Đại hội 13: Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai!

Âu Dương Thệ

16-2-2021

  • Đại hội 13: Từ chế độ độc đảng biến thành chế độ độc tài cá nhân của Nguyễn Phú Trọng
  • Đổi mới lần 2? Hay đánh lừa nhân dân lần 2 vẫn theo thủ đoạn “Treo đầu dê, bán thịt chó”?
  • Toàn dân hãy cảnh báo trước nguy cơ nội gián để bảo vệ quyền lợi độc tài cá nhân sẵn sàng làm thân phận “kim ngưu” cho Bắc triều!

Miến Điện: Dân chủ mong manh

Blog VOA

Phạm Phú Khải

16-2-2021

Cuộc đảo chánh của quân đội Miến Điện vào ngày 1 tháng Hai cho thấy dân chủ là cái gì đó rất mong manh. Xây dựng dân chủ thì vừa khó khăn vừa mất nhiều thời gian. Còn phá đổ dân chủ thì lại vô cùng dễ dàng, và có khi chỉ qua một đêm.

Thua cả Myanmar

Han Phan

16-2-2021

Trong khi chúng ta bù đầu với Tết và Covid thì Myanmar đang chìm trong một cuộc đảo chính. Báo chí VN rất ít đưa tin, vì bà Aung San Suu Kyi vốn không phải là gương mặt được yêu thích của mọi thể chế độc tài.

Miến Điện là một tình huống cực đoan hóa của nền móng Chủ Nghĩa Xã Hội

Lê Quang

16-2-2021

Diễn biến chính trị phức tạp tại Miến Điện là một tình huống rất nên tham khảo cho người dân Đông Nam Á nói chung.

Blogger Điếu Cày: Tin giả gây phân hóa phong trào dân chủ Việt Nam

RFI

Thanh Phương

16-2-2021

Blogger Điếu cày biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh: DLB

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội 13: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn ra 18 Ủy viên Bộ Chính trị, những lãnh đạo cao nhất trong Đảng. Tạp chí Nghiên cứu Việt – Mỹ phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Đại học George Mason và Viện CSIS, về một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai gần. 

1. Sau khi có kết quả sắp xếp nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 13, xin Giáo sư cho một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ những năm sắp tới.

Nguyễn Mạnh Hùng

Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng hai yếu tố tương phản nhau. Về phương diện chiến lược, Việt Nam cần Hoa Kỳ như môt đối trọng với Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Việt Nam cần thị trường của Hoa Kỳ và đầu tư ngoại quốc trong đó có Hoa Kỳ, để phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không tin Hoa Kỳ vì đã từng là nạn nhân của những cuộc mặc cả giữa các nước lớn, cộng thêm với nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn dùng áp lực nhân quyền để tạo “diễn biến hòa bình,” thay đổi thể chế chính trị Việt Nam.

Việt Nam đã tạo được thế lơ lửng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc phù hơp với nhu cấu chiên lược của họ. Quan hệ hai nước từ ngày nối lại bang giao đã tiến triển thuận lợi vê mọi phương diện, cho nên tôi nghĩ là Việt Nam sẽ tiếp tục theo chiều hướng đó, trừ khi có biến động lớn trong khu vực hay trên thế giới.

2. Một số nhà quan sát tình hình Biển Đông cho rằng Trung Quốc sẽ còn tiếp tục hung hăng hơn trên Biển Đông. Theo ông, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, sẽ như thế nào trong những năm sắp tới?

Nguyễn Mạnh Hùng

Hiện nay, Việt Nam là nước kiểm soát được nhiều thực thể nhất ở Biển Đông, khoảng 22 hay 29 thực thể, tùy theo cách tính. Mục đích của Viêt Nam là giữ được chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên trên đảo và biển mà mình hiện có. 

Đối với chính sách hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chính sách vừa cộng tác vừa đấu tranh, nhượng nhịn nếu cần (như trường hợp ngưng hơp đồng khai thác dầu khí trong khu vưc bãi Tư Chính với Repsol năm 2017 và 2018, với Rosneft năm 2020), và tranh đấu nếu phải làm (như trường hợp của dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014). Ngoài ra, họ sẽ tiếp tục những biện pháp hiện có. 

Thứ nhất tiếp tục chính sách ngoại giao “ba không” – không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nươc này để chống nước kia, không cho nước ngoải đặt căn cứ quân sự hay sử dụng lãnh thổ để chống nước khác—nhằm trấn an Trung Quốc, nhưng lại cảnh cáo “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết…”

Thứ hai, chỉnh đốn quân đội và mua vũ khí ngoại quốc để tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng trên những thực thể trên biển mà mình đang kiểm soát.

Thứ ba, thi hành một chính sách cân bằng quyền lực mềm (soft balancing) bằng cách tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với Hiêp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước lớn có khả năng đối trọng Trung Quốc, đặc biêt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.

Thứ tư, khuyến khích các cuộc tuần tra bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ, hoặc hành động đơn phương hoặc hợp tác Hoa Kỳ với các cường quốc quan tâm đến Biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, và Pháp, hoặc có sự hiện diện của một hay nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Thứ năm, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới bằng hai cách. Một mặt thì tích cực tham dự và nâng cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; mặt khác thì phổ biến và giải thích lập trường hợp lý, hợp pháp cùa mình căn cứ trên luât quốc tế, công ước về Luật Biển năm 1982, và phán quyết của của Tòa Trọng Tài Quốc Tế năm 2016

3. Giáo sư có nhận xét về ông Phạm Minh Chính như một ngôi sao sáng sau Đại hội 13. Ông Chính từng là lãnh đạo Quảng Ninh, một trong những lãnh đạo lực lượng tình báo ngành công an, lãnh đạo tổ chức nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo ông, ông Chính sẽ theo đuổi chính sách kinh tế đối ngoại như thế nào?

Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã thành công phần nào trong nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Chính sẽ phải cố gắng làm tốt hơn những thành quả ấy, và không thể rời mắt khỏi mục tiêu dài hạn là đến 2045 Việt Nam phải trở thành một nước “phát triển, thu nhập cao.” 

Điều này có nghĩa là phải thu hút và quản lý tốt đầu tư ngoại quốc, phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích việc thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao, và khai thác hội nhập quốc tế. 

Việc trước mắt ông Chính phải làm là chuẩn bị khả năng thi hành các nghĩa vụ và khai thác các quyền lợi qua một loạt những hiệp ước thượng mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Viêt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế tòan diện khu vục (RCEP), Hiệp đinh Thượng mại tự do Việt-Anh (UKVFTA).

Ngoài ra, khi làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Chính còn là Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế. Khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Chính đã tỏ ra ủng hộ viêc thành lập các đặc khu kinh tế được tổ chức “tinh gọn và hiêu quả.” Viêc dùng đăc khu kinh tế như môt thí điểm đã thành công ở Trung Quốc, là môt việc nên làm, và ông Chính đã có kinh nghiệm liên quan đến vấn đề này.

Tất cả những hoạt động kinh tế thương mại kể trên đều có liên quan đến an ninh quốc gia, không nhiều thi ít. Việc ông ấy có kinh nghiệm trong ngành tình báo, công an, không phải là môt điều dở nếu được áp dụng một cách hiệu quả và sáng suốt.

4. Một số nhà quan sát cho rằng Việt Nam muốn giữ được thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm sắp tới. Ông đánh giá như thế nào về chiến lược này? Theo ông, các lãnh đạo sau Đại hội 13 cần làm những gì, và có thể làm được gì để giữ thế “cân bằng” này?

Nguyễn Mạnh Hùng

Đó là chiến lược thông thường trong chính trị quôc tế. Cho tới nay, Việt Nam đã duy trì đươc thế này môt cách tuơng đối. Thế cân bằng này tùy thuộc vào khả năng Việt Nam giữ đươc ổn đinh trong nước, lãnh đạo không chia rẽ, và khả năng quốc phòng của chính mình. Nhưng nó tùy thuộc nhiều hơn vào quan hệ giữa các nước lớn. Nêu họ xung đột với nhau, Việt Nam sẽ bị lôi cuốn vào mối xung đột ấy và sẽ phải chọn bên. Nêu họ hòa hoãn và tương nhượng, Việt Nam có thể là “vật hy sinh” cho sự tương nhượng ấy.

5. Năm 2019, Trung Quốc thực hiện một chiến dịch xâm nhập sâu và dài ngày (hơn 3 tháng) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc mạnh hơn lực lượng của cả ba nước này cộng lại. Theo ông, ba nước này có thể thành lập lực lượng cảnh sát biển chung của ba nước không? Một lực lượng chung như vậy có thể đối phó được với Trung Quốc không? Hoa Kỳ hay Nhật Bản có thể giúp gì để hình thành sự liên kết như vậy hay không?

Nguyễn Mạnh Hùng

Câu trả lơi là không, không, và không. Một, không có khả năng ba nước thành lập lưc lương cảnh sát biển chung. Hai, lưc lượng ây, nếu có thành lập, cũng không đủ sức đương đầu với Trung Quốc. Ba, Hoa Kỳ và Nhật Bản không có khả năng giúp thành lập lực lượng chung này.

Bất cứ môt sự liên kết nào cũng cần sự chống lưng của Hoa Kỳ, mà hiện nay các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền biển đảo vơi Trung Quốc không tin tưởng vào khả năng và quyết tâm của Hoa Kỳ trước sự lấn lướt của Trung Quốc.

Nếu Hoa Kỳ có quyết tâm thì điều khả dĩ có thể làm là tuần tra chung của hải quân trong “Tứ giác kim cuong” gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc cộng thêm với ít nhất hai trong số ba nươc Đông Nam Á kể trên. 

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã dành thời gian trao đổi những vấn đề quan trọng này.

Trung Quốc tuyên truyền sai sự thực về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ [Vịnh Bắc Bộ] trên tờ The Diplomat

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đảo Bạch Long Vỹ của Việt Nam trên trang Diplomat

Tháng 4 năm 2019, tờ The Diplomat ở Washington DC cho đăng bài “Hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc đã cho đi” của tác giả Trung Quốc Zhen-Gang Ji, tuyên truyền sai sự thật về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ, mà không kiểm tra cẩn trọng về nội dung của bài.

Quan điểm của CLB Lê Hiếu Đằng về cuộc xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979

16-2-2021

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình đã đưa 60 vạn quân cùng các phương tiện chiến tranh tối tân, đồng loạt tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Quân xâm lược Trung Cộng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào ta, tàn phá tất cả các thành phố, làng mạc nơi chúng tấn công, chiếm đóng.

Thông điệp của Tổng thống Biden nhân ngày lễ Tổng thống

Genie Nguyễn, chuyển ngữ

15-2-2021

Hôm nay chúng ta mừng Ngày Vinh Danh Tổng Thống. Nhưng lịch sử Hoa Kỳ không phải là câu chuyện của các Tổng Thống, mà là câu chuyện về người dân Hoa Kỳ.

Giấc mộng thống lĩnh thế giới của TQ với hai vũ khí chiến lược mới

Vũ Kim Hạnh

16-2-2021

Hôm nay, mùng 5 Tết, một ngày lịch sử đầy tự hào của người Việt: Tết Đống Đa.

Bà Pelosi nói, ủy ban độc lập sẽ điều tra vụ bạo loạn ở Capitol

Associated Press

Tác giả: Hope Yen

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

15-2-2021

WASHINGTON (AP) – Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết hôm thứ Hai [15/2/2021] rằng, Quốc hội sẽ thành lập một ủy ban độc lập, tương tự như ủy ban điều tra vụ 11/9, để điều tra vụ nổi dậy chết người, đã diễn ra tại Điện Capitol Hoa Kỳ.

Nạn Phân Biệt Chủng Tộc Đối Với Người Châu Á Đang Tăng Nhanh Giữa Đại Dịch

NBC

Tác giả: Eric Hinton

Ren Dinh, chuyển ngữ

11-2-2021

Từ các dãy phố ở San Francisco tới khu phố Tàu đặc trưng của New York, số lượng các vụ phạm tội mang tính thù ghét nhắm tới người Mỹ gốc châu Á tăng đột biến trong đại dịch COVID-19. Đáng buồn thay, những vụ tấn công này đã đến và đi mà ít ai quan tâm.

Cho giặc mượn đường

Đỗ Ngà

15-2-2021

Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 16 tỷ đô so với năm 2019. Thực chất giá trị xuất khẩu tăng thêm của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là do khối FDI, vì khối doanh nghiệp trong nước hoặc yếu đi, hoặc bị rụng rất nhiều năm 2020. Được biết năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của FDI là 202 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô so với năm 2019. Vậy là tổng số giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên ấy thì hết 76% là rót vào thị trường Mỹ.

Tuyên bố của Tổng thống Joe Biden về vụ bỏ phiếu của Thượng viện trong phiên tòa xét xử Donald Trump

White House

Trúc Lam, chuyển ngữ

13-2-2021

Cách đây gần hai tuần, Jill và tôi đã bày tỏ lòng kính trọng đối với viên cảnh sát Capitol Brian Sicknick, là người đã được vinh danh tại phòng Rotunda [của Quốc hội], sau khi anh đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tòa nhà Quốc hội trước một đám đông bạo lực, náo loạn vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Đối thoại với ông Trương Nhân Tuấn về mô hình quốc gia dân chủ

Jackhammer Nguyễn

15-2-2021

Tôi vừa đọc được bài của tác giả Trương Nhân Tuấn trên trang Tiếng Dân, mang tựa đề, “Nước Mỹ nào có thể giúp dân Việt trong cuộc đấu tranh gian khổ của họ?

“Cam vi nhũ tử ngưu”

Nguyễn Khắc Mai

15-2-2021

Từ hôm tiễn ông Táo vừa qua, tôi bụng bảo dạ năm nay phải có bài khai bút đầu Xuân Tân Sửu. Nói về khai bút đầu năm, tôi đã thuộc lòng bài thơ tứ tuyệt, mà cha mẹ dạy cho từ hồi còn lớp enfantin, tiếng Pháp đọc là ăng phăng tanh, lớp một tiểu học, mà cụ giáo Nguyễn Công Hoan bảo trẻ con lớp một đầu đầy trốc ghẻ nên gọi chúng là ăng phăng tanh, quả thật đầu chúng tôi hồi đó rất tanh. Bài thơ như vầy:

Anh ủng hộ Biden kêu gọi Trung Quốc công bố dữ liệu nguồn gốc virus corona

Politico EU

Tác giả: Jakob Hanke Vela

Thục Quyên lược dịch

14-2-2021

Một phiên chợ tại Vũ Hán. Nguồn: Getty Images

Boris Johnson ủng hộ ‘triệt để’ lời kêu gọi của chính quyền Biden về sự minh bạch

Luật sư Philadelphia

Nhã Duy

15-2-2021

“Philadelphia Lawyer” là cụm từ đã được đưa vào tự điển, ngụ ý chỉ người luật sư tài ba, am hiểu cặn kẽ pháp luật. Ra đời từ thời kỳ đầu của nước Mỹ, cụm từ xuất phát từ vụ thắng kiện của một luật sư tại Philadelphia, thành phố được xem là trung tâm của cơ cấu chính phủ và pháp luật Hoa Kỳ thời thuộc địa.

Có thể chọn Bộ trưởng Bộ giáo dục không phải là UVTƯ đảng được không?

Nguyễn Ngọc Chu

15-2-2021

Vai trò của giáo dục quan trọng như thế nào thì đã được đề cập nhiều nên không nhắc lại ở đây. Chỉ xin trao đổi đôi điều về vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) sau khi đã có danh sách các UVTƯ được bầu tại Đại hội XIII.

Nước Mỹ nào có thể giúp dân Việt trong cuộc đấu tranh gian khổ của họ?

Trương Nhân Tuấn

15-2-2021

Vậy là cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ các giá trị dân chủ và nền pháp trị của nước Mỹ vẫn phải tiếp tục.

Thấy gì qua ca người Nhật tử vong ở Hà Nội dương tính với Covid-19?

Võ Thu Phương

15-2-2021

Báo VnExpress đưa tin: “Chiều 14/2, Sở Y tế Hà Nội xác nhận người đàn ông quốc tịch Nhật Bản tử vong tại khách sạn Somerset West Point ở quận Tây Hồ, xét nghiệm dương tính với nCoV. Người này thuê phòng ở tầng 9 khách sạn Somerset West Point, được phát hiện tử vong tối 13/2. Điều tra dịch tễ cho thấy người này sinh năm 1967, nhập cảnh Việt Nam ngày 17/1, cách ly tập trung tại phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.

“Gia Đình” và câu chuyện người tử tế

Nguyễn Thọ

14-2-2021

Ngày Tết người ta hay nghĩ về sự tử tế, về cái thiện. Nền văn minh loài người được như hôm nay vì cuối cùng cái thiện luôn thắng cái ác. Nhưng thế giới của chúng ta bất công như hôm nay cũng chính vì nhiều khi, nhiều nơi cái ác đã lấn át cái thiện.

Tục đốt vàng mã: Cung kính hay báng bổ thánh thần?

Chu Mộng Long

14-2-2021

Theo các tài liệu lịch sử về phong tục, tục đốt vàng mã có từ năm Khai Nguyên thứ 26 (năm 738) đời Đường. Vua Đường Huyền Tông (685-762) chính thức ra sắc dụ cho phép dùng tiền giả thay cho tiền thật để cúng tế, ma chay. Nghề làm hàng mã ra đời với ông tổ nghề là Vương Dũ. Ngoài vàng bạc giả còn có các loại hình nhân thế mạng như thê thiếp, người hầu, nhà cửa, gia súc, vật dụng…

Đánh giá việc WHO vẫn tiếp tục kiểm chứng giả thuyết virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Thục Quyên

14-2-2021

Ký giả Friederike Böge từ Bắc Kinh, đưa tin lúc 11:08 phút, ngày 13.2.2021: “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến nghị nghiên cứu sâu hơn về câu hỏi liệu coronavirus Sars-CoV-2 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, hay không. Thứ sáu vừa qua, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác lời tuyên bố của người đứng đầu phái đoàn điều tra WHO tại Vũ Hán.

Đàn hặc tổng thống, phải nói đúng là tổng thống bị đánh đòn

Jackhammer Nguyễn

14-2-2021

Vụ đàn hặc ông Trump kết thúc đúng như dự báo của tất cả mọi người là ông ta sẽ được tha tội. Đảng Dân chủ cũng biết rõ như thế vì việc tìm kiếm thêm 17 đồng minh từ phe đối lập Cộng hòa rất khó khăn trong không khí đảng phái hiện nay.

Trump được tha bổng ở Thượng viện và tương lai đảng Cộng hòa

Joaquin Nguyễn Hòa

14-2-2021

Không khác với dự đoán của các nhà phân tích, chiều thứ Bảy, ngày 13/2/2021, giờ địa phương, phiên tòa Thượng viện luận tội cựu tổng thống Trump kết thúc với quyết định tha bổng.

Donald Trump vs nền dân chủ: Việc tha bổng Trump cho thấy sự nguy hiểm của đại nạn “Chủ nghĩa Trump”

BBT USA Today

Genie Nguyễn, chuyển ngữ

14-2-2021

Quan điểm của USA Today: Trong số 100 Thượng Nghị sĩ bồi thầm đoàn tham dự vụ kết tội Donald Trump, có 16 người đã đồng lõa với Trump hơn là bồi thẩm đoàn độc lập.

Thông báo sức khỏe anh Nguyễn Đăng Quang

Đào Tiến Thi

13-2-2021

Chiều nay tôi gọi điện cho anh Nguyễn Đăng Quang nhưng anh đã khóa thuê bao. Tôi gọi cho chị Ngân, vợ anh, thì được biết gần đây anh không nói được nữa.

Người Mỹ Cộng hòa đang rời xa Trump, người Việt thì chưa

Jackhammer Nguyễn

13-2-2021

Một bài viết trên báo Politico hôm 12/2/2021, về bà Nikki R. Haley, là người từng làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc, nói rằng, cựu tổng thống Trump đã rơi đài một cách thảm hại và mọi người không nên nghe theo ông ta nữa.

Một thời sinh viên tìm hình, tìm tiếng

Tâm Chánh

13-2-2021

30 Tết thấy tin nhắn của một người bạn học sau mình mấy khoá, gửi 3 cái hình có mình trong đó mà ngay chính mình, mình nhìn mình còn không tài nào nhận ra.