Nguyên Phó chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận “té lầu” theo luật nhân quả?

Mai Bá Kiếm

20-11-2022

Ông Hứa Ngọc Thuận, nguyên Phó chủ tịch TP.HCM. Ảnh trên mạng

Hứa Ngọc Thuận té lầu ở tư gia Phú Mỹ Hưng và chết sau đó ở bệnh viện. Ông Thuận nghỉ hưu từ năm 2016, nhưng hậu quả do ông chỉ đạo đấu thầu thuốc kéo dài đến giờ.

Ngày 20.11: Di sản bị phản bội

Chu Mộng Long

19-11-2022

Sự thực, Việt Nam không có bản Hiến chương nào để gọi ngày 20.11 là ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.

Nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam và sự bôi bác cộng sản

Jackhammer Nguyễn

19-11-2022

Sức bật mới của nghiệp đoàn ở Mỹ

Có thể nói rằng, những người đầu bếp, chạy bàn, bưng bê quét dọn… ở tiểu bang Nevada đã làm cán cân quyền lực ở thượng viện Hoa Kỳ nghiêng về Đảng Dân chủ.

“Tôi hy vọng World Cup này cho chúng ta biết bóng đá bị lạm dụng tồi tệ như thế nào”

Süddeutsche Zeitung

Phỏng vấn: Stephan Reich

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

18-11-2022

Cựu tuyển thủ quốc gia Tabea Kemme sẽ có mặt tại World Cup ở Qatar với tư cách là một chuyên gia truyền hình và tư vấn về sáng kiến ​​cho sự đa dạng hơn trong bóng đá. Trong cuộc phỏng vấn này, cô ấy giải thích lý do tại sao cô lại đến Qatar mặc dù là một phụ nữ đồng tính, cách cô ấy nhận ra những sai lầm của DFB (Hiệp hội Bóng đá Đức) ngay tại thang máy ở Frankfurt như thế nào và tại sao tẩy chay World Cup là đối đáp sai lầm.

‘Đội tiên phong’ đi trước, công nhân vẫn thất thểu phía sau

Blog VOA

Trân Văn

18-11-2022

Bất kể thế nào thì những người như ông Tùng cũng chỉ có thể ngậm ngùi về chuyện sau khi tập họp, khai thác sức mạnh của giai cấp công nhân và túm được quyền lực, “đội tiên phong” mặc kệ họ thất thểu phía sau.

Tường thuật phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, anh Bùi Văn Thuận

Phương Trần

18-11-202

Phương Trần: Ghi lại theo lời kể của chị Trịnh Thị Nhung, vợ anh Bùi Văn Thuận, người có mặt tại phiên tòa với tư cách người làm chứng và những thân nhân khác của ông Bùi Văn Thuận.

Thông tin xét xử ông Bùi Văn Thuận

Đặng Đình Mạnh

18-11-2022

Bản án được tuyên vào lúc 10h00 sáng ngày 18/11/2022. Ông Bùi Văn Thuận bị tuyên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh theo điều 117 BLHS với mức hình phạt là 8 năm tù giam + 5 năm quản chế + tước quyền ứng cử vào cơ quan dân cử trong thời hạn 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính.

Nền kinh tế Trung Quốc đang thối rữa từ đầu não

Project-Syndicate

Tác giả: Daron Acemoglu

Đỗ Kim Thêm dịch

28-10-2022

Việc ông Tập Cận Bình xiết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế, chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể không có gì quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng.

Trung Quốc nhấn mạnh đến một vấn đề đã được tranh luận từ lâu về phát triển kinh tế: Liệu chế độ chuyên chế chỉ huy từ thượng tầng xuống cơ sở có thể vượt trội hơn các nền kinh tế thị trường tự do theo chiều hướng đổi mới và tăng trưởng?

Từ năm 1980 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Trung Quốc là hơn 8%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế phương Tây nào, và trong những năm 2000, với việc sử dụng công nghệ của phương Tây, quỹ đạo kinh tế của nước này vượt quá mức bắt kịp về tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu đầu tư công nghệ của riêng mình, sản xuất bằng sáng chế và ấn phẩm học thuật, đồng thời tạo ra các doanh nghiệp sáng tạo như Alibaba, Tencent, Baidu và Huawei.

Một số người phản đối đã nghĩ rằng, chuyện đó khó xảy ra. Trong khi nhiều kẻ chuyên quyền chủ trương về sự mở rộng kinh tế nhanh chóng, mà chưa bao giờ có một chế độ phi dân chủ nào tạo ra sự tăng trưởng dựa trên đổi mới, bền vững, một số người phương Tây đã bị mê hoặc bởi sức mạnh khoa học của Liên Xô trong thập niên 1950 và 1960, nhưng thường thì họ diễn đạt những thành kiến của riêng mình. Đến thập niên 1970, Liên Xô rõ ràng đã tụt hậu và trì trệ, do không có khả năng đổi mới trên một số lĩnh vực.

Đúng vậy, một số nhà quan sát nhạy bén của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, sự kìm kẹp sắt đá của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là dấu hiệu không tốt cho triển vọng của đất nước. Nhưng quan điểm phổ biến hơn cho rằng, Trung Quốc sẽ duy trì sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của mình. Mặc dù đã có những cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc sẽ là một lực lượng lành tính hay ác tính trên toàn cầu, nhưng có rất ít bất đồng rằng sự tăng trưởng của nước này là không thể ngăn cản. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có thói quen dự đoán tốc độ tăng trưởng trước đây của Trung Quốc trong tương lai, và những cuốn sách có tựa đề như  When China Rules the World (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) lan tộng khắp nơi.

Trong nhiều năm, người ta cũng nghe thấy những lập luận rằng, Trung Quốc đã đạt được trách nhiệm “giải trình mà không có dân chủ”, hoặc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ít nhất bị hạn chế bởi các giới hạn về nhiệm kỳ, sự cân bằng quyền lực và các ngăn chận cho việc quản trị tốt đẹp khác. Trung Quốc đã nhận được lời khen ngợi vì đã thể hiện đức tính của việc lập kế hoạch cai trị và đưa ra một giải pháp tương ứng, thay thế cho chủ trương Đồng thuận Washington. Ngay cả những người đã công nhận mô hình của Trung Quốc là một hình thức của “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, với tất cả những mâu thuẫn kéo theo, cũng dự đoán rằng, tình trạng tăng trưởng sẽ tiếp tục mà phần lớn không suy giảm.

Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất là Trung Quốc sẽ kiểm soát thế giới bằng khả năng đạt được sự thống trị toàn cầu trong trí tuệ nhân tạo. Với việc truy cập vào rất nhiều dữ liệu từ dân số khổng lồ của mình, với ít hạn chế về đạo đức và quyền riêng tư hơn so với những hạn chế mà các nhà nghiên cứu ở phương Tây phải đối phó và với rất nhiều đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc được cho là có lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực này.

Nhưng lập luận này luôn bị nghi ngờ. Người ta không thể đơn giản cho rằng, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ là nguồn chủ yếu của lợi thế kinh tế trong tương lai; chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép nghiên cứu chất lượng cao đang tiến hành trong lĩnh vực này; hoặc các doanh nghiệp phương Tây bị cản trở đáng kể bởi quyền riêng tư và các quy định về dữ liệu khác.

Ngày nay, các triển vọng của Trung Quốc trông có vẻ kém khởi sắc hơn nhiều so với trước đây. Sau khi đã loại bỏ nhiều cơ chế kiểm tra nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc để bảo đảm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có (không có các giới hạn nhiệm kỳ trong tương lai), và xếp sắp những người ủng hộ trung thành vào trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực.

Sự củng cố quyền lực này đang diễn ra, bất chấp những sai lầm nghiêm trọng của ông Tập mà nó đang kéo nền kinh tế đi xuống và làm giảm tiềm năng đổi mới của Trung Quốc. Chính sách “Zero COVID” của ông Tập phần lớn có thể tránh được và đã phải trả cái giá quá đắt, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Thậm chí ngày càng có nhiều sai lầm ngớ ngẩn hơn có thể xảy ra sau đó khi ông Tập nắm giữ quyền lực không được kiểm soát và được bao quanh bởi những người tùng phục, những người sẽ tránh nói với ông những gì ông cần phải nghe.

Nhưng sẽ là một sai lầm nếu kết luận rằng, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang sụp đổ chỉ vì người lên ngôi không phù hợp. Việc chuyển hướng sang một đường lối kiểm soát cứng rắn hơn bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập (sau năm 2012) là không thể tránh khỏi.

Tình trạng tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc trong thập niên 1990 và 2000 được xây dựng dựa trên các đầu tư khổng lồ, chuyển giao công nghệ từ phương Tây, sản xuất xuất khẩu và áp chế tài chính và tiền lương. Nhưng sự tăng trưởng dựa trên việc xuất khẩu như vậy chỉ có thể đi xa đến như vậy. Như Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, công nhận vào năm 2012 là sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phải trở nên “cân bằng, phối hợp và bền vững hơn”, với sự phụ thuộc ít hơn vào nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.

Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia tin rằng, ông Tập sẽ đáp trả thách thức bằng một chương trình cải cách đầy tham vọng để du nhập nhiều khích lệ năng động dựa trên thị trường hơn. Nhưng những diễn giải này đã bỏ qua một vấn đề quan trọng cho chế độ Trung Quốc: Làm thế nào để duy trì sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đối mặt với tầng lớp trung lưu đang được trao quyền về kinh tế và mở rộng nhanh chóng. Câu trả lời rõ ràng nhất và có lẽ là câu trả lời duy nhất là, sự đàn áp và kiểm duyệt lớn lao hơn, đó chính xác là con đường mà ông Tập đã theo đuổi.

Trong một thời gian, ông Tập, giới cận thần của ông, và thậm chí nhiều chuyên gia từ bên ngoài tin rằng, nền kinh tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thắt chặt kiểm soát từ trung ương, kiểm duyệt, truyền bá giáo điều và đàn áp. Một lần nữa, nhiều người coi lĩnh vực thông minh nhân tạo như một công cụ mạnh mẽ chưa từng có để giám sát và kiểm soát xã hội.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ông Tập và các cố vấn đã hiểu sai về tình hình, và Trung Quốc đã sẵn sàng trả một cái giá nặng nề về kinh tế cho việc kiểm soát càng gia tăng của chế độ. Sau các cuộc tảo thanh về quy định sâu rộng đối với Alibaba, Tencent và các doanh nghiệp khác vào năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tập trung vào việc duy trì xin những ân huệ tốt đẹp của chính quyền chính trị, thay vì đổi mới.

Tình trạng kém hiệu quả và các vấn đề khác được tạo ra bởi việc phân bổ tín dụng có động cơ chính trị cũng đang chồng chất, và sự đổi mới do nhà nước lãnh đạo đang bắt đầu đạt đến giới hạn của nó. Mặc dù có sự gia tăng lớn trong sự hỗ trợ của chính phủ kể từ năm 2013, chất lượng nghiên cứu học thuật của Trung Quốc được cải thiện còn chậm chạp. Ngay cả trong lĩnh vực thông minh nhân tạo, ưu tiên khoa học hàng đầu của chính phủ, những tiến bộ đang tụt hậu so với các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu – hầu hết trong số họ ở Mỹ.

Nghiên cứu gần đây của riêng tôi cùng với Jie Zhou của MIT và David Yang của Đại học Harvard cho thấy rằng, sự kiểm soát từ trên xuống trong giới học thuật Trung Quốc cũng đang bóp méo chiều hướng nghiên cứu. Nhiều giảng viên đang chọn lĩnh vực nghiên cứu của họ để ủng hộ cho giới lãnh đạo ban ngành hoặc các khoa trưởng, những người có quyền lực đáng kể trong sự nghiệp của họ. Khi họ thay đổi các ưu tiên của mình, bằng chứng cho thấy, chất lượng nghiên cứu tổng thể đang bị ảnh hưởng.

Sự siết chặt của ông Tập đối với khoa học và nền kinh tế có nghĩa là những vấn đề này sẽ gia tăng. Và đúng như trong tất cả các chế độ chuyên chế, không có chuyên gia độc lập hoặc phương tiện truyền thông nào trong nước lên tiếng về các phát triển sai lầm mà ông đã đặt ra.

______

Tác giả: Daron Acemoglu là giáo sư Kinh tế học tại MIT, đồng tác giả với James A. Robinson trong cuốn sách: Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty (Profile, 2019) và  The Narrow Corridor: States, Societies, and the Fate of Liberty (Pengiun, 2020).

Luật “Thực hiện dân chủ ở cơ sở” có là bước đột phá, đem lại dân chủ thật sự?

T.K. Tran

17-11-2022

Trong kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa XV, ngày 10/11/2022 vừa qua, Quốc Hội đã thông qua dự thảo Luật “Thực hiện dân chủ ở cơ sở” (từ nay viết tắt là luật THDCCS). Đây là một bộ Luật đồ sộ, gồm 91 điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2023.

Đối tượng của “Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”

Thục Quyên

17-11-2022

Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ), nhiệm kỳ 2023-2025.

VOA gỡ bài viết làm Thủ tướng Việt Nam xấu hổ

Washington Post

Tác giả: Paul Farhi

Dịch giả: Dương Lệ Chi

15-11-2022

Một bài viết về những lời bình luận không mang tính ngoại giao của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bị thu được khi ông nói chuyện qua micro đã lan truyền nhanh chóng — trước khi hãng tin [VOA] do Hoa Kỳ tài trợ, đã bị gỡ bỏ sau khi có khiếu nại từ đại sứ quán của ông ta.

Có những thứ làm xăng ‘nóng’ nhưng cấm kiểm tra

Blog VOA

Trân Văn

16-11-2022

Xăng – một loại “máu” để duy trì sự ổn định của sinh hoạt kinh tế, xã hội – vẫn khan hiếm.

Ngày 11/11/2022, ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam – gửi công điện ra lệnh cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khắc phục ngay tình trạng thiếu hụt xăng dầu kể từ 12/11/2021 (1).

Xăng – một loại “máu” để duy trì sự ổn định của sinh hoạt kinh tế, xã hội – vẫn khan hiếm. Tình trạng này xuất hiện từ đầu năm (2) và nay, dù đã sắp hết năm nhưng không những không khá hơn mà còn tồi tệ hơn.

Đáng lưu ý là ngoài chỉ đạo “nghiên cứu, đề xuất” và yêu cầu… “khắc phục”, dường như Thủ tướng Việt Nam không biết làm gì khác. Từ đầu năm đến nay, ông Chính đã chỉ đạo và yêu cầu như thế khoảng hơn… chục lần. Lần gần nhất là cuối tháng trước (3).

Có thể vì Thủ tướng như thế nên chính phủ cũng vậy. Từ đầu năm đến nay đã có cả trăm cuộc họp để bàn về việc ổn định thị trường xăng dầu. Lúc đầu, các viên chức hữu trách nhận định, xăng dầu không thiếu, sở dĩ nhiều cây xăng đóng cửa, dân chúng phải xếp hàng mua xăng là vì “đầu cơ”. Phải mất vài tháng, các viên chức hữu trách mới chịu thừa nhận khan hiếm một phần là do khiếm hụt nguồn cung (cả vì sản lượng của một số nhà máy lọc dầu nội địa lẫn vì nhập cảng xăng dầu giảm), phần khác là do cung cách quản lý tiền tệ khiến doanh nghiệp nhập cảng xăng dầu không đủ ngoại tệ mua hàng, phần khác nữa là do áp đặt các loại định mức, chi phí phi thực tế nên kinh doanh xăng dầu rơi vào tình trạng bán nhiều chừng nào thì lỗ nặng chừng đó,…

Dẫu đã nhận diện được… “nguyên nhân” và cứ mươi ngày lại có một cuộc họp về “điều hành” thị trường xăng dầu nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền càng nỗ lực… “điều hành” thì thị trường xăng dầu càng hỗn loạn!

Sáng 11/11/2021, ông Chính ban hành công điện như vừa đề cập và chiều cùng ngày, chính phủ triệu tập thêm một cuộc họp để tiếp tục bàn xem làm sao ổn định thị trường xăng dầu. Nếu chịu khó đọc tường thuật về cuộc họp này thì sẽ thấy… không có gì mới!

Điểm mới – nếu đáng gọi là mới – diễn ra vào hôm sau 12/11/2022, thời điểm mà lẽ ra theo Công điện thì tình trạng thiếu hụt xăng dầu phải được “khắc phục” xong là dân chúng Việt Nam được thông báo rằng, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã tìm đến những cây xăng ngưng hoạt động để đo lượng xăng trong các hầm chứa còn hay hết! Theo hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thì đúng là hầm chứa xăng của những cây xăng đã đóng cửa đều… cạn (4)! Cho đến giờ phút này, hoạt động… “nổi” nhất, được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc nhất của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nhằm bình ổn thị trường xăng dầu vẫn chỉ là… “kiểm tra, giám sát hoạt động bán lẻ xăng dầu, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm”!

Xăng vẫn thiếu và giá vẫn nhích lên từ từ. Trách nhiệm của tình trạng khiếm hụt đã được nhấc ra khỏi vai của doanh nghiệp chuyên kinh doanh xăng dầu để chuyển sang cho… thị trường thế giới vì đã… diễn biến phức tạp, khó lường!

Bất kể thế nào thì ông Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Bộ trưởng Công Thương và tất nhiên ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ y hệt như thế.

Giống như đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ chỉ… đúng chứ không bao giờ sai về… “đường lối, chủ trương”. Khi chuyện mở đường cho Công ty Việt Á bán các bộ xét nghiệm COVID-19, hay mở lối cho các “chuyến bay giải cứu” cũng chỉ là trách nhiệm của những cá nhân “thoái hóa, biến chất”, còn các hệ thống vô can dù chính các hệ thống này đã lựa chọn, tập họp những cá nhân đó về một mối, giao trọng trách để những cá nhân đó câu kết với nhau lũng đoạn và trục lợi thì trách nhiệm của các hệ thống và trách nhiệm của những cá nhân lãnh đạo các hệ thống đối với sự hỗn loạn của thị trường xăng dầu từ đầu năm đến nay cũng thế. “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” vẫn là ý tưởng… sáng suốt, đúng đắn!

Sáng suốt, đúng đắn như khi bất chấp các khuyến cáo của nhiều người, nhiều giới để dành đủ thứ “ưu đãi” cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (NSRP) ở Thanh Hóa – những “ưu đãi” mà chỉ Việt Nam, nơi phát kiến “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mới nghĩ ra và mời chào giới đầu tư ngoại quốc. Chẳng hạn: “Cam kết” chỉ thu thuế thu nhập doanh nghiệp của NSRP là 10% (giảm một nửa so với bình thường) trong… 70 năm. “Cam kết”… “bao tiêu sản phẩm” (mua toàn bộ sản phẩm do NSRP làm ra – các loại dầu, xăng, khí hóa lỏng), nếu vì lý do nào đó, giá nhập cảng và thuế nhập cảng xăng dầu giảm, Việt Nam sẽ dùng công quỹ… bù lỗ cho các sản phẩm của NSRP để liên doanh này luôn luôn có… lời!..

Diễn biến của thị trường xăng dầu tại Việt Nam từ đầu năm đến nay có lẽ đã đủ để chứng minh những “ưu đãi” ấy có đáng không? Hồi 2016, giới hữu trách từng phỏng đoán, mỗi năm, chính quyền phải móc túi dân chúng để bù lỗ cho NSRP từ… 3.500 tỉ đến 4.000 tỉ (5). Sau đó có phỏng đoán, trong mười năm, khoản phải… “bù lỗ” cho NSRP từ… 1,5 tỉ Mỹ kim đến hai tỉ Mỹ kim! Chưa kể do các… “cam kết” với NSRP, mỗi năm, tổng thu ngân sách quốc gia còn giảm hàng chục ngàn… tỉ! NSRP dường như chỉ có vài tác dụng như giúp nâng “tỉ lệ tăng trưởng GDP” để làm thành tích cho vài nhiệm kỳ hoặc giúp số liệu… thu ngân sách của Thanh Hóa thay đổi tích cực nên chính quyền Thanh Hóa thường xuyên thúc giục phải nghiêm chỉnh thực thi… bao tiêu, hạn chế nhập cảng xăng dầu (6)

Tin mới nhất là năm tới (2023), khoản chính quyền Việt Nam phải móc túi dân chúng Việt Nam để… “bù lỗ” cho NSRP sẽ là hơn… 15.000 tỉ. Cũng vì vậy, Quốc hội vừa yêu cầu chính phủ tổ chức thanh tra, “làm rõ căn cứ xây dựng dự toán khoản chi bù giá bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn”. Theo Uỷ ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội thì tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn rất đáng ngại và là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến việc cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước trong năm 2022 tuy đang được hưởng những ưu đãi lớn, nhất là về cơ chế bao tiêu(7).

Song cần nhớ trừ PVN, ba thành viên còn lại của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn là doanh nghiệp ngoại quốc, vi phạm các “cam kết” chính thức với doanh nghiệp ngoại quốc khác xa vi phạm hiến pháp và pháp luật đối với doanh nhân Việt Nam nói riêng và dân chúng Việt Nam nói chung. Các viên chức hữu trách tại Việt Nam như ông Nguyễn Hồng Diên – Bộ trưởng Công Thương có thể hối thúc kiểm tra gây sức ép lên các doanh nghiệp Việt Nam, dọa rút giấy phép kinh doanh, buộc họ phải chấp nhận tình trạng mua giá cao do xăng dầu thiếu hụt, bán đúng mức ấn định dù giá thấp hơn nhưng sẽ không dám và không thể làm như thế với doanh nghiệp ngoại quốc bởi sẽ phơi áo khi bị kiện tại các tổ chức tài phán về thương mại quốc tế.

Đâu phải tự nhiên mà sau những lần PVN – doanh nghiệp đại diện chính quyền Việt Nam trong liên doanh thực hiện Dự án Lọc hóa đầu Nghi Sơn bày tỏ bất bình (8), phía Việt Nam lại tiếp tục “ngậm đắng, nuốt cay” hứa bơm thêm tiền vào NSRP (9).

Thị trường xăng dầu tại Việt Nam đúng là rất “nóng” nhưng ngẫm kỹ, nhiệt độ gia tăng không phải từ thị trường hay xăng dầu mà từ chuyện dân chúng Việt Nam “bất khả tư nghị” về kiến thức, năng lực trong quản trị, điều hành của hệ thống chính trị và hệ thống công quyền. Hậu quả của “đường lối, chủ trương” có nghiêm trọng thế nào thì đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ vẫn… “vô ngộ”, vẫn “bất khả ngộ” – không bao giờ sai lầm, không thể sai lầm nên không có bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm.

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/thu-tuong-yeu-cau-khac-phuc-ngay-thieu-hut-xang-dau-4535094.html

(2) https://tv.tuoitre.vn/video-cay-xang-3-ngon-tay-o-tphcm-ban-hang-cho-khach-theo-dinh-muc-116945.htm

(3) https://lsvn.vn/thu-tuong-chi-dao-bo-cong-thuong-va-bo-tai-chinh-nghien-cuu-de-xuat-giai-phap-dieu-hanh-xang-dau1666927235.html

(4) https://1thegioi.vn/sau-chi-dao-nong-cua-thu-tuong-quan-ly-thi-truong-vao-cuoc-cua-hang-het-xang-noi-gi-189518.html

(5) https://viettimes.vn/dau-hoi-ve-hieu-qua-kinh-te-voi-du-an-loc-dau-nghi-son-post34257.html

(6) https://vnexpress.net/pvn-lo-loc-dau-nghi-son-vo-no-3777675.html

(7) https://vtc.vn/du-kien-lo-hon-15-000-ty-dong-du-an-loc-hoa-dau-nghi-son-bi-yeu-cau-thanh-tra-ar713194.html

(8) https://petrovietnam.petrotimes.vn/pvndb-gian-nan-thuc-hien-nhiem-vu-bat-kha-thi-577312.html

(9) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/bom-tai-chinh-cho-loc-dau-nghi-son-tam-thoat-nguy-co-dung-hoat-dong-812486.html

 

Đảng Dân chủ vui mừng khi Trump ra ứng cử?

Hiệu Minh

16-11-2022

Theo Cua Times, đảng Dân chủ (DC) thấy vui dù TT Biden nhắc nhở “cựu tổng thống “đã làm nước Mỹ thất vọng” khi còn đương chức.

Dám làm điều tốt cho dân

Huy Đức

16-11-2022

Sự kiện Novaland cắt giảm 50% nhân sự hay Hòa Phát đóng 5 lò luyện thép chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Dân chúng vừa mất những khoản tiền chắt chiu nhiều năm lại đang bắt đầu đối diện với nạn thất nhiệp, với cơ hội mưu sinh dần dần thu hẹp. Doanh nghiệp, dân chúng không chỉ “mất thanh khoản”, người dân đang mất niềm tin vào nhiều định chế.

Kẻ nào dẫn những anh mù đến với cạm bẫy?

Đỗ Ngà

15-11-2022

Theo Luật Chứng khoán 2019 thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu “tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư”.

Trên thế giới thì luật pháp các nước vẫn quy định như thế thôi, tuy nhiên, ở các nước đó có những bộ lọc để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Mọi giao dịch đều phải qua hai màng lọc.

Nga đã cố gắng hấp thu một thành phố của Ukraine, nhưng không thành công

The New York Times

Cù Tuấn, dịch

15-11-2022

Tóm tắt: Ở Kherson, các bài hát Ukraine bị cấm, nói tiếng Ukraina có thể bị bắt và học sinh được bảo rằng họ là người Nga.

Nạn nhân trái phiếu An Đông: ‘Chúng tôi bị dụ mua’

VOA

15-11-2022

Một nạn nhân vụ lừa đảo trái phiếu của tập đoàn Vạn Thịnh Phát nói với VOA rằng, ông đã bị ngân hàng SCB dẫn dắt vào con đường mua trái phiếu và ông mua là do ông ‘tin tưởng vào ngân hàng’ chứ bản thân ông ‘không biết gì về trái phiếu’.

Yên Bái: Chính trị địa phương và vụ án có nhiều uẩn khúc

Huy Đức

14-11-2022

Cuộc gặp tình cờ tại quán cà phê Đồng Tâm với người bạn học cấp III, “không chơi thân” và chỉ “trong vòng 15 phút” để “nói những câu xã giao” [Theo Đinh Tiến Hùng] bị diễn đạt trong Kết luận điều tra: “Đinh Tiến Hùng chủ động đặt vấn đề: Các ông có mỏ, tôi có quan hệ, bây giờ đang tiện việc làm đường thì cứ khai thác đi… Bán được quặng, sau khi trừ chi phí… tôi sẽ lấy 1/3…”

Thủ tướng Scholz yêu cầu Việt Nam có một quan điểm rõ ràng

Tagesschau

Lưu Thuỷ Hương, dịch

13-11-2022

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính thăm hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội tối 13/11. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Thủ tướng Scholz đã kêu gọi Việt Nam đưa ra lập trường rõ ràng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine. Chính quyền Hà Nội cho đến nay vẫn tránh né điều này và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga.

Ukraine – Châu chấu đá xe (Phần cuối)

Dũng Vũ, lược thuật

13-11-2022

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Sáp nhập Crimea – Chiến tranh ở Donbass

Mục tiêu đầu tiên của Putin là bán đảo Crimea, vùng đất Ukraine duy nhất có đa số người Nga sinh sống từ thời Cộng hòa Xô viết Ukraine. Cuối tháng 2 năm 2014, nhiều binh lính không mang huy hiệu đã chiếm đóng quốc hội, trụ sở chính quyền và sân bay tại thủ phủ Simferopol. Ngày 6 tháng 3, một chính phủ mới được dựng nên, báo trước rằng Crimea sẽ được sáp nhập vào Nga. Vài ngày sau, ngày 17 tháng 3, một cuộc “trưng cầu dân ý” giả tạo đã được Nga tổ chức vội vã và đã gây nhiều phẫn nộ. Ngày 20-3-2014 , bán đảo Crimea của Ukraine bị sáp nhập vào Nga.

Ukraine – Châu chấu đá xe (Phần 3)

Dũng Vũ, lược thuật

13-11-2022

Tiếp theo phần 1phần 2

Quốc gia Ukraine độc lập

Liên Xô sụp đổ, Ukraine trở thành một quốc gia độc lập kể từ tháng 12 năm 1991.

Ukraine – Châu chấu đá xe (Phần 2)

Dũng Vũ, lược thuật

13-11-2022

Tiếp theo phần 1

Người Nga nhỏ (1860–1917)

Chính quyền Nga và xã hội Nga không muốn “Người Nga nhỏ” (tức người Ukraine, như tên gọi chính thức) có một quốc gia riêng mà chỉ muốn họ là một phần tử thuộc về quốc gia “Chính Thống Giáo toàn Nga” bao gồm “người Nga lớn” (người Nga), “người Nga nhỏ” (người Ukraine) và “người Nga trắng” (người Bạch Nga (Belarus)). Tiếng Ukraine chỉ được xem như một phương ngữ Nga, lịch sử Ukraine chỉ là một phần của lịch sử Nga.

Arizona và di sản John McCain

Nhã Duy

12-11-2022

Các bạn của tôi, chúng ta đã đến cuối chặng đường dài. Người dân Mỹ đã lên tiếng và họ đã lên tiếng một cách rõ ràng. Mới vừa rồi, tôi đã hân hạnh gọi điện thoại chúc mừng Thượng Nghị Sĩ Barack Obama được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ tới của đất nước mà cả hai chúng tôi cùng yêu quý.

Ukraine – Châu chấu đá xe (Phần 1)

Dũng Vũ, lược thuật

12-11-2022

Ngày 24-2-2022, quân đội Nga xâm lược Ukraine. Toàn thế giới bất ngờ nhìn thấy đất nước Ukraine tan hoang. Nạn nhân chính là thường dân. Khắp nơi, quân Nga đã bắn phá, thả bom bừa bãi vào nhà dân, bệnh viện, trường học, vườn trẻ. Đường sá, cầu cống, điện nước cũng bị tàn phá. Phụ nữ bị lính Nga hãm hiếp, thường dân bị sát hại nằm la liệt trên đường phố hay bị vùi lấp tạm bợ dưới những mồ chôn tập thể. Hàng triệu người Ukraine phải chạy lánh nạn khắp Âu châu.

Góp ý với TS Nguyễn Hữu Liêm

Trương Nhân Tuấn

12-11-2022

Trên trang BBC có bài của TS Nguyễn Hữu Liêm, nói về tương quan giữa “Việt kiều” và nghị quyết 36 của đảng CSVN. Bài có tựa đề: Việt Kiều và Nhà nước VN: ‘Đã đến lúc cần chính sách mới hơn Nghị quyết 36’. Cá nhân tôi thấy bài viết này TS Liêm không viết dưới ngòi viết “triết gia” của mình. Theo tôi, tác giả khá mạo hiểm khi cầm dao mổ của bác sĩ để giải phẫu một vấn đề pháp lý (và lịch sử).

Kết quả và ảnh hưởng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022

Đỗ Kim Thêm

12-11-2022

Kết quả

Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới.

Làn sóng đỏ

Nguyễn Thọ

12-11-2022

Nói đến “Làn sóng đỏ”, người ta hay nghĩ về Chủ nghĩa Cộng sản với những làn sóng lần lượt tràn vào châu Âu, châu Á, rồi châu Mỹ latin và châu Phi. Học thuyết Domino của Tổng thống Truman đầu những năm 1950 nhằm ngăn chặn “Làn sóng đỏ” của CNCS tràn xuống Đông Nam là một trong những nguyên nhân của chiến tranh Đông Dương II (1955-1975).

“Trumpty, Dumpty”, Donald Trump đã hết thời

Nhã Duy

11-11-2022

Kết quả thắng thua trong cuộc bầu cử giữa kỳ thế nào vẫn chưa được phân định rạch ròi, nhưng có một “ứng viên” bị xem đã hoàn toàn thất bại lần này. Đó là cựu Tổng thống Donald Trump.

Hai năm qua, kể từ ngày rời tòa Bạch Ốc, bên cạnh việc tiếp tục tấn công vào các định chế dân chủ lâu đời của Hoa Kỳ qua việc tiếp tục rêu rao về sự gian lận bầu cử ở Mỹ, cản trở vào công việc điều hành quốc gia của chính phủ đương nhiệm, tiếp tục thực hiện những hành động bị xem là phạm pháp, Donald Trump còn dành nhiều thời gian để vận động cho hàng trăm ứng viên Cộng Hòa được chính Trump chọn lựa hay hậu thuẫn cho cuộc bầu cử vừa qua.

Trump làm điều này với một mục đích duy nhất là, chứng tỏ vai trò và quyền lực của mình, thao túng đảng Cộng Hòa như một thái thượng hoàng và tìm kiếm, chuẩn bị đồng minh khi ông ta tái tranh cử. Nhưng như kết quả cuộc bầu cử đã cho thấy, nó hoàn toàn không như Trump ảo tưởng về ảnh hưởng của mình. Hay nặng hơn, như nhận xét từ ngay giới truyền thông cánh hữu là, Donald Trump đã thất bại khi chẳng giúp được gì cho đảng Cộng Hòa chiến thắng áp đảo như kỳ vọng.

Các ứng viên được Trump ủng hộ đã thắng hay thua như trong bất cứ các cuộc bầu cử thông thường nào khác. Tuy nhiên một số ứng viên do đích thân Trump chọn lựa và bơm tiền, dồn sức vận động tranh cử cho đến những ngày cuối cùng đã thất cử. Các nguồn tin cho biết, đây là điều làm Trump thất vọng và giận dữ rất nhiều trong vài ngày qua.

Nhưng có lẽ điều làm Donald Trump giận dữ hơn là truyền thông cánh hữu đã không còn tường trình nhiều về các cuộc vận động bầu cử của Trump từ trước những ngày bầu cử và đổ lỗi cho Trump về sự thất bại của nhiều ứng viên đảng Cộng Hòa theo sau cuộc bầu cử.

Thay vào đó, là những ca ngợi cho sự chiến thắng áp đảo của Thống Đốc Florida là Ron DeSantis, người được xem là ngôi sao mới của đảng Cộng Hòa và là cái gai trong mắt của Donald Trump một khi DeSantis tuyên bố ra tranh cử tổng thống năm 2024. Điều mà không có lý do gì ngăn cản DeSantis sẽ làm.

Trong bài xã luận đăng trên báo New York Post ngay sau ngày bầu cử, tờ báo cánh hữu từng là đồng minh lâu năm của Donald Trump chạy tít “Ron DeSantis chứng tỏ ông là tương lai của đảng Cộng Hòa“. Ngay dòng đầu tiên, xã luận viết rằng, “Một ngạn ngữ xưa bảo chó cứ sủa nhưng đoàn lữ hành cứ đi. Phiên bản mới là Trump đóng vai chó sủa ồn ào và DeSantis vẫn bước đến chiến thắng“. (Nguyên văn: An old proverb says that the dogs bark, but the caravan goes on. In an updated version, Donald Trump plays the noisy dog as Ron DeSantis marches to victory).

Không có gì nặng nề hơn cách ví von này.

Chưa hết, hôm thứ Năm ngày 10 tháng 11, tờ báo này tiếp tục ra bài xã luận khác với cách chơi chữ ngay tựa bài rằng, “Trumpty, Dumpty”, diễn nôm theo cách nói Việt Nam là “Trump đã xong hàng”. Bên trên tựa là dòng chữ, “Don (gã không thể xây tường) đã té nặng, tất cả những người Cộng Hòa có thể tập họp đảng về lại được chưa?” [Don (who couldn’t build a wall) had a great fall — can all the GOP’s men put the party back together again?].

Ảnh chụp báo New York Post chế nhạo Trump. Nguồn: NYP

Hay hiểu rõ hơn theo như bài viết là, Donald Trump đã hết thời và đã đến lúc đảng Cộng Hòa và truyền thông cánh hữu cần tập họp lại dưới trướng một ngôi sao mới và tương lai của đảng Cộng Hòa, theo như cách gọi của New York Post và các hệ thống truyền thông cánh hữu khác hiện nay. Nhân vật đó không ai khác hơn là Thống Đốc Ron DeSantis.

Ron DeSantis đã chứng minh là vậy khi chiến thắng áp đảo đối thủ tại Florida lần này với tỉ lệ gần 20%, cao gấp bội các tỉ lệ Trump có được trong các cuộc bầu cử tổng thống tại tiểu bang này trước kia và thu hút được thêm một số cử tri gốc Mỹ Latin.

Ron DeSantis, 44 tuổi, tốt nghiệp Sử học và Luật khoa tại Đại học Yale và Harvard, từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. DeSantis đắc cử và là dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ từ năm 2012 cho đến khi đắc cử thống đốc Florida vào năm 2018.

Một hồ sơ nhân thân sáng giá thông lệ trên chính trường Hoa Kỳ về khả năng, học vấn lẫn sự phục vụ. Chưa bàn đến phẩm cách, điều không được xem là quan trọng với đảng Cộng Hòa.

Tên tuổi của DeSantis được nhắc đến nhiều, kể cả vô số những luật lệ hay hành động tạo ra nhiều tranh cãi kể từ khi đắc cử thống đốc Florida cho đến nay.

Bị xem là một chính khách Cộng Hòa cực đoan và độc đoán với những chính sách bảo thủ, Ron DeSantis là một Donald Trump thứ nhì nhưng nguy hiểm hơn gấp bội phần do khả năng và cái đầu của ông ta, cũng như không nhiều kịch tính như Donald Trump.

Mặt khác, DeSantis cũng chưa tấn công và chỉ trích người đồng đảng hay giới lãnh đạo Cộng Hòa như Donald Trump đã và đang làm, DeSantis sẽ dễ dàng tạo ra những liên minh và hậu thuẫn hơn khi ra tranh cử. Chính vì vậy, không ngạc nhiên nếu Ron DeSantis trở thành quân cờ sáng giá của một đảng Cộng Hòa thực dụng và lắm mưu tính, nhất là theo sau kết quả cuộc bầu cử vừa qua.

Tất nhiên Donald Trump không phải là con người thực tế để hiểu và chấp nhận việc này, nên có nhiều khả năng ông vẫn sẽ tuyên bố ra tái tranh cử tổng thống như các nguồn tin đã đưa. Một phần vì muốn níu kéo quyền lực và điều quan trọng hơn nữa là để đối phó với vòng vây pháp luật về những hệ lụy mà ông ta đã gây ra cho nước Mỹ.

Và đối thủ đầu tiên Donald Trump cần triệt hạ là Ron DeSantis. Trump và ban tranh cử đã thẳng thừng cảnh cáo DeSantis ngay sau ngày bầu cử rằng, hãy bằng lòng với chức vụ Thống Đốc Florida, chớ (dại) ra tranh cử bởi Trump biết rõ mọi “thâm cung bí sử” của DeSantis hơn ai hết. Quảng cáo cho một kịch bản gay cấn đã được báo trước và tung ra như vậy.

Trumpty, Dumpty! Donald Trump đã hết thời, “xong hàng”. Nhưng phía Dân Chủ có lẽ đang mong Trump sẽ tuyên bố tái tranh cử. Và như vậy, cử tri sẽ có dịp chứng kiến những hồi kịch đấu đá, tấn công nhớp nhúa giữa Trump cùng Ron DeSantis hay các ứng viên khác để có dịp định rõ lại con người Donald Trump và các chính khách đảng Cộng Hòa như thế nào.

Điều này chỉ có lợi cho đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử 2024.

Thử xác lập “quyền sở hữu” cái ấn “Hoàng đế chi bảo” của Bảo Đại

Trương Nhân Tuấn

10-11-2022

TS Cù Huy Hà Vũ lại có bài đăng trên các trang báo hải ngoại, đại khái cho rằng Nhà đấu giá Millon đã “gian dối về tình trạng sở hữu chiếc ấn”. Bài viết có tựa đề: “Nhà đấu giá Millon gian dối về tình trạng sở hữu ấn “Hoàng đế Chi bảo”.

Thắng cuộc và suy vong (Phần 1)

Nguyễn Thành Phong

9-11-2022

Chân dung Huy Đức trên Văn nghệ Trẻ số Tết Mậu Dần, 1998. Ảnh tư liệu

Hai năm, 1996 và 1997, tờ Văn nghệ Trẻ chúng tôi có làm cuộc bình chọn 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ở các lĩnh vực, từ chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, thể thao… 10 gương mặt này được xếp theo thứ tự chữ cái tên riêng, nên gọi là “Anphabet Trẻ Việt Nam” và được giới thiệu trên số báo Tết âm lịch năm tiếp theo đó. Cuộc bầu chọn rất được chú ý, dù Văn nghệ Trẻ chỉ là một tờ báo văn chương dành cho giới trẻ ra đời với giấy phép là đặc san của tờ Văn nghệ (già). Sau rồi, khi các nhân sự ban đầu của Văn nghệ Trẻ dần rời đi, thì cũng thôi bình chọn.