Trong bài viết mới đăng của báo Nhân Dân về Trung tá Đặng Văn Việt nhan đề “Vĩnh biệt huyền thoại – một người lính với số phận bi hùng“, có thông tin như sau: “Đặng Văn Việt theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan. Có thời gian, khi theo người cha sang Pháp công tác, cậu bé Việt đã học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, cậu còn học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định.”
Hôm qua, 23-9-2021, bác sĩ Nguyễn Thái Long – người mà vào ngày 17-2-1979, chiến đấu trong đội hình trung đoàn 567, giữ đèo Khau Chỉa (Cao Bằng) – công bố bức ảnh Đội tìm kiếm hài cốt liệt sỹ tỉnh đội Hà Giang đang gỡ những phần hài cốt vừa tìm thấy ở khu vực điểm cao A6 A-B, Vị Xuyên.
Vào ngày 11/9/2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaeda đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.
Nhóm khủng bố đã cướp bốn máy bay, dùng vũ lực kiểm soát buồng lái và điều khiển cơ phận vào các mục tiêu được hoạch định.
Lúc 8:46 sáng theo giờ địa phương, chuyến bay 11 của American Airlines đã bay thẳng vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới và rơi từ tầng 93 đến tầng 99.
Chỉ 17 phút sau, chuyến bay 175 của United Airlines đã lao đến Tháp Nam của Trung tâm giữa tầng 77 và tầng 85.
Dầu hỏa bắt đầu cháy ở hai tòa tháp, sức nóng đã gây cho độ bền trong các bộ phận thép không chịu đựng được nửa. Cuối cùng, tháp phía nam đổ sập lúc 9:59 sáng và tháp bắc lúc 10:28 sáng.
Vào lúc 9 giờ 37 phút sáng, những kẻ khủng bố đã điều hướng chuyến bay 77 của Hãng American-Airlines đến khu vực phía Tây của Lầu Năm Góc ở Washington D.C., nơi đặt trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một chiếc máy bay khác, chuyến bay 93 của United Airlines, cất cánh từ phi trường Newark của New Jersey, trên đường đến San Francisco, được những kẻ khủng bố đã lái hướng đến Washington D.C., nhưng thật ra là không ai rõ họ muốn đến điểm nào.
Sau khi nghe tin về các vụ tấn công ở New York, một sồ ít hành khách đã cố gắng ngăn chận những kẻ khủng bố tiếp tục thực hiện ý định. Qua sự kháng cự đột phát này, nhóm khủng bố đã nhận ra rằng không thể đạt được mục tiêu và cho máy bay đi xuống. Lúc 10:03 sáng, máy bay rơi xuống trong một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.
Thiệt hại
Tất cả hành khách trên máy bay đều chết ngay, nhiều người đang ở trong các tòa nhà cũng vậy. Chỉ riêng Lầu Năm Góc đã có 125 người thiệt mạng.
Tổng cộng trong các cuộc tấn công, có khoảng 3.000 người thuộc 92 quốc gia chết và hơn 6.000 người bị thương; trong số này có 2052 người đang ở trong hai tòa tháp của Trung tâm. Vào sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, có từ 16.400 đến 18.800 người đang có mặt trong Trung tâm. Hơn 90% số người tử vong là ở ngay độ cao của điểm công kích tại thời điểm xảy ra. Vì thang máy và thang bộ bị phá hủy, nên họ không thể trốn thoát; từ những tòa tháp cao hơn 400 mét, một số đã rơi xuống và tử vong
Phản ứng
Hành động khủng bố đã gây kinh hoàng cho Mỹ và toàn thế giới. Kể từ thời điểm này, các toán phóng viên truyền hình đã có mặt tại chỗ và phát trực tiếp hình từ Manhattan trên khắp thế giới. Các đài truyền hình đã thay đổi chương trình theo thường lệ hoặc thậm chí có nhiều nơi còn tạm thời ngừng phát sóng. Phản ứng đầu tiên ở nhiều thành phố là có những cuộc biểu tình chia buồn tự phát.
George W. Bush, Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc bấy giờ, đã biết được hung tin trong khi đến thăm một trường tiểu học. Bush đã hủy bỏ cuộc họp báo sau đó với lý do đã có một “thảm kịch quốc gia” và bay ngay đến Căn cứ Không quân Barksdale trên chiếc máy bay “Không lực Một”. Tại đây, Bush tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ đánh bại những kẻ chịu trách nhiệm về những hành vi hèn nhát này và trừng phạt họ”. Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng ứng chiến.
“Chiến tranh chống khủng bố”
Ngay sau vụ tấn công, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Osama bin Laden và mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đứng sau các vụ tấn công. Trong bài diễn văn phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 9 năm 2001, Tổng thống Hoa Kỳ Bush tuyên bố sẽ trả đũa và quy trách nhiệm cho Al-Qaeda có liên hệ với chế độ Taliban ở Afghanistan. Bush nói: “Cuộc chiến chống khủng bố sẽ không kết thúc cho đến khi nào từng nhóm khủng bố có tầm hoạt động toàn cầu bị phát hiện, ngăn chặn và đánh bại”.
Bài diễn văn phát biểu đã đi vào lịch sử với tên gọi “cuộc chiến chống khủng bố” và đánh dấu sự khởi đầu của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố trong toàn cầu, dẫn đến các hoạt động tham chiến ở Afghanistan, Iraq và các nơi khác.
Để đáp ứng với tình hình mới, bộ máy an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã thay đổi cấu trúc triệt để. Nhiều biện pháp an ninh nội chính cũng được thực hiện, cụ thể là một cơ quan liên bang đặc trách kiểm tra nghiêm ngặt hơn tại các phi trường. Đạo luật Ái quốc của Hoa Kỳ được áp dụng vào tháng 10 năm 2001 để hạn chế một phần các quyền công dân và Bộ Nội An được thành lập. Công tác phối hợp hoạt động để chống khủng bố trở thành ưu tiên. Theo một ước lượng gẩn đây, có khoảng 1,271 cơ quan chính phủ và 1,931 công ty tư nhân tập trung hợp tác cho mục tiêu này.
Tình hình biến chuyển nghiêm trọng hơn, đó là lý do tại sao Mỹ cho ra đời Chiến Lược Quốc Gia Chống Khủng Bố năm 2018 và Chiến Lược Quốc Gia Chống Khủng Bố Nội Địa, công bố vào tháng 6 năm 2021. Cả hai văn kiện giải thích các nguy cơ và đề ra biện pháp để bảo vệ đất nước.
Can thiệp ở Afghanistan
Dựa trên Nghị quyết 1368 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vào ngày 2 tháng 10 năm 2001, Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức tuyên bố khởi động Chiến dịch Tự do Bền vững (Operation Enduring Freedom), bắt đầu vào ngày 7/10/2001. Mục tiêu là đập tan mạng lưới Al-Qaeda ở Afghanistan, bắt giữ tên trùm khủng bố Osama bin Laden và lật đổ chế độ Taliban. Afghanistan đã hoàn toàn bị quân đội NATO và nhóm đồng minh Mujahideen “Liên minh phương Bắc” chiếm đóng vào tháng 12 năm 2001. Tuy nhiên, không ai có thể bắt được Osama bin Laden.
Trên cơ sở Nghị quyết 1386 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2001, Chiến dịch Tự do Bền vững tiếp tục. Hoa Kỳ và các Đồng minh thành lập Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (International Security Assistance Force, ISAF), tạo điều kiện an ninh cho chính phủ mới của Afghanistan xây dựng một nhà nước dân chủ.
Với thời gian ngày càng kéo dài, các cuộc giao tranh ác liệt chống Taliban đang trỗi dậy ngày càng gia tăng. Tiếp theo là Phái bộ “Hỗ trợ kiên quyết, Resolute Support“ ra đời, có nhiệm vụ huấn luyện cho các lực lượng an ninh của Afghanistan. Phái bộ kết thúc nhiệm vụ khi quân đội Đồng minh rút lui vào mùa hè năm 2021.
Trại tù Guantanamo
Tại Guantanamo, một căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở Cuba, Hoa Kỳ đã tạo ra một trại tù cho những người không được coi là tù nhân chiến tranh. Từ tháng 1 năm 2002, những người tù được chuyển đến và được xem là “những người chiến đấu bất hợp pháp”.
Thủ tục điều tra các người khủng bố là phức tạp và gây nhiều áp lực quốc tế. Sau này, các tù nhân này mới được hưởng số quyền tự do cơ bản hiến định. Hiện nay, đã có nhiều báo cáo về việc tra tấn được Hoa Kỳ thực hiện ở đó. Bất chấp là có nhiều lời hứa sẽ giải tán trại, nhưng mãi cho đến mùa hè năm 2021, vẫn còn 39 tù nhân còn bị giam giữ.
Vấn đề tranh luận chủ yếu là các cơ quan điều tra CIA, FBI hay bộ Quốc Phòng đã vi phạm nhân quyền của các phạm nhân khi khai thác các bằng chứng. Do đó, nhà cầm quyền thu lượm các cơ sở buộc tội thiếu khà tín theo đúng luật thủ tục. Có nhiều bằng chứng cho thấy các cơ quan tra tấn quá khắc nghiệt nên những nghi phạm không còn cách nào khác hơn là phải thú nhận những cáo buộc để sống còn.
Cho đến nay, đã có tổng cộng 40 cuộc điều tra để nghe phúc trình của các cơ quan liên quan đến hồ sơ này. Các phiên toà sẽ tiếp tục làm việc, dự kiến bắt đầu từ ngày 07/9 và sẽ kết thúc vào sang năm. Nước Mỹ đang hy vọng một bản án chung quyết cho các phạm nhân tại trại tù Guantanamo và vấn đề pháp lý sẽ khép lại.
“Học thuyết Bush”
Năm 2002, Hoa Kỳ muốn công khai can thiệp quân sự vào Iraq vì cho rằng có mối liên hệ giữa Al-Qaeda và chế độ của Saddam Hussein, nhà lãnh đạo Iraq lúc bấy giờ.
Do đó, cái gọi là “Học thuyết Bush” ra đời và gây nhiều tranh luận về khía cạnh tham chiến theo luật quốc tế. Bush lập luận các cuộc tấn công quân sự phòng ngừa là cần thiết. Sau đó, Bush khởi động chiến cuộc và biện minh là Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell đã trình bày bằng chứng cho cáo buộc này lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 2 năm 2003, nhưng một năm sau đó, hóa ra là sai sự thật.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã từ chối thông qua một nghị quyết hợp pháp hóa một hoạt động can thiệp như vậy. Sau đó, Hoa Kỳ đã thành lập “Liên minh những người sẵn sàng”. Theo các phiên bản khác nhau được phân phối bởi chính phủ Hoa Kỳ, có 49 quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia EU như Ba Lan, Ý, Anh và Tây Ban Nha, nhưng Đức và Pháp từ chối tham gia.
Chiến tranh Iraq
Vào đêm ngày 20 tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc can thiệp quân sự vào Iraq với tên gọi “Chiến dịch Tự do Iraq”, được thực hiện mà không có sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc và chỉ với một số quốc gia trong khối NATO. Vào đầu tháng 5 năm 2003, Tổng thống Hoa Kỳ Bush tuyên bố các hành động tham chiến sẽ kết thúc.
Trên thực tế, đó là một cuộc chiến tranh du kích, nó đã phát triển từ trong cuộc xung đột, sau đó đôi khi được tiến hành một cách gay gắt với những người nổi dậy trên khắp vùng Ả Rập của Iraq. Những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi đất nước vào cuối năm 2011. Hoa Kỳ lại can thiệp vào cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Hồi giáo “Nhà nước Hồi giáo, IS”. Đến nay, 2.500 binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Iraq và kết thúc nhiệm vụ trong năm nay.
Chiến tranh Iraq và Afghanistan đã làm hao tổn hơn 7.000 binh sĩ Mỹ. Có bao nhiêu dân thường thiệt mạng do hậu quả của chiến sự ở hai nước là một vấn đề chưa được xác minh. Người ta ước tính rằng có tới hai trăm nghìn người đã thiệt mạng do bạo lực của quân nổi dậy hoặc quân liên minh. Ngoài ra, trong lực lượng an ninh Iraq có khoảng 50.000 người chết và quân nổi dậy có tới 40.000. Theo số liệu của Đại học Brown, ở Afghanistan, hơn 64.000 lực lượng an ninh địa phương, khoảng 43.000 dân thường và 42.000 quân nổi dậy đã chết.
Hậu quả ở Hoa Kỳ
Cho đến nay, các cuộc tấn công trong ngày 11 tháng 9 để lại một chấn thương sâu xa cho đất nước và con người Mỹ.
Theo thăm dò cho thấy là hầu hết giới trẻ trong khoảng tuổi 15 vào năm 2001 đều có ký ức sâu đậm về biến cố này, trong khi 85% nói rằng thế hệ của họ bị ảnh hưởng đến trọn đời. Nói chung, khoảng 22% người Mỹ cho rằng cách sống Mỹ đã thay đổi triệt để sau ngày 11 tháng 9.
Đối với nhiều người Mỹ trước đây tin rằng đất nước hầu như không thể bị bất cứ kẻ thù nào tấn công trực diện, hay bị tổn thương do quy mô quân sự và vị trí địa lý, niềm tin này ngày nay hoàn toàn mất đi.
Hàng nghìn người tại New York đã vui mừng trong vụ tiêu diệt tên trùm khủng bố Osama bin Laden bởi lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Pakistan vào tháng 5 năm 2011.
Thay cho Trung tâm Thương mại Thế giới trước đây, bây giờ là “Trung tâm Thương mại Một Thế giới”, với 541 mét, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng. Tại nền tảng của nó là “Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9”, cấu trúc cơ bản là hai đài phun nước lớn mô tả những dấu ấn của hai tòa tháp.
Việc bồi thường cho các nạn nhân của các vụ tấn công, những người bị thương do bụi, khói và các mảnh vỡ trong quá trình cứu hộ còn tiến hành trong một thủ tục khá chậm chạp.
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy là người dân Mỹ vẫn còn có những thắc mắc chung là tại sao nước Mỹ bị tấn công? Ai là kẻ thù của nước Mỹ? Cá nhân hay là một tập thể, hay là một quốc gia? Ả Rập Xê Út có can dự không?
Qua cuộc điều tra chính thức, dù đã được tiến hành từ lâu, nhưng các tài liệu công bố giải thích chỉ một phần nhỏ và nhiều vấn đề quan trọng vẫn còn được giữ bí mật.
20 năm trôi qua, thời gian lắng động, đã đến lúc phù hợp nhất cho người dân Mỹ phải được phép biết tất cả sự thật về vụ tấn công. Joe Biden tuyên bố gần đây là sẽ đáp ứng nhu cầu này.
Kết thúc chiến cuộc ở Afghanistan và Iraq
Trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, Barack Obama đã kết thúc cuộc chiến ở Iraq và bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 6/2011. Vào năm 2013, Obama tuyên bố rằng, ngoài hoạt động ở Afghanistan vẫn đang diễn ra vào thời điểm đó, Mỹ sẽ phải nghĩ xa hơn về “Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu” và các nhiệm vụ chiến đấu ở các nước khác, ví dụ như thông qua các nỗ lực có mục tiêu để đập tan các mạng lưới khủng bố, điều mà Obama đã làm với các cuộc tấn công bằng cách mở rộng việc sử dụng máy bay không người lái, đó là một trong số phương tiện khác đề đạt được mục tiêu. Vì vậy, Obama đã ra lệnh cho tiến hành chiến dịch chống lại “Nhà nước Hồi giáo, IS” ở Iraq và Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người kế nhiệm Obama, đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử năm 2016 rằng sẽ chấm dứt các hoạt động chống IS ở Afghanistan. Trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã khởi xướng các cuộc đàm phán với Taliban gây ra nhiều cuộc tranh cãi.
Cuối cùng, vào ngày 29 tháng 2 năm 2020, tại Doha, Qatar, Hoa Kỳ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt chiến cuộc ở Afghanistan.
Về cơ bản, nội dung thỏa thuận là các lực lượng Hoa Kỳ và Liên quân rút quân và Taliban sẽ không cho phép các nhóm khủng bố hoạt động.
Trở ngại chính cho Hoa Kỳ là đã đồng ý 5000 tù nhân Taliban sẽ được chính phủ Afghanistan trả tự do vào ngày 10 tháng 3 năm 2020 và đổi lại Taliban sẽ thả 1000 tù nhân.
Chính phủ Afghanistan bị loại ra khỏi các cuộc thảo luận về tương lai của đất nước và “xây dựng lòng tin” giữa Taliban và chính phủ ở Kabul. Tuy nhiên, các tù nhân Taliban bị giam giữ bởi chính phủ Afghanistan, không phải bởi phía Hoa Kỳ. Vì chính phủ Afghanistan không tham gia ký kết Hiệp định, nên không có ràng buộc trong nghĩa vụ phải thả các tù nhân Taliban.
Do đó việc thực thi bị đình trệ cho đến 6/4. Sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, chính sự trở nên hỗn loạn, nên không còn ai quan tâm đến việc thi hành Hiệp định.
Tình thế sôi bỏng, phải đến tháng 4/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới tuyên bố rút quân hoàn toàn trước ngày 11/9/2021, kỷ niệm 20 năm vụ tấn công 11/9/2001.
Cho đến gần đây, chính phủ Mỹ đã hy vọng rằng thủ đô Kabul có thể do quân đội Afghanistan, vốn được Mỹ trang bị do các thiết bị quân sự, nắm giữ cho đến ngày Mỹ rút quân theo kế hoạch.
Nhưng bước tiến của Taliban đã tăng tốc vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021. Mọi dự liệu cho là Taliban sẽ phải mất từ ba cho đến sáu tháng, nhưng chỉ trong vài ngày, Taliban đã chiếm được hầu hết các tỉnh lỵ của Afghanistan. Quân đội Afghanistan đã đầu hàng ở nhiều nơi mà không cần giao tranh.
Ngày 15/8, Taliban chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan, nhưng thung lũng Pandjir vẫn nằm trong tay Mặt trận Kháng chiến Quốc gia (NRF), thuộc phe Ahmad Massud, một lãnh chúa địa phương, lãnh đạo.
Cuối cùng, cho đến ngày 6/9/2021, Taliban đã tái chiếm Pandjir và kiểm soát toàn lãnh thổ Afghanistan. Nhưng giới chức quân sự Mỹ tiên đoán là tình trạng an ninh nội chính không thể ổn định trong lâu dài và nội chiến cũng có thể sẽ tái bùng nổ trong các phe nhóm trong ba năm tới.
Trong nhiệm vụ triệt thoái cho đến cuối tháng Tám, Lực lượng Hoa Kỳ lo bảo đảm an ninh cho phi trường Kabul. Nhưng vụ đánh bom hôm 26/8 khiến cho ít nhất 180 người thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ cho thấy một sự thật khác hẳn: Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) chủ động khủng bố và đã lên tiếng nhận trách nhiệm.
Sau gần 20 năm tham chiến, ngày 30 tháng 8, người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi đất Afghanistan.
***
Giống như hoàn cảnh Việt Nam, nhân dân và đất nước Afghanistan hoàn toàn đại bại và sẽ phải trả giá quá đắt cho những thất bại của Mỹ và của chính mình.
Hiện nay, Taliban trả trở nên dịu giọng ôn hoà vì nhu cầu khẩn thiết của Afghanistan là chính phủ mới cần được công nhận về mặt ngoại giao và viện trợ tài chính để tái thiết hậu chiến. Theo một ước lượng, số tài sản bằng tiền mặt của Afghanistan khoảng 8 tỷ đô la đang bị phong toả tại các ngân hàng Mỹ và định chế quốc tế. Taliban muốn được Mỹ và quốc tế giải toả để giải quyết nhu cầu tiền mặt hiện đang khan hiếm.
Ngoài ra, giới chuyên gia địa chất của Mỹ lương định là Afghanistan có tiềm năng vô cùng phong phú về các quặng mỏ than, khí đốt, đất hiếm, lithium, sắt, đồng và vàng và giá trị khai thác ước tính lên tới ba nghìn tỷ đô la. Chính phủ Taliban hy vọng rằng có thể nhượng quyền khai thác tài nguyên này cho Trung Quốc vì Trung Quốc có tiềm năng đáp ứng, đang có nhu cầu to lớn về nguyên liệu và điều kiện địa lý thuận lợi là lân cận.
Dù tài sản và tài nguyên phong phú, nhưng tương lai của Afgahanistan là mờ mịt. Lý do thật dễ hiểu. Afghanistan còn là một xã hội theo sắc tộc sơ khai, thiếu các thể chế nhà nước hiện đại, lực lượng an ninh hoạt động hữu hiệu, tòa án và các quan chức hành chánh có khả năng chuyên môn, và nhất là nạn tham nhũng đã hết thuốc chữa. Chính giới điều hành đất nước lạc hậu cũng chỉ là các lãnh chúa địa phương trong tinh thần cực đoan tôn giáo, nên họ cũng sẽ không mang phép lạ biến đổi Afghanistan thành một quốc gia văn minh, dân chủ và phú cường.
Những ngày sau khi bức tường thép gai tạm thời được dựng lên, hàng trăm người Đông Berlin vẫn tìm cách lọt qua các kẻ hở để chạy trốn. Có những nơi người ta nhảy qua cửa sổ sang bên kia. Dân Tây Berlin giăng vải bạt hứng được hàng chục người nhảy cửa sổ, không có tai nạn nào xảy ra. [1]
Trong số những bài viết về Afghanistan, so sánh với Việt Nam, sau sự kiện Kabul thất thủ (nói thất thủ là quá đáng vì có đánh đâu mà thất thủ), theo chủ quan của tôi, bài của Andrew Gawthorp, có tựa đề “Afghanistan và sự tương đồng thật sự với Việt Nam”, trên tạp chí Diplomat là sâu sắc hơn cả.
Chiều hôm nay, ngày 16 tháng 8, Tổng Thống Joe Biden đã xuất hiện trên các hệ thống truyền hình quốc gia để trình bày vấn đề Afghanistan đến người dân Mỹ, trong đó ông đưa ra các lý do cùng quyết định tại sao ông đã chọn rút quân khỏi Afghanistan cùng việc di tản tại Kabul hiện nay.
Hôm nay các chiến binh Taliban đã chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến tranh với liên quân do Mỹ lãnh đạo ở đây sau 20 năm, kể từ khi hai tòa tháp đôi ở New York bị nổ sập vào ngày 11/9/2001.
Cuối cùng thì kết cục của một cuộc chiến dài nhất mà Mỹ từng can dự và đã từng được dự đoán từ nhiều năm qua cũng đã xảy ra: Kabul thất thủ và quân Taliban đã kiểm soát được Afghanistan để thành lập một tân chính phủ.
Hôm đứng ở Thuyền Chài, một đảo chìm trong quần đảo Trường Sa, có một cái am nhỏ, nằm chênh chếch gờ đá, 4 cái tên được viết lên “Lâm Sơ Đệ quê quán Tuy Hòa, Trần Kim Ánh quê quán Nha Trang, Trương Văn Vĩ – Trần Ngọc Điệp quê quán Thủ Đức”.
Từ năm 1996-2015, sau 7 lần sang Lào tìm mộ Cha, tôi đã tìm được nơi mai táng và cũng là vị trí hy sinh của Cha tôi cùng 3 đồng đội của ông thuộc Sư đoàn 316.
Trong trận đánh mở đầu chiến dịch mang mật danh MB84, nhằm lấy lại các điểm cao gần cửa khẩu Thanh Thủy từ tay quân xâm lược Trung Quốc, gần 600 bộ đội Việt Nam đã hy sinh chỉ trong một ngày, ngày 12-7-1984. Trong khoảng thời gian từ 1984 -1987, bộ đội ta chưa bao giờ để cho quân Trung Quốc vào sâu quá 5km nhưng cũng phải trả giá vô cùng to lớn. Hàng ngàn người lính đã hy sinh.
Lời người dịch: Bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc bước một bối cảnh mới sau khi Joe Biden nhậm chức: Cả hai cường quốc chấp nhận phục hoạt chủ nghĩa đa phương, là một cơ chế tối thiểu và hữu hiệu để bắt đầu hợp tác song phương và quốc tế.
13/6/1961: Kỷ niệm 50 năm ngày phổ biến “Tài liệuNgũ Giác Đài” về chiến tranh Việt Nam
Chính Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng đã sưu tầm tài liệu của Ngũ Giác Đài về việc công chúng Mỹ đã bị lừa dối trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến nay, việc xuất bản các tài liệu này vẫn còn hậu quả về niềm tin của người Mỹ đối với chính trị.
Không ít người Việt Nam nhìn cuộc chiến Isreal vs Palestine và các xung đột khác ở Trung Đông qua lăng kính của phương Tây, phần lớn là hệ quả của việc bị truyền thông phương Tây nhồi sọ. Điều đó cộng với niềm khâm phục sự thông thái và ý chí vươn lên của người Do Thái tạo ra một cái nhìn thiên lệch theo hướng đơn giản hóa xung đột: một nhà nước chính nghĩa đang tiễu trừ một đám khủng bố khát máu; dẹp được bọn này là toàn thắng ắt về ta, là hòa bình sẽ vãn hồi.
Khác với Tổng thống Harry S. Truman, trước khi nhậm chức Tổng thống vào tháng 1/1953, Dwight D. Einsenhower là Tư lệnh Lực lượng Quân đội tại Châu Âu và Tư lệnh Khối NATO trong Đệ Nhị Thế chiến, người từng đề ra các giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề ngoại giao và quân sự.
Như vậy, một sự kiện lịch sử là ai đã viết và tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống VNCH Dương Văn Minh đã rõ: Trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng chứ không phải đại úy Phạm Xuân Thệ (theo chức danh lúc đó).
Tôi, Minh, Mẫn, anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh. Tôi và Minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài. Sau nhiều đêm mất ngủ, người thấm mệt, tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi, nghĩ: “Chết mẹ, nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy to vì mình phải chịu trách nhiệm”.
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục ngậm tăm cho dù đồng chí, đồng bào tiếp tục hối thúc chính thức trả lại sự thật cho lịch sử đối với hai sự kiện: Xe tăng mang số hiệu 390 chứ không phải xe tăng mang số hiệu 843 húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975. Ông Bùi Văn Tùng chứ không phải ông Phạm Xuân Thệ soạn Tuyên bố đầu hàng để ông Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa – đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975…
LGT: Bài báo này rất quan trọng, nói về các chiến thuật của Trung Cộng, cũng như thuyết Tam Chiến đã được Bắc Kinh sử dụng, là chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý, nhằm mục tiêu chiến lược là đánh bại Hoa Kỳ trong cuộc tranh giành ngôi bá chủ thế giới.
Nhân dịp 30/4, BBC Việt ngữ có bài: “30/4: ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự phân cực giữa giới trẻ Việt Nam”. Bài viết này dựa trên dư luận mạng xã hội tiếng Việt và nhất là hai cây bút vốn là … cựu nhân viên của BBC, cô Khải Đơn và cô Linh Nguyễn. Bài viết được công chúng khá quan tâm, đến ngày 1/5/2021 được xếp thứ hai trong những bài được đọc nhiều nhất.
Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.
Dưới đây là bài viết của anh “Quảng nổ” BKAV. Đây cũng là tư duy sai lầm của rất nhiều người Việt.
Thứ nhất, họ coi sự thống nhất quyết định sự phát triển và tình đoàn kết.
Bắc Triều Tiên, Đông Đức từng khá phát triển trong khối cộng sản, Tây Đức từng rất phát triển trong khối tư bản. Hàn Quốc ngày nay đã là nước phát triển, cho dù họ đều đang bị chia cắt. Nếu Đức chưa thống nhất thì Tây Đức sẽ phát triển hơn nước Đức thống nhất. Vì Tây Đức đã phải bỏ tiền nuôi Đông Đức cỡ 20-30 năm, tức là họ bị nghèo đi để có thống nhất. Tương tự vậy, nếu Triều Tiên thống nhất thì Hàn Quốc cũng phải nuôi Bắc Triều Tiên với thời gian tương tự hoặc hơn.
Đài Loan và TQ đều đang khá phát triển dù đang chia cắt. Nếu TQ tan rã thì Hongkong và Quảng Đông sẽ phát triển không kém Đài Loan và Singapore.
Như vậy sự thống nhất chả liên quan đến sự phát triển kinh tế thậm chí có thể ngược lại.
Vậy Việt Nam khá hơn ngày xưa là do đâu?
Là do đã đổi mới kinh tế, học theo anh Đặng Tiểu Bình, làm nhạt màu chế độ CS 1.0 đi mà thôi. Tự trói mình rồi tự cởi trói thì sẽ tăng trưởng, chứ chả liên quan đến sự thống nhất hay đoàn kết gì hết.
Thống nhất chỉ dẫn tới sự đoàn kết khi thống nhất bằng đàm phán hoà bình như nước Đức. Việt Nam đâu có đoàn kết được khi thống nhất cưỡng bức. Đây là ý thức hệ CS thôn tính ý thức hệ TB và dân tộc mà thôi. Giờ này hai bên vẫn cãi nhau inh ỏi tới tận thế hệ thứ 3. Sao gọi là đoàn kết và ổn định được? Đây là sự ổn định cưỡng bức mà?
Tại sao gọi 30/4 là sự chiến thắng của dân tộc? Chiến thắng của phe CS đó chứ? Hay anh Quảng coi CS là dân tộc?
Năm 1975 “dân tộc” ta chiến thắng giặc ngoại xâm nào vậy?! Mỹ đã rút quân từ năm 1973 rồi, mà họ xâm lược chúng ta lúc nào?
Hỏi tức là trả lời!
Muốn ăn cơm chúa phải múa tối ngày vậy sao? Nếu không tỏ ra ngu dốt thế thì có bị mất nồi cơm đâu?