Ai là thủ phạm đích thực sinh ra những cái lạy quỳ?

FB Nguyễn Ngọc Chu

14-11-2017

Hình ảnh chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma đã làm cho nhiều người Việt hổ thẹn. Thêm một nhát dao khứa vào lòng tự trọng người Việt. Tinh thần quý tộc của người Việt lại một lần nữa bị tổn thương.

Nhưng phần lớn trong chúng ta mới chỉ nhìn thấy người thực hiện hành động quỳ lạy và chỉ trích, mà chưa vạch ra ai là chủ nhân đích thực của những cái lạy quỳ.

Phản bác lập luận của hai phe trong vụ Big Tech kiểm duyệt Trump

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

9-1-2021

Lời tòa soạn: Facebook và Twitter đã có một quyết định gây tranh cãi gay gắt khi đình chỉ tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Luật Khoa xin giới thiệu quan điểm của luật gia Nguyễn Quốc Tấn Trung trong bài viết dưới đây. Tác giả phản bác hai lập luận phổ biến nhất của cả hai phe ủng hộ và phản đối quyết định của các công ty công nghệ nêu trên.

***

Tranh chấp thương mại: Mỗi khi Trump thảy tin đồn ra là Đông Nam Á chịu trận

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Christoph Giesen

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

8-8-2018

Các nước như Mông Cổ, Lào hay Campuchia phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc Mỹ tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc đồng nghĩa với sự phá sản, thất nghiệp và bất ổn tại một loạt các nước Đông Á.

Khói ở biên giới Trung-Ấn, nhưng lửa có thể ở Biển Đông?

Bùi Quang Vơm

21-7-2017

Binh sĩ Ấn – Trung tại đường ranh giới kiểm soát trên thực tế. Nguồn: internet

Mâu thuẫn bùng nổ tại biên giới Trung Ấn từ hơn một tháng nay. Căng thẳng bắt đầu nổ ra khi một trung đội Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hôm 8/6 lợi dụng đêm tối lặng lẽ tiến vào cao nguyên Doklam nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bhutan, phá bỏ những lô cốt mà quân đội hoàng gia Bhutan đã xây dựng cách đây nhiều năm để phục vụ cho kiểm soát biên giới.

Đến ngày 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc với xe ủi, xe lu và máy xúc tiến vào Doklam nhằm xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên, nhưng vấp phải sự phản đối của quân đội Bhutan. Cho rằng Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận không thay đổi nguyên trạng được hai nước ký năm 1998, lính Bhutan đã tranh cãi, thậm chí xô xát với lính Trung Quốc. Tuy nhiên, lính Trung Quốc không chịu rút đi, buộc Bhutan phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. Hai ngày sau, khoảng 300-400 lính Ấn Độ tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng đang kéo dài tới tuần thứ tư.

Tôn nghiêm

Mai Quốc Ấn

29-5-2020

Báo Phụ nữ Tp.HCM có sai khi viết loạt bài về sai phạm của Sun Group ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc không? Có! Rất nhiều sơ hở nghiệp vụ trong tuyến bài đó. Nếu chậm hơn một chút, kỹ hơn nữa, thì sẽ là một tuyến bài chất lượng hơn.

Trung Quốc có những loại chế độ nào?

American Interest

Tác giả: Francis Fukuyama

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

9-6-2020

Mô hình toàn trị của Tập Cận Bình đã có các tiền lệ trong cả lịch sử Trung Quốc cổ đại và hiện thời. Nhưng đó không phải là chuyện không thể tránh khỏi, mà vẫn còn chắc chắn xảy ra.

Cắn rơm cắn cỏ lạy các vị ĐBQH: Đừng cho thuê đất 99 năm

FB Nguyễn Ngọc Chu

29-5-2018

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: internet

Xem VTV tường thuật các vị ĐBQH bảo vệ ý kiến cho người nước ngoài thuê đất 99 năm mà tê tái.

1. SO SÁNH VỚI AI VÀ AI CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM?

Chúng ta tự ca ngợi mình ưu việt, tươi đẹp. Vậy mà khi so sánh lại toàn viện dẫn thí dụ ở các nước chậm phát triển. Không chịu nhìn đến các nước văn minh làm tấm gương mà vươn lên.

Phải chăng họ né tránh?

Nguyễn Đình Cống

14-10-2020

Họ là 14 nhà khoa học gốc Việt ở hải ngoại, những người đã viết “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” vào năm 2011, vừa rồi được nhiều nguồn đăng lại.

Có nên xây dựng tượng Quan Công không?

LTS: Ý tưởng xây tượng Quan Công “trấn thủ” biển phía Nam ở Sóc Trăng xảy ra cách nay đúng hai năm và cư dân mạng cũng đã lên tiếng lúc đó. Các đại biểu Quốc hội, như Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc… cũng đã lên tiếng bác bỏ chuyện này. Từ đó đến nay, không thấy dự án này được tiến hành.

Hôm nay, có lẽ do Facebook nhắc lại sự kiện hai năm trước, rồi một số Facebooker không để ý ngày, nên nghĩ rằng sự kiện này mới xảy ra. Tuy nhiên, ý kiến của GS Nguyễn Đăng Hưng dưới đây cũng không thừa, chúng tôi xin được đăng bài này để nhắc nhở rằng, Việt Nam còn được nhiều vị anh hùng dân tộc đáng được vinh danh, thay vì vinh danh một ông quan bên Tàu.

_____

Nguyễn Đăng Hưng

21-11-2017

Tượng Quan Công bên TQ. Nguồn: báo TQ

Tôi nghĩ là người Việt chúng ta, trong giai đoạn bị lân bang ỷ to ỷ mạnh ức hiếp thường trực, lấn đất, chiếm biển, giựt đảo, nên suy nghĩ khác về những nhân vật dân gian đến từ văn hóa người Tàu.

Thử hỏi ông Quan Công đã làm gì cho dân Việt? Ông là một nhân vật thời Tam Quốc. Lúc bấy giờ Giao Chỉ-Việt Nam bị Đông Ngô cai trị. La Hán Trung đã tiểu thuyết hóa nhân vật này trong tiểu thuyết dã sử Tàu Tam Quốc Diễn Nghĩa, trong đó Quan Công (tức Quan Vũ) được miêu tả là người có nghĩa khí.

Có thật người Mỹ gốc Việt cuồng Trump không sợ Covid-19?

Việt Linh

2-8-2021

Đại dịch Covid-19 đang tàn phá hầu hết các quốc gia trên thế giới, gây chết chóc tràn lan, đặc biệt tại các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có quê hương Việt Nam của chúng ta. Nước Mỹ là một quốc gia có nguồn lực mạnh nhất về sáng chế vaccine, với số lượng vaccine hùng hậu và dư thừa, nhưng cho đến nay tỷ lệ người dân chích ngừa được xem là tương đối thấp so với các khác, đặc biệt là các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu đã có hơn 80% người trưởng thành chích ít nhất một mũi vaccine, tại sao?

Có rất nhiều lý do:

– Dựa vào tu chính án thứ nhất với ý đồ xấu và chủ đích gây sự hoài nghi đến công chúng về sự nguy hiểm của Coronavirus, các đảng viên Cộng hòa nói láo và cực đoan luôn chống đối việc chích vaccine, chống đeo khẩu trang, nhưng, ai có thể dám khẳng định rằng các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa chưa chích? Họ đeo khẩu trang, trùm kín mặt và đi chích lén từ lâu, người dân Mỹ có biết không? Ngay cả Donald Trump, cũng chích lén trong tòa Bạch Ốc khi Pfizer sản xuất ra những lô thuốc đầu tiên mà báo chí đưa tin, gia đình người thân của ông ta đều được chích đầy đủ, nhưng tại sao vẫn có một số người lại khẳng định Trump và gia đình chưa chích? Quý vị dựa vào đâu để củng cố niềm tin của mình rằng họ chưa chích?

– Ngày 28/7, một nhóm thượng nghị sĩ Cộng hòa cho biết, Tổng thống Biden cần cung cấp thêm bằng chứng khoa học trước khi áp đặt bất cứ yêu cầu nào về chích ngừa bắt buộc, kể cả với nhân viên chính phủ liên bang. Họ chích rồi, họ còn việc gì phải sợ, chích xong rồi, lại hô hào chống vaccine và chống đeo khẩu trang. Đây là điều mà chỉ có những đảng viên Cộng hòa cực đoan tại Mỹ có thể đi chân hàng hai như vậy, khi dựa vào Tu chính án thứ nhất để gây nguy hiểm cho xã hội, cộng đồng là điều không thể chấp nhận được.

Một chuyện mà chắc quý độc giả cũng có nghe qua, khi phóng viên Peter Doocy của Fox News hỏi cắc cớ TT Biden trong một cuộc họp báo, rằng ông Biden đã từng phát biểu nếu đã chích ngừa đầy đủ thì không cần đeo khẩu trang, chính xác, nếu chỉ là con Coronavirus như lúc đầu, không tạo thêm biến thể mới nguy hiểm hơn, thì chắc chắn là sau khi chích 2 mũi sẽ được an toàn.

Và có thể sau mỗi năm, chúng ta sẽ phải chích ngừa hàng năm giống như chích ngừa bệnh cúm, nhưng với biến thể Delta mới bị nhân rộng hơn, nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn, đang khiến thế giới phải lao đao, thì việc phải đeo khẩu trang để ngăn ngừa bị nhiễm biến thể mới ngay cả đối với người đã chích cũng là một điều nên làm, vì an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Chỉ nói riêng về cộng đồng người Mỹ gốc Việt vẫn chưa chịu chích, vẫn lên tiếng chống vaccine, chống đeo khẩu trang, thì có thể nói, đây chính là một số người cuồng Trump hạng nặng, đang bị một loại bênh nan y không thuốc chữa, nhưng cũng có không ít người thuộc loại đi hai hàng như các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa, có nghĩa là đã lén lút đi chích, chích đầy đủ 2 mũi an toàn rồi, ra đường lại hô hào người khác không nên chích vaccine, rằng Coronavirus là trò hoax của đảng Dân chủ, rằng số người chết nếu tính đến hôm nay là hơn 630 ngàn người riêng tại Mỹ chủ yếu chỉ là bệnh già, bệnh đủ thứ, rằng chích vaccine vào sẽ bị FBI cấy chip để theo dõi…

Còn nhiều lắm những thuyết âm mưu để tạo sự hoài nghi đến người trong cộng đồng, từ cách hành xử của những kẻ bất nhân, tàn nhẫn với đồng loại. Biết tìm sự an toàn cho chính bản thân, nhưng lại ích kỷ, đẩy cơ hội được sống mạnh khỏe khỏi tầm tay người khác, bằng những lời dèm pha độc hại, khiến họ và gia đình phải gánh lấy những hậu quả không đáng có. Họ không phải là những con người có dòng máu đỏ da vàng trong người.

Cộng với những lời đã kích chính phủ về vấn đề đeo khẩu trang hay kêu gọi chích vaccine, các YouTube channels của người Mỹ gốc Việt cuồng Trump chính là những kẻ sát nhân trên hệ thống internet và mạng xã hội, cố tình gieo những mầm suy nghĩ độc hại vào đầu những người đồng hương, nhẹ dạ, cả tin. Nhưng tôi có thể cam đoan với quý vị, những Youtube channels Việt cuồng Trump này, cũng giống như những nhà lập pháp cực đoan của đảng Cộng hòa và Donald Trump, tất cả đã chích lén từ lâu.

Những người Việt cuồng Trump tại Mỹ nếu có xem truyền hình, đọc tin tức và nói chuyện với người thân tại Việt Nam, họ cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, con Coronavirus với biến thể nguy hiểm mới nhất có tên Delta là có thật, những cái chết vì con virus quái ác này là có thật tại Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Campuchia, Thailand … và cả Việt Nam là thật.

Họ theo dõi tình hình thì cũng thấy rất rõ, do chính những YouTube channel của hệ thống báo chí trong nước đưa lên, cho thấy hình ảnh người dân được những người dân khác cứu đói bằng những bịch cơm, chai nước, người được nhận ốm yếu, xơ xác, chìa đôi tay gầy guộc tranh giành với lấy những bịch cơm do những tổ chức từ thiện bởi chính người dân giúp nhau.

Những người chết trong khu cách ly không có xe đến chở xác đi, những trung tâm hỏa thiêu với các xe cứu thương chở xác đến chờ thiêu đậu hàng dài bên ngoài, cũng không khá hơn bao nhiêu với những hình ảnh người dân Ấn Độ thiêu xác người thân ngay trên đường phố, trong công viên… những thảm trạng này đang xảy ra trong thực tế ở Việt Nam vẫn chưa thể làm cho những người Mỹ gốc Việt cuồng Trump sáng mắt ra và biết sợ hay sao?

Người Cộng sản ít khi chịu nhìn nhận sự thật hay nói thật, nhưng giờ đây, thảm trạng Covid-19 tệ hại đến độ không thể không nói thật. Và người cộng sản đã phải nói thật về con số những người bị nhiễm biến thể Delta với hàng chục ngàn mỗi ngày. Và con số tử vong chính là hình ảnh những chiếc xe cứu thương chở xác đi thiêu đang xếp hàng chờ đến lượt.

Người dân đói khát, không có gì để ăn, sống lây lất bằng lòng hảo tâm của những tấm lòng vàng. Quý vị cuồng Trump không đọc báo, xem các YouTube video để thấy thảm trạng bi đát của đất nước bị Covid-19 hoành hành là những gì có thực hay sao? Họ chỉ mong có gì để ăn và được chích vaccine để được sống tiếp bên cạnh những người thân dù trong cảnh khó nghèo.

Những người gốc Việt sống ở Mỹ hãy nhìn lại mình đi, đất nước có vaccine dư thừa, đi chích còn được rút thăm trúng số, cho tiền mà còn chê ỏng chê eo, vì cho rằng virus không có thực, vì tin vào những điều dối trá, tự hại bản thân, làm ảnh hưởng cả cộng đồng, xã hội, và đất nước không thể đạt được miễn dịch cộng đồng, vượt qua đại dịch để phục hồi kinh tế. Nói đến những kẻ cố chấp, gàn bướng, không chịu đi bằng đôi chân của chính mình, nói bằng chính miệng của mình, suy nghĩ và tìm hiểu bằng chính cái đầu của mình, thì trong tôi thật sự chỉ có sự phẫn nộ.

Vì những người cố chấp, không chịu nhìn nhận sự thật, không chịu đi chích ngừa, mà nền kinh tế quốc gia có thể mất nhiều thời gian hơn để quay trở lại nhịp sống bình thường như trước đây. Cũng có thể đất nước sẽ bị đóng cửa một lần nữa do bùng phát thêm các biến thể mới mà vaccine phải chịu thua và các nhà bào chế thuốc sẽ cần nhiều thời gian hơn để bào chế những loại vaccines mới để trị được chúng.

Các biến thể mới sẽ nhân rộng, biến đổi và dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan bởi các biến thể mới, ngay cả những người đã chích vaccine đủ 2 mũi vẫn bị như người chưa từng chích, chỉ khác là bị nhẹ hơn và không phải chết, còn những người lưỡng lự, chần chừ không chịu chích, chưa muốn chích, vì còn nghe theo những thuyết âm mưu, tin giả của những đảng viên Cộng hòa và các YouTube channels của một số người Việt chống vaccine, chống đảng Dân Chủ, chống chính phủ Biden, thì tác hại sẽ là gì, đó chính là mạng sống của chính quý vị, của những người thân, chứ những kẻ nói láo cực đoan kia chẳng bị gì cả, đơn giản là vì chúng đã chích lén từ lâu.

Muốn được tự do đi lại, không bị hạn chế, muốn không bị bắt buộc đeo khẩu trang, muốn chính phủ phải tôn trọng quyền tu chính án thứ nhất của họ, thì tại sao không đi chích, để bản thân được an toàn và những người chung quanh và cộng đồng được an toàn, sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường?

Những việc nên làm thì không chịu làm, suốt ngày chỉ cắm đầu vào những trang Facebook, những YouTube channels cuồng Trump để đón nhận những nọc độc tiêm vào não trạng mỗi ngày, đọc những tờ báo cực đoan của Đại Kỷ Nguyên rồi suốt ngày bay lơ lững trên mây, miệng lẩm bẩm thần chú: “Trump 2020“, “Trump 4 more years“, đừng bay trên không hoài…

Biến thể Delta nguy hiểm là có thật và nó đã đến rồi, hãy đáp xuống đất và tỉnh táo lại đi để sống và nhận thức như một con người bình thường. Mong lắm thay!

Youtube channel: Viet Linh News

Facebook: Viet Linh News

Về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện VN hơn 1 tỷ USD

BBC

29-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Nguồn: internet

Phiên xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris đã bắt đầu từ hôm 21/8/2017 và được dự trù sẽ kéo dài tới ngày 31/8 nhưng dường như đã kết thúc sớm hơn vào hôm Chủ nhật ngày 27/8.

Video được đăng tải trên YouTube cho thấy ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Kiều mang quốc tịch Hà Lan, bước ra khỏi Tòa Trọng tài tại Pháp, với vẻ mặt tươi cười và hai tay giơ cao, nhưng ông từ chối không trả lời báo chí.

Số tiền mà một số nguồn tin cho hay ông Bình đang đòi chính phủ Việt Nam phải bồi thường lên tới 1,25 tỷ đô la.

Đây là lần thứ nhì ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế, khởi đầu từ tháng 1/2015 với lý do chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa năm 2005 trong vụ kiện lần đầu.

Phải chăng có sự bắt tay giữa các nhóm lợi ích ở Bộ Giáo dục, dẫn đến những dối trá trong ngành?

Nguyễn Xuân Diện

26-10-2021

CHUYỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI (SỐ 7 HAI BÀ TRƯNG, HN)

Kết quả vụ Hồ Duy Hải, thấy gì ở hai chữ: Công lý!

Lê Ngọc Luân

8-5-2020

17/17 vị Thẩm phán Tối cao đã ra phán quyết không huỷ án điều tra và khẳng định “có vi phạm tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”. Nghĩa là 17 vị Thẩm phán khẳng định Hồ Duy Hải chính là hung thủ giết hai cô gái. Nhìn từ góc độ pháp lý và đạo lý của phán quyết này, chúng ta thấy gì, cá nhân tôi thấy kinh khủng bởi các lý do sau:

Nếu là doanh nhân Đài Loan, tôi sẽ thu hồi vốn đầu tư và rời khỏi Việt Nam

Đàm Ngọc Tuyên

4-7-2018

Hôm qua, ngày 3/8/2018, BBC Tiếng Việt đưa tin: Chính quyền Việt Nam đã yêu cầu các công ty Đài Loan, có vốn đầu tư ở VN, tuyệt đối không được treo quốc kì của Đài Loan trong trụ sở công ty đặt tại VN.

Ai đang bán dữ liệu cá nhân của bạn và con bạn?

Thái Hạo

18-10-2023

Bạn tôi đi làm cho một trung tâm tiếng Anh, ngày đầu đến nhận việc, quản lý giao: Mỗi ngày phải gọi được khoảng 70 cuộc gọi cho phụ huynh để giới thiệu, mời chào, thuyết phục đến trung tâm học. Anh bạn này hỏi lại, rằng nhân viên phải tự đi kiếm thông tin khách hàng để gọi hay trung tâm cung cấp; thì được trả lời: Data đã có sẵn. Lại hỏi, làm sao trung tâm có được data ấy? Trả lời: Mua. Nhưng không nói rõ là mua từ ai.

Hiến pháp Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Đỗ Kim Thêm

17-10-2020

Vấn đề căn bản nhất mà Đảng Cộng Sản Việt Nam phải đối phó trong Đại hội Đảng XIII là lòng bất mãn cao độ của toàn dân với các chủ trương hiện nay của Đảng, mà điểm chủ yếu là dân chúng không tin tưởng về hệ thống chính quyền và uy lực pháp quyền. Việt Nam không thiếu luật pháp, nếu chính quyền không áp dụng nghiêm minh sẽ là một thách thức quan trọng mà giới lãnh đạo mới của Đảng phải đối đầu khi nó được thành lập vào năm 2021.

Vợ chồng Trương Duy Nhất, Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”! (Phần 2)

Quế Hương

14-6-2019

Tiếp theo phần 1

Về phía Bá Thanh, ông ta tạo thế độc tôn sau khi thắng được “phe nhóm năm 2000” (chữ của Bá Thanh dùng), với kết quả Bá tái đắc cử chủ tịch Đà Nẵng nhiệm kỳ thứ hai và Giám đốc CA Đà Nẵng Trần Văn Thanh phải ra đi.

Việt, Mỹ với CSP vừa xác lập: Kinh tế – Thương mại – Đầu tư… tất cả đều là an ninh

Blog VOA

Trần Đông A

23-9-2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các lãnh đạo hàng đầu của hãng NVIDIA ở Mỹ, ngày 18/9/2023. Nguồn: Báo CP

Tại sao Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ năm 1999 bị trì hoãn?

FB Nguyễn Công Khế

22-10-2017

Ảnh: internet

Sáng hôm đó, tôi ngồi ăn sáng với chú Sáu Dân (tức TT Võ Văn Kiệt). Có điện thoại reo, chú Sáu đứng dậy nghe máy. Nghe điện thoại xong khoảng 5 phút. Ông ngồi xuống bàn nói: Sáu Khải (TT Phan Văn Khải) cho biết là lên đường đi New Zealand bằng tay không, tức là Bộ Chính trị lúc ấy không đồng ý ký Hiệp định song phương Việt-Mỹ nhân Hội nghị Apec tại đây mà hai bên đã thỏa thuận từ trước.

Ông Sáu rất phiền và thất vọng. Ông tiếp tục buổi ăn sáng và nói với tôi: bây giờ nếu muốn biết ký, ai có lợi và ai không có lợi, phân tích ra thì biết liền hà. Mỹ là một nền kinh tế lớn, ký hay không ký với ta họ không quan trọng lắm. Ta là một nền kinh nhỏ, èo uột và rất cần thị trường Mỹ. Ta không ký thì ta thiệt hại, Mỹ không bị ảnh hưởng gì cả. Ta không ký thì người có lợi nhất là Trung Quốc…Tôi còn biết ngay thời điểm đó, đại sứ Trung Quốc, luôn thăm dò lúc nào ta ký Hiệp định song phương với Mỹ, và họ muốn ngăn cản ra mặt.

Ông Sáu nói tiếp: Hồi chuẩn bị ký Hiệp định với các nước Asean, ông Đỗ Mười cho Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đem văn bản hỏi ý kiến vào đây, ông Sáu viết chữ “đồng ý” to tổ bố, và kéo dài chữ ký từ đầu trang kéo xuống cuối trang, như để hả hê vậy. Ông nói với tôi theo cách thường thấy ở ông: những việc như vậy “tao” ủng hộ hai tay hai chân.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, việc Hiệp định song phương với Mỹ không ký được theo lý giải này, thì do trước đó bà ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright trong một buổi gặp gở với TBT Lê Khả Phiêu đã hỏi một câu không tế nhị lắm về việc CNXH còn tồn tại được bao lâu, và ông Phiêu liền trả lời là còn lâu dài và CNXH sẽ là tất yếu. Tôi nhớ không được nguyên văn cho lắm, dù tôi cũng đã được nghe Ông Lê Khả Phiêu nhắc lại nhiều lần trong những buổi nói chuyện chính thức và không chính thức câu chuyện này. Nhưng tôi vẫn không tin là ông TBT lại tự ái cho dừng Hiệp định song phương quan trọng này lại, chỉ vì câu nói của bà ngoại trưởng Mỹ. Qua cách nói của ông Nguyễn Chí Trung trợ lý của TBT lúc đó về việc chuẩn bị đón tiếp TT Bill Clinton và ông Trung cho biết quan điểm của ông khi ông ấy đọc toàn văn bản Hiệp định Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định song phương với Mỹ ông đã khóc vì cho rằng VN đã mất độc lập và lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ và phương Tây. Như anh Hoàng Hải Vân có viết về nhân vật Nguyễn Chí Trung, thanh liêm không ai bằng mà bảo thủ cũng không ai sánh được. Tất nhiên không thể nhìn quan điểm của ông Trung để đánh giá hành động của ông Phiêu lúc đó. Nhưng tôi cũng xin nói một điều chắc chắn rằng, mọi việc vận hành trong cơ chế này, TBT luôn là người quyết định cuối cùng. Dù cứ cho cho rằng ông Đỗ Mười và có một vị tướng nữa có ảnh hưởng can ngăn.

Cái kịch bản đón tiếp vợ chồng TT Bill Clinton được chuẩn bị và phát biểu của TBT trong buổi tiếp đó cho chúng ta thấy được sự lúng túng và thái độ với Mỹ của ông Phiêu mà sau đó trong hồi ký của Bill Clinton có thuật lại một phần.

Sau khi đi dự Hội nghị Apec ở New Zealand về, ông Sáu Khải kể tôi nghe về chuyện ông phải nói như thế nào với TT Bill Clinton về việc đình hoãn ký HĐ song phương lần này. Ông nói nghe cũng hợp lý lắm: Ngài biết không, ở Mỹ có hội chứng Việt nam, còn ở Việt nam chúng tôi cũng có hội chứng Mỹ. Các cựu chiến binh của chúng tôi cũng còn một tâm trạng nặng nề lắm với cuộc chiến tranh vừa qua giữa Mỹ và VN. Chúng tôi cũng từng bước thuyết phục họ để hai nước chúng ta sớm ký được Hiệp định song phương này trong thời gian sớm nhất . Ông Sáu Khải kể: Mày biết không, Bill Clinton rất tình cảm với VN mình, ông ta dắt tao đi giới thiệu với nguyên thủ các nước: Ngài có biết đây là ai không? Đây chính là Ngài Phan Văn Khải, Thủ tướng của Việt nam. Ông còn đề nghị ông Khải rằng: Quan hệ VN và Mỹ có được như hôm nay là phải cảm ơn ông Thượng nghị sĩ John Kerry và ông John McCain, các ông ấy đổ xương máu ở chiến trường Việt nam và hiểu biết nhiều về VN, nên các ông ấy lên tiếng thúc đẩy quan hệ với VN, không ai nói gì tới các ông được. Còn tôi mà lên tiếng thì lập tức có người sẽ nói rằng tôi là người không đi chiến đấu ở VN, rất là khó thuyết phục họ.

Ông Sáu Khải thuật lại, khi Bill Clinton kể câu chuyện về một người bạn ông đi quân dịch sang chiến đấu ở Khe Sanh đã viết thư cho ông báo việc người bạn ấy sắp sửa rời VN vì đã làm xong nghĩa vụ quân dịch và sẽ rời khỏi Việt nam vào tháng 12 -1972. Bill Clinton nói rằng trong bức thư đó bạn của ông cho biết: Cuộc chiến tranh ở VN, sau khi đã được chứng kiến tận mắt, không đúng như những gì người ta đã nói với tụi mình ở Mỹ. Nhưng mình cũng xin báo với Bill một tin vui, tháng 12-1972 này, mình đã hết hạn quân dịch và sẽ sớm trở về nước Mỹ để gặp lại bạn bè và Bill. Bill Clinton nói đến đoạn đó và rút khăn lau nước mắt, bằng một kết thúc: người bạn đó đã vĩnh viễn nằm lại ở Khe Sanh VN, và không có ngày về, như đã hứa.

Khi nói chuyện với chúng tôi, nhiều lần chú Sáu Dân vẫn nói: Mình ở trong Bộ Chính trị nhiều năm và đã từng làm Thủ tướng, nhưng khi rời khỏi BCT, mình cảm thấy có quá nhiều điều còn luyến tiếc vì chưa làm được. Ví như năm 1997, khi Hồng Kông được trao trả về cho lục địa TQ, nếu thời cơ ấy, mình cho mở cửa Cam Ranh, biến Cam Ranh thành cảng thương mại, tranh thủ lúc các nhà kinh doanh lớn ở HK đang lúc hoang mang có thể rút khỏi nơi đây, ta mở được Cam Ranh lúc đó sẽ rất có lợi cho nền kinh tế. Và có thể ta tranh thủ lấy được khách hàng vào cảng biển từ Singapore nữa. Thế mà ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội vào tay các nước khác.

Nhận xét hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP

Vũ Ngọc Yên

20-3-2018

Bộ Trưởng thương mại và kinh tế của 12 nước (Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Austrialia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam) đã chính thức ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership) vào ngày 4. 2. 2016, tại thành phố Auckland, Tân Tây Lan (New Zealand). TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) chủ trương liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thành một cộng đồng mậu dịch xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa giữa các nước thành viên.

Nga chính thức xâm lược Ukraine

Dương Quốc Chính

24-2-2022

Thế là Nga đã chính thức tấn công tổng lực vào các căn cứ quân sự của Ukraine trên khắp cả nước chứ không chỉ ở Donbass. Cuối cùng thì việc phương Tây “lu loa” khả năng Nga tấn công đã thành sự thật, không hiểu anh em cuồng Nga nghĩ sao về tình trạng hiện nay? Nên nhớ đây là cuộc tấn công quân sự vào tận Kiev chứ không chỉ hạn chế trong phạm vi “bảo vệ Nga kiều”. Đây chính xác là một cuộc tấn công xâm lược, không còn gì để biện bạch nữa.

Mỹ đã giúp Vladimir Putin trở thành nhà độc tài suốt đời như thế nào?

Tác giả: David Satter

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

4-7-2020

Lời dịch giả: Nhân sự kiện Vladimir Putin cho sửa Hiến pháp để ông ta có thể làm tổng thống suốt đời, chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết cũ của David Satter, một nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm với Nga và Liên Xô, cũng như sự trỗi dậy của Nga thời hậu Xô Viết: “Mỹ đã giúp Vladimir Putin thành nhà độc tài suốt đời như thế nào?” Bài viết giúp người đọc hiểu thêm, các hành động của Mỹ trong hơn 20 năm qua, có ảnh hưởng thế nào trong việc Putin trở thành nhà lãnh đạo độc tài ở Nga.

“Giải cứu” Đồng bằng Sông Cửu Long: Góc nhìn khác về nhận thức và giải pháp (Phần 2)

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

24-3-2021

Tiếp theo Phần 1

Nước biển xâm nhập vào các con sông lớn ở miền Tây từ 50-110km. Ảnh: Hữu Khoa/VNE

Đề xuất và gợi ý một số giải pháp trên tinh thần “Bảo tồn để phát triển” ĐBSCL trong thời gian tới.

Họ sợ “Chính trị bình dân” được lan toả?

Trịnh Kim Tiến

19-10-2021

Như các vụ án lương tâm trước đó, sau hơn một năm biệt giam, sát ngày xử, luật sư của nhà báo Phạm Đoan Trang mới được tiếp cận hồ sơ vụ án. Theo như lịch được thông báo trên các trang thông tin đại chúng thì “Phiên tòa xét xử bà Phạm Thị Đoan Trang được TAND TP Hà Nội ấn định vào ngày 4/11”.

Văn nghệ cuối tuần: Lão Hạc

Chu Mộng Long

5-4-2019

(Chu Mộng Long phỏng truyện của Nam Cao)

Thấy tôi đi dạy về, lão Hạc chạy sang. Chắc là lão chờ đã lâu vì muốn tôi giúp lão điều gì đó. Tôi pha trà, châm đóm mời lão.

Hỗ trợ bà con vườn rau Lộc Hưng

Nguyễn Đình Cống

20-1-2019

Chính quyền quận Tân Bình TP HCM đã cho phá bỏ trên một trăm ngôi nhà của bà con dân lao động ở vườn rau Lộc Hưng. Họ viện dẫn rằng bà con đã làm nhà không phép trên đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Như vậy bà con vi phạm luật pháp, còn chính quyền làm đúng quy trình.

Hồ sơ chống tham nhũng ở Việt Nam và bài học vay nợ Trung Quốc

FB Phương Thơ

27-11-2018

Có lẽ đây là câu chuyện khá bi kịch và có thể nói là bi hài kịch về câu chuyện chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng hiện tại là Chủ tịch kiêm Tổng bí thư nước CHXHCN VN. Và cũng có thể nói là về chức vụ lãnh đạo quốc gia thì ông Nguyễn Phú Trọng này có lẽ đang là nhân vật lãnh đạo có quyền lực nhất thế giới, tính cho từng quốc gia đó, thậm chí là còn quyền lực hơn cả ông Tập Cận Bình bên TQ. Tức là tôi tính cho chức vụ giới hạn quyền hành trong một quốc gia đối nội đó.

Đội tuyển Úc trên đất Việt, một đoạn vinh quang buồn

Đỗ Hùng

6-9-2021

(Mai đội Việt Nam đá với Úc, mình thấy cái này hay hay bèn lược thuật lại. Ai quan tâm đọc chơi.)

Về kết quả giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, luật sư Trần Văn Tạo: “Tôi lo phiên tòa đã kết thúc nhưng vụ án chưa chấm dứt”

Phụ nữ TPHCM

Nghi Anh, thực hiện

13-5-2020

PNO – Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc – Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (tử tù trong kỳ án sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An).

Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà, rằng một phiên tòa mới đại diện cho tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ được mở ra, những sai sót về tố tụng của vụ án sẽ được khắc phục, chỉ ra đúng người, đúng tội…

Luật sư Trần Văn Tạo. Ảnh: PNTP

Thế nhưng hôm nay, sau gần một tuần phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, ông Tư Tạo mất ngủ… Một lần nữa ông tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án bởi trăm sự hãy còn ngổn ngang…

Những chứng cứ trực tiếp rất quan trọng đã bị bỏ qua

Phóng viên: Thưa ông, dưới góc nhìn một cựu thủ trưởng cơ quan điều tra, ông nhận định gì về vụ án Hồ Duy Hải?

Luật sư Trần Văn Tạo: Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ trên các chứng cứ gián tiếp để đi đến kết án tử hình Hồ Duy Hải. Đã vậy, những chứng cứ ấy lại sai, thiếu và yếu (như ý kiến của Ủy ban Tư pháp và của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Đây là sai sót nghiêm trọng về tố tụng.

Ở vụ án này, trên báo chí có nêu mà Hội đồng Thẩm phán cũng đã công khai hỏi và thể hiện trong nội dung bản án có những chứng cứ trực tiếp như cái thớt dính máu, con dao là hung khí gây án. Bây giờ con dao thể hiện trên lời khai là con dao có trên hiện trường nhưng đã bị tiêu hủy. Đây là chứng cứ trực tiếp, bởi giết người phải có hung khí hoặc hành động trực tiếp. Thứ hai, tấm thớt cũng chẳng còn.

Tòa trưng lời khai Hồ Duy Hải có tình tiết đập đầu nạn nhân bằng tấm thớt, điều đó được đinh ninh rằng vết máu đó là của người bị hại không cần giám định. Không giữ con dao, tấm thớt từ hiện trường. Vết máu nếu giám định đến nơi đến chốn sẽ ra được máu của ai, có phải chỉ là máu của bị hại, của Hồ Duy Hải hay còn ai nữa không?

Rõ ràng, cơ quan điều tra không thu thập được gì từ hiện trường, đây là một thiếu sót lớn, không tuân thủ nguyên tắc khám nghiệm hiện trường. Toàn bộ chứng cứ trực tiếp của vụ án đều không có. Chỉ thu thập được lời khai của Hồ Duy Hải, mà lời khai lúc nhận tội, lúc không.

* Những chứng cứ trực tiếp đã bị bỏ qua ấy theo ông có chứng minh Hồ Duy Hải vô tội không? 

– Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được bởi người đó đã chết rồi. Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Tôi thấy thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trả lời báo chí: “Không phải sai phạm tố tụng nào cũng hủy án. Mà chỉ có những sai phạm tố tụng nghiêm trọng, thay đổi bản chất mới hủy án, điều tra lại” – đó là quan điểm Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và cả Chánh án Tòa án tối cao nữa đã thể hiện rõ ràng trước phiên tòa.

Sẽ có nhiều người chấp nhận, đồng tình quan điểm này. Nhưng với tôi, là người làm điều tra nên mọi thứ phải theo luật. Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật hình thức, Bộ luật Hình sự là bộ luật nội dung. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ để không sai phạm trong quá trình thực hiện nội dung và buộc phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Cho nên nói như vậy có nghĩa tố tụng thì không được sai sót.

Hỏi cung cũng không được sai sót. Hỏi cung mà mình làm thay đổi tính khách quan của lời khai của bị can, bị cáo là không được. Từ đó mới quy định không được mớm cung, không được ép cung, không được nhục hình… Vì sao? Vì bằng những cái đó sẽ thay đổi tính khách quan lời khai của bị can, bị cáo. Về thủ tục tố tụng, việc thu thập chứng cứ, cũng buộc phải tuân thủ đúng quy định tố tụng hình sự.

Trong đó, chứng cứ phải là cái thật, là khách quan, là trực tiếp gây ra hành vi phạm tội thì mới gọi là chứng cứ trực tiếp, chứng cứ có giá trị thật sự trong vụ án hình sự. Chứng cứ gián tiếp cũng cần thu thập, nhưng đã nói là “gián tiếp” thì giá trị nó nhẹ, nó chưa phản ánh đầy đủ tính chất hành vi. Chứng cứ trực tiếp mới là cái phản ánh đầy đủ tính chất của hành vi. Cơ quan điều tra ban đầu đã bỏ hết chứng cứ trực tiếp mà vẫn đi đến kết luận và chỉ ra được bản chất vụ án cứ như là chuyện không tưởng!

Phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Hồ Duy Hải

* Ông nói trong tố tụng hình sự, đây là sai sót nghiêm trọng, nhưng Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nói rằng những sai sót này không thay đổi bản chất vụ án và hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải?

– Bởi vậy mới thật kỳ lạ. Sai sót của cơ quan điều tra đã được Tòa án tối cao “dung thứ”. Bản chất bao giờ cũng gắn liền chứng cứ. Nguyên tắc tố tụng hình sự từ chứng cứ đánh giá bản chất, soi ra bản chất. Không bao giờ từ bản chất sinh chứng cứ được. Tôi làm điều tra cũng soi tố tụng mà làm. Ở vụ án này, tất cả những chứng cứ không thu thập từ đầu mà lại nói về bản chất vụ án, cứ như trò đùa. Nhận định của tôi, đây là sự thất bại, khiến người dân không tin tưởng vào kết quả phiên tòa.

Theo luật, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm. Đã ra phán quyết rồi thì chỉ có 4 cơ quan gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền được yêu cầu Hội đồng Thẩm phán tối cao xem lại quyết định của mình. Còn xem như thế nào thì thuộc quyền của Hội đồng Thẩm phán chứ các cơ quan nhà nước không can thiệp được quyết định này.

Tuy nhiên thực tế ở vụ án này, Chánh án Tòa án tối cao nằm trong Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã là người kháng nghị. Nếu phiên tòa không chấp nhận kháng nghị thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thể bảo lưu quan điểm. Ông cũng không có quyền yêu cầu xét lại. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã kiểm tra và cũng có ý kiến đề nghị giám đốc thẩm rồi.

Như vậy, cả 3 đơn vị này đã tham gia trước, trong và khi mở phiên tòa. Chỉ còn một cơ quan “chưa làm gì hết” lần này, chính là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài quyền được yêu cầu xem xét lại còn có quyền giám sát lại phán quyết của Hội đồng Thẩm phán.

Phiên tòa không cho thấy sự tiến bộ của nền tư pháp 

* Cho đến hôm nay, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trên báo chí, truyền thông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án…

– Bởi đã theo dõi vụ án, chắc chắn họ sẽ không thể không lên tiếng. Vụ án gì mà bày ra bao nhiêu thứ sai sót, xã hội thấy những sai sót này là không thể chấp nhận được, nhưng ông Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thản nhiên nói “sai sót này không thay đổi bản chất vụ án”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa rồi có những chi tiết và lập luận không đủ sức thuyết phục.

Dân chúng chỉ còn chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thôi. Nhờ cải cách tư pháp, chúng ta mới có việc xem xét lại vụ án, giám đốc thẩm của Tòa án tối cao (việc này, trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa có). Tôi mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đừng bỏ qua vai trò của mình trong thời điểm này, trong vụ án này.

Kết quả điều tra và tố tụng có thể lại tiếp tục khẳng định Hồ Duy Hải là thủ phạm, hoặc có thể minh oan cho anh ta, nhưng điều tra và tố tụng lại sẽ thể hiện tính nghiêm minh và tính nhân văn của nền tư pháp trước một bản án tử hình có nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều từ các cơ quan cao cấp của nhà nước ta.

* Nếu có thể, ông có tiếp tục xin cho Hồ Duy Hải thêm lần nữa?

– Ngày trước, việc tôi gọi điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để xin hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải không phải để kêu oan giùm anh ấy mà là nhận ra những sai sót trong tố tụng ở vụ án này. Khi đó, tôi là người giữa đường thấy điều không phải rồi làm vậy thôi.

Nhưng hôm nay, sau nhiều năm suy nghĩ, phân tích thấu đáo về vụ án, dõi theo phán quyết của phiên giám đốc thẩm, thông qua bài báo này, tôi gửi lời xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện vai trò giám sát của mình với vụ án. Có thể, trong thời gian đó, hoãn thi hành án tử hình với Hồ Duy Hải thêm lần nữa. Mọi người đang hy vọng, tôi cũng đang hy vọng xem xét lại vụ án. Đừng vội tử hình anh này. Nếu người ta đã chết rồi thì xem xét làm gì.

Tôi lo là lo phiên tòa đã khép lại nhưng vụ án chưa kết thúc. Dư chấn của phiên tòa sẽ còn rất rộng, rất lâu. Nhiều người, dĩ nhiên trong đó có tôi chưa phục. Đây không phải câu chuyện một phiên tòa mà là câu chuyện tư pháp. Nhiều người nhận ra phán quyết của Hội đồng Thẩm phán hoàn toàn không thuyết phục. Tôi cũng không hiểu tại sao lại tuyên án một cách dứt dạt như vậy khi vụ án còn bao nhiêu thứ không giải đáp được. Hệ quả của việc tuyên án này sẽ dẫn ra bao nhiêu câu hỏi nữa, câu chuyện nữa cho toàn ngành tư pháp…

Riêng với Hồ Duy Hải, anh vẫn còn một con đường sống là gửi đơn xin lệnh và chờ đợi lệnh ân xá từ Chủ tịch nước.

* Chúng ta luôn tự hào về công tác cải cách tư pháp, nói theo lẽ nào đó, phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng là minh chứng cho cải cách tư pháp?  

– Phải nói ngành tư pháp đến hôm nay được cải cách nhiều. Chúng ta luôn nhận định luật chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, soi qua phiên tòa này thì người dân không hiểu nó tiến bộ chỗ nào mà nó làm người ta vấn vương, phân vân và còn mãi lo âu. Phiên tòa thu hút sự quan tâm của toàn dân, bởi mười mấy năm rồi mới có một phiên giám đốc thẩm như vậy.

Người ta trông chờ 17 vị ở hội đồng thảo luận như thế nào, phân vân ra sao, đặt vấn đề gì ra nhưng không thấy. Chỉ nghe Chánh tòa hỏi, Viện Kiểm sát trả lời rồi giơ tay phán quyết. Một phiên tòa được mong đợi, thế mà, chúng ta lại công khai một nền tư pháp lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, thậm chí làm mất lòng tin nơi nhân dân…

* Làm sao để thu phục lòng dân trong khi việc sai tố tụng, vi phạm tố tụng từ nho nhỏ như thời gian điều tra bị kéo dài, chứng cứ chứng minh chưa thuyết phục, khuất tất trong việc trưng cầu giám định pháp y… đã và đang xảy ra trong tố tụng của không ít vụ án?

– Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ như vậy mà anh em đi làm tố tụng hình sự chúng ta lại thường coi hơi nhẹ cái này. Cho nên sai phạm hết cái này đến cái kia, mình cũng bỏ qua. Nếu cứ bỏ qua như vậy nó sẽ gây ra tiền lệ về tư pháp của mình, rất nguy hiểm. Vì nó sẽ tạo ra những cán bộ điều tra, cán bộ làm công tác tố tụng thờ ơ, cẩu thả trong việc kết luận hành vi phạm tội của người khác. Từ đó sẽ dẫn đến oan sai. Quan điểm của tôi: điều tra, tố tụng không được sai sót, dù là nhỏ. Đừng tạo tiền lệ xấu, làm ảnh hưởng lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp.

* Làm thế nào để chúng ta củng cố lòng tin đó?

– Muốn củng cố nó thì phải sửa hết cái này, sửa ngay từ vụ án Hồ Duy Hải. Bởi bất cứ sai sót về tố tụng nào cũng phải được đánh giá thật nghiêm khắc.

* Xin cảm ơn ông. 

Sự ngụy biện của ông Hoàng Hải Vân

Trung Bảo

17-7-2019

Trong bài viết của Hoàng Hải Vân về sự kiện ở bãi Tư Chính, câu chữ đá nhau chan chát từ trên xuống dưới với nhiều lỗi nguỵ biện mà vì đó đã khiến ông ấy phải viết ra những điều đi ngược với các nguyên tắc của nghề báo. Kể từ sau bài viết này, với tôi, ông Huỳnh Kim Sánh (có bút danh Hoàng Hải Vân) tuyệt đối không phải là nhà báo. Ông đã chọn cho mình vị trí của một tuyên truyền viên.