Chuyện về nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Lê Anh Hùng

5-3-2024

Thường thì ở đời, những người tiên phong dấn thân là những người hay phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, mất mát, thiệt thòi. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, người mới bị bắt hôm 29/2 vừa qua, là một trong số đó.

Chuyện một… ‘anh hùng’

Blog VOA

Trân Văn

21-10-2017

Ảnh. AP Photo/Na Son Nguyen.

Ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ Thanh tra Khối Văn hóa – Xã hội (Vụ 3) vẫn tiếp tục khuấy động dư luận. “Cuộc chiến” mà ông Mẫn khẳng định sẽ đeo đuổi tới cùng vẫn đang tiếp diễn…

***

Nạn nhân

FB Mai Quốc Ấn

21-4-2018

Ảnh: internet

Cách đây vài năm, khi nghe câu “Ai biểu đi xe tay ga, đeo hột xoàn chi cho nó chém?!” Của người nhà hung thủ vụ chặt tay cướp xe SH, tôi đã shock!

Nạn nhân không có quyền đi xe tay ga, mang hột xoàn ư? Và vì đi xe tay ga, mang hột xoàn thì đáng bị xâm hại sức khỏe, thân thể, tính mạng một cách vi phạm pháp luật, vi Hiến ư? Nghĩ gì kỳ vậy?

Thói thiếu trung thực của Đài Truyền hình TPHCM

Nguyễn Đăng Quang

20-6-2018

Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đức Dân (Đại học KHXH và Nhân văn-Tp.HCM) là một trong các nhà khoa học đầu tiên và chuyên gia đầu ngành của nước ta về Toán-Ngôn ngữ, một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Ông sinh năm 1936, tốt nghiệp cử nhân Toán năm 1957 tại ĐHSP Hà Nội.

Tạo chiến tranh làm… động lực phát triển?

FB Trương Duy Nhất

21-8-2018

“Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển”. Đó là tít bài trên Vietnamnet. Đọc phát hoảng. Bài viết về cuộc gặp gỡ giữa quyền Bộ trưởng Thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với các đại biểu người Việt trẻ tiêu biểu đang công tác ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Báo chí im re, báo chí chia rẽ, hay là báo chí cách mạng?

FB Tâm Chánh

12-1-2019

Báo chí cách mạng đã im re trong những ngày Lộc Hưng đổ nát. Cũng chính bằng cái cách im re với sự hoang tàn trong gần 20 năm của Thủ Thiêm.

Ngày báo chí Việt Nam

Mai Quốc Ấn

15-4-2019

Ảnh: internet

Ngày 15/4 là một ngày vô cùng ý nghĩa với tôi. Hôm nay là ngày kỷ niệm ra đời Gia Định báo (15/4/1865), cũng là ngày kỷ niệm ra đời báo Sài Gòn Tiếp Thị (15/4/1995).

Với tôi, ngày hôm nay mới là ngày Báo chí Việt Nam, với đúng nghĩa sứ mệnh của báo chí. Đó phải là SỰ THẬT và KHAI PHÓNG chứ không phải như một đáp án năm xưa trên VTV, trong chương trình Ai là triệu phú: ĐỊNH HƯỚNG.

Ngày hôm nay, tôi xin chúc mừng những nhà báo trung thực còn sót lại ở đất nước này, bất kể họ có thẻ hay không. Tấm thẻ nhà báo lớn nhất, uy tín nhất chính là sự tôn trọng của nhân dân- bạn đọc.

Financial Times & Vin – Nhìn theo nền báo chí tự nguyện gỡ bài

Tâm Chánh

29-6-2019

Viết về Vin, Financial Times chỉ trình bày lại một cách tiếp cận từ dư luận xã hội, không hơn, không kém.

Nó làm cho tôi bối rối thực sự khi trông chờ nghe thấy tiếng nói của những nhà đầu tư từ bên ngoài, coi họ hiểu những gì làm ra sức mạnh tài chính và năng lực huyền thoại của Vin trong việc biến các khu đất vàng thành vàng, biến từ vàng của đất thành chất xám Việt kiều, thành quản trị chiến lược, thành văn hoá doanh nghiệp, hay ít ra cũng thành Vin trong bán lẻ, y tế, giáo dục, xe hơi, xe máy, điện thoại đi động hay thời đại 4.0. Mà đất của Vin trong luận lí ấy cũng chỉ từ mì gói trong nước.

Nói cách khác để hiểu Vin phải hiểu dòng tiền vào ra ở Vin. Chính các nhà đầu tư bên ngoài là một phần hình ảnh của dòng tiền đó.

Tôi cũng tưởng có thể hiểu trung thực hơn về sự nhạy cảm luôn tồn tại cùng với Vin, không chỉ trong giới báo chí, mà còn cả ở chuyên gia, quan chức, nghị sĩ, lãnh đạo…

Từ sự dè dặt ban đầu, Vin đã như một biểu tượng hàm ý cho cuộc thù tạc về đổi mới mà cơ bản chẳng khác gì một tình duyên ngang trái có được khúc kết hậu hĩnh giữa những người Cộng sản và giới chủ Tư bản.

Thú thật, đọc bài của Financial Times (FT) qua các đối chiếu bản dịch trên mạng xã hội và những còm cỡ trình chuyên gia, tôi lại nuôi dưỡng “thú tính” của mình, “nhốt” từ Võ Văn Thưởng tới các vị “tư lệnh”, tham mưu “mặt trận báo chí” trong vị trí một “nhà báo cách mạng”, sau khi đọc bài ấy của báo bạn, triển khai cho “báo mình” đề tài điều tra “thực hư bí ẩn về đế chế Vin, những điều FT chưa biết”. Yêu cầu có đề cương nghiệp vụ trễ nhất đến 19h thứ hai, 01.07.2019 nộp.

Chỉ có như vậy mặc may các vị ấy mới thấy sự ưu việt của nền báo chí tự do theo chỉ đạo của các vị ấy thực chất đã giết chết năng lực báo chí.

Nhiều điều còn mơ hồ khi FT lên báo về Vin có lẽ đã dễ rõ ràng khi việc cản trở thực thi luật báo chí bị ngăn chận từ những hành vi nhỏ nhất. Cứ lôi ra những tin nhắn, những lời khuyên của kẻ có thẩm quyền đã nhào nặn ra Vin như một vùng cấm của truyền thông chí ít cũng là một hướng nghiệp vụ có được thông tin cụ thể, rõ ràng.

Thực sự những kiểu chỉ đạo tin nhắn hay kiểu đại gia “giám sát” báo chí để nền báo chí tự nguyện tháo gỡ tin bài nhạy cảm là thủ phạm chính yếu làm băng hoại nền tảng chuyên nghiệp của báo chí, là sát nhân số một thủ tiêu báo chí điều tra một cách nhất loạt sau 2008. Đó chẳng khác gì một thứ ngáo đá về quyền lực thông tin mà đi cùng với nó là cuộc rượt đuổi chống chạy, càng chống càng chạy, đến khi chống để chạy là trận đồ cơ bản hoàn thành.
Cứ như vậy, chiến công lớn lao nhất của chúng ta là hoàn thành việc chuyển đổi báo chí cách mạng, từ công cụ cách mạng của nhân dân thành công cụ của tầng lớp, thậm chí là của không ít lãnh đạo cầm quyền. Còn tệ hơn ở Thủ Thiêm, nhân dân trong trường hợp này thậm chí không có một đồng đền bù.

Một nền báo chí cứ hết vụ này đến vụ khác, hết thực tiễn này đến thực tiễn khác, xoay mù trong ảo giác nhạy cảm để rồi các đồng nghiệp bên ngoài điều tra ra được kết quả vốn tồn tại trong dư luận xã hội đã từ lâu mà báo chí trong nước không khó gì để có thể phát hiện ấy.

Rồi bất chợt một ngày người ta nhất loạt viện đến lòng dũng cảm, nhất loạt chê trách nền báo chí yếu kém, suy đồi, thậm chí còn thổi phồng báo chí như một thứ sức mạnh hoang dã, tanh hôi, ghê tởm.

Và rất hoan hỉ chờ đợi lòng dũng cảm quốc tế “vào cuộc” tìm ra cái điều mà sự yếu kém trong nước đã không nói ra từ cỡ 10 năm trước.

Sẽ không cần một cảm giác FT về đế chế Vin mặn mòi đến thế, nếu sự thật những điều bí ẩn làm nên sự thần kì của Vin cần nhiều hơn cái tưởng là lòng dũng cảm “dám đụng đến Vin”.

Không tin hãy chờ chuyến đi thực tế mà “thú tính” của tôi muốn điều động một số nhân sự trong ba ngày cho một chiến dịch đặc biệt “hưởng ứng” không khí FT.

Nếu coi thường lòng dân và sức mạnh của dân, thì rất khó bảo vệ đất nước

Thanh Hằng

20-8-2019

Tháng 5/2014, khi tàu HD 981 đặt giàn khoan ở vùng biển của VN, cả nước sục sôi. Báo chí ầm ầm lên án.

Những trường hợp ngụy tạo thông tin trên Facebook của người Việt

Thận Nhiên

10-12-2019

– TRƯỜNG HỢP 1: Bài viết dưới đây đang được lan truyền trên Facebook, do nhiều người share lại:

Nỗi niềm từ quy hoạch báo chí!

Nguyễn Như Phong

5-3-2020

Ông Nguyễn Tiến Thanh, TBT báo Đời sống & Pháp luật. Nguồn: Nguyễn Tiến Thanh

Xin các bạn hãy nhìn kỹ, thật kỹ… tấm ảnh TBT Nguyễn Tiến Thanh đang phát biểu trong buổi nhận các quyết định từ báo xuống Tạp chí.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 7)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6

Cuộc chiến về rò rỉ tin tức

Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã tìm cách đàn áp thẳng tay đối với thông tin mà báo chí có thể thu thập được về chính quyền ông từ các nguồn tin bí mật trong chính phủ và thậm chí cả tòa Bạch Ốc.

Tự do báo chí – Bài học từ Hồng Kông (Phần 1)

Đỗ Hùng

2-7-2020

Jeffrey Ngo là một chàng mảnh mai trẻ tuổi đang làm tiến sĩ lịch sử tại Đại học Georgetown (Mỹ). Anh nói được tiếng Việt chút chút và từng nghiên cứu về thuyền nhân Việt Nam tị nạn

Liệu tôi có nghe nhầm?

Nguyễn Đình Cống

6-9-2020

Trong buổi thời sự 19 giờ ngày 6/9/2020, VTV1 đưa tin về lễ kỷ niệm 75 năm Đài Tiếng nói VN. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu. Trong bản tin ấy tôi nghe được câu sau của người dẫn chương trình:

Phản bác lập luận của hai phe trong vụ Big Tech kiểm duyệt Trump

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

9-1-2021

Lời tòa soạn: Facebook và Twitter đã có một quyết định gây tranh cãi gay gắt khi đình chỉ tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Luật Khoa xin giới thiệu quan điểm của luật gia Nguyễn Quốc Tấn Trung trong bài viết dưới đây. Tác giả phản bác hai lập luận phổ biến nhất của cả hai phe ủng hộ và phản đối quyết định của các công ty công nghệ nêu trên.

***

Thủ trưởng cuối cùng của cha tôi ở báo Lao Động (Phần 1)

Dương Tự Lập

20-6-2021

(Nhớ bác Tổng biên tập Trần Nhật Dụ và chú Xuân Cang)

Nó dạo khắp thành phố cả ngày, tối về ngồi chuyện trò với tôi suốt một đêm ghé Munich, sau hơn 30 năm gặp lại nhau.

Nhân giỗ đầu của báo Lao động Nghệ An 30/7/2020 – 30/7/2021: “Tiếng gai hót trong bụi mận chim”

Phạm Xuân Cần

30-7-2021

Báo Lao động Nghệ An lần này được “quy hoạch”, sau 24 năm tồn tại. Tôi có hơn nửa thời gian trong số đó cộng tác với báo. Thực ra thì trước đó tôi thỉnh thoảng cũng có viết bài, nhưng chỉ từ năm 2007, tôi mới thường xuyên có bài cho báo, đặc biệt là giữ vài chuyên mục trên đó.

Bà Phạm Thị Đoan Trang chống độc tài?

Nguyễn Văn Miếng

26-11-2021

Tại bút lục số 267, lập ngày 24/02/2018, tại Bộ Công an, Hà Nội, bà Phạm Thị Đoan Trang “được kính mời” làm việc với ba cán bộ NTA, NMA và TVS. Biên bản làm việc chỉ ghi lại một câu nói vỏn vẹn có 33 từ của bà. Nguyên văn là:

47 năm sau và tháng tư vẫn thế: Xảo trá, trâng tráo…

Blog VOA

Trân Văn

13-4-2022

Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Tờ Công an nhân dân (CAND) – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam – vừa đăng “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” (*). Nếu dành thời gian đọc bài viết vừa đề cập, có lẽ sẽ không ít người ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam tiếp tục thở dài vì 47 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, cả nhận thức lẫn giọng điệu của “ta” qua hệ thống truyền thông chính thức vẫn thế: Vẫn xảo trá và trâng tráo!

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” là một chuỗi nhiều mâu thuẫn khó tin đến mức tội nghiệp vừa vì ngụy biện, vừa vì kém cỏi!

Tại sao đã thừa nhận… cộng đồng người Việt định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai, địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của tổ quốc, lập tức muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình,… mà còn mỉa mai… một số người lầm lạc, chĩa súng vào đồng bào, gây nên nhiều tội ác, lại chọn cho mình con đường rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tiếp tục mưu lợi cá nhân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc?

Nếu không có hàng trăm trại cải tạo sau 30/4/1975, không có tịch biên nhà cửa – sản nghiệp, không chia các thành phần trong xã hội thành “bốn nhóm, 21 đối tượng”, tước bỏ cả cơ hội học hành, nghề nghiệp của con cái những người thuộc “nhóm bốn”, lẫn sinh kế của nhiều giới tại miền Nam Việt Nam thì những người ở phía bên kia chiến tuyến, bao gồm cả cựu viên chức, cựu quân nhân và thường dân Việt Nam Cộng hòa có “rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của họ” không?

Đúng là “chiến tranh đã đi qua”, thậm chí đã “đi qua” rất lâu, chỉ vài năm nữa là tròn nửa thế kỷ nhưng vết thương chưa ‘liền da’ và quê hương chưa “hòa làm một” vì nhận thức và giọng điệu xấc xược, đểu cáng vẫn là chủ đạo như “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người”. Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “sử dụng lá phiếu cử tri buộc một số vị dân biểu nơi họ cư trú lên tiếng tạo sức ép với chính quyền các nước” về đối sách với Việt Nam, còn những người Việt Nam đang sống trên quê hương của chính họ lại không được dùng “thủ đoạn” như vậy?

Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “lợi dụng mạng Internet để lập ra nhiều trang mạng, diễn đàn lấy danh nghĩa yêu nước” để bày ra đủ loại hình ảnh, thông tin, ý kiến mà “ta” khẳng định là “bóp méo sự thật, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, đường lối chính sách” nhưng “ta” lại ban hành Luật An ninh mạng, nghiêm cấm dân ta làm như vậy? Vì sao những “Nhân dân”, “Quân đội nhân dân”, “Công an nhân dân” chỉ cung cấp… “sự thật” nhưng chẳng có bao nhiêu người đếm xỉa? Cứ cho là “sự thật” bị “bóp méo” sao “ta” không “vo cho tròn”? Ví dụ vì sao CAND không công bố “sự thật” liên quan đến sự kiện ông Tô Lâm và thuộc cấp thưởng thức “bò dát vàng”?

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” trên CAND đề cập đến cuộc sống của những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… kèm một số thông tin nhặt nhạnh hoặc từ tâm sự của chính họ, hoặc từ mạng xã hội để cho rằng họ… “vỡ mộng” nơi xứ người và tiên đoán đó là… “đoạn đầu của con đường không tương lai của những kẻ phản bội đất nước, dân tộc để cầu vinh”!

Cần lưu ý, những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… đều đã từng bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam cáo buộc là tội phạm “đặc biệt nguy hiểm” đã “xâm hại an ninh quốc gia”. Vì sao những Đài, Hà, Quỳnh, Hải, Tần đều đã bị phạt tù và đều xuất ngoại khi đang chấp hành hình phạt tù. Có gì quan trọng hơn sự nghiêm minh của công lý, sự đúng đắn của hệ thống tư pháp, thể diện của quốc gia? Tại sao đảng, nhà nước, chính phủ “ta” bấp chấp tất cả để giao họ cho “ngoại bang”. Cứ cho là họ… “cầu vinh” còn “ta”… “cầu” gì mà… bất chấp mọi thứ?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” ấu trĩ tới mức tự thóa mạ như thế này: Đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại. Giá trị đó không thể là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới

Nếu điều vừa kể đúng là nhận thức của “ta”, tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn lên án Nga xâm lược Ukraine? Tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn nhấn mạnh yêu cầu phải bảo vệ thưởng dân? Tại sao “ta” bỏ “phiếu chống” khi cộng đồng quốc tế muốn loại bỏ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc? Nếu điều vừa kể chỉ là nhận thức của tờ CAND, tại sao CAND không góp ý với đảng, nhà nước, chính phủ mà nhắm vào “những người lầm lạc”?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” còn một số những điều ngớ ngẩn khác. Chẳng hạn khi kể về hoàn cảnh của Lê Thu Hà, CAND cho biết, cô sống ở “thị trấn Bad Naheim, bang Hawai, Đức”. Đức chỉ có Bad Nauheim, một thị trấn thuộc khu vực Wetteraukreis ở tiểu bang Hesse. Còn “Hawai” (viết đúng phải là Hawaii) là một trong 50 tiểu bang ở Mỹ. Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Chú thích

(*) https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/thang-tu-nghi-ve-nhung-giac-mong-tan-vo-noi-xu-nguoi-i649860/

Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (Phần 1)

Nguyễn Thông

15-6-2023

Ảnh chụp màn hình

Những ngày qua, báo chí mậu dịch và mạng xã hội sốt sắng thông tin về vụ Tây Nguyên. Đã có khá nhiều “đương sự” phây búc cơ bị phạt do sự nhanh nhảu láu táu. Báo thì bị lỗi 404 rồi thay bằng tin “chính thống”, mạng thì bị lôi lên chỗ nhà chức việc phạt cho dăm bảy triệu để chừa cái thói “cầm đèn chạy trước ô tô” về tội… xuyên tạc.

Phu nhân

Nguyễn Thông

13-12-2023

Hai hôm nay, trên mặt báo mậu dịch, từ “phu nhân” xuất hiện hơi bị nhiều.

Sạn chữ (Kỳ 3): Báo Thanh Niên – lẫn lộn lỗi đánh máy và lỗi chính tả

Thái Hạo

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

 

Ảnh: Báo Thanh Niên

Ngày 1 tháng 4, Báo Thanh Niên đăng bài “Cư dân mạng bức xúc với biển chỉ dẫn sai chính tả ở Thái Bình”, dẫn một status trên mạng xã hội phản ánh về một tấm biển chỉ dẫn đặt ở Thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) bị mắc nhiều lỗi: “Cảng cá Tân Sơn thì ghi là Tiên Sơn. Từ “Cảnh” trong “Nguyễn Đức Cảnh” cũng ghi sai”. “Ngoài những lỗi sai trên, dấu thanh trong chữ “Tưởng” cũng đặt chưa đúng quy định” (hết trích). Và bài báo gọi các lỗi này là “sai chính tả”.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân (phần 2)

Đỗ Mai Lộc

4-7-2017

Tiếp theo phần 1

Phần 2. Cụ Huỳnh Thúc Kháng

Công bố chính thức về cụ Huỳnh Thúc Khảng qua website của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quê hương Cụ, như sau:

“Ngày 10/8/1927, ông sáng lập ra nhà in và báo tiến Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này ông vừa làm chủ nhiệm nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng dân. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đến năm 1946, khi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước. Thời gian này cụ còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến hành chính nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Chuyện làng báo “lề phải”

DĐ Nhà báo Trẻ

Dương Quỳnh Trang

2-2-2018

Câu chuyện không vui trong nghề báo, đối với người làm báo. Em vẫn mong muốn không phải nói ra những điều này, về cơ quan mà mình từng công tác. Nhưng thú thực, em không còn cách nào khác. Kính mong các anh chị chia sẻ:

Năm 2016, thời điểm em còn là PV ở báo Đời sống & Pháp luật – báo Người đưa tin. Em có viết bài báo, được đăng trên báo Người đưa tin. Sau khi đăng 5 phút, phía công ty (em xin giấu tên là Công ty A) trực tiếp gọi điện cho em xin được gỡ bài. Do là PV mới, chưa bao giờ dính đến hợp đồng hay gỡ bài gì nên em đã liên hệ với trưởng ban. Sau đó trưởng ban cho người công tác trong báo (em xin giấu tên), tạm viết tắt là anh T gọi cho em bảo em gỡ đi rồi Cty A sẽ ký cho hợp đồng 200 triệu (cụ thể 100 triệu cho ĐS&PL, 100 triệu cho NĐT).

Giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang can dự gì đến việc chặn tài khoản chống lợi ích nhóm?

Facebooker Võ Trần Phương Thảo, PV Washington Post, viết: “Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc Facebook Việt Nam – Kẻ đang nằm trong nghi vấn ăn hối lộ của các nhóm lợi ích và doanh nghiệp bẩn VN. Thời gian gần đây Trang chính là người quyết định khóa tài khoản của rất nhiều tài khoản hàng k like của Facebook VN.

Tất cả những tài khoản bị khóa đều là chính chủ, nhưng bị report với lý do MẠO DANH. Trang là người rất thân với các tỷ phú VN, các doanh nghiệp bị phanh phui sai phạm thường xuyên cử đại diện sang gặp Trang tại Singapore.

Tôi là người đã gặp Trang vài lần và có đề nghị can thiệp trả lại những tài khoản đã bị report. Trang đều nói quyết định thuộc Fb cấp trên và từ chối khéo… Chúng tôi đang điều tra – Nếu sự thật là Trang đã ăn bẩn của các doanh nghiệp bẩn và các nhóm lợi ích của VN để bịt miệng dư luận – Chúng tôi sẽ gửi đơn kiện FB VN tại Mỹ“.

_____

Người Tiêu Dùng

Trúc Quỳnh

22-5-2018

Thời gian gần đây cộng đồng facebook VN đón nhận những đợt đóng tài khoản rất lạ. Hễ cứ viết bài đụng chạm đến một số doanh nghiệp, một số nhóm lợi ích là bị đóng tài khoản. Vì sao thế?

Lê Diệp Kiều Trang là ai?

Theo phát ngôn vào trung tuần tháng 3/2018 của đại diên Facebook thì bà Lê Diệp Kiều Trang sẽ là giám đốc Facebook Việt Nam.

Trả lại báo chí cho dân sự

FB Trung Bảo

17-7-2018

Theo tìm hiểu thì ông Trần Đại Quang không nói cần có luật biểu tình như báo Tuổi Trẻ đã dẫn trong bài viết. Đó là ý kiến của một cử tri nhưng không hiểu sao phóng viên lại “gắn” cho ông Chủ tịch nước. Sai sót này có thể nói là nghiêm trọng. Đành rằng ông Chủ tịch nước hay một người dân thường đều có vai trò bằng nhau trên mặt báo, nhưng xưa nay các báo đều cử những phóng viên có kinh nghiệm già dặn đi “cover” các sự kiện có hiện diện của những nguyên thủ. Cho nên, phải nhìn thấy lỗi trước tiên thuộc về tác nghiệp của phóng viên và quy trình thẩm định thông tin của biên tập viên.

Về kỷ niệm thời ông Đỗ Mười của nhà báo Trần Quang Vũ

FB Nguyễn Đình Ấm

3-10-2018

Hai ông Đỗ Mười (trái) và Võ Văn Kiệt. Ảnh: DV

Vừa rồi nhà báo, nhà kinh tế Trần Quang Vũ viết STT “Nén hương kính viếng cụ Mười” nói đến ngày 5/7/1996 thủ tướng Võ Văn Kiệt có công văn cho Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), khởi tố vụ án làm lộ bí mật quốc gia tại TCT dầu khí VN và TCT Hàng không VN, liên quan đến tôi, sau nhờ ông Đỗ Mười can thiệp nên các nhà báo thoát nạn.

Bao giờ báo chí VN bớt đưa tin nhảm, fake khi làm những sự kiện chính trị?!

FB Nguyen Son

28-2-2019

Mỗi khi có những sự kiện chính trị quốc tế diễn ra ở Việt Nam thì báo nào ở ta cũng hăng hái đăng ký đưa tin, báo nào cũng cố mà đăng ký kiếm thẻ tác nghiệp cho phóng viên đi làm dù tờ báo hay phóng viên cũng chả chuyên về chính trị xã hội mấy.

Phản biện bài báo của Lưu Văn An

Nguyễn Đình Cống

16-5-2019

PGS. TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Phạm Thịnh/ LĐ

Ngày 10/5/2019, Tạp chí Cộng sản có đăng bài: “Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam”, của tác giả Lưu Văn An, là PGS, TS, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bài khá dài, trên 5200 chữ, tóm tắt như sau:

Báo chí cúi đầu trước cường tiền?

Nguyễn Đắc Kiên

10-7-2019

Vụ xe Vinfast Fadil đi 79km đã bốc khói, chảy nhớt xôn xao trên mạng xã hội hai ngày qua nhưng đến nay vẫn tuyệt không thấy một dòng nào trên các tờ báo lớn.

Sự im lặng của các tờ báo lớn ở vụ việc này cũng như nhiều vụ việc khác trước đây liên quan đến các sự cố xảy ra với Vingroup khiến chúng ta không thể không đặt câu hỏi: phải chăng các tờ báo này đã ngấm ngầm chấp nhận cúi đầu trước cường tiền?