Chói tai và vỡ vụn

Tạ Duy Anh

29-4-2023

Một bộ luật không cho phép kẻ bắt trộm một con vịt thoát sự trừng phạt, là cần thiết. Nhưng một bộ luật mà khiến kẻ bắt trộm một con vịt phải lĩnh án tới 7 năm tù, thì bộ luật ấy nhất định phải xem lại.

Trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật”, tôi từng để nhân vật nói với mình thế này: “Tôi tự nhủ là mình không được mủi lòng. Còn những tiếng kêu khác của đồng loại, thê thảm hơn, chói tai hơn mà ta buộc phải làm ngơ”.

Nhân vật với tác giả đôi khi là một. Quả tình nhiều lúc tôi cũng đã rất muốn, thậm chí đã bắt chước, làm giống như nhân vật của mình. Cuộc sống có muôn vàn chuyện đau lòng, làm sao mình đủ sức để quan tâm đến tất cả.

Nhưng không phải cứ bịt tai là không nghe thấy những tiếng thét, nhất là những tiếng thét kêu đòi công lý.

Vụ án cô giáo Lê Thị Dung chính là một tiếng kêu chói tai như vậy.

Tòa án huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, đã tận dụng triệt để sự lỏng lẻo trong các quy định của luật, để tuyên án cô 5 năm tù giam, chỉ vì cô “làm thất thoát”, trong gần chục năm, hơn 44 triệu đồng. Họ dựa vào đâu để có bản tuyên án như vậy? Đây rồi, đó là tình tiết TÁI PHẠM NHIỀU LẦN. Nhờ tình tiết mập mờ này, các quan tòa đã Ơ-rê-ca tìm ra cái khung hình phạt ghê gớm, vốn chỉ áp cho tội phạm lớn.

Chỉ cần lấy hai vụ án còn rất mới làm “đối chiếu”: Vụ ông Đặng Thanh Bình làm trái gây thiệt hại cho nhà nước 15.000 tỷ đồng, với mức phạt 03 năm tù treo; vụ bác sỹ Nguyễn Quang Tuấn, công khai thừa nhận đã ăn hối lộ 10.000 USD (khoảng 240 triệu đồng, gấp hơn 5 lần số tiền cô Dung bị cho là ‘chi sai”) và thất thoát 53,6 tỉ đồng, bị xử với mức án 03 năm tù giam, thì nhắm mắt lại Tòa Hưng Nguyên cũng có thể phán quyết cô Dung chỉ phải hoàn trả số tiền 44 triệu 700 ngàn đồng (cứ cho là cô phải chịu trách nhiệm về việc chi sai” cho ngân sách), mà không sợ sai một li. Việc xử lý tiếp theo đối với cô Dung thuộc phạm vi hành chính.

Đẹp cả lý cả tình.

Giờ đây, nếu lấy mức án của cô Dung làm “đối chiếu” ngược, thì ông Bình sẽ phải bị phạt tù khoảng 4000-6000 năm, ông Tuấn ít nhất cũng là 300-1000 năm.

Một bộ luật không cho phép kẻ bắt trộm một con vịt thoát sự trừng phạt, là cần thiết. Nhưng một bộ luật mà khiến kẻ bắt trộm một con vịt phải lĩnh án tới 7 năm tù, thì bộ luật ấy nhất định phải xem lại.

Ngay cả với người có tội, thì công lý là để trừng phạt, chứ không phải để trả thù, tệ hơn ngàn lần nếu nó bị kẻ nắm quyền lực trong tay lợi dụng cho mục đích trả thù cá nhân.

Trong trường hợp khép tội cô Lê Thị Dung, hoặc Tòa án huyện Hưng Nguyên sai, hoặc TẤT CẢ chúng ta đều sai?

Tôi nghiêng về giả định sau.

Sửa chữa sai trái của một phiên xét xử, một bản án, thậm chí cả một cơ quan tư pháp, không có gì khó.

Nhưng sửa cái sai của tất cả chúng ta, thì rất khó.

Có những tiếng kêu chỉ gây chói tai, chỉ khiến ta bịt tai quay mặt. Nhưng khi nó biến thành những tiếng gào thét, có thể khiến vỡ vụn tất cả.

Tôi không muốn đưa ra ví dụ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. NHÀ THƠ NHÂN DÂN

    Trong sách Ly Lâu Thượng,
    Mạnh Tử đã luận bàn
    Những dấu hiệu cho thấy
    Một chế độ sắp tàn.

    “Trên không có đạo lý,
    Dưới pháp luật bất minh.
    Vua chúa phạm luật nghĩa.
    Quan chức phạm luật hình”.

    Cứ theo đó mà xét,
    Thì Trung Quốc và ta
    Cái kết của chế độ
    Có vẻ cũng không xa.

    NGUỒN MẠNG.

  2. Học Giả: Thái Bá Tân

    Nhà nước nên giải tán,
    Lập tức hoặc dần dần,
    Các tổ chức đoàn thể,
    Tưởng cần mà không cần.

    Như các hội phụ nữ,
    Thanh niên và công đoàn,
    Văn học và nghệ thuật
    Rất nhiều bệ, nhiều ban.

    Hoặc nếu muốn tồn tại
    Thì tự nuôi lấy mình,
    Không được là gánh nặng
    Trên đôi vai dân tình.

    Rồi xem, không có họ,
    Cũng không ai chết đâu.
    Mà dân lại nhẹ nợ,
    Mà nước lại thêm giàu.

    Bằng chứng – tôi được biết
    Rằng bọn chúng, nước ngoài,
    Không nuôi các hội ấy
    Mà không hề chết ai

    Nguồn Mạng.

  3. “tệ hơn ngàn lần nếu nó bị kẻ nắm quyền lực trong tay lợi dụng cho mục đích trả thù cá nhân”

    No Star Where. Các bác vẫn kính trọng Hoàng Phủ Ngọc Tường & Nguyễn Đắc Xuân . Những chuyện xảy ra ở Huế Mậu Thân là thứ gì đáng tự hào, ai mạo nhận nó bị các bác chửi rủa thậm tệ là lừa đảo & dối trá . Với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn, Phạm Đình Trọng làm 1 phép tính nhẩm, 5000 dân Ngụy thiệt mạng ở Huế Mậu Thân hổng bằng mạng 1 đảng viên .

    Ta nên xét lý lịch của Lê Thị Dung, níu hổng phải đảng viên thì OK thui . Chừng nào cổ là đảng viên, dân mềnh bức xúc lúc đó cũng chưa muộn

    “sửa cái sai của tất cả chúng ta, thì rất khó”

    Nhất là khi tất cả các bác, hổng có ai sai cả . Fuhgettaboutit

    Trích Nguyễn Ngọc Chu “THÓI QUEN TỰ HẠ THẤP MÌNH VÀ TỰ COI THƯỜNG MÌNH PHẢI BỊ XOÁ BỎ“. Không ai nên nói mình sai, vì như thía là “TỰ HẠ THẤP MÌNH VÀ TỰ COI THƯỜNG MÌNH”. Thói quen đó, nếu có, chắc là không, cần phải được xóa bỏ .

  4. Hãy xem từ HCM trở xuống đến ngày hôm nay thì trong đảng csvn có ai đủ tài và đức để ngồi ghế lãnh đạo ? Công lý mà trao vào tay tên bất lương như Nguyễn Hòa Bình thì công lý chỉ là trò hề.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây