Đầu tư công: Vẫn là… từ trọng thương tới chết!

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2019

Tranh luận giữa quốc hội và chính phủ Việt Nam về Dự luật sửa luật đầu tư công hứa hẹn nợ nần quốc gia sẽ tiếp tục làm dân chúng Việt Nam bị thương nặng hơn và chết.

Mười năm Bauxite Việt Nam

Phạm Đình Trọng

31-5-2019

Ba tên tuổi, ba khí phách dựng lên trang báo mạng Bauxite Việt Nam là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn, nhà giáo Phạm Toàn và tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng. Trong ba tên tuổi đó, người gần gũi nhất với tôi là Người Thầy của Đạo Học Phạm Toàn.

Những con thạch sùng giáo dục

Nguyễn Tiến Tường

31-5-2019

Các bị can vụ chạy điểm thành khẩn khai đích danh từng người “mua điểm” với mức giá cụ thể, từ vài trăm đến cả tỷ đồng. Những người chi tiền hoặc trung gian đương nhiên chối tội.

Gỡ bài về dự án lấn sông của Sungroup rồi tấn công người phản biện

Nguyễn Anh Tuấn

31-5-2019

Chính là Báo Tổ Quốc của Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch (VHTTDL).

Cách đây khoảng 6 tháng, vào ngày 29/11/2018, báo này đăng bài ‘Bắt đầu thi công rầm rộ dự án “triệu đô” ven sông Hàn – Đà Nẵng’, nêu lên lo ngại của người dân về việc ‘phân lô bán nền’ ven sông Hàn của dự án OLALANI.

Bất nhân!

Hoàng Đức Truật

31-5-2019

Trong cuộc đời gần 30 năm làm báo đảng của mình, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều đối tượng lao động. Họ là những công nhân trong các nhà máy xí nghiệp, công nhân trồng rừng, cạo mủ cao su, thợ đổ bê tông, công nhân dọn vệ sinh, giáo viên trong các vùng bản… đó là những người lao động cần cù chất phác. Họ chỉ biết bán sức lao động rẻ mạt để kiếm đồng lương còm cỏi nuôi sống bản thân, gia đình, cố bám công việc đến cùng để có đồng lương hưu, khi về già khỏi phiền lụy con cháu.

Sáu lời giải cho bài toán đường sắt Bắc – Nam

Nguyễn Ngọc Chu

31-5-2019

Lời giải số 1 – nhân sự – vẫn là cốt lõi. Nếu cứ theo cách cũ, tuân thủ “ định lý”: “rằng ủy viên trung ương đảng làm làm bộ trưởng”, thì không thể thoát khỏi tụt hậu.

Chuyện bịa sau bốn mươi tư năm

Hoàng Tự Minh

31-5-2019

Hai ông lính VNCH quyết định xuống núi sau hơn 44 năm không chịu đầu hàng quân miền Bắc VN, cái bên có sứ mạng vĩ đại gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Theo trí tưởng tượng của tôi thì hai ông lúc này là hai người lớn tuổi “vô nhiễm nguyên tội” nhất VN về mức độ trong sạch công dân không dính mùi trần cộng sản.

“Bauxite Việt Nam”, một hiện tượng lịch sử

Hoàng Hưng

31-5-2019

1. Thư ngỏ Phản đối Khai thác Bauxite năm 2009: Cuộc “biểu tình trên mạng” quan trọng đầu tiên.

Tôi gọi phong trào phản đối trên mạng đối với vụ Khai thác Bauxite Tây Nguyên Việt Nam cuối thập niên 2000 là “hiện tượng lịch sử” (nằm trong “sự kiện lịch sử” là toàn bộ vụ khai thác này còn kéo dài đến tận bây giờ và chưa chấm dứt, với mọi hậu quả chưa lường hết đối với tài nguyên, môi trường, văn hoá dân tộc và an ninh quốc gia).

Ông Nhị Lê chém gió

Nguyễn Đình Cống

31-5-2019

Ông Nhị Lê, Phó tổng Biên tập TCCS. Nguồn: TCCS

1- Giới thiệu

Ông Nhị Lê, Phó tổng Biên tập TCCS, vừa công bố bài “Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận tất yếu, lâu dài và không khoan nhượng hiện nay”. Bài khá dài, khoảng 7.000 chữ, tưởng dùng đao to búa lớn, xem kỹ mới thấy cũng chỉ “chém gió” và vung vãi một số độc hại. Bài gồm 3 đoạn chính, tóm lược như sau:

Vài điều tóm lại cho gọn

Hà Sĩ Phu

31-5-2019

Chủ nghĩa CS đã được thực tiễn và cả thế giới văn minh chứng minh là con đường sai lầm và phản tiến hóa thì phải từ bỏ, mọi cách làm khác đều chỉ là ngụy biện và lừa bịp!

Cập nhật tin gian lận thi cử

BTV Tiếng Dân

31-5-2019

Báo Pháp Luật TP HCM bàn về lời khai ‘không tin nổi’ của phụ huynh có con được nâng điểm. Theo đó, cơ quan điều tra đã triệu tập 42 trường hợp là cha mẹ hoặc người thân của một số thí sinh được nâng sửa điểm. Trong đó, có 15 trường hợp kiên quyết phủ nhận liên quan đến vụ gian lận điểm, dù có người có con cái được các bị can nâng tới 12 điểm cho ba môn thi.

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu vì nguy cơ quỹ bảo hiểm xã hội bị vỡ

BTV Tiếng Dân

31-5-2019

Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Bộ trưởng Lao Động: ‘Không thể không tăng tuổi hưu’. Trả lời báo chí bên hành lang QH về đề xuất tăng tuổi hưu của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Nghị quyết số 28/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã xác lập rõ mục tiêu, mục đích về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Các dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc, dân Việt lãnh đủ!

BTV Tiếng Dân

31-5-2019

VietNamNet cập nhật tình hình đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Phía Trung Quốc chưa chuyển tài liệu chứng nhận an toàn. Bộ GTVT vừa gửi báo cáo đến Quốc hội về một số dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, trong đó có dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Theo báo cáo, dự án này đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, vật tư, thiết bị, đang vận hành, chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong 2019.

Cãi với ông Thủ tướng người xứ cãi

Viet-Studies

Nguyễn Văn Chiến

30-5-2019

Ngày 17.5.2019 là “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam” và nhân dịp này ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết bài “Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam” đăng tải trên nhiều tờ báo nhà nước. [1]

Bí thư Lê Viết Chữ – Một lãnh chúa tàn bạo ở Quảng Ngãi

Tam Ân

30-5-2019

Báo chí trong và ngoài nước đưa tin hàng loạt sai phạm về lợi dụng “chỉnh trang đô thị của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi, trong đó người chịu trách nhiệm hàng đầu là chủ tịch tỉnh Trần Ngọc Căng. Mới đây, kiểm toán nhà nước đề nghị kỷ luật ông Căng với hình thức “kiểm điểm” về những sai phạm mà ông gây ra.

Chân đất sét, đầu đất hiếm

Nguyễn Thọ

30-5-2019

Khi tôi nói cái lồng Chinanet giam hãm 1,4 tỷ người trong vòng u tối, là bản án tử hình cho mọi sự sáng tạo của con người, có bạn phê tôi là chủ quan, không nhận thức được sức mạnh Trung Hoa.

Công tố Đặc biệt Robert Mueller từ chức sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Thạch Đạt Lang

30-5-2019

Ông Robert Mueller phát biểu sáng hôm qua. Ảnh chụp màn hình

Để tránh sự lạm quyền của tổng thống Donald Trump, luôn tìm cách ngăn cản, cấm đoán các nhân viên đang tại chức trong chính phủ ra điều trần trước Quốc hội, ông Robert Mueller, Công tố viên Đặc biệt đã có bài phát biểu về cuộc điều tra vụ người Nga phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, diễn ra sáng thứ Tư, ngày 29.05.2019, tại Phòng Tham mưu chính của Bộ Tư pháp, ở Washington D.C.

Vì sao cũng ‘đen’ nhưng rất khác?

Blog VOA

Trân Văn

30-5-2019

Trong số 985 sinh viên sĩ quan tung mũ lên trời (1), đánh dấu thời điểm tốt nghiệp Học viện Võ bị của Lục quân Mỹ (The United States Military Academy – USMA – thường được gọi tắt là West Point, tên một khu vực thuộc bang New York, nơi USMA tọa lạc), hôm thứ bảy vừa qua (25/5/2019), chỉ có 34 thuộc nhóm thiếu nữ da đen.

Chính quyền khôn lõi, đất nước thiệt thòi

Đỗ Ngà

30-5-2019

Trên báo Vietnam Finace ngày 02/05/2019 có đăng bài “So sánh khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước: Ai đang là chủ đạo?” đã đưa ra một bảng so sánh trong 3 năm: Năm 2016 kinh tế nhà nước chiếm 28,81%; năm 2017 là 28,63% và năm 2018 là 27,63%.

Thi ca Tô Thùy Yên: Biền biệt miệt tâm linh! (Phần 3)

GS Lê Hữu Khóa

30-5-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Sinh, dị, diệt

“Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời”

Xin đừng quên sức mạnh của tâm linh là thực hiện được chuyện giải oan, giúp cái oan vượt lên cái oán, để đi về hướng của nhân tâm mà làm giàu cho nhân tri, làm cao thêm nhân lý; vì cái oan chỉ là chuyện bể dâu của nhân thế, nó không phải là dấu chàm vĩnh viễn của nhân phẩm. Câu chuyện giải oan qua sức mạnh của tâm linh đi trên lưng, trên vai, trên đầu cái oán:

“Vạn lý Trường chinh mới” của Tập Cận Bình

Nhân Trần

30-5-2019

“Vạn lý Trường chinh” là chiến thuật rút lui của Mao Trạch Đông từ tháng 10/1934 đến tháng 10/1935 (370 ngày) nhằm bảo toàn lực lượng trước những đợt truy kích của quân đội Quốc Dân Đảng – Tưởng Giới Thạch và tránh đối đầu trực diện với quân đội Nhật.

“Lời nói là cái bóng của hành động” (*)

Tương Lai

30-5-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 66

Chẳng trách chuyện ông Trọng phải ngồi để khai mạc hội nghị Trung ương. Đó là điều bất đắc dĩ, ai mà lường được chuyện rủi ro. Các cụ ta xưa chả đã dạy rằng “người tính không bằng trời tính” đó sao.

Giáo dục liêm sỉ

Lê Xuân Thọ

30-5-2019

Trong 1 nền giáo dục bỏ mặc liêm sỉ để chạy theo thành tích, thì vài năm sau nữa, nếu có xuất hiện thêm một ông Phó tổng Giám đốc Vietnam Airlines như ông Lê Hồng Hà đương nhiệm, yêu cầu phi hành đoàn và 215 hành khách phải dài cổ 72 phút chờ 1 người, cũng là điều… dễ hiểu.

Càng nói càng trơ ra như đá

Phạm Trần

30-5-2019

Còn ngót 20 tháng nữa mới đến kỳ Đại hội đảng XIII, dự trù diễn ra tháng 01/2021, nhưng các chứng bệnh “giả dối”, “không nhúc nhích”, “tránh né”, “thành tích”, “nể nang”, “ngại kiểm điểm”, “chạy chức, chạy quyền” ,“tham vọng quyền lực”, “suy thoái đạo đức”, “tham nhũng”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang lan nhanh trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên Cộng sản Việt Nam.

Máy bay phải dừng lại chờ đón TGĐ Đỗ Trường Minh, Bộ Tài chính nghĩ gì?

Hồng Hà

30-5-2019

Đó là câu chuyện mới xảy ra với chuyến bay VN31 của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), khởi hành từ TP HCM (SGN) đi Frankfurt (FRA) vào đêm 28/5/2019.

Bệnh tật ông Nguyễn Phú Trọng và cuộc chiến chống tham nhũng

World Politics Review

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

28-5-2019

Ở tuổi 76, Nguyễn Phú Trọng là một người đang vội vã tìm cách cứu đảng Cộng sản Việt Nam khỏi tham nhũng, tiêu cực và mất tính chính danh. Ý nghĩa đối với Việt Nam là quan trọng, vì Đảng Cộng sản khẳng định độc quyền về quyền lực chính trị, chủ yếu dựa trên việc họ tự cho mình có đạo đức cao cả.

Luật An Ninh mạng và con yêu tinh YouTube

Hoàng Tự Minh

30-5-2019

Cho đến tận bây giờ Việt Nam vẫn chưa thể nắm được gáy con yêu tinh YouTube, một thiết bị có nối mạng bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể vào đó để xem đủ thứ clip trên đời. Việt Nam đang chặn các trang web như BBC, RFA, RFI, Tiếng Dân, Dân Làm Báo… nhưng không thể chặn Youtube.

Mười năm diễn đàn Bauxite Việt Nam: Những kỷ niệm và những điều cần biết sau 10 năm khai thác bauxite Tây Nguyên

Lê Phú Khải

30-5-2019

Một buổi chiều oi bức giữa tháng 3 năm 2009, nhà văn Phạm Đình Trọng đến tôi và nói: Tôi vừa viết lên mạng internet gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản đối cho Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng chỉ có mình tôi lên tiếng… cô đơn quá!!!

Tôi bảo anh Trọng: Ông đã kiến nghị Thủ tướng rồi, thì tôi phải phản đối lên Tổng Bí thư mà thôi…

Đêm hôm đó (19.3. 2009), tôi viết bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng. Trang mạng BBC tiếng Việt đã đăng trang trọng bài viết đó vào ngày 23.3.2009.

Trong thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đó, tôi đã nhắc đến các ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Đình Trọng về vấn đề khai thác bauxite, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa các mỏ bauxite ở nước mình trên toàn quốc từ 2008 vì tính chất độc hại tàn khốc đối với môi trường sinh thái. Vì nhân đạo mà trước đây Liên Xô cũng đã khuyên ta không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên…

Sau khi trang mạng BBC tiếng Việt đăng bài Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng, biên tập viên của BBC là nhà báo Lê Quỳnh cho biết, BBC nhận được rất nhiều comment về bài đó. Nhà báo Lê Quỳnh là con trai của nhà văn Trần Hoài Dương, nguyên biên tập viên Tạp chí Cộng sản, người đã hướng dẫn nghiệp vụ và kết nạp đảng viên dự bị Nguyễn Phú Trọng chính thức vào đảng ngày 19.12.1968.

Trước làn sóng phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên ngày một dữ dội, Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam đã có một phiên họp đặc biệt về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Có một câu chuyện hay có thể gọi là một kỷ niệm nhiều chất humour đối với tôi sau đó. Và trước đó, tôi cũng đã nhận được nhiều chuyện đầy chất humour như thế trong cuộc đời làm báo của mình.

Số là, sau cuộc họp của Bộ Chính trị về bauxite, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bảo người thư ký riêng của ông gọi điện đến Tiến sỹ Tô Văn Trường, người khá thân thiết với ông, để hỏi anh Tô Văn Trường vì sao Lê Phú Khải là đảng viên mà lại viết thư qua BBC nhan đề “Thư ngỏ của một công dân ngoài đảng” (!)?

Khi tôi còn là phóng viên thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm, có nhà riêng tại Mỹ Tho và đặt “bureau” ngay tại nhà, một lần Chủ tịch tỉnh Tiền Giang là ông Nguyễn Công Bình đến bảo tôi: Thường vụ (tỉnh) mới họp, quyết định kỳ này giới thiệu đồng chí tham gia cấp uỷ (phường) để đồng chí giúp đỡ địa phương (phường) và để hằng tháng đồng chí khỏi lên thành phố Hồ Chí Minh họp chi bộ (!). Tôi chưa kịp nói gì, nhưng nhìn vẻ ngạc nhiên của tôi, ông Chủ tịch tỉnh vốn nghiêm nghị và quyết đoán đã nghiêm nét mặt nói: Đồng chí không được khiêm tốn! Nói xong, ông lên xe ra về.

Tôi than với vợ tôi rằng: Kỳ này có lẽ tôi “tới số” rồi, vì “không được khiêm tốn”!

Chưa hết, sau hơn 10 năm có lẻ thường trú cho Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long, tôi về làm việc tại cơ quan thường trú của Đài tại thành phố Hồ Chí Minh, một hôm, hai cán bộ lãnh đạo cấp trưởng – phó ban của báo Sài Gòn giải phóng tranh luận với nhau về việc Lê Phú Khải có phải là đảng viên hay không? Người bảo có, người bảo không. Cuối cùng người ta cá cược nhau một thùng bia! Họ gọi điện về nhà hỏi vợ tôi… Khi tôi về đến nhà, vợ tôi kể lại chuyện này và bảo: Đến bây giờ mà mấy ông Sài Gòn giải phóng còn… nặng về lý lịch! Tôi bảo với bả: Dù sao thì tôi cũng mừng cho đảng, vì người ta thấy tôi tử tế nên nghĩ tôi là đảng viên (!).

Ít ngày sau khi ông Tư Sang hỏi ông Tô Văn Trường về tôi thì diễn đàn Bauxite Việt Nam ra đời do Giáo sư Huệ Chi làm tổng biên tập. Ngay lập tức, cả một rừng phản biện về khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đăng tải trên diễn đàn Bauxite Việt Nam. Phản biện toàn diện, từ xử lý môi trường đến vận chuyển thành phẩm ra biển, hạch toán lỗ lãi…

Tác dụng của trang mạng này mạnh mẽ đến mức Tổng biên tập Huệ Chi bị công an mời lên chất vấn dài dài… Cũng từ đó mở đầu cho một giai đoạn các tổ chức xã hội dân sự cùng với các trang mạng của họ ra đời. Các kiến nghị lấy chữ ký, thư thỉnh cầu, các tuyên bố dân sự xuất hiện ngày một nhiều.

Lịch sử đấu tranh ôn hoà để dân chủ hoá đất nước trong lòng chế độ độc tài toàn trị ghi công những người đầu tiên lập nên diễn đàn Bauxite Việt Nam.

Như một tất yếu, khi xã hội Việt Nam quyết không cải cách chính trị, chỉ cải cách kinh tế, với kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cái quái thai này đã tàn phá dữ dội toàn diện đất nước.

Với 10 năm cầm quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh cho cả hệ thống chính trị ăn cướp đất đai, tài sản của dân để xây dựng phe cánh, tạo thế lực riêng cho mình, với hy vọng tranh giành quyền lực ở đại hội 12. Dũng đổ, kinh tế, đạo đức xã hội cũng đến hồi sụp đổ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn củng cố đảng, chống tham nhũng và “đốt lò”, nhưng lại thù ghét tam quyền phân lập, luôn miệng chống “các thế lực thù địch”… thì chỉ là một trò hề, một tấn tuồng lố bịch! Hơn nữa, Trung Quốc cũng không bao giờ cho ông Trọng chống tham nhũng thật sự. Họ luôn duy trì một Việt Nam hèn yếu và hỗn loạn… Tham nhũng ngày một lan tràn, vì cái gốc của nó là thể chế độc tài đảng trị vẫn giữ nguyên, thậm chí còn xiết chặt đàn áp dân chủ, đàn áp báo chí hơn bất cứ lúc nào.

Như một lẽ tự nhiên, diễn đàn Bauxite Việt Nam từ chỗ chỉ phản biện về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đã trở thành một trang mạng xã hội của trí thức trong và ngoài nước phản biện về tất cả những chính sách kinh tế, xã hội, chính trị của nhà nước đảng trị, công an trị. Trung Quốc đưa giàn khoan khủng vào Biển Đông, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, vụ làm tàu cao tốc, dự luật đặc khu, vấn nạn cướp đất ở Đồng Tâm, Thủ Thiêm, vườn rau Lộc Hưng, nạn gian lận thi cử, nạn bạo hành ở trường học… tất cả những vấn nạn kinh hoàng ấy của đất nước đều được Bauxite Việt Nam phanh phui, phê phán không khoan nhượng. Vì thế, cho đến nay, sau 10 năm tồn tại, mặc dù cả một rừng các trang mạng khác, các blog cá nhân ra đời như măng mọc sau ngày mưa, diễn đàn Bauxite Việt Nam vẫn là “tờ báo” được đông đảo bạn đọc đón nhận từng ngày. Sức sống của trang Bauxite Việt Nam mãnh liệt và không một luật an ninh mạng nào xoá bỏ được nó ở thời đại công nghệ 4.0 này.

Ngay từ những ngày đầu, tôi đã phản đối quyết liệt việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tham gia viết bài cho diễn đàn Bauxite Việt Nam và là bạn đọc thường xuyên của trang, vì thế tôi theo dõi từng diễn biến lớn nhỏ suốt 10 năm qua về đề tài bauxite Tây Nguyên.

Với tất cả vốn liếng và kinh nghiệm nghề nghiệp hơn 40 năm theo đuổi công việc của “người trinh thám cuộc sống” – như người đời đã gọi các nhà báo, tôi gắng sức điều tra và thấy cần thông báo về tình hình khai thác bauxite Tây Nguyên như sau:

Như các cụ ta xưa có câu: Trong cái rủi có cái may, Trung Quốc cấm khai thác bauxite ở nước họ, nhưng lại bắt chư hầu Việt Nam khai thác cho bằng được để bán cho họ, bắt Việt Nam mua các thiết bị khai thác kém chất lượng của họ (!). Nhưng với tinh thần sáng tạo, ý chí của mình, các kỹ sư Việt Nam đã giải quyết được tất cả những trục trặc trong dây chuyền công nghệ do thiết bị kém chất lượng của Trung Quốc. Việt Nam đã làm chủ được công nghệ. Từ năm 2016 sản xuất đã ổn định và có lãi. Năm 2018 nhà máy Tân Rai sản xuất được 670.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 2.000 tỷ, trong khi phải đầu tư 15.000 tỷ. Nhân Cơ sản xuất được 650.000 tấn alumin (nhôm oxit), lãi 1.700 tỷ, trong khi phải đầu tư 17.000 tỷ.

Khi nói về vấn đề lãi, các nhà kinh tế sẽ đặt câu hỏi, bán tài nguyên của đất nước đi thì có thể gọi là lãi được không? Có người lại nêu vấn đề, các nhà máy bauxite nằm trong Tổng công ty Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty đang báo lỗ thì lãi của hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ vẫn nằm trong lợi ích nhóm, ngân sách quốc gia không được hưởng gì.

Hiện nay Trung Quốc không mua nhôm oxit của Việt Nam để sản xuất nhôm nữa, họ chủ yếu mua của Brazil. Trung Quốc không mua nữa, ta lại bán cho Nhật và Ấn Độ với giá cao hơn, 360 USD một tấn.

Sau nhiều bầm dập, sau nhiều bất cập, đến bây giờ các kỹ sư Việt Nam có thể lắp đặt toàn bộ dây chuyền công nghệ, từ làm tổng công trình sư đến thiết kế, mua sắm thiết bị… cho một nhà máy tuyển bauxite, phát triển lên thành một công nghệ mạnh mang thương hiệu Việt Nam. Các lãnh đạo ở Nhân Cơ và Tân Rai cho hay: Nếu làm nhà máy mới, tất nhiên là mua sắm thiết bị của G7, không đời nào mua của Tàu. Hiện các kỹ sư của Tàu đã về nước hết.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học môi trường, hiệu quả thực sự của dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn là một bài toán rủi ro khó lường, nó bất cập ngay từ đầu, vì chỉ dựa vào quyết tâm chính trị của nhà nước.

Thông thường làm dự án thí điểm thì dự án không lớn. Nhưng Việt Nam làm luôn hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, lại sử dụng cùng một nhà thầu và sử dụng công nghệ của nhà thầu này luôn là một sai lầm ai cũng thấy. Về chất lượng sản phẩm cần phải có so sánh với alumina (nhôm oxit) của một số nước khác, không thể nói chung chung là đạt chất lượng thế giới. Nếu chất lượng thấp thì dùng vào các mục đích khác như trong lĩnh vực chất mài, chất đánh bóng, chất chịu lửa, thuỷ tinh, gốm… Về lâu dài thì phải đầu tư công nghệ thải bùn đỏ khô, không thể bỏ qua chi phí này.

Hồ bùn đỏ là vấn đề rất lớn về môi trường. Hiện VN chỉ mới giải quyết chống chảy tràn giữa hai ô chứa bùn đỏ (block – khoang). Vấn đề chống tràn toàn hồ chưa có, và tháo nước tràn này đi đâu, trong khi mưa ở Tây Nguyên rất lớn? Kinh nghiệm cho thấy thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở Hungari xảy ra vào mùa mưa.

Nhìn bằng mắt thường, hồ bùn đỏ được xây dựng khá vững chãi. Nhưng quan ngại nhất đối với hồ bùn đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ là rò rỉ kiềm vào nước ngầm và nước mưa tràn.

Nhiều chuyên gia khuyên không nên dùng màng chống thấm thông thường với môi trường kiềm, hoặc nếu có sử dụng thì chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Vấn đề chọn nhà thầu Trung Quốc với những điều khoản hợp đồng tù mù, bất lợi mà không ít người đã nhìn thấy và can ngăn không được. Nay “việc đã rồi” này phải được giải quyết thật minh bạch trong thời gian tới.

Cần xem xét thật thận trọng kiến nghị của TKV về khả năng mở rộng công suất của dự án. Nếu có công ty tư nhân nào muốn đầu tư thì phải tạo điều kiện cho họ, nhưng phải là công nghệ tiên tiến.

Cuối cùng, Bộ Công Thương phải báo cáo Quốc hội về hiệu quả thực sự của dự án   bauxite 10 năm qua về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Chính vì thế mà diễn đàn Bauxite Việt Nam còn nguyên giá trị phản biện, giá trị thời sự của nó sau 10 năm tồn tại.

Người viết bài này có một đề nghị: Nhân kỷ niệm 10 năm trang mạng Bauxite Việt Nam, thiết nghĩ có nên lập một Ban giám khảo, xét trao giải cho những cây viết đã tham gia diễn đàn Bauxite Việt Nam 10 năm qua? Một giải Nhất trị giá 500.000 VN đồng, giải Nhì 300.000 VN đồng và một giải Khuyến khích 100.000 VN đồng. Là độc giả chăm chỉ của diễn đàn Bauxite Việt Nam, tôi đề nghị trao giải Nhất cho Tiến sĩ Tô Văn Trường, người đã phản biện rất hiệu quả những bất cập trong dự án làm đường tàu cao tốc năm 2010, góp phần cho dự án phản dân hại nước này phải hủy bỏ vĩnh viễn.

Nỗi oan Pháp luân công

Đỗ Ngà

29-5-2019

Pháp Luân Công thực ra nó là một môn rèn luyện thể chất và tinh thần. Nó thực sự không phải là tôn giáo, nó không phải là tổ chức chính trị, nói đúng ra nó là một trường phái tập luyện nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, chỉ đơn giản là vậy. Nó tựa như các phái tập võ mà trong qua khứ lịch sử Trung Quốc đã hình thành và tồn tại cho đến hôm nay ấy thôi.

Tự diễn biến

Dương Quốc Chính

30-5-2019

Mấy hôm rồi, không hiểu trùng hợp thế nào, mà có 3 bạn đỏ, cũng khá nổi trên FB, đùng đùng khiếu kiện (hoặc gì đó tương tự).

Một là em Quách Duy, chuyên viên UBND TP. HCM, mà mình đã viết ở stt trước. Em này đỏ rực, mà đang kiện cáo cơ quan cũ của mình là Sở 4T.