuộc sống từng sung túc, khá đầy đủ, chỉ có điều phú quý giật lùi, giống như Venezuela, Cuba, Nicaragua… vậy, càng ngày càng thảm hại.

Điểm trường và 100 cái máy giặt

Blog VOA

Trân Văn

14-7-2022

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Nguồn: Tuổi Trẻ

Khi rong chơi ở Yên Bái, thấy dân chúng, đặc biệt là trẻ con địa phương phải lội qua suối để vào trường là hết sức nguy hiểm nhất là mùa mưa lũ…

Vì sao cột điện “dự ứng lực” ở Việt Nam đổ hàng loạt sau cơn bão nhẹ?

Trịnh Hải

14-7-2022

Mùa bão ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào khoảng giữa tháng 12. Từ giờ đến cuối năm, dự báo khu vực Biển Đông sẽ có khoảng 10 cho đến 12 cơn bão và trong đó sẽ có từ 4 cho đến 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Ngoài việc lũ lụt, người dân trong nước sẽ phải chứng kiến nhiều cột điện đổ hàng loạt, giống như những gì đã xảy từ vài năm nay.

Tên lửa mới của Ukraine đang tàn phá quân đội Nga

Economist

Cù Tuấn, dịch

13-7-2022

Tóm tắt: Tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp đang xóa sổ các kho chứa vũ khí và các sở chỉ huy của Nga.

Phiếm luận về các con đực đầu đàn

Jackhammer Nguyễn

13-7-2022

Con đực Putin

Ông Putin chắc chắn rất ghét ông Boris Johnson, đương kim và sắp thành cựu thủ tướng Anh. Ngay khi ông Johnson tuyên bố từ chức vì điều hành nội bộ dở quá, ông Putin nói ngay: Chúng tôi không ưa hắn ta. Chẳng là trước đó vài ngày ông Johnson nói: Nếu Putin là phụ nữ thì chắc không có chiến tranh!

Khi nước Nhật có quân đội hùng mạnh

Lưu Trọng Văn

12-7-2022

Trong suốt thời gian nắm quyền, cố Thủ tướng Abe đã dành nhiều tâm sức để biến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thành một quân đội chính quy chính thức và toàn diện. Ông muốn sửa đổi Điều 9 hiến pháp, cho phép Nhật Bản có quyền sử dụng sức mạnh quân sự tự do hơn.