Anh trở lại châu Á, Trung Quốc khó chịu

Joaquin Nguyễn Hòa

17-3-2021

Đế quốc trở lại

Ngày 16/3/2021, chính phủ Anh công bố bản phúc trình về chính sách ngoại giao và an ninh mới của nước này, trong đó nói rõ hai vấn đề: Thứ nhất, nước Anh tìm kiếm vị trí mới trên trường quốc tế sau một thời gian dài chỉ đóng vai trò cầu nối giữa Mỹ và châu Âu. Thứ hai, nêu rõ Trung Quốc là mối đe dọa, mặc dù nước Anh vẫn chủ trương hợp tác với Bắc Kinh trên những lĩnh vực có thể hợp tác được.

Biden hiệu chỉnh lại cách tiếp cận của Trump đối với Đông Á

East Asia Forum

Tác giả: Paul Heer

Song Phan, chuyển ngữ

14-3-2021

Tổng thống Joe Biden có nhiều việc cần làm để sửa chữa và phục hồi ở Đông Á. Donald Trump đã làm suy giảm nghiêm trọng vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực này, giúp Bắc Kinh leo thang quan hệ Hoa Kỳ -Trung Quốc lên mức thù địch và đối đầu nhất trong 50 năm qua. Đồng thời, Trump làm suy yếu uy tín của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác mà Biden sẽ dựa vào để đối đầu với thách thức chiến lược của Trung Quốc.

Gạc Ma: Lời nhắc nhở về chứng mất trí (nhớ) tập thể

Luật Khoa

Y Chan

14-3-2021

Ảnh: Reuters

Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc không có hiện tại, không có cả tương lai.

Vòng tròn bất tử!

Nguyễn Thùy Dương

14-3-2021

Họ xếp thành hình tròn trên đảo nhỏ, bảo vệ ngọn cờ Tổ Quốc. Từng người gục xuống đau đớn cho ngọn cờ bay giữa biển khơi. Cái chết của họ không người thân, không gia đình. Chỉ có những đồng đội cùng nhau tử trận.

Sự kiện Gạc Ma 14-3-1988: Nhìn từ thế giới bên ngoài

Tuấn Khanh

14-3-2021

Một số nhà hoạt động tại Hà Nội thắp hương, dâng hoa tưởng niệm tròn 33 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh vì giữ đảo Gạc Ma 14/3/1988- 14/3/2021. Ảnh: FB Lê Hoàng/Nguyễn Thúy Hạnh

Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.

Gạc Ma mãi mãi không quên!

Lưu Trọng Văn

14-3-2021

Quảng Bình là quê hương của nhiều chiến sĩ, sĩ quan trong số 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma.

Núi Himalaya, Biển Đông và bài học của Việt Nam

Vũ Kim Hạnh

12-3-2021

Những tài liệu nóng hổi sau đây được trích từ các tờ báo “con cưng” của TQ: Thời báo Hoàn Cầu và Bưu Điện Hoa Nam.

Vài phương tiện phòng ngự Biển Đông từ góc nhìn cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020

Nguyễn Ngọc Chu

9-3-2021

I. CUỘC CHIẾN NAGORNO-KARABAKH

1. Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất

Ảnh: internet

Thời kỳ Xô Viết Nagorno-Karabakh là một khu tự trị thuộc Cộng hoà Azerbaijan, có chung biên giới với Cộng hoà Armenia và khoảng 77-78% dân số Nagorno-Karabakh là người Armenia. Ngày 20/2/1988 quốc hội khu tự trị Nagorno-Karabakh thông qua nghị quyết yêu cầu chuyển giao sang Armenia nhưng Azerbaijan kiên quyết từ chối. Từ đó Nagorno-Karabakh bất ổn với bạo lực gia tăng biến thành một cuộc chiến tranh sắc tộc.

Ngày 10/12/1991 một cuộc trưng cầu dân ý ly khai được tổ chức tại Nagorno-Karabakh. 22,8% dân số là người Azerbaijan tẩy chay. 99,8% người Armenia bỏ phiếu cho ly khai. 25/12/1991 Liên Xô sụp đổ. Nagorno-Karabakh chìm trong cuộc chến tranh lần thứ nhất.

Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất kết thúc với chiến thắng thuộc về Armenia bằng nghị định Bishkek 1994. Nagorno-Karabakh trở thành quốc gia độc lập tự xưng là Cộng hoà Artsakh. Ngoài vùng Nagorno-Karabakh thì Artsakh còn chiếm được 7 quận xung quanh thuộc Azerbaijan. Hội đồng Bảo an LHQ thông qua 4 nghị quyết (1993) và Đại hội đồng năm 2008 yêu cầu trao trả 7 quận cho Azerbaijan nhưng Arsakh-Aemenia không đồng ý.

2. Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai

Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai 27/9/2020-9/11/2020 chấm dứt với chiến thắng thuộc về Azerbaijan. Sau hơn một tháng giao tranh khốc liệt Arsakh-Armenia bị mất hầu hết diện tích ở 7 quận đã chiếm đóng trong cuộc chiến tranh thứ nhất. tệ hại hơn, quân đội Azerbaijan tiên sâu vào vùng Nagorno-Karabakh, chiếm thành phố lớn thứ 2 là Shusha cách thủ phủ Stepanakert của Nagorno-Karabakh chỉ khoảng 10 km. Arsakh-Armenia đối diện với nguy cơ bị mất toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh nên buộc phải ký kết hiệp định ngừng bắn.

Hiệp đình đình chiến nggày 9/11/2020, được ký kết bởi Tổng thống Azerbaijan Aliyev, Thủ tướng Armenia Pashinyan, và Tổng thống Nga Putin. Hiệp ước cho phép giữ nguyên hiện trạng chiếm đóng của 2 phía, và trao lại cho Azerbaijan toàn bộ 7 quận đã mất trong cuộc chiến tranh thứ nhất, đồng thời được thiết lập hành lang đi qua lãnh thổ Armenia nối với vùng đất bị chia cắt của Azerbaijan là Nakhchivan giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Azerbaijan tuyên bố chiến thắng và ăn mừng rầm rộ trên cả nước với lễ duyệt binh chiến thắng tại Baku ngày 10/12/2020.

Ở chiều ngược lại là nhiều nơi trên lãnh thổ Armenia đã nổ ra các cuộc biểu tình dữ dội phản đối chính phủ đã để mất đất trong hiệp định đình chiến.

3. Nguyên nhân thắng lợi của Azerbaijan trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai

Không bàn về tác chiến quân sự cũng như nhiều nguyên nhân khác, dưới đây dẫn ra 3 yếu tố quan trọng đã đưa đến thắng lợi quyết định của Azerbaijan mà Việt Nam có thể tham khảo.

1/.Không ngừng mua sắm vũ khí mới và nâng cấp quân đội

Sau thất bại ở cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh, Azerbaijan đã rút ra bài học, và đã không ngừng mua sắm vũ khí hiện đại, không chỉ từ Nga. Song song với đó là thao luyện quân đội với vũ khí mới, làm cho quân đội hiện đại và tinh nhuệ hơn.

Trong khi đó, sau thất bại các quan chức quốc phòng Armenia đã đổ lỗi cho việc quân đội:

– Không được mua sắm các loại vũ khí hiện đại cần thiết,

– Lại còn bị mua vũ khí lỗi thời,

– Lại còn bị bớt xén.

Kết quả là sự lui quân và thất bại trong chiến trận với Azerbaijan.

2/.Sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong lễ duyệt binh ăn mừng chiến thắng của Azerbaijan ngày 10/12/2020 có sự tham dự của binh lính sĩ quan và cả tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với một cuộc viếng thăm quốc gia tới Baku. Thiết bị quân sự và kinh nghiệm chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với sự chống lưng của Thổ nhĩ Kỳ đã góp phần không nhỏ của Azerbaijan trong cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020.

3/.Vũ khí của Israel

Khi biết Israel bán vũ khí cho Azerbaijan, Armenia đã triệu hồi đại sứ tại Isael. Trong chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020, Azerbaijan dùng nhiều máy bay không người lái có khả năng tàng hình IAI Hadrop của Israel (và cả Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ). Chính các máy bay không người lái của Israel đã tiêu diệt nhiều trạm phóng tên lửa và xe tăng của Armenia, đưa đến cho Armenia những tổn thất nặng nề về hoả lực và nhân lực, làm giảm mạnh khả năng kháng cự của quân đội Armenia.

Cùng sử dụng chủng loại vũ khí Liên Xô, Armenia đã thắng Azerbaijan trong chiến tranh Nagorno-Karabakh 1994. Nhưng ngoài vũ khí Nga mà 2 bên cùng có, thì trong chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020 Azerbaijan có thêm vũ khí của Israel và sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ nên đã dành thắng lợi, trả được món nợ năm 1994.

II. BÀI HỌC TRỰC DIỆN TỪ CUỘC CHIẾN NAGORNO-KARABAKH 2020

Thiết nghĩ các nhà quân sự Việt nam đã để ý đến cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020 và đã có những quyết định tương xứng. Nhưng xin lưu ý lại, vẫn không thừa mấy nhận xét dưới đây.

1. Lãnh đạo quân đội Armenia không nêu lên tất cả các lý do đưa đến thất bại mà mới chỉ lưu ý 3 điều về mua sắm vũ khí:

– Không được mua sắm các loại vũ khí hiện đại cần thiết;

– Lại còn bị mua vũ khí lỗi thời;

– Lại còn bị bớt xén.

Đây là căn bệnh chung của các nước nghèo. Ngân sách quốc phòng ít, nên buộc phải mua loại lạc hậu, lại bị bớt xén do tham nhũng, nên vũ khí không dùng được khi chiến trận xẩy ra.

Mua vũ khí lạc hậu và ăn bớt trong mua sắm vũ khí là cực kỳ nguy hại cho phòng vệ quốc gia. Bài học là thà mua ít, nhưng hiện đại, và khộng bớt xén.

2. Nhưng điều người Armenia biết mà không nhắc đến, đó là vũ khí khắc tinh của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ khí khắc tinh là một quân bài cực kỳ quan trọng làm cho đối phương bất ngờ và phải gánh chịu thất bại.

3. Máy bay không người lái UAV là một QUÂN CHỦNG vô cùng nguy hiểm trong chiến tranh hiện đại.

4. Không có đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã không có được chiến thắng trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 ở mức độ như vậy.

III. HƯỚNG MẠNH ĐẾN TỰ SẢN XUẤT

Sự khác biệt của các nước có nền công nghiệp hiện đại là mua sắm và tự học theo chế tạo và tự sản xuất. Đó là điều Trung Quốc, Thổ Nhĩ kỳ và Bắc Triều Tiên và nhiều nước khác làm được.

Việt Nam cần đẩy mạnh xu hướng tự sản xuất, dẫu là theo paten của nước khác hay nhờ chuyển giao công nghệ. Từ đó mới có bậc thang để tiến lên tự sang chế.

Việc xếp hạng năng lực quốc phòng mà các tạp chí đang tiến hành chỉ dựa trên số lượng khí tà đang có. Như là số lượng: máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, xe tăng, quân số thường trực… Trong bảng xếp hạng như vậy, một cường quốc đích thực như Đức, không được xếp hạng cao.

Chẳng hạn:

– Xếp hạng theo máy bay Đức có 712 chiếc xếp thứ 17 sau Saudi Arabia có 879 chiếc thứ 12;

– Xếp hạng tầu ngầm Đức có 6 chiếc sau Algeria 8 chiếc;

– Xếp hạng xe tăng Đức có 245 chiếc thứ 53 sau campuchia 263 chiếc thứ 49;

– Xếp hạng pháo phản lực Đức có 38 bệ xếp thứ 55 sau Lào có 64 bệ thứ 48…

Nhưng những chỉ số vừa nêu không nói lên năng lực thực về quốc phòng của nước Đức. Khi chiến sự xẩy ra thì Đức hoàn toàn có khả năng tự sản xuất các chủng loại khí tài vừa nêu với số lượng vượt trội và rất hiện đại. Để thấy được sự khác biệt giữa phải mua sắm với khả năng tự chế tạo và tự sản xuất. Đó là sự khác biệt của các cường quốc.

Việt Nam đã lãng quên nền công nghiệp tự cường hơn 30 năm nay, từ khi lao vào nền kinh tế dịch vụ. Đã đến lúc bừng tỉnh để quay về nền công nhiệp tự sản xuất. Đó là nhân tố quốc phòng cực kỳ quan trọng. Mua không xuể. Xin viện trợ càng không xuể. Phải cậy nhờ đến tự sản xuất.

IV. ĐÔI ĐIỀU VỀ PHÒNG NGỰ BIỂN ĐÔNG TỪ CUỘC CHIẾN NAGORNO-KARABAKH 2020

Hải quân Trung Quốc chưa bao giờ có bước tiến nhảy vọt về chất lượng và số lượng như thập niên vừa qua.

Chưa so sánh về chất lượng với Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Nga, nói về tổng số lượng tàu chiến lớn nhỏ, Trung Quốc có số lượng đông nhất thế giới, bỏ lại phía sau Mỹ và Nga. Về một binh chủng quan trọng như tàu ngầm, thì hiện tại Trung Quốc đã vươn lên vị trí số 1 với 79 chiếc, và còn tăng nhanh nữa trong tương lai gần, vượt số lượng 69 chiếc của Mỹ và 64 chiếc của Nga.

Từ một nước không tiếp cận được hàng không mẫu hạm, nhờ Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã chớp thời cơ mua hàng không mẫu hạm Vargna đóng dở ở Odessa rồi nhờ các chuyên gia Ukraina giúp đỡ, tổng thể tốn kém khoảng hai chục triệu đô la, đến năm 2012 Trung Quốc đã hạ thuỷ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Năm 2017 Trung Quốc có hàng không mẫu hạm Sơn Đông. Năm 2023 sẽ là hàng không mẫu hạm thứ 3 của Trung Quốc. Đến một ngày Trung Quốc sẽ vượt con số 11 hàng không mẫu hạm Mỹ.

Làm thế nào để hạn chế bớt uy lực của Hải quân Trung Quốc?

Cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 cho nhiều bài học quý. Trong đó cần lưu ý đến vài hướng quan trọng sau đây có thể gợi ý cho phòng ngự ở mặt trận biển Đông.

1. Việt Nam đang xây dựng lực lượng không quân cho hải quân. Trong lực lượng đó cần chú trọng phát triển nhanh BINH CHỦNG KHÔNG QUÂN KHÔNG NGƯỜI LÁI. LẤY CHỦNG LOẠI KHẮC CHẾ làm chủ lực. Sử dụng vài ngàn UAV tàng hình là phương án kinh tế để góp phần đối phó nhanh và hiệu quả trước một đối thủ nhiều trăm tàu chiến.

2. Không thể không nghĩ đến binh chủng TÀU NGẦM MINI CÓ NGƯỜI LÁI VÀ KHÔNG NGƯỜI LÁI. Không thể không nghĩ đến tự sản xuất. Đây cũng là một hướng đi vừa kinh tế vừa kịp thời trong chiến lược bảo vệ biển Đông.

3. Cần sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Không cạnh tranh rằng các điều nêu trên là đúng. Chỉ là cung cấp thông tin từ một góc nhìn.

Cũng không phải là tất cả các biện pháp được trình bày ở đây, chỉ là vài điều phác hoạ rút ra từ thực tiễn cuộc chiến Nagorno-Karabakh.

Rất hy vọng các bộ óc chiến lược quốc phòng Việt Nam đã nhìn xa hơn những điều trên.

Phải tránh xung đột trong mọi trường hợp. Nhưng bảo bối số 1 để tránh xung đột là có một tiềm lực quốc phòng đủ mạnh.

Nếu nói rằng, không bao giờ ganh đua được về số lượng và chất lượng với một cường quốc mạnh hơn nhiều lần, thì đó là một suy nghĩ sai lầm.

Khi chịu thua, dừng lại, là để cho đối thủ có cơ hội tiến xa hơn và cũng là chịu đầu hàng không điều kiện.

Ở mặt biện chứng khác, sao sáng thì phải lụi tắt, tập đoàn lớn rồi đến ngày thu nhỏ để cho các tập đoàn nhỏ mới xuất hiện trở thành gã khổng lồ, một để chế hùng cường tất đến ngày tiêu vong để đế chế vĩ đại mới xuất hiện. Vũ trụ không độc cực. Đó là quy luật. Đừng bao giờ đầu hàng.

Có khát vọng chưa chắc đã thành công. Nhưng không có khát vọng thì không bao giờ thành công.

Hải quân Đức sẽ gửi tàu chiến đến biển Đông vào mùa hè năm nay

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

3-3-2021

Tàu khu trục của Đức mang tên Hamburg. Ảnh trên mạng

Hôm thứ Ba ngày 3 tháng 4, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức và Bộ Quốc phòng Đức, cho biết rằng Hải quân Đức sẽ gửi một tàu khu trục đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào mùa hè năm nay.

Tình hình Biển Đông sẽ không đơn giản

Trương Nhân Tuấn

26-2-2021

Tình hình Biển Đông theo tôi sẽ không đơn giản như nhiều người đã suy nghĩ và phát biểu trên các mạng truyền thông trong và ngoài nước từ nhiều ngày qua. Cũng có thể cách suy nghĩ của mọi người đã bị “gò bó” theo nghị định của thủ tướng Phúc về các vấn đề “bí mật quốc gia”. Theo tôi VN sẽ “đứng một mình” trước TQ trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển cũng như hải phận quốc gia của mình.

Trung Quốc đưa tin, ảnh về tình hình một số đảo của ta ở Trường Sa

Song Phan

21-2-2021

Trang weibo Namhaidelangtao của Trung Quốc ngày 20/2 đăng một loại bài và ảnh nói về bố trí lực lượng của Việt Nam trên các đảo ở Trường Sa.

Trung Quốc bẻ cong luật lệ ở Biển Đông như thế nào

Lowy Institute

Tác giả: Oriana Skylar Mastro

Chuyển ngữ: Hoàng Thủy Ngữ

17-2-2021

Tàu cá Trung Quốc cập cảng ngày 18/11/2019, trước khi mạo hiểm vào Biển Đông. Nguồn: Artyom Ivanov / TASS/ Getty

Các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng trước, và phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, cho thấy những vùng biển tranh chấp này sẽ không sớm lắng dịu. Nếu các cuộc diễn tập quân sự là chủ yếu thì việc tranh chấp về các vị trí pháp lý cũng đang nông dần lên.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội 13: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn ra 18 Ủy viên Bộ Chính trị, những lãnh đạo cao nhất trong Đảng. Tạp chí Nghiên cứu Việt – Mỹ phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Đại học George Mason và Viện CSIS, về một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai gần. 

1. Sau khi có kết quả sắp xếp nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 13, xin Giáo sư cho một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ những năm sắp tới.

Nguyễn Mạnh Hùng

Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng hai yếu tố tương phản nhau. Về phương diện chiến lược, Việt Nam cần Hoa Kỳ như môt đối trọng với Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Việt Nam cần thị trường của Hoa Kỳ và đầu tư ngoại quốc trong đó có Hoa Kỳ, để phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không tin Hoa Kỳ vì đã từng là nạn nhân của những cuộc mặc cả giữa các nước lớn, cộng thêm với nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn dùng áp lực nhân quyền để tạo “diễn biến hòa bình,” thay đổi thể chế chính trị Việt Nam.

Việt Nam đã tạo được thế lơ lửng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc phù hơp với nhu cấu chiên lược của họ. Quan hệ hai nước từ ngày nối lại bang giao đã tiến triển thuận lợi vê mọi phương diện, cho nên tôi nghĩ là Việt Nam sẽ tiếp tục theo chiều hướng đó, trừ khi có biến động lớn trong khu vực hay trên thế giới.

2. Một số nhà quan sát tình hình Biển Đông cho rằng Trung Quốc sẽ còn tiếp tục hung hăng hơn trên Biển Đông. Theo ông, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, sẽ như thế nào trong những năm sắp tới?

Nguyễn Mạnh Hùng

Hiện nay, Việt Nam là nước kiểm soát được nhiều thực thể nhất ở Biển Đông, khoảng 22 hay 29 thực thể, tùy theo cách tính. Mục đích của Viêt Nam là giữ được chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên trên đảo và biển mà mình hiện có. 

Đối với chính sách hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chính sách vừa cộng tác vừa đấu tranh, nhượng nhịn nếu cần (như trường hợp ngưng hơp đồng khai thác dầu khí trong khu vưc bãi Tư Chính với Repsol năm 2017 và 2018, với Rosneft năm 2020), và tranh đấu nếu phải làm (như trường hợp của dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014). Ngoài ra, họ sẽ tiếp tục những biện pháp hiện có. 

Thứ nhất tiếp tục chính sách ngoại giao “ba không” – không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nươc này để chống nước kia, không cho nước ngoải đặt căn cứ quân sự hay sử dụng lãnh thổ để chống nước khác—nhằm trấn an Trung Quốc, nhưng lại cảnh cáo “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết…”

Thứ hai, chỉnh đốn quân đội và mua vũ khí ngoại quốc để tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng trên những thực thể trên biển mà mình đang kiểm soát.

Thứ ba, thi hành một chính sách cân bằng quyền lực mềm (soft balancing) bằng cách tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với Hiêp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước lớn có khả năng đối trọng Trung Quốc, đặc biêt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.

Thứ tư, khuyến khích các cuộc tuần tra bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ, hoặc hành động đơn phương hoặc hợp tác Hoa Kỳ với các cường quốc quan tâm đến Biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, và Pháp, hoặc có sự hiện diện của một hay nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Thứ năm, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới bằng hai cách. Một mặt thì tích cực tham dự và nâng cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; mặt khác thì phổ biến và giải thích lập trường hợp lý, hợp pháp cùa mình căn cứ trên luât quốc tế, công ước về Luật Biển năm 1982, và phán quyết của của Tòa Trọng Tài Quốc Tế năm 2016

3. Giáo sư có nhận xét về ông Phạm Minh Chính như một ngôi sao sáng sau Đại hội 13. Ông Chính từng là lãnh đạo Quảng Ninh, một trong những lãnh đạo lực lượng tình báo ngành công an, lãnh đạo tổ chức nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo ông, ông Chính sẽ theo đuổi chính sách kinh tế đối ngoại như thế nào?

Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã thành công phần nào trong nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Chính sẽ phải cố gắng làm tốt hơn những thành quả ấy, và không thể rời mắt khỏi mục tiêu dài hạn là đến 2045 Việt Nam phải trở thành một nước “phát triển, thu nhập cao.” 

Điều này có nghĩa là phải thu hút và quản lý tốt đầu tư ngoại quốc, phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích việc thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao, và khai thác hội nhập quốc tế. 

Việc trước mắt ông Chính phải làm là chuẩn bị khả năng thi hành các nghĩa vụ và khai thác các quyền lợi qua một loạt những hiệp ước thượng mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Viêt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế tòan diện khu vục (RCEP), Hiệp đinh Thượng mại tự do Việt-Anh (UKVFTA).

Ngoài ra, khi làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Chính còn là Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế. Khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Chính đã tỏ ra ủng hộ viêc thành lập các đặc khu kinh tế được tổ chức “tinh gọn và hiêu quả.” Viêc dùng đăc khu kinh tế như môt thí điểm đã thành công ở Trung Quốc, là môt việc nên làm, và ông Chính đã có kinh nghiệm liên quan đến vấn đề này.

Tất cả những hoạt động kinh tế thương mại kể trên đều có liên quan đến an ninh quốc gia, không nhiều thi ít. Việc ông ấy có kinh nghiệm trong ngành tình báo, công an, không phải là môt điều dở nếu được áp dụng một cách hiệu quả và sáng suốt.

4. Một số nhà quan sát cho rằng Việt Nam muốn giữ được thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm sắp tới. Ông đánh giá như thế nào về chiến lược này? Theo ông, các lãnh đạo sau Đại hội 13 cần làm những gì, và có thể làm được gì để giữ thế “cân bằng” này?

Nguyễn Mạnh Hùng

Đó là chiến lược thông thường trong chính trị quôc tế. Cho tới nay, Việt Nam đã duy trì đươc thế này môt cách tuơng đối. Thế cân bằng này tùy thuộc vào khả năng Việt Nam giữ đươc ổn đinh trong nước, lãnh đạo không chia rẽ, và khả năng quốc phòng của chính mình. Nhưng nó tùy thuộc nhiều hơn vào quan hệ giữa các nước lớn. Nêu họ xung đột với nhau, Việt Nam sẽ bị lôi cuốn vào mối xung đột ấy và sẽ phải chọn bên. Nêu họ hòa hoãn và tương nhượng, Việt Nam có thể là “vật hy sinh” cho sự tương nhượng ấy.

5. Năm 2019, Trung Quốc thực hiện một chiến dịch xâm nhập sâu và dài ngày (hơn 3 tháng) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc mạnh hơn lực lượng của cả ba nước này cộng lại. Theo ông, ba nước này có thể thành lập lực lượng cảnh sát biển chung của ba nước không? Một lực lượng chung như vậy có thể đối phó được với Trung Quốc không? Hoa Kỳ hay Nhật Bản có thể giúp gì để hình thành sự liên kết như vậy hay không?

Nguyễn Mạnh Hùng

Câu trả lơi là không, không, và không. Một, không có khả năng ba nước thành lập lưc lương cảnh sát biển chung. Hai, lưc lượng ây, nếu có thành lập, cũng không đủ sức đương đầu với Trung Quốc. Ba, Hoa Kỳ và Nhật Bản không có khả năng giúp thành lập lực lượng chung này.

Bất cứ môt sự liên kết nào cũng cần sự chống lưng của Hoa Kỳ, mà hiện nay các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền biển đảo vơi Trung Quốc không tin tưởng vào khả năng và quyết tâm của Hoa Kỳ trước sự lấn lướt của Trung Quốc.

Nếu Hoa Kỳ có quyết tâm thì điều khả dĩ có thể làm là tuần tra chung của hải quân trong “Tứ giác kim cuong” gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc cộng thêm với ít nhất hai trong số ba nươc Đông Nam Á kể trên. 

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã dành thời gian trao đổi những vấn đề quan trọng này.

Trung Quốc tuyên truyền sai sự thực về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ [Vịnh Bắc Bộ] trên tờ The Diplomat

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đảo Bạch Long Vỹ của Việt Nam trên trang Diplomat

Tháng 4 năm 2019, tờ The Diplomat ở Washington DC cho đăng bài “Hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc đã cho đi” của tác giả Trung Quốc Zhen-Gang Ji, tuyên truyền sai sự thật về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ, mà không kiểm tra cẩn trọng về nội dung của bài.

Có lẽ ông Trọng và ‘đảng ta’… buồn?

Blog VOA

Trân Văn

11-2-2021

Theo logic thì những diễn biến mới nhất đe dọa lợi ích của Trung Quốc, đặc biệt là những lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông, sẽ làm ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN, người vừa thay mặt đảng CSVN gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc (1) – cảm thấy… BUỒN khi Trung Quốc đang đối diện với những thách thức ngay trước thềm năm mới…

Các chiến hạm Hoa Kỳ và ‘FONOP’ mới trên Biển Đông

Trần Trung Đạo

9-2-2021

Giới thiệu: Bài viết bàn về sự có mặt của hai nhóm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ngay sau khi USS John S. McCain thực hiện chuyến Tuần Tra Tự Do Hàng Hải (FONOP) trong đó có đi sát với quần đảo Hoàng Sa. Tuần tra Eo Biển Đài Loan liên tục là một cách để tái khẳng định chiến lược bảo vệ Đài Loan của TT Truman năm 1950. Các mục đích chính của FONOP là gì?

Mỹ tiếp tục răn đe Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Blog VOA

Trân Văn

3-2-2021

Bốn oanh tạc cơ loại B-52H của Không đoàn 96, trú đóng tại căn cứ không quân Barksdale ở tiểu bang Loiusiana (một tiểu bang ở miền Nam nước Mỹ) vừa được điều động đến căn cứ không quân Andersen ở Guam (một hòn đảo thuộc Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương).

Kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết về tình hình Biển Đông

2-2-2021

Người dân Philippines đứng trước LSQ Trung Quốc ở thành phố Makati, kêu gọi chính quyền thách thức luật hải cảnh Trung Quốc hôm 29-1-2021. Nguồn: ABS-CBN News

Kính gởi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 22/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh, cho phép tàu cảnh sát biển Trung Quốc được thực thi pháp luật như sau:

Việt Nam cần phải làm gì trước luật hải cảnh mới công bố của Trung Quốc?

Trương Nhân Tuấn

31-1-2021

Cho tới hôm kia phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN mới rụt rè lên tiếng về vụ luật hải cảnh của TQ đưa vào áp dụng. Nói “rụt rè” là nói nhẹ. Bởi vì VN không hề đá động gì tới nội dung hải cảnh TQ sẽ “sử dụng vũ khí cầm tay, vũ khí phóng trên thuyền, vũ khí phóng từ trên không” để chế ngự những tàu bè “xâm phạm” hải phận của họ.

Trung Quốc đang tổ chức du lịch như thế nào tại Hoàng Sa của Việt Nam?

Đỗ Hùng

27-1-2021

Một cái mà Trung Quốc gọi là “làng chài” trên Bãi Ba Ba. Ảnh: Hải Hiệp Bưu luân

CNN mới có bài viết trong mục Du lịch về hoạt động du lịch của Trung Quốc tại Hoàng Sa, quần đảo của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm lần hồi vào nhiều giai đoạn, đến năm 1974 thì họ nổ súng cưỡng chiếm nốt phần còn lại từ Việt Nam Cộng Hòa.

Trump không nghĩ hoặc hành động về Trung Quốc một cách chiến lược. Biden cần phải làm cả hai.

Washington Post

Tác giả: John Bolton

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

24-1-2021

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình với Phó TT khi đó là Joe Biden tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Nguồn: Lintao Zhang / AP

John Bolton từng là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump và là tác giả của cuốn sách: “Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký của Nhà Trắng“.

Căng thẳng Trung – Đài, tàu sân bay Mỹ, luật hải cảnh

Đặng Sơn Duân

25-1-2021

I. Biển Đông, Đài Loan

1. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vào Biển Đông

Luật hải cảnh mới của TQ là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng và đời sống của ngư dân VN

Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2021

1. Tin hôm qua, ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới – trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng trước – đã đưa khu vực Biển Đông Nam Á vào cận kề của các xung đột vũ trang cục bộ. Nhưng xung đột vũ trang cục bộ tuy gần mà còn xa. Điều cận kề bị nã đạn chính là ngư dân Việt Nam.

Xác định lại về Trung Quốc

Mai Quốc Ấn

23-1-2021

Có một thời kỳ mà Việt Nam gọi Trung Quốc là bạn vàng, 4 tốt về mặt ngoại giao. Nhưng cũng có thời kỳ Hiến Pháp Việt Nam có ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù. Nhìn suốt lịch sử, có giai đoạn hoà hiếu hai bên cũng có giai đoạn giương cung, bạt kiếm. Lại nhìn lại lịch sử, nếu hèn nhát trước Trung Quốc thì hoạ mất nước, hoạ bị đô hộ, bị làm nô lệ là không thể tránh khỏi.

Hai món “quà quí” từ “ông bạn quí”

Vũ Kim Hạnh

23-1-2021

Hôm qua, giữa đêm, chừng 2 giờ sáng, trời bỗng đổ mưa ầm ầm. Tôi giật mình, chạy ra xem có đóng giếng trời chưa. Vô ngồi ở cái ghế quen thuộc của bàn nước nhỏ thì dường như nghe tiếng ông bạn cùng nhà: Chà, gần Tết quá rồi mà ông trời còn tặng cho trận mưa này, mấy thứ vạn thọ, cúc, huệ… người ta chuẩn bị bán tết hổng chừng nở toác hoác hết. Món quà này thiệt không đúng lúc nha…

Chủ quyền Hoàng Sa và vấn đề “ratione temporis”

Trương Nhân Tuấn

20-1-2021

Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974. Nguồn: internet

Có câu hỏi trên RFA rằng “VN có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung quốc?“. Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Theo tôi, LS Nguyễn Hoàng Duyên trả lời chính xác, là không có văn bản nào thuộc công pháp quốc tế nói về điều này.

Tuy nhiên nếu ta qui chiếu theo phán quyết (préliminaire) của Tòa Công lý quốc tế (CIJ) về vụ Nauru c. Australie, ngày 26 tháng Sáu 1992. Tòa phán rằng:

“La Cour reconnaît que (…) le retard d’un Etat demandeur peut rendre une requête irrecevable. Elle note cependant que le droit international n’impose pas à cet égard une limite de temps déterminée”.

Tạm dịch: Tòa nhìn nhận rằng… sự trễ nải của một quốc gia bên nguyên đơn có thể làm cho đơn thỉnh cầu của quốc gia này bị bác bỏ. Tuy nhiên Tòa cũng ghi nhận rằng, luật quốc tế không áp đặt một thời hạn cụ thể trong vấn đề này.

Tức là, mặc dầu luật quốc tế không đề cập gì đến thời hạn bao lâu thì một vụ tranh chấp (giữa hai quốc gia) sẽ “tàn”. Nhưng nếu một bên “ngâm tôm” quá lâu thì đơn khiếu nại của bên này có thể sẽ bị Tòa bác.

Ý kiến cá nhân của tôi, vấn đề “thời gian” sẽ không là một “trở ngại”, nếu VN liên tục lên tiếng phản đối bất kỳ một hành vi nào của TQ thể hiện ở Hoàng Sa.

Cái khó của VN là việc “mất tố quyền – forclusion – estopped”, tức VN không còn “quyền” nào nữa để kiện tụng TQ trong bất cứ vấn đề nào ở Hoàng Sa (và có thể ở Trường Sa). Công hàm 1958 của PVĐ có hiệu lực “ngăn chặn” mọi vận động pháp lý của VN liên quan đến HS và TS.

TQ luôn nói rằng trong cuộc chiến HS họ “phản công tự vệ” vì VNCH khai hỏa trước. TQ cho rằng mục đích cuộc chiến HS 17-19 tháng Giêng 1974 là “giải phóng một vùng lãnh thổ bị ngoại xâm chiếm đóng”.

Vụ đụng độ Gạc ma 1988 lập luận của TQ vẫn không thay đổi.

VN dễ dàng đi kiện TQ vụ Gạc Ma nhưng họ đã không đi kiện. Nhà cầm quyền CSVN cũng không hề có những phản đối đúng mức với những hành vi “bồi đắp đảo” của TQ (từ năm 2013) ở 7 bãi đá chiếm của VN.

Chuyện “dễ” họ không làm. Vì họ không muốn làm hay họ muốn làm nhưng không thể làm được?

Theo tôi là họ không thể làm được. VN đến nay không trả lời, không phản biện được nội dung công hàm ngày 17 tháng Tư năm 2020 của TQ gởi tổng thơ ký LHQ trong vụ “cuộc chiến công hàm” ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Công hàm này TQ cho rằng VN đã bị “mất tố quyền – estopped” vì công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng (và những tài liệu như sách giáo khoa, báo chí, bản đồ… của VN nhìn nhận HS và TS thuộc TQ).

Tức là cản trở khiến VN hôm nay không thể kiện tụng gì với TQ là sự hiện hữu công hàm 1958.

Các tuyên bố của TQ như “phản công tự vệ” hay “giải phóng một lãnh thổ bị ngoại bang chiếm đóng” đều đặt căn bản trên công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Do đó bất cứ động thái nào của VN về pháp lý ở HS hay TS, nếu VN chưa làm một “thủ tục hóa giải” công hàm 1958 hợp lý và thuyết phục, thì VN “kiện là để thua”. Tòa sẽ bác đơn VN từ bãi “gởi xe” (nói kiểu Đỗ Dzũng trên YouTube…).

_____

RFA: Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?

Diễm Thi

19-1-2021

Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Ngày 19 tháng Một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Ngày 20 tháng Một năm 1974, Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH. 74 thủy thủ VNCH tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền VNCH tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế, VNCH chỉ kiểm soát nhóm đảo phía Tây là nhóm Trăng Khuyết với trung tâm là Đảo Hoàng Sa.

Khi Chính quyền VNCH trao quyền thăm dò, khai thác dầu khí cho các công ty nước ngoài ở nhóm đảo Trăng Khuyết vào giữa năm 1973, hải quân VNCH và Trung Quốc bắt đầu có những vụ đụng độ trên biển. Cao điểm là trận hải chiến đầu năm 1974.

Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.

Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó. Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình.

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:

“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.

Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.

Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hiệp Quốc có một nguyên tắc chung, là không công nhận bất kỳ một lãnh thổ hay lãnh hải nào mà được chiếm bằng võ lực. Đó là một nguyên tắc căn bản.”

Ngày 14 tháng Mười năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 2625 tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết 2625 quy định rõ, lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bình luận:

“Một điểm nên nhớ là Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi họ là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đáng lẽ họ phải làm gương trong việc không dùng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Họ vi phạm Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc.”

Ông Đinh Kim Phúc nói thêm rằng, là một người nghiên cứu về lịch sử Biển Đông, ông chưa thấy điều khoản quốc tế nào liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo có ghi thời lượng đấu tranh là 50 năm.

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã tin rằng, Việt Nam một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để lấy lại Hoàng Sa cho dù đã mất bao nhiêu năm chăng nữa. Ông giải thích:

“Tôi đã từng nói rằng nếu cần như thời kỳ Bắc thuộc, bị đô hộ một ngàn năm thì Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh để giành độc lập. Thế thì Hoàng Sa cũng thế thôi. Tôi cho rằng một trong cái tốt nhất của người Việt Nam hiện nay là coi việc mất Hoàng Sa là ‘chất men yêu nước’. Khi có chất men này thì người Việt ở trong và ngoài nước sẽ cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.

Người ta nghĩ rằng theo luật quốc tế, khi mất Hoàng Sa mà mình không nói gì thì coi như công nhận đã mất. Thế còn Nhà nước Việt Nam hiện nay, trong bất cứ dịp nào cũng luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa. Khi cả hai bên cùng khẳng định chỉ quyền tức là còn đang tranh chấp. Ngàn năm mình bị đô hộ mà mình còn lấy lại được, huống hồ chỉ mấy chục năm?”

Nhờ đồng chí giữ hộ

Trong một bài viết của Nhà báo Bùi Tín có tựa “40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt” được VOA đăng hôm Chín tháng Một năm 2014, nhà báo này chia sẻ rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước ông từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận định:

“Theo tôi thì trước 1975 ở miền Nam có đồng minh, ở miền Bắc thì có đồng chí. Khi mà hai miền phân tranh đánh nhau như vậy thì nếu có đồng chí chiếm hộ Hoàng Sa hay Trường Sa thì miền Bắc họ nghĩ để các đồng chí giữ hộ. Tâm lý đó không phải chỉ có ở miền Bắc đâu.

Thế nhưng sau 1975 thì đồng chí có trả lại cho mình đâu. Cứ tưởng đồng minh, đồng chí sẽ giúp mình, nhưng thực tế thì họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi chứ đâu phải họ vì Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu.”

Hàng năm, mỗi khi tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, cư dân mạng xã hội vẫn nhắc lại câu nói của ông Lê Đức Thọ được ông Bùi Tín dẫn lại. Họ cho rằng, mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản.

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét:

“Một vấn đề cần phải đặt ra là cứ mỗi năm đến ngày 19 tháng Một, ngày 18 tháng Ba đều xuất hiện cái tin cho rằng ông Lê Đức Thọ từng nói Hoàng Sa, Trường Sa ở trong tay Việt Nam Cộng Hòa thì để người bạn Trung Quốc giữ. Sau ngày đất nước thống nhất sẽ tính sau.
Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sở khoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sự kiện nào bàn đến vấn đề này.”

Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.

Trước trận Hoàng Sa 19-1-1974

Trần Gia Phụng

19-1-2021

Hoàng Sa (Paracel Archipelago) là một quần đảo gồm khoảng trên 100 đảo nhỏ, giữa kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, và khoảng vĩ tuyến 15 đến 17 độ Bắc, tức phía nam vĩ tuyến 17 độ Bắc, trong biển Biển Đông, ngoài khơi Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo nầy gồm hai nhóm: nhóm phía tây là Nguyệt Thiềm (hay Trăng Khuyết, tiếng Anh là Crescent group) và nhóm phía đông bắc là An Vĩnh (Amphitrite group).

47 năm hải chiến Hoàng Sa

BTV Tiếng Dân

Đúng 47 năm trước, vào ngày 19/1/1974, là ngày mà 75 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã gửi xác ở Biển Đông trong trận hải chiến Hoàng Sa, trong khi bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước. Dịp kỷ niệm năm nay, báo chí “lề đảng” đưa tin khá cởi mở về những tử sĩ và cựu binh thuộc về lực lượng bị bộ máy tuyên truyền của chế độ xem là “ngụy quân, ngụy quyền”.

Sự kiện Hoàng Sa: Phía Trung Quốc đã nói gì và làm gì?

Trần Văn Thọ

19-1-2021

Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

“Hoàng Sa chưa có điện”

Trần Trung Đạo

19-1-2021

Ảnh: Gia Hân

Báo Thanh Niên hôm 23-12-2020 đăng một tin mới đọc tưởng là câu nói của diễn viên hài Trần Thành nhưng báo viết sai họ: “Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành cho biết, EVN đã cung cấp điện tới 11/12 huyện đảo của cả nước. Chỉ còn huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) là chưa được EVN cấp điện.”