Chiến tranh Ukraine và an ninh châu Á

Project-Syndicate

Tác giả: Yuriko Koike

Đỗ Kim Thêm dịch

12-12-2022

Hải quân Nhật Bản trong một cuộc thao diễn quân sự hồi tháng 11. Nguồn: STR / AFP

VinFast VF8 đơn giản là chưa sẵn sàng cho thị trường Mỹ (Phần 2)

Jalopnik

Tác giả: Kevin Williams

Dương Lệ Chi, dịch

14-12-2022

Tiếp theo phần 1

Cho dù trải qua những chuyện kỳ quặc, nhưng tôi đã rất ấn tượng. Có vẻ như công ty đang đi đúng hướng để bắt đầu sản xuất hàng loạt xe điện. Những tấm thân xe đang được đóng dấu, VF8 và VF9 đang được lắp ráp. Cơ sở được bao quanh bởi các bãi đậu xe đầy những chiếc xe hoàn toàn mới và một đại diện của VinFast trong chuyến tham quan đã bảo đảm với chúng tôi rằng, VF8 chỉ còn một vài rào cản pháp lý trước khi được chấp thuận cho bán ở Mỹ.

Ông Hội Đồng đánh cô caddie: Cứ ‘lì’ là… thắng? Ai thua, thua… thật?

Blog VOA

Trân Văn

16-11-2022

Nguyễn Viết Dũng. (Hình: Screenshot từ VnExpress.net)

Couscous à la marocaine

Krishna Trần

16-12-2022

Gần 30 năm trước, tôi ăn món Couscous kiểu Maroc trên bờ biển Bắc Phi, gần nơi đại tướng Antoine và nàng Cleopatra… tắm.

Vài lời tâm sự cùng ông Phạm Nhật Vượng

Jackhammer Nguyễn

16-12-2022

Bi hài giao tế công chúng

Vinfast của ông Phạm Nhật Vượng ở Việt Nam bị một nhà báo Mỹ chuyên về xe hơi đánh cho một đòn trời giáng.

Trần Huy Quang, vụ “Linh nghiệm” và tôi

Tạ Duy Anh

16-12-2022

Nhà văn Trần Huy Quang. Ảnh: FB tác giả

Năm 1992, sau khi tốt nghiệp khóa viết văn thứ tư, tôi đến gõ cửa một số tờ báo xin việc nhưng đa số đều từ chối hoặc vẽ ra những khó khăn đủ kiểu để chính tôi nản lòng.

VinFast VF8 đơn giản là chưa sẵn sàng cho thị trường Mỹ (Phần 1)

Jalopnik

Tác giả: Kevin Williams

Dương Lệ Chi, dịch

14-12-2022

Công ty khởi nghiệp xe hơi điện đã đưa tôi đến trụ sở chính ở Việt Nam để lái chiếc xe điện đầu tiên dành cho thị trường Hoa Kỳ. Đó là trải nghiệm kỳ lạ nhất trong đời tôi.

Triển vọng kinh tế Nga đi từ tệ đến khủng khiếp

Forbes

Stuart Anderson phỏng vấn GS Brian D. Taylor

Trúc Lam, dịch

15-12-2022

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga ở Ukraine và sự phản kháng của người Ukraine đối với cuộc xâm lược đó vẫn là sự kiện quốc tế quan trọng nhất trong năm 2022. Ngoài ý nghĩa quân sự, cuộc xâm lược đã dẫn đến tình trạng hàng triệu người Ukraine tị nạn, khiến nhiều người đàn ông trong độ tuổi quân sự phải rời khỏi Nga, ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng, lương thực, thực phẩm và thay đổi nền kinh tế Nga.

Cuộc chiến cung đình được nâng lên tầng cao mới

Mộc Hạ

15-12-2022

Ông Nguyễn Văn Hùng, phó chủ nhiệm ủy ban  kiểm tra trung ương, “do tai nạn đã đột ngột từ trần vào hồi 12h31 ngày 21-11-2022, hưởng thọ 59 tuổi“, đó là thông báo từ cơ quan chủ quản, nhưng theo những nguồn tin khác, ông Hùng chết do nhảy lầu tự tử.

Các tình huống giả định

Tạ Duy Anh

14-12-2022

Việc một gã đàn ông to béo, cầm cây gậy chơi golf vụt thẳng vào thân thể cô thiếu nữ mỏng manh, xinh đẹp, da thịt trắng ngần, đến mức cây gậy gẫy đôi, thực sự là một “ca” rất khó phân tích về mặt tâm lý.

Bước ngoặt của thời đại trên toàn cầu – Làm sao để tránh cuộc chiến tranh lạnh mới trong một kỷ nguyên đa cực

Foreign Affairs

Số tháng 1/ 2-2023

Tác giả: Olaf Scholz, thủ tướng Đức

Đỗ Kim Thêm dịch

Olaf Scholz, Thủ tướng Chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức, trong một diễn văn truyền hình. Nguồn: Markus Schreiber/ AP

Việt Nam hiện nay tái lập tục lệ kiêng húy

Nguyễn Văn Nghệ

13-12-2022

Ngày xưa, dưới thời phong kiến, mỗi khi có vị nào lên ngôi vua thì triều đình sẽ ra một văn bản kể tên một số chữ liên quan đến nhà vua và hoàng tộc, gọi là những chữ kỵ húy, có nghĩa là khi nói hoặc viết đến chữ kỵ húy thì phải nói và viết khác đi một chút. Nếu gọi và viết đúng chữ kỵ húy bị ghép vào tội “phạm húy”. Sĩ tử lều chõng đi thi, khi làm bài mà có từ nào viết “phạm húy” dẫu bài làm có xuất sắc cũng bị “phạm trường quy” và bị đánh rớt .

Ví dụ như trường hợp ông Đặng Huy Trứ (1825-1874), ông đỗ cử nhân khoa Quý Mão (1843) vị thứ 3/39 tại trường thi Hương Thừa Thiên. Năm sau ông dự thi Hội và được xếp vào hạng chánh trúng cách, tiếp tục vào thi Đình nhưng bài văn sách của ông có câu: “…Gia miêu chi hại…” (cỏ năn làm hại cây lúa) lỡ phạm vào tên làng Gia Miêu (Thanh Hóa) là quê hương của nhà Nguyễn, bởi thế Đặng Huy Trứ không những bị đánh hỏng mà còn bị tước cả Cử nhân. Do đó, khoa thi Hương Đinh Mùi (1847) Đặng Huy Trứ phải thi lại và lần này ông đậu Giải nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hương) [1].

Hoặc như trường hợp tên của Ngô Thì Nhậm, một vị quan dưới thời Tây Sơn. Khi vua Tự Đức lên ngôi, do nhà vua có tên Nguyễn Phước Hồng Nhậm và Nguyễn Phước Thì nên tên Ngô Thì Nhậm được đổi thành Ngô Thời Nhiệm.

Ngay cả mỹ tự của thần thánh khi phạm húy cũng bị đổi. Thần Thanh Linh Thuần Đức thời vua Minh Mạng có mỹ tự Hồng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Thượng đẳng thần. Sang thời vua Thiệu Trị được gia phong thêm mỹ tự Chiêu Cách, kế đến gia phong thêm mỹ tự Lệ Anh.

Sang thời vua Tự Đức do kiêng húy chữ “Hồng” nên mỹ tự của thần Thanh Linh Thuần Đức từ Hồng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Chiêu Cách Lệ Anh Thượng đẳng thần được đổi thành Hoằng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Chiêu Cách Lệ Anh Hoằng Hiệp Thượng đẳng thần.

Đến thời vua Duy Tân do tên của vua cha là Thành Thái có tên là Nguyễn Phước Chiêu cho nên phải kiêng húy chữ “Chiêu” cho nên mỹ tự của thần đổi thành Hoằng Từ Tuấn Trạch Minh Ứng Chương Cách Lệ Anh Hoằng Hiệp Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần.

Sang đến thời vua Khải Định, tên vua là Nguyễn Phước Tuấn, nên một lần nữa mỹ tự của thần được đổi thành Hoằng Từ Phổ Trạch Minh Ứng Chương Cách Lệ Anh Hoằng Hiệp Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần.

Sau khi chế độ phong kiến cáo chung thì vấn đề kiêng húy không còn bắt buộc nữa, tên các vị nguyên thủ như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Ngô Đình Diệm… đều được già trẻ lớn bé gọi một cách công khai mà không sợ phạm húy.

Tưởng rằng việc kiêng húy mãi mãi đi vào quá khứ, nhưng những năm gần đây ở Việt Nam đang tái lập lại tục kiêng húy trên phạm vi cả nước.

Trong những năm gần đây vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và các nước lân cận diễn ra, quân đội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc hoặc gọi theo như thời Việt Nam Cộng Hòa là Trung Cộng) xua quân xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa. Từ đó, tàu của Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, bắt bớ, đánh đập, tịch thu hoặc phá hủy ngư cụ tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên ngư trường của Việt Nam. Trước hành động ngang ngược như vậy tất cả phương tiện truyền thông Việt Nam không dám đá động đến cụm từ “tàu Trung Quốc” mà chỉ gọi là “tàu nước lạ”, mặc dù tàu ấy treo cờ Trung Quốc. Cho dù Nhà nước Việt Nam không ra văn bản cấm dùng cụm từ “tàu Trung Quốc” nhưng đã trở thành luật bất thành văn đối với giới truyền thông Nhà nước Việt Nam.

Mới đây, vào chiều ngày 9-12-2022, Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện một chiếc tàu vỏ sắt dài khoảng 40 mét, rộng khoảng 10 mét, cao khoảng 12 mét mang dòng chữ Trung Quốc ở mũi tàu trôi dạt vào bờ biển thôn 7 xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Khi xem hình ảnh chiếc tàu sắt ấy, đứa bé học Tiểu học đều khẳng định đó là tàu của Trung Quốc. Ấy vậy mà tất cả giới truyền thông Nhà nước Việt Nam không nhận dạng được tàu của nước nào và đành phải quy kết là “Chiếc tàu sắt này mang số hiệu nước ngoài” [2]

Hai chữ “Trung Quốc” có mãnh lực như thế nào đối với đảng và Nhà nước Việt Nam đến nỗi không dám gọi thẳng tên mà phải kiêng húy như vậy?

Trong quá khứ, sau khi Trung Quốc xua quân xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, tất cả phương tiện truyền thông ở Việt Nam gọi giới lãnh đạo Trung Quốc là “Bọn bá quyền bành trướng Bắc Kinh” (gọi tắt là bọn bành bá). Năm 1980 câu đầu tiên của Hiến Pháp Việt Nam ghi: “Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta tha thiết mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ Quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây Nam và bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình” [3].

Đến năm 1984, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đề nghị với Tổng Bí thư Lê Duẩn bỏ câu nói đầu trong Hiến pháp, nhưng ông Lê Duẩn từ chối.

Ta không nên quá khích như Lê Duẩn và cũng không nên nhu nhược như hiện nay. Tàu Trung Quốc thì gọi là tàu Trung Quốc chớ né tránh không dám gọi thẳng tên, liệu tàu Trung Quốc có dừng hành động ngang ngược đối với ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên ngư trường của Việt Nam không? Và người dân Trung Quốc sẽ nghĩ ghì về cách gọi né tránh của Việt Nam? Họ phục Việt Nam là ứng xử mềm mỏng hay là họ khinh Việt Nam không có dũng khí?

Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh, Khánh Hòa

________

Chú thích:

[1] Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, Nxb TPHCM, tr.233

– Tuyển tập Cao Xuân Dục tập2, Quốc triều khoa bảng lục, Nxb Văn học, tr 108

– Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 6, Nxb Giáo dục, tr.1011

[2] https://thanhnien.vn/bi-an-tau-vo-sat-nuoc-ngoai-khong-nguoi-lai-troi-vao-bo-bien-quang-tri-post1530278.html

[3] https://cafef.vn/thai-do-cua-tbt-le-duan-voi-lanh-dao-trung-quoc-truoc-trong-va-sau-chien-tranh-bien-gioi-20190216140406281.chn

Nạn nhân có… “tội”!

RFA

Đồng Phụng Việt

12-12-2022

Tuy bị một gã trung niên dùng gậy chơi golf quất vào người khiến gậy gãy đôi và bất tỉnh rồi được đưa đi cấp cứu nhưng thiếu nữ 20 tuổi là caddie (người hướng dẫn và phục vụ khách đánh golf) tại sân golf BRG Đà Nẵng có… “tội”.

Ai và cái gì gây ra tệ nạn giáo dục? (Phần cuối)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2022

Tiếp theo phần 1

Về trách nhiệm của người đứng đầu, một tổ chức, một đất nước đều có người đứng đầu. Trừ những trường hợp quá đặc biệt, còn thì họ phải chịu trách nhiệm chính về mọi việc xảy ra trong phạm vi họ quản lý, không được phép đổ lỗi cho bất cứ ai, đặc biệt là cho khách quan, cho cấp dưới. Tôi nhận thấy rằng “Một việc dù có hay, có tốt đến mấy cũng chỉ có thể làm thành công khi nó biến được thành nhận thức sâu sắc và tình cảm mãnh liệt của người đứng đầu tổ chức”. Ngoài ra thì còn cần nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng. Chưa được như thế thì phần nhiều người ta chỉ làm cho qua chuyện.

Đùa!

Lê Huyền Ái Mỹ

12-12-2022

Chuyện ông hội đồng Dũng vụt gậy nhân viên phục vụ sân golf khiến ai nấy phẫn nộ. Làm tôi nhớ cảnh ông hội đồng Thăng cũng vụt cây ba toong vào chân Võ Minh Luân sau khi tuyên bố “ở đây pháp luật là tao, tao là pháp luật”. 100 năm trước ông Trần Hữu Trang viết tuồng Đời cô Lựu đặng chống Tây, chửi đám bợ Tây hại ta thì nay, ông hội đồng Dũng lừng lững một cõi, quyền lực nhân dân là tao, tao là nhân dân quyền lực.

Ai và cái gì gây ra tệ nạn giáo dục? (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2022

Trước khi thống nhất đất nước, ở hai miền Việt Nam giáo dục vẫn phát triển bình thường, mặc dầu xã hội gặp nhiều khó khăn do chiến tranh, do sai lầm về đường lối kinh tế. Sau khi đổi mới về kinh tế thì cơ sở và đời sống vật chất của một số người được tăng lên, đặc biệt có những người trở nên rất giàu, được gọi là tư bản đỏ. Nhưng nền giáo dục, đạo đức, văn hóa lại bị xuống cấp, gây ra nhiều tệ nạn, càng cải cách càng lệch lạc vì không chịu chấp nhận nguyên nhân cơ bản để khắc phục mà chỉ muốn vá víu, do đó sửa cái sai này thì tạo ra cái sai khác mà thôi.

Chiến tranh, có thể làm chết nhiều người, phá hỏng nhiều cơ sở vất chất nhưng không trực tiếp phá hỏng văn hóa, đạo đức, giáo dục. Ngược lại, trong hòa bình, khi phạm sai lầm trong quản trị xã hội thì việc hủy hoại đạo đức, phá nát giáo dục lại xảy ra trong thời gian ngắn.

Đứng bên ngoài nhìn vào nền giáo dục phổ thông thì thấy mọi hoạt động vẫn bình thường. Nó như một rừng cây, vẫn xanh tươi, vẫn có một ít hoa thơm quả ngọt, nhưng đó chỉ là sản phẩm phụ, cục bộ. Để có được hoa quả ấy thì phải chịu nhiều thiệt hại.

Khi thâm nhập vào khu rừng giáo dục, đi dò dẫm từng bước mới phát hiện ra vô số tiêu cực, rác rưởi, cạm bẫy. Những thứ đó vốn không có sẵn trong nhà trường, chúng do con người tạo ra bằng các quy chế. Những thứ đó đã biến việc học tập là hạnh phúc của thế hệ trẻ trở thành gánh nặng bắt buộc, làm hủy hoại tuổi thơ, biến hoạt động của thầy cô với lòng yêu thương và sáng tạo thành ra một dạng lao động khổ sai, biến quan hệ thiêng liêng thầy trò thành ra thứ để mua bán.

Những tiêu cực, cạm bẫy trong nhà trường đã được phanh phui nhiều trên báo chí. Thái Hạo nhận xét: “Đó  là nền giáo dục độc ác, vô luân, khốn nạn tận cùng, phi nhân tính” (bài “Những cái ‘Thời khóa biểu’ khốn nạn”). Mới nghe qua thì thấy nhận xét đó là cực đoan, quá khích, nhưng phân tích kỹ thực tại thì thấy nó phản ảnh đúng phần lớn sự thật.

Xin không kể thêm những chuyện đau buồn, chỉ cố gắng tìm nguyên nhân cơ bản tạo ra những tai họa như vậy. Có kết quả A, tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ra là B. Tiếp tục câu hỏi “B này do cái gì trước đó sinh ra”. Cứ truy như vậy sẽ đến lúc bí, phải cho rằng tại Trời. (Nguyễn Du viết: Ngẫm hay muôn sự tai Trời). Vì vậy không cần, không thể truy đến nguyên nhân cuối cùng mà phải dừng lại ở một chỗ nào đấy đủ để xử lý, nghĩa là thấy tạm được, không cần đặt thêm câu hỏi hoặc rất khó tìm câu trả lời. Mà một kết quả không phải chỉ do một nguyên nhân. Phải có ít nhất hai yếu tố kết hợp, một đóng vai trò nhân, yếu tố kia là duyên. Nhân kết hợp với duyên (duyên khởi) mới tạo ra kết quả.

Truy tìm nguyên nhân còn qua hai bước. Thứ nhất tìm xem cái gì là nhân và duyên. Thứ hai tìm xem ai phải chịu trách nhiệm chính.

Tôi đã tìm và rút ra một số kết luận, xin trình bày để trao đổi với những người có quan tâm.

Trong tai họa của giáo dục cũng như nhiều tai họa của đất nước thì nhân và duyên, một bên là những yếu kém, tiêu cực trong truyền thống của dân tộc, bên kia là những độc hại trong chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML). Hai yếu tố này kết hợp với nhau một cách tự phát chứ không do con người vạch kế hoạch và điều khiển. Nhân là cái thuộc chủ thể. Duyên là tác động từ bên ngoài.  Ở về phía dân tộc thì nhân là sự yếu kém, tiêu cực trong truyền thống còn về phía đảng cộng sản thì nhân là độc hại của CNML.

Truyền thống dân tộc, ngoài những điều tốt đẹp, còn có một số yếu kém. Khi chính quyền quang minh chính đại thì những yếu kém bị hạn chế và bị đẩy lùi. Khi chính quyền tham nhũng, bất lực thì tiêu cực phát triển. CNML, ngoài một số điều tốt đẹp dùng để tuyên truyền thì nó chứa những điều trái với Đạo Trời, không thuận lòng người. Đó là những độc hại do sự tàn bạo, dối trá của chuyên chính vô sản cùng với độc quyền đảng trị.

Còn việc ai phải chịu trách nhiệm chính? Đó là những người lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước.

Để tránh quá dài, bài này chỉ tập trung phân tích những độc hại của CNML và những người chịu trách nhiệm chính. Tạm chưa phân tích truyền thống của dân tộc mà yếu kém có liên quan đến giáo dục rõ nhất là thói háo danh. Điều này nhiều người đã biết.

Nhu cầu con người có từ thấp đến cao. Với đại đa số người, chỉ khi thỏa mãn được nhu cầu thấp mới phát sinh nhu cầu cao. Mà nhân loại phát triển cần dựa vào nhu cầu bậc cao, còn nếu chỉ quan tâm nhiều đến nhu cầu bậc thấp thì sẽ tự kìm hãm trong vòng sinh vật.

CNML chủ yếu quan tâm đến nhu cầu thấp nhất của nhân loại. Tuy có bàn về chống bóc lột, đem lại bình đẳng, bác ái, ấm no, tự do, hạnh phúc cho người lao động, nhưng đó không phải là bản chất của CNML. Những điều đó được các ông tổ cộng sản sao chép lại từ thời xa xưa. Trong lịch sử nhân loại, trước Mác và Lênin nhiều ngàn năm đã có các vĩ nhân bàn luận, mong ước các việc tốt đẹp đó, đồng thời với Mác – Lê cũng có nhiều người chủ trương những việc đó.

Bản chất của CNML là làm cách mạng để tiêu diệt giai cấp hữu sản, để chôn vùi chế độ tư bản, để công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, để thiết lập nền chuyên chính vô sản với độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Làm như vậy là ngược với quy luật phát triển, nhưng một số lãnh đạo các đảng cộng sản vì tham lam, thèm khát độc quyền nên cố kiên trì. Còn việc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thực chất chỉ là những chiếc bánh vẽ để tuyên truyền lừa dối.

CNML dựa trên nền tảng triết học duy vật, đề lên quá cao vài trò của vật chất, cho rằng vật chất có trước, quyết định ý thức và hạ tầng cơ sở quyết đình thượng tầng kiến trúc. Về lao động, CNML đề cao hoạt động tay chân của công nông trong sản xuất mà coi nhẹ lao động trí óc. Với nhận thức như vậy, người ta xem nhẹ vai trò, chức năng của giáo dục.

GS Đào Văn Tiến (1920 – 1995) khi sắp mất đã viết báo xin lỗi vì trong nhiều năm đã giải thích sai cho sinh viên khi nhấn mạnh tác dụng của lao động chân tay mà ít quan tâm đến lao động sáng tạo của trí tuệ.

CNML xem thường các phẩm chất đạo đức nhân văn như tình yêu thương và tôn trọng con người, nhân nghĩa, trung tín, liêm sĩ v.v… mà đề cao đạo đức cách mạng như giữ vững lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với CNML (thực chất là trung thành với người cầm đầu Đảng Cộng sản), tuyệt đối phục tùng kỷ luật của đảng v.v… Một số phương châm hành động của CNML đã thể hiện trong lời của bài Quốc tế ca (“Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”.)

Những tuyên truyền viên CNML một thời đã lôi kéo được nhiều người theo. Với người nghèo thì họ đưa mồi nhử là tước đoạt tài sản của người giàu để chia, nhằm thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp của họ. Rồi còn để cho vô sản được là chủ tư liệu sản xuất và giữ quyền lãnh đạo nhà nước. Với trí thức họ khêu gợi lòng nhân ái, thương yêu người cùng khổ vì không có tư liệu sản xuất mà phải bán sức lao động rẻ mạt, bị bóc lột đến cùng cực. CNML trình bày thực trạng rất đáng thương của tầng lớp vô sản mà không hề phân tích từ đâu họ trở thành như vậy. Thực ra ban đầu nhân loại vốn bình đẳng, nhưng rồi xẩy ra sự phân hóa giàu nghèo. Nguồn gốc của sự phân hóa là khả năng lao động và trí tuệ. Xuất thân của vô sản là vì lười nhác hoặc kém khả năng, thiếu trí tuệ.

Riêng việc CNML vào Việt Nam một cách dễ dàng còn nhờ lợi dụng được lòng yêu nước không những của trí thức mà của nhiều người ở tầng lớp trên. Nhờ vào đó, ĐCS như một cành tầm gửi bám vào cây chủ là dân tộc và đưa ra những lời tuyên truyền đầy hoa mỹ để lôi kéo sự ủng hộ, rồi dùng xương máu của nhân dân giúp họ đoạt quyền. Nhưng đến khi giành được quyền thì họ trở mặt, để lộ rõ bản chất dối Trời, lừa người.

Những độc hại của CNML gói gọn trong mấy chữ: độc tài, bạo lực, dối trá. Khi CS đã giành được chính quyền thì các độc hại thi nhau phát tán, mang lại tai họa cho nhân dân lao động, cho dân tộc, cho đất nước, đồng thời mang quyền lực, sự giàu có cho các quan chức cộng sản, cho tầng lớp tư bản đỏ. Họ xem đất nước này là của riêng họ, họ lập ra hệ thống vua tập thể, họ biến đảng, vốn là công cụ chính trị của một nhóm người, trở thành tổ chức thiêng liêng, bắt dân chịu ơn và tôn thờ, biến những lãnh đạo của đảng thành những vị thánh sống mà mọi người chỉ được phép sùng bái, không được chạm vào dù chỉ chiếc móng chân của họ.

CNML cho rằng, giáo dục phải phục vụ chính trị, phục vụ cho nền vô sản chuyên chính, phải đào tạo ra những người trung thành với nó, không được nghĩ khác, không được làm khác.

Những ông tổ và lãnh tụ CS, vì quá tôn sùng vật chất, quá đề cao lao động của vô sản nên đã hiểu rất sai vai trò của giáo dục. Họ cho rằng giáo dục là một quyền lợi được họ ban phát, vì thế trong nhiều năm người ta bỏ thi vào đại học. Việc cho ai vào trường nào, cũng như cho ai đi học nước nào là quyền của Ban tuyển sinh, dựa vào lý lịch.

Trong lúc đó, nhiệm vụ chính của giáo dục là đào tạo nên những con người tự do, có bản lĩnh, biết sáng tạo, những con người thúc đẩy thế giới phát triển.

Hồ Chí Minh đã nói một câu đáng chú ý: “Suốt đời có một mong ước, sao cho mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nghĩ ấy là đúng nhưng còn thiếu. Đối với đất nước, ông nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thế với mỗi người dân, có cần tự do không, hay chỉ cần cơm ăn, áo mặc là đủ. Không biết khi nói, Hồ Chí Minh có thấy được việc có cơm áo và được học hành là rất khác nhau. Để có cơm áo bạn có thể ngồi yên một chỗ, có người mang đến, xếp hàng mà nhận một cách thụ động hoặc cùng làm theo mọi người. Còn để được học hành thì phải nỗ lực, phải chủ động chứ không thể nào ngồi chờ người khác mang chữ và kiến thức đến nhét vào đầu. Người ngoài không thể nào học thay cho bạn.

Hồ Chí Minh nghĩ như thế nào không ai biết, nhưng một số cán bộ các cấp của Đảng CS đã vận dụng sai. Họ cho rằng học tập là một quyền lợi có thể đem ban phát như phát gạo, phát tiền. Nếu hiểu như thế là đã phạm sai lầm về mặt triết học. Phải chăng vì thế mới có việc Quốc hội thông qua “điểm ưu tiên” khi thi tuyển sinh mà tự cổ chí kim trên toàn thế giới chắc không nơi nào có kiểu ưu tiên như vậy (*).

Thực ra Hồ Chí Minh cũng có đề cập đến tự do và hạnh phúc khi nói: “Đất nước độc lâp mà dân không có tự do và hạnh phúc thì độc lập ấy chẳng để làm gì”. Chẳng để làm gì là cho dân, chứ cho đảng và đặc biệt là cho các lãnh đạo thì được nhiều thứ lắm chứ. Hồ Chí Minh có lẽ chưa thấy rõ chuyện này, hoặc có thấy nhưng không làm gì được.

Về học tập, năm 1945 trong thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay khóng, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Viết ra câu ấy chứng tỏ ông thấy được phần nào vai trò của giáo dục, nhưng chưa toàn diện. Vấn đề không phải ở kết quả học tập mà kết quả của lao động sáng tạo. Đành rằng kết quả học tập là tiền đề cho lao động sáng tạo, nhưng có thể kết quả học tập rất cao mà không có được phát minh hoặc sáng chế gì thì cái học ấy chủ yếu cũng chỉ để truyền lại cho người khác hoặc chủ yếu để trang trí.

Câu trên, ngoài tác dụng kích thích tinh thần nỗ lực học tập của tuổi trẻ, còn có thể gây ra tư tưởng ganh đua, muốn sánh vai, ngang hàng với các cường quốc khi mà sức ta còn non yếu. Phải chăng đó là lòng tự tin quá mức dễ dẫn đến hoang tưởng. Điển hình cho việc học được rất nhiều, làm cũng được nhiều nhưng chưa tương xứng với công sức bỏ ra để học là GS Tạ Quang Bửu (1910-1988). Lúc sắp mất, GS tâm sự rằng ông đã ân hận vì dành quá nhiếu sức lực cho việc học mà chưa quan tâm đúng mức đến dùng trí tuệ cho lao động sáng tạo.

Giáo dục phục vụ chính trị còn thể hiện ở chỗ Bộ Giáo dục đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của Ban Tuyên huấn, phải dạy những môn do Tuyên huấn áp đặt nội dung. Phải tổ chức thầy và trò vào trong những đoàn thể do đàng khống chế, phải làm một việc lợi ít hại nhiều, gây ra lắm thảm họa là phong trào thi đua. Chính vì cần thành tích thi đua để báo cáo, để được tuyên dương mà sinh ra bao sự dối trá. Thầy trò lừa dối lẫn nhau rồi cùng nhau lừa dối gia đình và xã hội. Lừa dối để được khen thưởng là chủ yếu. Mọi người biết rõ sự lừa dối, nhưng đều vui vẻ chấp nhận. Trường học mà đưa dối trá thành sách lược để tồn tại thì còn gì là giáo dục.

Đã có nhiều tiếng nói đòi bỏ phong trào thi đua, ít nhất là trong trường học nhưng chưa có một vị cán bộ nào (từ hiệu trưởng đến bộ trưởng) dám nói đến. Vì sao? Chủ yếu là vì quá kém trí tuệ và vì sợ, vì được đào tạo chỉ để làm theo sự sai khiến.

(Còn tiếp)

“Dại gì đa đảng?”

Đỗ Ngà

11-12-2022

Theo báo Vnexpress bản tin Tiếng Anh thì người Việt đầu tư mua nhà ở Mỹ vẫn tăng đều, bất chấp dịch Covid-19 trong những năm qua. Hầu hết thành phần chủ doanh nghiệp đều bị tơi tả mùa dịch nhưng người Việt vẫn cứ mua nhà mở Mỹ tăng lên, điều đó cho thấy thành phần trục lợi dựa trên thảm họa dịch bệnh đang tuồn mạnh tiền ra nước ngoài để mua nhà. Thành phần đó là ai?

Vụ Alibaba: Không thể không tin

Chu Mộng Long

11-12-2022

Vụ án lừa đảo và rửa tiền của Tập đoàn Alibaba, không thể nói dân cả tin nên bị sập bẫy. Nếu là tôi, tôi cũng bị sập bẫy.

Thư của CLB Golf Bách Khoa Đà Nẵng tẩy chay “đại biểu” Nguyễn Viết Dũng

11-12-2022

LGT: Vụ ông Nguyễn Viết Dũng, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, chủ tập đoàn Đất Quảng ở Quảng Nam, hôm 6-12 đã dùng gậy đánh golf đánh cô N.A.L, nhân viên phục vụ sân golf BRG Đà Nẵng tới gãy gậy, được biết, sau đó ông Dũng đã cho giang hồ vào sân đe doạ bảo vệ, nhân viên, caddies … nhằm bịt miệng CLB Golf Bách Khoa Đà Nẵng.

Bình luận World Cup của Văn minh Đô Thị: Những Lí Toét, Xã Xệ ở đình làng

Phạm Đình Trọng

10-12-2022

Dù trường quay được bày biện phô trương sự hoành tráng, lộng lẫy vàng son, hình vẽ trập trùng cổng vòm lâu đài nguy nga, màu sắc loè loẹt, ánh sáng chói loà, tôi vẫn phải nhận ra văn hoá đình làng, thẩm mĩ lí toét ở chương trình bình luận bóng đá của đài truyền hình mang danh quốc gia VTV. Chói chang sắc màu, loang loáng chùm sáng pha đèn quét ngang, quét dọc như sân khấu thi hoa hậu cũng chỉ là chốn sân đình cho mấy ông lí toét, xã xệ được khoe góc chiếu giữa làng. Chễm chệ trên ghế cao ngất ngưởng chỉ là mấy trai làng vênh váo với đời mà thôi.

Croatia chiến thắng: Nói về Kosovo và Yugoslavia (Nam Tư)

Nguyễn Quốc Tấn Trung

10-12-2022

“Tiền lệ Kosovo” là một trong những diễn ngôn được nhắc đi nhắc lại bởi cả Tổng thống Putin và các nhóm Putinistas tại Việt Nam từ khi chiến tranh tại Ukraine mới bắt đầu.

Hệ thống tự vỡ nguy hiểm hơn ‘đá tự vỡ’

Blog VOA

Trân Văn

9-12-2022

Vỉa hè lát đá tự nhiên ‘có độ bền 70 năm’ ở Hà Nội vỡ nát sau khi sử dụng một thời gian ngắn là vì ‘mưa xuống đá giãn nở nên tự vỡ’…

Tuần này, phát biểu của một số viên chức hữu trách từ trung ương (như phát biểu của ông Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng: Chuyên gia các nước phát triển ước ‘quay lại, phát triển theo định hướng Việt Nam’ [1]) đến địa phương,… tiếp tục hun nóng mạng xã hội Việt ngữ, khiến thiên hạ sôi sùng sục nhưng góp nhiều nhiệt nhất có lẽ là ý kiến của ông Võ Nguyên Phong – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội (Vỉa hè lát đá tự nhiên ‘có độ bền 70 năm’ ở Hà Nội vỡ nát sau khi sử dụng một thời gian ngắn là vì ‘mưa xuống đá giãn nở nên tự vỡ [2])…

Không thể đếm xuể đã có bao nhiêu người bình luận về những phát biểu kiểu đó. Có một điểm đáng chú ý là những phát biểu theo logic hết sức khác thường ấy không làm công chúng ngạc nhiên nữa. Tuy sôi sùng sục nhưng các bình luận về những phát biểu khác thường ấy chỉ thể hiện hai điểm chung – mỉa mai đầy vẻ khinh miệt và ngán ngẩm, kiểu như: Nghe giải thích xong bỗng nhớ tới ‘đá cá, lăn dưa’. ‘Đá tự vỡ vì giãn nở sau mưa’ đi với ‘đá cá, lăn dưa’ rất hợp quy hoạch (3).

Một số trong số những bình luận thường là rất ngắn dẫu không dài lắm nhưng đủ để khái quát vấn đề . Ví dụ như bình luận của ông Kim Van Chinh: Đá tự nhiên không phải đá nào cũng làm được vật liệu xây dựng, dù chỉ là đá lát vỉa hè. Đại để đá xây dựng có hai loại chính. Đá marble có cấu trúc không định hình, cho vân đẹp, độ nhám tốt, nhưng kém chịu lực, dễ bị phong hóa ố màu, hoặc ngấm nước tự vỡ… Đá granite có kết cấu chắc hơn nhưng lại hay có thớ dọc ngang theo tấm, bề mặt cứng nhưng lại trơn trượt nếu bề mặt bào mòn hay mài bóng. Do vậy, dùng đá tự nhiên làm vật liệu lát đường, vỉa hè, sân nhà, bia mộ cần nghiên cứu rất cẩn thận và đặt hàng, sản xuất, nghiệm thu rất nghiêm chỉnh chứ không phải chuyện đùa giỡn hoặc ngu ngốc vô học cho rằng cứ đá là bền, cứ đá là chắc, cứ đá là sang… Các nước có nền văn hóa dùng đá lâu đời và nền khoa học – sản xuất đá có kinh nghiệm họ thường lấy đá granite ốp, xây tường, làm cột chịu lực,… dùng đá marble làm đá trang trí lát sàn trong nhà, ốp tường… rất đẹp với sức bền hàng thế kỷ. Riêng đá làm đường họ có thể dùng marble hay granite nhưng họ hay dùng đá chẻ thành cục vuông và để thô. Mới lát trông lổn nhổn và nhám nhưng đi lại hàng chục năm, hàng trăm năm… dần dần viên đá mòn nhẵn nhưng vẫn không trơn (do đá chẻ miếng nhỏ lát có mạch, có khi chỉ ghép lại với nhau, không có mạch vữa vẫn bám cứng…).

Dự án đá hóa vỉa hè Hà Nội là dự án lớn kinh khủng nhưng những người làm dự án là một lũ vô học và cẩu thả. Chúng cứ nghĩ đá là bền, là đẹp như các nước họ đã làm… Hỡi ôi, giờ thì nát bét hết cả vỉa hè Hà Nội rồi. Đá 70 năm thì hai năm đã vỡ toác. Chỗ cần nhám (vỉa hè, gờ đường cho xe máy lên xuống) thì chúng lát đá trơn, ngã cứ oành oạch… Chỗ cần đá chẻ thì chúng lát đá phiến. Chỗ cần granite thì chúng lát marble. Chỗ cần marble thì chúng lát granite. Chỗ không được gắn vữa cứng thì chúng trét xi măng đóng cứng… Hết giám đốc này đến giám đốc khác, hết chủ tịch này đến chủ tịch khác nhưng quyết tâm đá hóa vỉa hè không hề thay đổi… Lần này, Giám đốc Sở Xây dựng có khá hơn là công bố nguyên nhân của đá vỉa hè vỡ là do “đá gặp mưa tự giãn nở rồi vỡ” giống hệt ông nào ngày xưa trả lời đê vỡ là do mưa quá to, có gì đâu, vỡ đê là vẫn theo kế hoạch. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo xưa là kỹ sư vật liệu xây dựng đấy. Còn Võ Nguyên Phong, tân Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, sinh năm 1969, quê quán tại Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thì là cán bộ ngành xây dựng với chuyên ngành quản lý đô thị. Ông Phong từng là Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Phó Bí thư quận Đống Đa, Chủ tịch quận Đống Đa (5).

***

Khác với đa số, thêm chuyện Đá tự vỡ vì giãn nở sau mưa, ông Nguyễn Trường Sơn không giễu cợt để mỉa mai mà nêu thắc mắc, dân chúng còn bị sỉ nhục đến bao giờ: Tôi nghĩ không có gì là quá đáng khi người dân đòi hỏi công chức làm tròn trách nhiệm tối thiểu của họ. Trong đó bao gồm hoàn thành các trọng trách mà công việc yêu cầu, có thái độ làm việc chuyên nghiệp, ứng xử với dân một cách văn minh và ân cần, nói năng theo cách mà ai cũng có thể hiểu. Bởi bản thân mỗi chúng ta khi đi làm cũng đều được yêu cầu phải làm được những điều căn bản này. Không có doanh nghiệp nào muốn giữ lại một nhân viên mà ngay cả những điều đơn giản như vậy cũng không làm được. Do vậy chúng ta có quyền yêu cầu chí ít công chức cũng phải làm được như chúng ta, chứ chưa nói là phải làm tốt hơn. Bởi sau cùng, chúng ta muốn tự hỏi bản thân rằng số tiền mà chúng ta bị trừ hàng tháng, hay phải trả thêm mỗi lần mua hàng (gọi chung là thuế), rốt cuộc có đáng hay không nếu người thụ hưởng nó lại không làm tròn trách nhiệm?Ấy thế mà. Hết lần này đến lần khác, chúng ta bị sỉ nhục bởi những người vẫn hàng tháng ngửa tay lãnh lương từ tiền thuế mà chúng ta phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm ra. Nào là ‘đá vỉa hè bị nứt do mưa’, rồi ‘Việt Nam không cần quá giàu’,

Ông Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: Hết lần này đến lần khác, dân chúng bị đối xử như trẻ ranh, bị cợt nhả và không coi ra gì bởi những phát ngôn coi thường phát ra từ miệng công chức. Những lời nói này không chỉ tự thân chúng bộc lộ sự yếu kém về năng lực của công chức xứ ta mà đằng sau nó là một vấn đề trầm trọng hơn rất nhiều, đó là những người làm công ăn lương ở nước ta mang trong họ thái độ coi thường đối với công việc và khinh bỉ đối với dân chúng. Vì nếu là một công chức coi trọng chức trách và có trách nhiệm với sự tín nhiệm của người dân, thì sẽ suy nghĩ trước khi mở miệng. Một bộ máy nhà nước đầy rẫy những công chức không coi công việc và người dân ra gì thì sẽ không thể vận hành một cách trơn tru và càng không thể tạo ra sự phát triển cho đất nước. Cũng giống như một doanh nghiệp với những nhân viên rệu rã, làm việc với thái độ dửng dưng, coi khách hàng là cỏ rác thì sẽ không thể thành công. Cái chết ở đây đó là bộ máy nhà nước thì sẽ tạo ra hệ lụy nghiêm trọng hơn một doanh nghiệp rất nhiều. Một doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì đối mặt với phá sản, cùng lắm là ảnh hưởng đến những người làm việc cho nó nhưng một bộ máy nhà nước với những công chức vô năng, vô tri thì hệ luỵ vô cùng lớn.

Do vậy, ông Sơn lưu ý: Không chỉ quốc gia bị tụt hậu bởi sự vô dụng của các cơ quan nhà nước, mà người dân còn chịu khổ bởi nạn tham nhũng và thói hách dịch từ công chức, cùng với đó là dịch vụ công đắt đỏ và kém chất lượng. Mỗi một lần công chức đưa ra những phát ngôn chướng tai thì sẽ nhận lại sự cười cợt từ dân chúng. Người dân coi đó là một màn tấu hài, là dịp để cả xã hội được phen cười vào mặt quan chức cho hả hê những khổ ải mà chúng ta phải chịu đựng bấy lâu nhưng theo tôi đó là thái độ sai lầm. Bởi cười cợt sẽ không mang lại bất cứ sự thay đổi nào, rồi đâu lại hoàn đó, những bất công và ngang trái vẫn sẽ đè lên đầu lên cổ chúng ta. Thay vào đó, chúng ta cần phải cảm thấy bị sỉ nhục, phải cảm thấy tự ái và nhục nhã mỗi khi những người nắm giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước có những phát ngôn như vậy. Thử hỏi có cay không khi những kẻ ăn trên ngồi trốc từ tiền thuế của chúng ta lại quay sang khinh bỉ chúng ta? Rốt cuộc thì có đáng không khi chúng ta nai lưng ra làm để bị thu thuế nhưng cái chúng ta nhận được lại là sự coi thường (6)?

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/di-toyota-con-hon-di-lexus-ma-song-nhanh-tan-pha-tat-ca-post1529228.html

(2) https://tuoitre.vn/giam-doc-so-xay-dung-ha-noi-da-via-he-nut-mot-phan-do-mua-xuong-da-gian-no-tu-vo-20221208105950279.htm

(3) https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/pfbid02fo7oXsJvMLVUkTj19zE2L1Uf4QZKJ45QTPFxCbm8ng8TymB2TSdtMdDGJZYVqUJKl

(4) https://www.facebook.com/100005487228403/posts/pfbid06BHGyRXnqM7HScnUZkZX5BNCvLAuiUQUMfS2kRjmE6rBdjFZ4hc5372ZVoydoqu8l/?mibextid=Nif5oz

(5) https://www.facebook.com/kimvanchinh/posts/pfbid0umnW8Fy3ETcmky9NcEKFdcdXK4DK6hpZR46gX5PNn2BPnaUz1i4myXwxcTCZyswwl

(6) https://www.facebook.com/truongson.nk/posts/pfbid0D5KRd2mMHqNMsL6o3SSn9tzNnzX82NjuJ8SNeegdQDYCS7aamo9iF8fS43aLQFfMl

Xuất bản Trại Súc Vật (Kỳ 6)

Tạ Duy Anh

9-12-2022

(Trích hồi kí Lách Qua Luật Ngầm)

Tiếp theo kỳ 1 kỳ 2kỳ 3kỳ 4 — kỳ 5. Kỳ 6: Đơn giản như sự thật

*Cập nhật (Lúc 7h09′ ngày 26-12-2022): “XIN CẢI CHÍNH

Trong đoạn trích hồi kí LÁCH QUA LUẬT NGẦM nói về xuất bản “Trại súc vật”, phần ĐƠN GIẢN NHƯ SỰ THẬT, tôi bày tỏ cảm phục tác giả An Lý (cho đến giờ tôi vẫn chưa biết mặt) khi cô dịch bài thơ của nhân vật Út Em trong tác phẩm. Bất ngờ và rất thú vị khi ít phút trước tôi đọc được comment sau đây của chính dịch giả, cách nay đã hơn một tuần:

Xuất bản Trại Súc Vật (Kỳ 5)

Tạ Duy Anh

6-12-2022

(Trích hồi kí Lách Qua Luật Ngầm)

Tiếp theo kỳ 1 kỳ 2kỳ 3Kỳ 4. Kỳ 5: Luận tội

Lần này thì ngay cả nhìn vào đâu cũng là lựa chọn khó khăn cho Hữu Thỉnh và những người dự họp. Mất một lúc lâu Khuất Quang Thụy mới phá vỡ bế tắc bằng lời phát biểu. Nghe đồn ông nhà văn này nổi tiếng khôn ngoan, nên mọi người rất tò mò chờ ý kiến của ông, với tư cách là “quan thanh tra”. Ra mặt phê phán Nhà xuất bản trong đó có tới những bốn đồng nghiệp đang làm việc từng là đồng môn, chắc chắn không phải là lựa chọn thức thời. Nhưng ông phải thể hiện thái độ vì ông là đảng viên, là trưởng ban Kiểm tra của Hội, là cấp dưới thân cận của Hữu Thỉnh. Cuối cùng, phải công nhận là lời đồn về Khuất Quang Thụy không sai, khi ông bảo rằng, ông biết đến cuốn ‘Trại súc vật’ từ hồi đi thăm và dự trại sáng tác văn học tại Liên Xô.

Cái bẫy cho kinh tế Việt Nam

Chu Mộng Long

7-12-2022

Tôi chả hiểu anh Đam nói gì trong cái bài báo mà dư luận đang mỉa mai, chỉ trích. Nhưng nếu anh nói, thà phát triển kinh tế chậm, bền vững thì tôi hoàn toàn đồng tình. Bởi phát triển nhanh mà tàn phá thì đúng là thảm họa.

Viết thêm về một thể chế kinh tế bòn rút

Đỗ Ngà

7-12-2022

Từ nhiều năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn lẹt đẹt ở hạng bét của bảng xếp hạng thị trường chứng khoán của tổ chức xếp hạng MSCI. Thứ hạng cao nhất là thị trường phát triển (developed market), hạng trung là thị trường mới nổi (emerging market) và hạng bét là thị trường cận biên (frontier market).

Ở Đông Nam Á thì các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Phillippines được xếp hạng thị trường mới nổi còn Việt Nam thì đang nằm ở thị trường cận biên và duy nhất Singapore được xếp vào hạng thị trường phát triển.

Xuất bản Trại Súc Vật (Kỳ 4)

Tạ Duy Anh

6-12-2022

(Trích hồi kí Lách Qua Luật Ngầm)

Tiếp theo kỳ 1 kỳ 2 và kỳ 3. Kỳ 4: Cung đình nổi giận

Về nhiều mặt, Đinh Thế Huynh không có gì so được với Hữu Thỉnh. So với uy tín văn chương, báo chí, Đinh Thế Huynh luôn chỉ là bậc đàn em của Hữu Thỉnh.

Nguyễn Bá Thanh và những vụ bức tử, “giết người diệt khẩu” kinh hoàng ở Đà Nẵng (Phần 2)

Mai Hoa Kiếm

4-12-2022

Tiếp theo phần 1

Xuất gia, đạo và đời

Sư thầy Thích Pháp Vân tên thật là Đỗ Vân, sinh năm 1972, quê ở thôn Quang Châu, xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng, trong một gia đình đông con, cùng cực và đói nghèo. Đỗ Vân là con áp út, dưới Vân còn có một em gái.

Người ta không dốt như quý vị nghĩ đâu!

Thái Hạo

6-12-2022

Như Trường Đại học Bách khoa mà thăng cấp lên thành Đại học Bách Khoa thì đâu có gì mới, nó vốn đã được thực hiện và tồn tại từ lâu. Ở Huế có Đại học Huế, trong Đại học Huế có các trường đại học thành viên như Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Ngoại ngữ… Từ thời tôi đi học đã thấy cách tổ chức và gọi tên này. Vấn đề là tại sao người ta lại dùng một hệ thống tên gọi mà ai đọc vào nếu không thấy bất ổn thì cũng thấy tức cười như thế?

Ukraine cho phép người dân băng qua sông Dnieper đầy nguy hiểm để chạy trốn khỏi vùng Nga chiếm đóng (Phần 2)

Washington Post

Tác giả: Samantha SchmidtSerhii Korolchuk

Cù Tuấn, dịch

6-12-2022

Tiếp theo Phần 1

Một nhóm phụ nữ năn nỉ những binh sĩ Ukraine để được đi sang bờ đông, nơi Nga chiếm đóng nhằm đoàn tụ gia đình. Ảnh: AP

Ở phía bờ sông Kherson, người dân đứng tập trung ở bến phà trong nhiệt độ dưới mức đóng băng vào ngày 4/11, yêu cầu binh lính cung cấp bất kỳ thông tin nào về việc sơ tán người dân ở vùng Nga quản lý đến Kherson.