Khát vọng Hongkong

Trung Bảo

18-11-2019

Ảnh: internet

Hàng triệu người trên thế giới đêm qua (giờ Hongkong) đã thao thức với cuộc chiến không cân sức ở đại học Bách Khoa Hongkong.

Đại học Bách Khoa Hongkong (PolyU) nằm ngay vị trí giao thông huyết mạch nối bán đảo Hongkong và Cửu Long. Trận chiến giữa người biểu tình với cảnh sát ở đây được mường tượng như trận chiến giữa 300 chiến sĩ Spartan với 30 ngàn quân Ba Tư tại đèo Thermopylea. Bất tương xứng về lực lượng nhưng bất tử vì tinh thần chiến binh.

Ba lô cốt cần vượt qua ở sân bay Long Thành

Nguyễn Ngọc Chu

18-11-2019

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: internet

Trên thực tế thì vấn đề sân bay Long Thành (LT) và sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) phần nào giống như vấn đề sát nhập Hà Tây vào Hà Nội. Đất đai khu vực sân bay LT đã được phân lô mua bán. Đất đai ở sân bay TSN cũng đã được ngầm phân chia. Giá trị bất động sản ở sân bay LT và sân bay TSN có sức công phá bằng “nhiều quả bom nguyên tử”. Sức mạnh này đã ép xây mới ngay sân bay LT và trì hoãn mở rộng sân bay TSN.

Tranh đấu của sinh viên Huế là trong sáng? Im lặng của Thầy Trí Quang là theo Chánh pháp? Các vấn đề còn lại của người trong cuộc

Gellert Nguyễn

18-11-2019

Trong cuộc thảo luận do Ban Việt Ngữ của đài BBC tổ chức về sự im lặng của Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch, Tiến sĩ Thái Kim Lan và Giáo sư Võ Văn Ái, hai nhân vật quan trọng am tường về phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963 đã lên tiếng.

Luyến tiếc Liên Xô: Từ ảo mộng đến quân bài chính trị

Luật Khoa

Võ Văn Quản

18-11-2019

Người biểu tình tại Moscow mang hình Lenin, Statin và các biểu tượng cộng sản, năm 2017. Ảnh: cpaml.org.

Hoài niệm, tiếc thương về quá khứ không phải là một hiện tượng xa lạ đối với nhân loại.

Cảm xúc hoài niệm, tiếc thương được ghi nhận dưới dạng một đối tượng của khoa học lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 17, bởi bác sĩ người Thụy Sĩ Johannes Hofer khi ông nghiên cứu hiện tượng mong muốn trở về quê hương cũng như cảm giác “ao nhà vẫn hơn” của giới lính đánh thuê người Thụy Sĩ đang sinh sống trên khắp châu Âu thời bấy giờ. Đây là thời điểm Thụy Sĩ chỉ được biết đến với việc xuất khẩu lính đánh thuê thay vì những chiếc đồng hồ thời thượng hay các tổ chức phi chính phủ như bây giờ. Hofer là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “nostalgia” (nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, luyến tiếc quá khứ), và nhận định rằng đây một chứng bệnh không mong muốn liên quan đến não của con người.

“Sự độc hại” Trần Long Ẩn

Nguyên Đại

17-11-2019

Trần Long Ẩn (TLA) sinh ngày 29/9/1944 tại Bình Định, học trung học tại trường La-San (nay là Đại Học Quy Nhơn), sau đó vào học ở Đại Học Văn Khoa Saigon. Tháng 4/1972, ông trốn theo VC vào chiến khu. Hai năm sau, năm 1974, ông được đưa ra miền Bắc, học ở trường Âm Nhạc Việt Nam.

Triệu chứng Narcissism: Trường hợp Trần Long Ẩn

Chu Mộng Long

17-11-2019

Ông Trần Long Ẩn là người đồng hương với tôi. Ông bị chửi làm tôi cũng thấy nhột. Nhưng tôi tin nhiều người còn nhột hơn. Không chỉ nhột mà còn thù địch với dân mạng. Bởi điều ông Ẩn nói chỉ là ăn theo nói leo kẻ khác. Ông nói như một cái máy chứ chưa chắc đã ý thức mình đang nói gì.

Tự thắp đuốc mà đi

Nguyên Đại

17-11-2019

Phạm Quang, tu sĩ Phật giáo, pháp danh Thích Trí Quang (TTQ) sinh ngày 21/12/1923, mất ngày 8/11/2019. Đã có nhiều bài viết trên mạng xã hội về TTQ, bài viết này mong được đóng góp một vài ý kiến trong tinh thần xây dựng và học hỏi.

Nỗi bi ai và lòng mong mỏi của một thế hệ

Lê Nguyễn

17-11-2019

Cái thế hệ mà tôi muốn nói đến là thế hệ 4x, 5x, ra đời tại miền đất dưới vĩ tuyến 17, lớn lên trong cuộc chiến tàn khốc vào thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970. Thế hệ đó đã được đào tạo trong một nền giáo dục khai phóng, tự do, để có thể suy nghĩ, hành xử theo đúng sự mách bảo của lương tri. Nếu coi việc cầm súng bảo vệ mảnh đất mình đang sống là một nghĩa vụ thiêng liêng, họ đi vào quân ngũ; còn nếu không đồng tình với chính sách của chính quyền đương thời, họ đi vào chiến khu, theo hàng ngũ những người Cộng sản.

Điều chưa biết về chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Phần 2)

Nguyễn Thông

17-11-2019

Tiếp theo Phần 1

Cựu Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh trước căn nhà trong nghĩa trang. Ảnh: Nhật Bình/Người Việt

Đúng ra phải kể ngay về thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm, nhưng thôi, gác lại để sau, sợ mọi người sốt ruột.

Tôi dỡ cái áo mưa ra, không đi công chuyện nữa, ngồi nghe thầy Năm rủ rỉ qua điện thoại. Và đây là lời thầy:

Mày nhớ không, hồi sau giải phóng, trường ta được thành lập để thu nạp các đối tượng chính sách, bồi dưỡng cho họ một năm trước khi họ vào đại học. Đối tượng thì mày rõ rồi, gồm bộ đội, cán bộ, con em cán bộ, con em gia đình cách mạng, thanh niên xung phong. Ban đầu chỉ tập trung vào những người ấy, sau nữa mới mở ra người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa…

Năm 1977, tao bất ngờ nghe báo có khách, nói với ông Can bảo vệ cho mời vào. Nghe khách giới thiệu, tao biết mình đang nói chuyện với ông Nguyễn Hữu Hạnh, chuẩn tướng quân đội Sài Gòn, người có công rất lớn với cách mạng, nhất là ở chặng cuối cùng. Ông bảo, tôi nghe người quen thân giới thiệu anh có thể giúp được nên mạo muội tìm đến anh. Nhìn ông, thấy ngay cả sự bức xúc, dồn nén, buồn bã, thất vọng bộc lộ ra ngoài, mặc dù khuôn mặt rất hiền, nói năng nhỏ nhẹ. Tao bảo, anh cứ nói, liệu tôi có giúp được gì chăng.

Công ước thế giới về tiếp cận nước sạch (HRWS)

Lê Quang

17-11-2019

Có lẽ phần lớn người dân Hà Nội không biết rằng Công Ước về Quyền của Con Người đối với Nước sạch (HRWS) đã được công nhận trong Luật pháp Quốc tế thông qua các hiệp ước về Nhân quyền mà VN đã tham gia.

Định nghĩa cụ thể nhất về “Quyền Con Người đối với Nước’’ được Ủy ban Liên Hợp Quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đưa ra trong Nhận định chung số 15 dự thảo năm 2002. Đó là một cách diễn giải không cần ràng buộc rằng: Việc tiếp cận với nước sạch là điều kiện để đạt được quyền sống đủ tiêu chuẩn, liên quan chặt chẽ đến quyền có tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất, và đó là Nhân quyền.

Nó tuyên bố như sau: “Quyền của con người đối với nước cho phép TẤT CẢ mọi người có ĐỦ nước sử dụng, AN TOÀN, DỄ TIẾP CẬN, GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG cho toàn bộ sử dụng CÁ NHÂN và NỘI ĐỊA”

HRWS bắt buộc mọi chính phủ phải đảm bảo rằng công dân có thể được hưởng nguồn nước và vệ sinh sạch sẽ. Các quốc gia ký kết phải đạt được dần – dần và tôn trọng tất cả các quyền của con người, bao gồm cả nước và vệ sinh. Họ phải làm việc nhanh chóng và hiệu quả để tăng quyền truy cập và cải thiện dịch vụ.

Theo công ước trên, tất cả các hoạt động gây nguy hiểm đến an toàn nước sạch, phá hủy nguồn nước có chủ ý, cạnh tranh thiếu lành mạnh, đầu cơ, hay tham nhũng chính sách đối với nước sạch để dẫn tới độc quyền – đều bị liệt vào cáo buộc “Chống lại Loài người”.

Các bệnh lây truyền qua đường nước vẫn là một vấn đề lớn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng họ chịu trách nhiệm cho khoảng 84% bệnh tật toàn cầu ở trẻ em dưới 14 tuổi. Cũng như các tác động tài chính cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, điều này cũng gây ra chi phí hậu quả gián tiếp cao cho những người bị ảnh hưởng và gia đình họ.

Chính vì vậy, Chính sách nước sạch tại Việt Nam luôn cần được củng cố. Ai cũng biết rằng nước ta còn nghèo, lạc hậu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng chúng ta cứ mãi trì trệ về chính sách. Các bộ chính sách về nước cần phải có và được xây dựng dần dần qua dự thảo. Nước nào cũng làm, chứ không phải chỉ có nước giàu hay Tây quăng vẽ chuyện. Một đất nước phát triển, không chỉ bởi nước đó giàu hay nghèo (Trung Quốc là một ví dụ điển hình, nền kinh tế lớn thứ 2 TG nhưng chưa bao giờ được coi là nước phát triển). Sự “Phát triển” mà ta đang nói đến nằm ở sự chặt chẽ trong chính sách quản lý và hạ tầng.

Chính sách là do con người tạo ra để quản lý xã hội, nó không từ trên trời rơi xuống hay cũng không phải là kiểu câu hỏi ngu ngơ ấm ớ “Thế anh có đưa ra được giải pháp gì không”. Ta đều biết rằng Chính sách không được tạo nên bởi một cá nhân, nó cần được xây dựng dựa trên sự đồng lòng của một xã hội. Mà muốn xã hội có sự đồng lòng, thì họ cần được tiếp cận với nguồn thông tin trung thực, biết thông tin thì mới hiểu vấn đề và có hành động (lựa chọn) đúng đắn. Đó là một quá trình và đừng nên ấm ớ ở bất kì bước nào.

Chính sách nước của Đức rất rõ ràng, nó tóm lại trong tuyên bố sau “Người Đức không cần tiết kiệm nước, người Đức cần sử dụng nó một cách khôn ngoan”. Dự thảo sau đó có bản đầy đủ rất chi tiết về quản lý trữ lượng, bảo vệ, trợ giá, nguyên tắc vận hành, bảo đảm nước uống, bảo đảm lượng nước mặt và nước ngầm, hợp tác và phối hợp trong lưu vực sông, định hướng cạnh tranh, nhà cung cấp, và quan trọng nhất là sự tham gia của toàn xã hội. Các hệ thống chính sách của nước Đức là nguồn tham khảo quý báu cho VN bởi sự tương đương về dân số, trữ lượng nước ngầm, nước mặt và lượng mưa gần như nhau (trên thực tế VN luôn nhỉnh hơn Đức vì có lượng mưa cao hơn). Nền kinh tế lớn gấp 20 lần VN này, đã chốt giá nước chỉ 1.7 eur/mét khối (khoảng 43.000 VND). Chính sách của Đức thì phổ biến rộng rãi, tra cứu dễ dàng, ai biết tiếng Anh hoặc Đức đều tìm đọc được mà học tập.

Gần đây VN đã có nhiều bước tiến đáng khích lệ trong quản lý nước và người dân Hà Nội nên hiểu rằng, tiếp cận Nước (để sử dụng hoặc lấy thông tin) là Quyền của Con Người.

Người ta gọi bạn là gì cũng được, Chó hoặc Mèo, điều đó không ảnh hưởng gì đến việc ta biết về Nhân quyền của mình. Nếu họ chỉ nói vu vơ thì kệ họ, việc của chúng ta là được tiếp cận thông tin trung thực như những gì LHQ đã quy định, nhỡ đâu người ta đang làm lợi cho mình thì sao?

Còn nếu ai ngăn cản bạn được tiếp cận thông tin thì kẻ đó đang chống lại Công Ước và hành động đó là sai trái.

Chém gió cuối tuần – Lưỡi bò

Nguyễn Thọ

16-11-2019

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp Chính phủ với bản đồ có Đường lưỡi bò phi pháp. Ảnh: internet

Khi tiều phu tôi nêu các nguyên nhân khiến người Việt bỏ nước ra đi suốt 45 năm qua trong bài “Lực đẩy hay sức hút“, tất nhiên có người không đồng ý.

Một bác phê tôi: “…viết và nhìn xã hội VN theo cách của những người bất đồng chính kiến một cách cực đoan quá chừng. Thực tế họ chẳng hiểu đất nước này như thế nào cả nên toàn đổ lỗi cho hệ thống chính trị…“.

Chuyện Hongkong

Lê Nguyễn Duy Hậu

17-11-2019

Cần nhìn rõ rằng cuộc biểu tình ở Hong Kong cho đến ngày hôm nay không còn là một cuộc biểu tình đòi dân chủ và dân sinh thông thường nữa, mà đang chuyển mình thành một cuộc đấu tranh cho độc lập, tự trị khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trở thành một nhà hoạt động

Nguyễn Vi Yên

17-11-2019

Nhà hoạt động Đinh Thảo. Ảnh: internet

Bốn giờ sáng, tụi tôi đưa Đinh Thảo ra sân bay Bangkok. Ôm thật lâu lúc chia tay vì biết rằng cô bạn chuẩn bị bước vào một ngày rất dài với những cuộc thẩm vấn của an ninh. Hộ chiếu của Đinh Thảo sẽ bị tịch thu. Những ngày tới đây sẽ còn nhiều khó khăn khác nữa. Điều đó, ai cũng có thể tiên đoán được.

Bởi Đinh Thảo là một nhà hoạt động.

Cách đây độ mười năm, những đứa trẻ thế hệ chúng tôi hãy còn bỡ ngỡ với những chữ “nhà hoạt động”. Nó là một nghề nghiệp gì đó nghe chừng mộng mơ mà cũng xa lạ viển vông. Chữ “nhà” lại làm cái nghề này có vẻ gì rất sang, như “nhà toán học” hay “nhà nghiên cứu”.

20/11 phải là ngày nhà giáo Việt Nam… đấu tranh

Mạc Văn Trang

17-11-2019

20/11 vốn là ngày “QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO”: “Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava, tổ chức FISE xây dựng một bản ‘Hiến chương các nhà giáo’ gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục lạc hậu; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo”…

Là vị chân tu đòi hỏi phải minh bạch

Kông Kông

17-11-2019

Nhà sư Thích Trí Quang qua đời tại Huế, thọ 96 tuổi. Ông có 44 năm sống dưới chế độ cộng sản. Năm 1975 ở tuổi 51, 52 (tuổi của sức sống và kinh nghiệm) nhưng ông hoàn toàn im lặng từ đó, ngoại trừ được phép phổ biến Trí Quang Tự Truyện năm 2011, do nhà xuất bản Tổng Hợp Tp HCM xuất bản.

Lại nói về vụ nước sông Đuống

Dương Tiêu

16-11-2019

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung (thứ 3 trái sang) tại nhà máy nước Sông Đuống. Ảnh: TBTCVN

1. Giá nước sông Đuống không phải 7,7k/m3

Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay: TP chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch suông Đuống cả. Và chắc chắc là không bao giờ bù giá cho họ. Chủ tịch Chung cũng nói: Trước mắt thì các công ty nước họ tự mua với nhau với giá 7,7k/m3.

Điều chưa biết về chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Phần 1)

Nguyễn Thông

16-11-2019

Nói đến chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhiều người biết, lẽ đâu dám viết rằng “điều chưa biết”. Nhưng quả thật, tôi nghĩ điều tôi sắp kể ra đây, người biết chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Sự tàn ác của giá nước

Mai Quốc Ấn

16-11-2019

“Shark Liên” vừa có dòng trạng thái trên Facebook gây tranh cãi. Ảnh: internet

Khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tuyên bố không có lợi ích nhóm trong vụ giá nước sông Đuống thì tôi phải gác công việc riêng lại để viết bài này.

“Trách nhiệm Sở Tài chính là thẩm định giá, tính đúng tính đủ bảo đảm quyền lợi người dân, doanh nghiệp, Nhà nước” – ông Nguyễn Việt Hà – giám đốc Sở Tài chính Hà Nội khẳng định. Ông này đồng thời cho biết giá bán nước sạch của Nhà máy Sông Đuống được TP ban hành theo nghị định 117 năm 2007 của Chính phủ, quy định về thỏa thuận dịch vụ cấp nước giữa UBND cấp tỉnh với các đơn vị cấp nước trên địa bàn.

Không thể xóa một nền văn hóa, văn chương nghệ thuật

Đỗ Duy Ngọc

16-11-2019

Người ta có thể đập bỏ một di tích đã hơn 100 năm, người ta cũng có thể phá nát một ngôi chùa cổ, và người ta cũng có thể đốn hạ những hàng cây cổ thụ rợp bóng ký ức của nhiều người, xoá sạch những dinh thự, những kiến trúc đã hiện diện ở miền Nam này suốt cả thế kỷ.

Nhà máy nước Sông Đuống: Sao lời nói lại khác với việc làm?

Nguyễn Ngọc Chu

16-11-2019

Chiều ngày 15/11/2019 sau khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND TP tại địa bàn quận Hoàn kiếm, ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã trả lời báo chí.

Ai nói dối ở Sông Đuống?

Nguyễn Tiến Tường

16-11-2019

Bộ Tài chính vừa có phúc đáp Hà Nội, yêu cầu khi tính lãi vào giá nước 2.000 đồng/m3, phải khấu trừ phần lãi đã vốn hoá. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là ai sẽ kiểm toán “ma trận” vốn đầu tư bên trong Sông Đuống?

Bản tính tận cùng vô lương tâm của TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng

Đào Tăng Dực

16-11-2019

Ảnh: internet

Kể từ hạ tuần tháng 10, khi cảnh sát Anh Quốc khám phá ra thi thể của 39 nạn nhân chết trong xe thùng đông lạnh, gây bi thương và chấn động trên toàn thế giới, thì dư luận nghĩ rằng phần lớn những thùng nhân đều là người Trung Quốc và chỉ có một vài người, trong đó có cô gái tên Phạm Thị Trà My, là người Việt mà thôi.

Lập tức báo chí lề đảng khuôn rập với đảng CSVN lớn tiếng kêu gọi mọi người Việt trong lẫn ngoài nước phải bình tỉnh chờ đợi và không nên kết án đảng và nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên từ từ, sau những điều tra và giảo nghiệm nghiêm túc của cảnh sát và tòa án giảo nghiệm tử thi (Coroner’s Court) Anh Quốc thì số người Việt gia tăng, và đến ngày 13 tháng 11 thì kết quả chung kết khẳng định rằng toàn thể 39 nạn nhân đều phát xuất từ “thiêng đàng xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tin nhân quyền: Vụ xử thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, LS Trần Vũ Hải

BTV Tiếng Dân

16-11-2019

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh lĩnh án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước, Infonet đưa tin. Ngày 15/11/2019, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên sơ thẩm, xử thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù giam, 5 năm quản chế, tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tường Berlin: 30 năm sau và những câu chuyện đáng ngẫm

Blog VOA

Trân Văn

16-11-2019

30 năm, bức tường Berlin. Nguồn: Rastko Petakovic

Tuần trước, người Đức tổ chức kỷ niệm trọng thể 30 năm ngày dân chúng Đông Đức đập bỏ Bức tường chia đôi Berlin – phân chia nước Đức (9/11/1989 – 9/11/2019).

Vụ án “Trốn thuế” ở Nha Trang sẽ đi vào lịch sử kinh dị của tố tụng!

Trần Đình Triển

15-11-2019

Vụ án “Gọi là trốn thuế” có liên quan đến Luật sư Trần Vũ Hải sẽ đi vào lịch sử tố tụng của đất nước. Tôi chưa có thời gian phân tích nhiều, xin điểm qua một số nội dung:

Trần Thanh Mẫn bác bỏ Nguyễn Thiện Nhân

Bá Tân

15-11-2019

Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh, nguyên là chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sau khi Đinh La Thăng ngã ngựa, Nguyễn Thiện Nhân như là người trúng số độc đắc bởi được thượng cấp cho “về nguồn” nắm chức cao nhất thành phố mang tên cụ Hồ. Sự đời thật trớ trêu, cái mất (nỗi đau) của người này lại trở thành cái được (niềm vui) của người khác.

Mừng ngày nhà giáo 20/11

Chu Mộng Long

15-11-2019

Chưa đến ngày 20.11. Nhưng do không khí đã rậm rật trong lòng mỗi nhà giáo, cho nên tôi đành viết trước. Chủ yếu là viết cho chính tôi và học trò của tôi.

Bản ghi chép lời nói sau cùng của ông Trần Vũ Hải và bà Ngô Tuyết Phương trong phiên tòa hôm nay

LS Ngô Anh Tuấn

15-11-2019

LS Trần Vũ Hải tại phiên tòa. Ảnh: Facebook Trịnh Vĩnh Phúc

Người ghi chép: Luật sư Ngô Anh Tuấn

Ông Trần Vũ Hải: Cảm ơn các luật sư đồng nghiệp đã thiện nguyện bỏ thời gian công sức giúp đỡ vợ chồng tôi hoặc thể hiện ủng hộ về tinh thần đối với tôi trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là các luật sư có mặt cùng vợ chồng tôi cho tới tận ngày hôm nay!

Sự bình đẳng của… “cá mập”

Mai Quốc Ấn

15-11-2019

Thử tính thô thu nhập từ nhà máy nước sông Đuống:

– Công xuất thiết kế 900.000m3/ngày, tính tỷ lệ đạt từ hao hụt thì còn 80%. Vậy khối lượng nước sẽ còn 720.000m3/ngày.

Không được lấy máu của thanh niên Hong Kong để trang điểm cho bộ mặt của lũ cầm quyền Bắc Kinh!

Christine Nguyễn

14-11-2019

Bà Tsai Ing-Wen – tổng thống Republic of China (Taiwan) sáng nay đã viết trên Twitter cá nhân lời kêu gọi bằng tiếng Hoa và tiếng Anh như sau: