Đạo đức nghề nghiệp trong ảnh báo chí

Đoàn Bảo Châu

14-5-2021

Nhân vụ “tai nạn nghề nghiêp” của ảnh báo chí, tôi muốn chia sẻ với các bạn một ví dụ kinh điển về việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp khiến một phóng viên đang trên đỉnh cao của danh vọng về nhiếp ảnh chiến trường bỗng thành một kẻ thất nghiệp, bị báo giới xua đuổi.

Đội quân ‘người có ảnh hưởng’ của Việt Nam tiến hành cuộc chiến thông tin trên Facebook như thế nào?

Reuters

Tác giả: James Pearson

Trúc Lam chuyển ngữ

9-7-2021

– ‘Lực lượng 47’, một đơn vị có hàng ngàn người, chống lại ‘quan điểm sai trái’

Báo Sạch

Trịnh Hữu Long

13-9-2021

Một văn bản được cho là Kết luận Điều tra vụ Báo Sạch cho rằng nhóm này đã nhận vài tỷ đồng từ các doanh nghiệp để làm truyền thông. Một số báo nhà nước cũng loan tin tương tự. Tôi không rõ những thông tin này chính xác tới đâu. Tuy vậy, cứ cho là thông tin này đúng sự thật thì có mấy điều đáng lưu ý:

Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền quốc tế Martin Ennals

Luật Khoa

19-1-2022

Nhà báo vừa bị chính quyền kết án nay lại được quốc tế tôn vinh.

Họ sợ nhà văn Nguyên Ngọc

Đỗ Hoàng Diệu

9-9-2022

Ở nhà hàng trên hồ Thiền Quang – Hà Nội, anh nhà báo công an có làm thơ cười bẽn lẽn nói nho nhỏ vào tai tôi: Em thông cảm, báo anh đánh ông Nguyên Ngọc chứ không phải đánh em.

Đàn gảy tai trâu

Nguyễn Huy Cường

6-7-2023

Câu ngạn ngữ xưa ứng với nghĩa thật của từ này. Một Nghệ sỹ biểu diễn từ Nhạc viện Hà Nội đem theo chiếc đàn quý của anh ta đựng trong một hộp gỗ bọc da siêu lịch sự, vào cửa ra máy bay của hãng VietJet trở ra Hà Nội.

Tin

Lê Huyền Ái Mỹ

8-2-2024

Ảnh chụp màn hình

Công an Yên Bái bị chê là ‘quá vụng’ khi đặt bẫy nhà báo

Người Việt

26-6-2017

YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – “Quá vụng,” đó là nhận định chung của nhiều người về vụ bắt giữ ông Lê Duy Phong. Khác với nhiều lần trước, lần này, dường như báo giới Việt Nam sẽ theo đuổi việc bảo vệ đồng nghiệp tới cùng.

Tư dinh của giám đốc Công An tỉnh Yên Bái. (Hình: Báo Giáo dục Việt Nam)

Ông Lê Duy Phong, 32 tuổi là trưởng Ban Công Tác Bạn Đọc của báo Giáo Dục Việt Nam. Tại Việt Nam, Ban Công Tác bạn đọc của các cơ quan truyền thông là nơi tiếp nhận – điều tra các khiếu nại, tố cáo do độc giả, khán giả, thính giả gửi tới.

Thế lực nào bảo kê cho ông Trịnh Văn Quyết?

LTS: Công cuộc đốt lò của cụ Tổng có vẻ như không phải củi nào cũng bị mang ra đốt, bởi có nhiều cây củi khô, chỉ cần cho vào lò là cháy ngay, nhưng chúng vẫn còn nằm lăn lóc đâu đó, bởi sự ưu ái của phe nhóm lò. Tuy nhiên, cũng có những cây củi tươi, chưa sẵn sàng để đốt, nhưng chúng cũng bị cho vào lò, cháy trụi.

Trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC là một khúc củi khô to tướng, lăn tới miệng lò nhưng có vẻ như vẫn chưa sẵn sàng để phe nhóm lò cho vào đốt, vì sao? Xin giới thiệu hai bài viết của blogger Lê Nguyễn Hương Trà và Ngọc Bảo Châu, để quý độc giả có cái nhìn rõ hơn về công cuộc đốt lò này.

“Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính”, 10 năm nhìn lại…

FB Hoàng Hải Vân

12-5-2018

Ảnh: internet

Ngày này 10 năm trước, hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị cơ quan an ninh điều tra bắt giam vì đưa tin ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong vụ PMU18.

Ngay trong ngày hôm sau, 13-5, báo Thanh Niên đưa trên trang nhất cái tít “2 nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18” và dành 2 trang chứng minh nhà báo Nguyễn Việt Chiến vô tội. Báo Tuổi Trẻ cũng đưa tin, bài bảo vệ phóng viên của mình. Ban Tuyên giáo Trung ương không có chỉ đạo gì, nghĩa là báo chí có quyền đăng tiếp.

Vụ án lớn giả danh quân đội giữa thủ đô

Blog VOA

Bùi Tín

27-6-2018

Hoa Hữu Long và vợ là Cao Thị Kim Loan. Ảnh: CAND

Báo Tuổi trẻ, và nhiều tờ báo khác trong nước, ra ngày 20/6 tiết lộ về một vụ án lớn rất kỳ lạ, hấp dẫn, nhưng sau đó không có tin gì tiếp theo. Đến nay vẫn không thấy vụ án bị khởi tố. Đây là điều bí hiểm cần tìm hiểu.

Dối trá trắng trợn

Lò Văn Củi

3-9-2018

Anh Bảy Cà khịa mở một video clip trên mạng xã hội cho bà con cô bác coi rồi lắc đầu ngao ngán:

– Không thể hiểu nổi, sao mà cái ông nhà báo Phương Sơn và cái báo VnExpress dối trá trắng trợn dữ vậy không biết nữa. Chủ nhật 26/8/2018, báo VnExpress đăng bài “Người phụ nữ nhảy múa trên nóc xe container ở Hà Nội” ghi tác giả Phương Sơn.

Không còn hy vọng

FB Đỗ Cao Cường

24-1-2019

Mới đây, lại có thêm một vị lãnh đạo tòa soạn trong nước rủ tôi vào làm nhưng tôi đã từ chối, dù rằng theo họ sẽ an toàn, mau giàu, có nhiều tiếng nói hơn. Nhưng… lương thiện cần hơn sự nổi tiếng, nếu cho tôi vào nhà ông Trọng tác nghiệp thì tôi làm.

Niềm vui ngày quốc tang?

Chu Mộng Long

4-5-2019

Hôm nay ngày 04 tháng 5. Vẫn đang còn là ngày quốc tang. Nhưng tại sân bay Nội Bài lại diễn ra cuộc đón tiếp tưng bừng một nhân vật mà ai cũng ngỡ đó chỉ có thể là một anh hùng cứu quốc: nữ sát thủ Đoàn Thị Hương.

Sinh nhật Tiếng Dân: Đẩy lui độc tài, xua tan bóng đêm toàn trị!

Hoàng Tự Minh

4-7-2019

Thấm thoát báo Tiếng Dân đã tròn 2 tuổi. Dù chỉ mới lên hai với 730 ngày tuổi, nhưng Tiếng Dân đã cho ra đời gần một vạn bài viết!

Chống fake news phải bằng true news, chống ngôn luận xấu bằng ngôn luận tốt

Lê Nguyễn Duy Hậu

29-8-2019

Cho dù với bất kỳ niềm tin hay động cơ tốt đẹp đến đâu thì việc lan truyền fake news, đặc biệt liên quan đến trẻ em, đều là hành vi đáng lên án. Và ai cũng phẫn nộ khi thấy những người xung quanh rơi vào cái bẫy đó.

Dài dòng báo chí

Báo Sạch

Trung Bảo

24-12-2019

Thế giới của báo chí chưa khi nào thiếu những tay phóng viên “nghiện rượu, biếng nhác, vô công rồi nghề” như cách của một vị Hiệu trưởng Đại học Harvard từng mô tả. Thế giới của báo chí cũng tràn đầy những thông tin rác rưởi, bẩn thỉu mà người ta chỉ đọc để rồi cười nhếch mép khinh bỉ người viết lẫn tờ báo đăng nó. Chưa kể, sự khinh bỉ còn đến khi người ta phải gặp những “nhà báo” dùng lợi thế của ngòi bút để kiếm tiền bất chính.

Nhưng, trong cái thế giới ấy cũng đầy những nhà báo mạo hiểm mạng sống của mình để kể lại những câu chuyện bi thảm nơi chiến trường, chấp nhận tù đày để bảo vệ các quyền tự do của người dân.

Chiến tranh Việt Nam sẽ còn diễn biến thế nào nếu ngày đó không có những bài viết về bê bối Watergate của hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein. Hay, bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tử người Việt cộng trên đường phố của phóng viên ảnh Eddie Adams. Và một số thông tin thời hậu chiến cùng những sắp xếp, tính toán sẽ mãi mãi nằm trong vòng mờ ảo của tin đồn cho đến khi hai tập sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức ra đời.

Đừng tưởng chỉ tiếng Việt mới có thành ngữ “báo chí ba xu” đầy chế nhạo. Bắt đầu từ khi ông chủ bút Benjamin Day bán tờ báo New York Sun chỉ với giá 1 xu (one penny) vào năm 1833, thuật ngữ “The penny press” đã ra đời, dùng để chỉ những tờ báo chuyên đăng các chuyện cướp – giết – hiếp và có những biên tập viên rất giỏi giật tít đẩy câu chuyện trở nên… khủng khiếp từ những chuyện không có gì quá ghê gớm. Nó dùng để phân biệt với “Ordinary newspaper” chuyên đăng tải các đề tài nghiêm túc về chính trị, kinh tế, thơ văn… và có trị giá khoảng 6 xu (thời đó).

Nếu có thứ gì đó thay đổi nhanh thì nhanh nhất hẳn là báo chí. Ngày nay, khi báo mạng phát triển ồ ạt, thậm chí một tờ báo mạng còn… không bán được 1 xu. Mọi người đều được đọc miễn phí thì gánh nặng tài chính càng lớn hơn bởi sức ép cạnh tranh thông tin và thực tế là không thể nào bảo vệ được bản quyền khi đưa nội dung lên mạng.

Người Việt ta có thể hãnh diện một cách tự trào rằng chúng ta không có bất kỳ một tờ báo lá cải nào đúng nghĩa. Hầu hết các tờ báo, trừ những tờ quá sức bảo thủ, đều chen lẫn giữa thông tin nghiêm túc và thông tin giật gân. Thậm chí, ở những tờ báo chọn đường đi là khiêu gợi sự tò mò thấp kém bên trong người đọc, thì vẫn chưa phải là lá cải đúng nghĩa.

Nếu từng đọc qua những tờ báo lá cải về giới nổi tiếng, chính trị, biếm… sẽ thấy hầu hết các phóng viên và biên tập viên ở những tờ báo giật gân của ta chưa đủ trình độ để làm báo lá cải. Những người này rất giỏi dùng ngôn từ của lá cải, thậm chí là mạt hạng, nhưng hoàn toàn không có được tư duy và khả năng tác nghiệp của các nhà báo làm cho những tờ báo lá cải thực thụ.

Bất chấp còn những nhà báo chọn con đường làm báo ngay thẳng, vẫn có người bĩu môi khi nghe người đối diện tự giới thiệu họ làm nghề báo. Cứ tưởng, chỉ có nhà báo tại Việt Nam mới nghèo nếu chọn con đường làm báo thật sự, hóa ra những đồng nghiệp tại Mỹ cũng có cùng… cảnh ngộ. Mặc dù, cái nghèo tại Mỹ chắc hẳn khá hơn cái nghèo tại Việt Nam.

Trong số những người bĩu môi chê bai nghề báo tại Việt Nam, có lẽ giới kinh doanh chiếm đa số vì những tác động qua lại giữa báo chí – kinh doanh. Thế nhưng, khi những người kinh doanh nhớ đến báo chí thường là khi họ có uất ức, bị chèn ép hoặc cần quảng bá tên tuổi, sản phẩm. Nhưng, phổ biến nhất trong ngày nay đó là dùng tiền để “bịt miệng” những tờ báo khi xuất hiện thông tin bất lợi và ngược lại, nhiều nhà báo rất “thính” khi ngửi ra mùi tiền từ những thông tin kiểu như vậy.

Những người làm kinh doanh ít khi nghĩ rằng, nếu họ muốn, họ cũng có khả năng khiến cho nghề báo đỡ nhiễu nhương đi một phần. Đòi hỏi tất cả đều ngay thẳng trong kinh doanh là vô vọng trong một nền kinh tế như Việt Nam nhưng đâu đó vẫn có những doanh nhân có lòng với xã hội, những người này hoàn toàn có thể dùng đồng tiền lương thiện của mình để quảng cáo, tài trợ cho những chuyên mục hay tờ báo có nội dung tử tế trong nghề báo hiện nay. Cách làm đó không chỉ giúp những tờ báo vượt qua cơn bĩ cực, giúp đưa một ít thông tin trong sạch đến xã hội mà còn khẳng định rằng những doanh nghiệp này chỉ “chơi” với những tờ báo thật sự là báo. Đồng thời, để thiên hạ thấy rằng không cứ phải bám vào quần lót, siêu xe, khoe ngực, cộng đồng mạng phát sốt…, thì mới có thể sống được

Cách nói này có thể gặt lại sự chỉ trích rằng đây là một loại ngụy biện. Không thể đòi hỏi người ta trả tiền để nhà báo làm báo tử tế. Nhưng, quả thật, trong “cuộc chiến” hiện nay giữa nghề báo tử tế và thợ viết trá hình thì cũng cần có sự tiếp sức của nhiều người. Để cho thấy rằng không bao giờ là hết đất sống cho cái nghề nghiệp đặt những điều như ngay thẳng, công chính, trung thực… làm tôn chỉ hành nghề.

Pháp luật Môi trường Điện tử: Website hay báo điện tử trá hình? (Phần 1)

Báo Sạch

14-3-2020

Giấy giới thiệu của báo Pháp luật Môi trường Điện tử. Ảnh: Báo Sạch

Từ một tờ Giấy giới thiệu tưởng vô thưởng vô phạt, “nhà báo Lê Hải” đã khiến cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội ngã ngửa về hoạt động của website “Pháp luật Môi trường Điện tử”.

Đầu tiên, tờ giấy giới thiệu và các chức danh ghi trên đó có dấu hiệu sai quy định về quản lý báo chí, thậm chí một số có thể coi là sai sự thật, giả mạo.

Những kẻ làm báo chí đểu giả, hèn hạ và phi nhân tính

Đoàn Bảo Châu

11-5-2020

Một bài viết về vụ án Hồ Duy Hải trên báo VTC đã bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội. Ảnh: VTC

Các bạn đồng nghiệp VTC. Khả năng ngôn ngữ của tôi bất lực trước sự ngu xuẩn, sự vô nhân đạo và khả năng bưng bô quyền lực của các bạn.

À, mà tôi cũng xin chữa lại là tôi không phải đồng nghiệp của các bạn, bởi mỗi khi viết bài, chụp ảnh, tôi là một phóng viên chân chính, tôi phụng sự sự thật, lương tâm, công lý, chứ các bạn là một lũ lưu manh theo đóm ăn tàn, viết theo định hướng bất kể hướng ấy là hướng gì, nơi địa ngục đầy quỷ hay nơi nhơ nhớp bẩn thỉu ô trọc.

Càng ngày càng giả dối vì chủ nghĩa bằng cấp!

Nguyễn Như Phong

4-7-2020

Không tốt nghiệp cấp 3 vẫn có thể làm ứng viên Phó chủ tịch Tài chính VFF” – Đây là dòng tít trên một tờ báo điện tử có uy tín.

Tôi xin không bình luận gì về thông tin ở bài báo này, bởi lẽ từ nhiều năm nay, tôi là thằng chưa bao giờ coi trọng bằng cấp. Và tôi không tin là những người có “lắm bằng cấp” lại là người thực tài.

Xin kể lại câu chuyện cũ. Năm 1998, anh Hữu Ước, giao cho tôi tuyển 3 phóng viên về báo An ninh Thế giới. Tôi cho đăng quảng cáo tuyển dụng. Cũng ghi rõ phải tốt nghiệp Đại học, phải biết tiếng Anh bằng B…

Có 70 người xin đăng ký dự tuyển. Đọc hồ sơ, thấy ai cũng “tài cao, học rộng”, có người còn trên cả Đại học, có người 2 bằng đại học.

Anh Ước thì bảo: “Mày tổ chức thi tuyển thế nào, kệ mày. Sau này nó không biết viết, tao kỷ luật mày…”

Tôi nghĩ ra trò thi tuyển không giống ai. Hôm đầu tiên, tôi phát cho mối người 2 tờ giấy A4 và bảo: “Mỗi người viết một đơn xin việc ở báo ANTG”. Kết quả là: 40 người không biết viết đơn. Họ còn không biết gọi cho đúng chức danh một lãnh đạo cơ quan báo chí. Tổng biên tập báo thì gọi là “Kinh gửi ông Giám đốc báo An ninh thế giới”.

Còn lại 30 người… Tôi lại phát cho mỗi người 4 tờ giấy A4 và ngồi viết tại chỗ, nội dung là: “Thích viết gì thì viết. Cứ bịa ra mà viết một bài báo”…

Kết quả: 20 người để giấy trắng, hoặc chuồn luôn…

Và sau khi thi vòng thứ 3 thì lấy được 3 người.

Từ thực tế đó, sau này, khi tuyển dụng phóng viên, không bao giờ tôi hỏi bằng cấp và tôi chỉ quan tâm đến “Viết được hay không”…

Anh Hữu Ước cũng rất hay là không bao giờ hỏi “thằng này tốt nghiệp trường nào”. Và khi tôi đưa hồ sơ tuyển dụng để anh ký duyệt, anh cũng chả thèm xem kỹ. Chỉ hỏi đọc một câu: “Nó viết được không”? “Dạ, được anh ạ…”. “Tao ký, mày chịu nhé. Nó ngu thì mày chết!” Rồi anh ký ngay.

Có những phóng viên loại “CCCCC” (Con cháu các cụ cả), tốt nghiệp trường báo chí, khi đưa về tòa soạn, đều phải dạy lại từ đầu… dạy từng ly, từng tý, thậm chí dạy cả cách chừa lề trang giấy khi viết…

Và tôi nghiệm ra rằng, kiến thức về nghề của các trường báo chí, dạy cho sinh viên chả có giá trị gì … Cơ bản là sinh viên học cho có, học lấy bằng, và hoàn toàn họ không có năng khiếu. Nghề viết báo là nghề đòi hỏi năng khiếu… Không có khiếu thì muôn đời chỉ là loại phóng viên “Có cũng được, mà thiếu chả sao”.

Xã hội chúng ta đang không tìm ra được người tài bởi chính vì chủ nghĩa bằng cấp, và chủ nghĩa lý lịch… Đặc biệt là ở các cơ quan Nhà nước.

Phát hiện và trọng dụng được người Tài, có lẽ chỉ có được ở các doanh nghiệp Tư nhân… Và tôi tin là với Doanh nghiệp tư nhân, họ cần thực chất hơn là cần cái bằng “đểu”.

Và chúng ta cũng đang sống trong một xã hội giả dối vì chủ nghĩa bằng cấp. Chính cái thứ “chủ nghĩa bằng cấp” này làm nảy sinh ra bao nhiêu tiêu cực, và nguy hiểm hơn nữa là nó tạo ra những loại người bất tài, vô dung, nhưng tiến thân nhờ bằng cấp (dù ai cũng biết bằng “đểu”), và dĩ nhiên là nhờ luồn lọt, cơ hội…

Làm thế nào để không phải nghe một chương trình thời sự nói dối?

Lê Nguyễn Duy Hậu

15-9-2020

Ba Lan vào năm 1982 là thời kì của hỗn loạn khi lệnh giới nghiêm được chính quyền áp đặt trên toàn quốc từ 11h nhằm chống lại những hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết. Chỉ cần đi xuống phố, người dân Ba Lan dễ dàng nhìn thấy hình ảnh bắt bớ, xe tank, quân lính khắp nơi.

‘Một năm đầy tai họa’ đối với phong trào dân chủ Việt Nam

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

24-1-2021

Phiên tòa xử người dân Đồng Tâm tháng 9/2020. Nguồn: VNA

Dựa trên hầu hết mọi phương diện, năm 2020 là một năm đầy tai họa đối với phong trào dân chủ ở Việt Nam. Phong trào đã bị thu nhỏ bởi sự đàn áp ngày càng hiệu quả của chế độ Hà Nội, giờ đây nó bị mê hoặc trong cuộc chiến của Donald Trump để giành nhiệm kỳ thứ hai.

Kinh nghiệm viết diễn văn cho Thủ trưởng!

Mai Bá Kiếm

9-6-2021

Báo Lao Động đăng lá thư của Thủ tướng Phạm Minh Chính khen Đội tuyển bóng đá nam quốc gia VN được nhiều bạn đọc quan tâm vì hay. Tuy nhiên, lá thư dài 336 chữ là ngắn nhưng không gọn!

Dịch thuật gì vô đạo đức vậy?

Khải Đơn

1-8-2021

“Khoe “nghị lực vượt nghịch cảnh”, khoe “tủ lạnh đầy ắp ăn làm sao hết?” hoặc khoe “sự thanh thản ngắm chồi non mới nhú ở bancông” nhưng khoe khoang giữa lúc đại dịch là không nên giữa “bể khổ” của những người đang mất mát ngoài kia.”

Cáo trạng của Báo Sạch

Dương Quốc Chính

26-10-2021

Bản cáo trạng dài 27 trang, chủ yếu là những đoạn liệt kê kể lể về các bài viết “vi phạm pháp luật” của nhóm này. Chỉ cần đọc vài chỗ là hiểu bản chất vấn đề.

Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả

Hoàng Dũng

24-2-2022

Một ông hiệu trưởng trường tiểu học viết tâm thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kêu rằng sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ P.

Sự kiện Hanni và Hoàn Cầu Thời báo, phiên bản Việt Nam

Jackhammer Nguyễn

9-2-2023

Việt Nam Cộng sản Hoàn Cầu báo

Trong câu chuyện ca sĩ trẻ người Úc gốc Việt, Hanni Phạm, bị một số trang mạng, danh khoảng Facebook, fan page Việt Nam tẩy chay vì gia đình có liên quan đến… Việt Nam Cộng Hòa, ta thấy nổi lên một điểm thú vị là các tờ báo lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam không đưa tin bao nhiêu. Họ im lặng trong những ngày đầu sôi động, rồi sau đó thẽ thọt nói rằng, Hanni bị tẩy chay vì… đời tư (sic)!

Trung ương không thiếu người, chỉ không có người rành tiếng Việt

Nguyễn Thông

11-9-2023

Ảnh chụp màn hình bài báo từ trang Thông Tấn xã Việt Nam

Hầu hết các báo, đài mậu dịch đều giấy trắng mực đen đưa tin “Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam”, “Tổng thống Hoa Kỳ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam”, “Lễ đón chính thức Tổng thống Joe Biden thăm cấp nhà nước tới Việt Nam”…, đại loại đều lủng củng như vậy.

Nhìn về hội báo

Lê Huyền Ái Mỹ

16-3-2024

Tại phiên họp toàn thể của Hội báo toàn quốc, Bộ trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: “Không gian mạng bây giờ là trận địa chính, là trận chiến chính của báo chí. Thắng hay bại là ở đây“. Chí phải.