Xung đột quyền lợi, nếu lặp đi lặp lại sẽ trở thành bất đồng chính kiến. Tình trạng này kéo dài sẽ thành bất mãn chính trị. Bất mãn chính trị dễ tạo ra nhầm lẫn, dẫn đến coi thường và bất tuân luật pháp. Thái độ này cộng với sự manh động khi bị kích hoạt cảm xúc giận dữ sẽ dẫn tới hành vì đập phá, chống lại luật pháp. Nếu đi kèm với hội chứng đám đông trong tình trạng vô tổ chức, nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Đó chính là mầm bạo loạn xã hội. Nếu có mục đích, có tổ chức chặt chẽ, có lãnh đạo, tập hợp đủ lực lượng và diễn ra rộng khắp, bạo loạn xã hội sẽ thành Cách mạng xã hội.
Kể từ năm 2000 đến nay đã có hàng ngàn cuộc biểu tình hoặc bất tuân dân sự nổ ra ở khắp nơi trên đất nước, cao trào là các cuộc biểu tình yêu nước lớn bùng lên khi xảy ra các sự kiện Tàu cộng gây hấn trên Biển Đông vào các năm từ 2007 đến 2014. Và tiếp theo là các cuộc biểu tình cây xanh ở Hà Nội năm 2015, biểu tình cá trong năm 2016 chống Formosa xả thải ra biển gây hủy diệt hải sản hàng loạt.
Chiều nay, đừng ngạc nhiên khi trên truyền thông hay trong các phòng kín có ai đó thổi phồng vai trò của “các thế lực thù địch” đứng sau các cuộc biểu tình [tuy có thể cũng có những kẻ tát nước theo mưa]. Và cũng đừng ngạc nhiên khi mạng xã hội (MXH) cũng bị cho là thủ phạm [để thuyết phục các nhà lãnh đạo ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn].
Tôi chỉ viết bình luận nhỏ về một khía cạnh tôi quan tâm. Cụ thể hơn, đây là khía cạnh được sử dụng tương tự ở rất nhiều các quốc gia láng giềng khi muốn bỏ tù những người đang tạo nội dung trên internet.
Hòn tuyết lăn, là một hình ảnh của sự cộng dồn. Từ một nắm tuyết tròn, cho nó lăn từ trên đỉnh núi tuyết, thì đến chân núi, hòn tuyết này có thể lớn bằng khối cầu đường kính cả mét. Nghĩa là trên đường lăn của nó, nó sẽ cuốn tuyết trên đường đi nên hòn tuyết ngày càng phình to.
Để có hòn tuyết lăn, ta phải có đặc điểm sau. Ngọn đồi phủ đầy tuyết và cục tuyết tròn nhỏ ban đầu. Khi đủ rồi, người ta nặn cục tuyết tròn và cho nó lăn thì dưới chân đồi sẽ được đón nhận hòn tuyết khổng lồ.
Hôm nay tôi tham gia biểu tình và quan sát. Có 2 ý mà tôi muốn nói, thứ nhất là biểu tình xảy ra tuy rộng nhưng mỏng. Khi nói chuyện, tôi biết dân đã biết rất nhiều. Dân biểu tình được cô lập theo từng nhóm cho công an, dân phòng và trật tự đô thị canh giữ. Mục đích là chia nhỏ để diệt. Đó là chiến thuật thấy rõ của công an cộng sản.
Thăm thẳm dặm dài lịch sử, nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.
Trải qua nghìn năm Đinh, Lê, Lý, Trần… không can qua nào lại không khởi nguồn từ những đôi tay quen với cánh đồng, những bàn chân quyến luyến với thênh thang bụi đỏ, những khuôn mặt kết bạn với nắng mưa.
Hôm minh quân mất thuở xa xưa, hôm lãnh đạo tốt mất hôm nay, dân vẫn khói hương bài vị, vẫn nước mắt khóc thương, vẫn chân thành hoài vọng, có bao giờ dân quên.
Facebook, Google rồi có thể cũng phải bỏ ta ra đi.
Vietnam is considering a cyber-security law that forces companies to provide the police all private data from customers if requested. The law also gives police wide discretion to determine when expression must be censored as “illegal”. It “protects the communist party’s monopoly on power as much as to protect network security” – said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch.
—–
Khoảng gần hai tuần nay, ngày nào email của tôi cũng có thư của các công ty và nhà dịch vụ thông báo rằng họ đã điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng (tôi). Hàng triệu người ở châu Âu nhận những email như vậy sau ngảy 25 tháng 5 khi châu Âu thông qua luật mới, chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay người tiêu dùng, hạn chế việc dữ liệu cá nhân bị thu thập không có sự đồng ý của người dân.
Lá cờ tương truyền đã cùng Hai Bà Trưng ra trận hai nghìn năm trước, lần đầu tiên khẳng định khát vọng độc lập của người Việt.
Lá cờ đi cùng người Việt qua những thăng trầm của lịch sử, gắn liền với tiếng cười lẫn nước mắt, hạnh phúc lẫn khổ đau, vinh quanh lẫn nhục nhằn của người Việt nghìn năm qua.
Báo Bưu Điện Hoa Nam ngày 7/6/2018 có bài của Bennett Murray: “Người Việt Nam xem ‘đặc khu kinh tế’ như một cuộc tấn công từ Trung Quốc”. Đó là nhận định chủ quan của một nhà báo quốc tế. Nhưng chúng ta biết, thực tế đang có một cuộc tấn công khác, nhắm trực diện vào An ninh tiền tệ Việt Nam. Thủ phạm? Còn ai trồng khoai đất này? Và đau thay, hiện nay, ta chưa tìm được cách chống trả. Tỉ số tạm thời đang là 1-0.
Không thể để “đảng” tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, không chịu trách nhiệm về bất cứ cái gì như vậy được.
Ngày xưa còn ông Hồ, đảng làm sai vụ “cải cách ruộng đất”. Ít ra ông Hồ cũng dám “đứng mũi chịu sào”, dám nhìn nhận đảng sai lầm rồi bắt ông Trường Chinh lãnh trách nhiệm. Xét lại vụ này ta thấy rõ ràng ông Hồ đóng kịch để mị dân. Nhưng ít ra ông Hồ và đảng CSVN cũng còn sỉ diện, còn biết nể nang nhân dân, công khai nhìn nhận sai lầm và xin lỗi nhân dân.
Bây giờ thì từ Tổng Bí thư cho đến cả Bộ Chính trị, cá nhân không ai có sỉ diện. Trong khi tập thể thì hèn hạ, không dám nhận trách nhiệm thất bại của mình trước nhân dân.
Luật đặc khu đã hoãn là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng nếu Luật An Ninh Mạng không bị phủ quyết luôn thì mối lo vẫn còn đó.
Theo lịch, đến ngày 12/6 thì Luật An Ninh Mạng sẽ được thông qua.
Hãy nhớ đến khẩu hiệu của đất nước này: Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Ba thứ phải đi cùng với nhau.
Có hai vấn đề lớn đối với Luật này.
Thứ nhất là sự hạn chế tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do internet. Luật đưa ra hàng loạt hành vi cấm. Có những hành vi hết sức mơ hồ như “xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc”, “lôi kéo tụ tập đông người”, “xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác” (Điều 15). Và các tổ chức cung cấp dịch vụ trên internet sẽ phải gỡ bỏ những thông tin này khi Nhà nước có yêu cầu, và lưu vết thông tin để Nhà nước truy bắt người đăng thông tin (Điều 26)
Hiện nay, Facebook, Google, Youtube… cũng có nghĩa vụ xem xét yêu cầu của Nhà nước gỡ bỏ thông tin “xấu” (Thông tư 38). Nhưng các tổ chức này vẫn có quyền từ chối (và thực tế là họ vẫn từ chối) nếu xét thấy thông tin bị yêu cầu gỡ không “xấu” như Nhà nước cáo buộc. Khi Luật An Ninh Mạng ra đời, Facebook, Google, Youtube không còn nhiều cơ sở pháp lý để từ chối nữa vì họ phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan Nhà nước (Điều 26)
Nhưng thứ hai, và quan trọng hơn, Luật An Ninh Mạng cho phép Nhà nước thu thập gần như không giới hạn thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng internet mà không cần có lệnh của toà, không cần có lý do chính đáng, không cần có trình tự. Điều 26 quy định tổ chức cung cấp dịch vụ phải cung cấp các thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng khi Nhà nước có yêu cầu bằng văn bản. Đây là một quyền rất rộng, rất vô lý, và là mầm mống của việc thu thập thông tin trên diện rộng và giám sát dân chúng.
Điều 24 bảo đảm thi hành điều 26 bằng cách cho phép Nhà nước kiểm tra, xâm nhập đột xuất hoặc định kì vào hệ thống thông tin của các tổ chức này.
Vậy thử tưởng tượng, bạn đi đâu, làm gì, nói với em, check in ở đâu, chụp ảnh ra sao, xem cái gì, nghe nhạc gì… tất cả trở thành dữ liệu cá nhân mà Nhà nước có thể thu thập chỉ bằng một văn bản gửi đến cho Facebook, Youtube.
Không chỉ Facebook, Youtube… các tổ chức khác có dùng internet để cung cấp dịch vụ như Agoda, Tripadvisor, ngân hàng… cũng chịu ảnh hưởng của quy định này. Những tổ chức này thì nắm giữ các thông tin không kém phần nhạy cảm như thông tin tài khoản, thẻ tín dụng…
Chỉ riêng trong ngày hôm qua, hai tổ chức theo dõi nhân quyền lớn là Human Rights Watch và Amnesty International đã có công văn phản đối dự thảo Luật này. Đại sứ quán Mỹ cùng Canada đã ra thông cáo thúc giục Việt Nam hoãn thông qua luật này. Nhiều người cho rằng luật này nếu thông qua thì những tiếng nói phản biện luật đặc khu trong kì họp sắp tới sẽ bị giám sát, theo dõi chặt chẽ hơn. Có phải đó là lý do mà những thảo luận của Luật An Ninh Mạng ít xuất hiện trên truyền thông chính thống?
Ở Việt Nam, một phong trào thu thập chữ ký để gửi cho Quốc hội nhằm hoãn thông qua Luật này đã hình thành từ thứ 5. Hiện đã có gần 5000 chữ kí.
Lý do mà Nhà nước đưa ra để thông qua luật này là vì “an ninh quốc phòng”. Đó là một lý do chính đáng, nhưng biện pháp thì phải tương xứng. Chính tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói “ném chuột đừng để vỡ lọ quý”. Lọ quý ở đây ngoài an ninh quốc phòng, còn là tự do của người dân. Một lần nữa, hãy nhớ đến khẩu hiện của đất nước này là Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Không thể chỉ vì sự lo ngại mất Độc Lập một cách mơ hồ mà ném vỡ Tự Do và kìm hãm Hạnh Phúc được.
Nói thế này cho nhanh nhé, cái luật được gọi là An Ninh Mạng không có gì liên quan tới an ninh mạng, nó là một sự áp đặt đầy tính độc tài cho nhà cung cấp dịch vụ, bắt họ phải cung cấp thông tin người dùng trong vòng 24 giờ, bắt họ phải xoá thông tin người dùng đã đưa lên mạng và lưu vết lại để công an làm bằng chứng buộc tội người phát ngôn.
Một mớ những điều khoản mơ hồ và chính những điều mơ hồ ấy là chết người. Rồi đây khi luật này được thông qua, đấy là sẽ một vòng kim cô, là sợi dây chực sẵn nơi cổ họng những người hay phát ngôn trên mạng xã hội, sơ xẩy là sợi dây sẽ siết họng họ lại.
Tuy ảnh hưởng của Dự luật An Ninh Mạng lên sự phát triển của đất nước có thể còn sâu sắc hơn Dự luật Đặc khu. Khả năng rất cao là nó vẫn được đưa ra bỏ phiếu trong ngày 12-6-2018. Nhưng vì nó quá chuyên ngành và mối đe doạ không dễ tạo ra “nhận thức chung” như đất đai, lãnh thổ. Nên Dự luật này đã không nhận được sự phản ứng đông đảo và không được các tổ chức có ảnh hưởng chính trị lớn như Hội Cựu Chiến binh lên tiếng.
Đặc biệt, nhiều nỗ lực góp ý cho Dự luật một cách xây dựng trên báo chí chính thống đều gần như bị dập tắt. Một số chuyên gia, nhà báo phải chịu đựng rất nhiều áp lực, kể cả người viết bài này.
– Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) cuối cùng phải gác lại, sau những “làn sóng khủng khiếp” từ dư luận (chữ dùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).
Bản thông cáo đặc biệt, phát vội vã lúc 3 giờ sáng cho thấy nỗi sợ hãi có thật từ chính phủ.
Biết sợ dân, là thái độ trưởng thành đáng ghi nhận của chính phủ ông Phúc.
Nhưng sợ để lắng nghe, không nên dụng như kế hoãn binh để tiếp tục lừa dân. Vấn đề đặc khu là không cần đặc khu, stop đặc khu, chứ không phải là 99 năm hay… 10 năm, thậm chí 1 năm.
1/ Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng bị xâm phạm tuỳ tiện.
2/ Quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân bị một lực lượng công quyền chiếm đoạt với những lý do mập mờ.
3/Quyền tiếp cận, truy cập Internet, một quyền trở nên phổ quát trên thế giới, bị cản trở, gây khó khăn ở Việt nam.
4/Chi phí khổng lồ của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp cho bộ máy “chuyên trách an ninh mạng” lẫn thực thi, đáp ứng điều kiện của Luật này. Tốc độ phát triển kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng (có số liệu giảm 1,7 % GDP).
[MỘT] LUẬT AN NINH MẠNG LÀ CẦN THIẾT nếu phù hợp và bảo vệ quyền dân sự:
Thuyết minh của Ban soạn thảo đã chứng minh sự cần thiết tương đối rõ. Với sự không bó buộc bởi không gian thực và thời gian thực, những thách thức an ninh từ không gian mạng là có thực và cần được quản lý nhằm “Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”
[CHÍN] ĐIỂM LỚN ĐÁNG CHÚ Ý CỦA DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:
1. Định nghĩa được những khái niệm quan trọng trong an ninh mạng, từ đó xác định được cơ chế điều chỉnh pháp luật và các biện pháp quản lý cụ thể.
2. Tuyên bố rõ về chính sách của nhà nước đối với vấn đề an ninh mạng, để người dân có thể xác định và điều chỉnh hành vi phù hợp, hạn chế rủi ro vi phạm pháp luật do vô ý.
3. Xây dựng khung pháp lý, từ đó có những huy động nguồn lực phù hợp để quản lý không gian mạng quốc gia và hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.
4. Xây dựng cơ sở pháp lý mạnh mẽ để phòng ngừa, xử lý những hành vi xâm phạm an ninh mạng như tuyên truyền chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng, tấn công mạng, khủng bố v.v..
5. Xây dựng khung pháp lý để yêu cầu “toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc” để đảm bảo an ninh mạng.
6. Xác định rõ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh mạng là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, còn Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò phối hợp.
7. Xác định rất nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng không gian mạng, cung cấp dịch vụ về không gian mạng, dịch vụ trên không gian mạng, trong đó quy định rõ phải “Kịp thời cung cấp những thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”
8. Quy định về nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng như lưu trữ tại Việt Nam các thông tin về người dùng, thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
9. Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trong đó lực lượng này của Bộ Công an có thẩm quyền rộng nhất.
[TÁM] ĐIỀU BĂN KHOĂN VỀ DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:
1. Không gian mạng, đúng như định nghĩa của dự luật, “là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” thì việc yêu cầu lưu trữ thông tin và đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam liệu có khả thi? Trong trường hợp GG hay FB từ chối đặt văn phòng đại diện thì người dùng VN có thể sẽ không được sử dụng những ứng dụng này nữa. Đây không chỉ thiệt hại về quyền dân sự, mà còn cả về lợi ích kinh tế.
2. Nhiều quy định về nghĩa vụ của người sử dụng không gian mạng còn mơ hồ, dễ diễn giải ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào góc nhìn, thái độ từ cơ quan quản lý nhà nước (như tại Điều 8 và Điều 15).
3. Cả dự luật không quy định bất cứ một nghĩa vụ nào của người sử dụng không gian mạng (thật đáng nể về khâu soạn thảo), nhưng thật ra, nghĩa vụ của người sử dụng được quy định rải rác khắp nơi thông qua quy định nghiêm cấm, không được, trách nhiệm v.v.. Cả dự luật không có bất cứ điều nào quy định về QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG. Khi mà nghĩa vụ không được quy định rõ nhưng thực chất ở khắp mọi nơi và còn quyền không được quy định cụ thể thì việc người dân băn khoăn là có cơ sở.
4. Dự luật chưa định nghĩa được các mức độ xâm phạm an ninh mạng như ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không phân chia được những hành vi nào ở mức độ nào rất dễ dẫn đến việc áp dụng các chế tài nặng không cần thiết và xâm phạm quá mức cần thiết đến quyền lợi của người sử dụng không gian mạng.
5. Dự luật đưa ra những chế tài ảnh hưởng lớn đến quyền của người sử dụng tại Điều 5 dự luật như ngăn chặn, xóa bỏ thông tin, thu thập dữ liệu người dùng v.v.., nhưng điều quan trọng là những chế tài này không kèm theo điều kiện phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ quyết định xử lý, bản án của Tòa án) và cũng không nói rõ đối tượng bị áp dụng chế tài (xử lý tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hay xử lý người sử dụng những dịch vụ này?)
6. Việc cho phép thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nhưng chỉ được đề cập thoáng qua tại Điều 5. Cần thiết phải xây dựng rõ nội dung này bằng một hoặc một số điều luật trong dự thảo.
7. Dự luật An ninh mạng có thể xung đột về ý nghĩa và nội dung điều chỉnh với một số luật khác như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 (trong đó các nguyên tắc tại Điều 4 của Luật An toàn thông tin mạng cũng khá tương tự như dự luật An ninh mạng về việc bảo đảm an ninh mạng) và các cam kết của Việt Nam liên quan đến tự do thông tin. Những nội dung này hơi dài, xin miễn phân tích ở đây.
8. Dự luật quá chú trọng đến các quy định nhằm xác lập địa vị pháp lý (mà chủ yếu là thẩm quyền) cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng”, trong khi đây chỉ là một đơn vị/tổ chức trực thuộc cấp Bộ, mặc dù bị phân chia thẩm quyền giữa các Bộ với nhau nhưng thẩm quyền cụ thể lại rất rộng.
[BỐN] ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG:
1. Cơ quan soạn thảo cần thuyết minh một cách thuyết phục hơn sự cần thiết của Luật An ninh mạng và cho thấy sự khác biệt so với Luật An toàn thông tin mạng đã có, cũng như sự phù hợp với các quyền dân sự hiến định cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc gia nhập.
2. Cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng trong những điều luật rõ ràng.
3. Xác định rõ các mức độ vi phạm từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng như đảm bảo nguyên tắc: Chỉ vi phạm những điều cấm mới bị xử lý theo những hình thức xử lý rõ ràng, phù hợp với mức độ vi phạm.
4. Xác định trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng là thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ban phối hợp chứ không phải là của “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng” vì đơn vị/tổ chức này trực thuộc Bộ, không cần thiết quy định trong một luật riêng.
P/S: Các bạn có thể xem dự thảo cuối cùng (dự thảo 7) tại đây.
Đã có nhiều người vỗ tay khen động thái cầu thị lắng nghe của Chính phủ. Tôi lại đặt suy nghĩ của mình nơi khác: Sự chậm trễ ra đời Luật Biểu tình (quyền Hiến định) và sự sốt sắng ra đời Luật An ninh mạng (điều khiến nhân dân lo lắng).
Thông cáo được phát đi lúc 3h sáng 9/6/2018 từ Chính phủ có nội dung: “đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (luật đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.” Chính phủ chưa nói gì về dự thảo Luật An ninh mạng…
Với Luật An ninh mạng kéo lùi không gian hoà nhập với thế giới, tách biệt luật chơi thế giới, hạn chế quyền dân chủ và Luật Đặc khu chào đón làn sóng Tàu nếu được thông qua thì có kẻ nào đó sẽ rung đùi khoái trá: đó, sản phẩm của bác Tổng người lãnh đạo cao nhất hiện nay đó.
Đó, tôi vô can. Tôi đã nghỉ. Đừng đổ thừa cho tôi nhé!
Đó, tham nhũng đâu quan trọng bằng hạn chế dân chủ và theo Tàu.
Cái bẫy khủng khiếp đang được giăng ra với cái đích duy nhất giành lại thế lực và bảo vệ bằng được tính mạng, tài sản, lợi ích của tập đoàn lợi ích khi bác Tổng đang hừng hực đốt lò và uy tín đang lên với quyết tâm đốt lò ấy.
Rõ ràng nếu bác Tổng không ngăn chặn được hai bộ luật này, tất cả uy tín bao lâu gian khó vô cùng mới tích cóp được sẽ tiêu tan hết. Bởi sự thật thì luận điệu: Dân chủ và Độc lập chủ quyền Quốc gia quan trọng gấp nhiều lần việc chống tham nhũng, là rất đúng và rất hợp lòng Dân hiện nay.
Cái bẫy giăng ra này được điều hành rất bài bản và được sự ủng hộ nhiệt tình của không ít thành viên trong ban lãnh đạo hiện nay. Để thấy Tập đoàn lợi ích được hình thành bao lâu nay vẫn luôn gắn kết chặt chẽ, kẻ tung, người hứng nhân danh phát triển đất nước và bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng.
Nếu đó là sự thật thì thật lo ngại cho đất nước. Và chỉ đó là sự thật mới giải thích được việc những ai đó rất quyền lực và nắm đa số đang thúc ép thông qua hai bộ luật trên.
Rõ ràng duy nhất Tập đoàn lợi ích sẽ vô cùng hưởng lợi nếu hai luật trên được thông qua vì chúng được an toàn đục khoét đất nước và tha hồ thu tiền bạc từ các đặc khu mà đất đai chúng đã xí phần trước mà không bị ngăn chặn bởi tiếng nói của nhân dân thông qua mạng internet vì chính Luật An ninh mạng.
Còn chính bác Tổng vốn là người trong sạch không tư túi sẽ bị dư luận lên án rằng chính dưới thời lãnh đạo của bác hai bộ luật này được thông qua.
Cái bẫy thật khủng khiếp.
Fuxich nhà cách mạng người Tiệp viết dưới giá treo cổ: Con người hãy cảnh giác!
Trước sự kiện có thể là sự kiện có tính lịch sử vì nó là thời điểm quyết định ai đứng về dân tộc, nhân dân và ai đi ngược lại khi bỏ phiếu cho hai bộ luật trên thì câu nói của Fuxich vẫn cần thiết hơn bao giờ hết.
Việc Chính phủ quyết định lùi thời gian trình Dự luật Đặc khu chỉ mang lại niềm vui nho nhỏ cuối tuần vì nó vẫn lơ lửng ở đó, nhưng cho thấy khi người dân tạo ra các sức ép về chính trị thì chính quyền phải lắng nghe.
Một lần nữa, kết quả này là câu trả lời đích đáng cho những ai nuôi giữ thái độ thờ ơ với chính trị. Rất may, sự ra đời của các mạng xã hội khiến thông tin lan toả với nhiều bài viết phân tích thấu đáo, đa khía cạnh, mà báo Nhà nước không thể hoặc không dám đăng tải. Thông tin cung cấp cho con người nhiều lựa chọn tri thức và đưa đến các quyết định phản ứng của cộng đồng. Điều này được mình chứng khi chính ông Thủ tướng thừa nhận họ gặp một “làn sóng khủng khiếp”.
KHÔNG 99 NĂM. KHÔNG 70 NĂM. KHÔNG ĐẶC KHU. ĐỪNG TẠO CƠ HỘI CHO KẺ THÙ XÂM CHIẾM ĐẤT ĐAI CỦA TỔ TIÊN MỘT CÁCH HỢP PHÁP
I. ÁT CHỦ BÀI ĐÃ BỊ LẬT TẨY
Đến bây giờ thì át chủ bài đã bị lật tẩy. Không chỉ những người quan tâm đến luật đặc khu, mà cả đất nước đều rõ tỏ, là đặc khu Vân Đồn nhắm vào Trung Quốc.
Dự thảo luật đặc khu, Điều 54, khoản 4, đã được cộng đồng mạng “phổ cập”:
“Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.”
An ninh mạng – Một dự luật mang nhiều màu sắc độc đoán, chuyên chế dẫn tới vi hiến và đi ngược sự tiến bộ của nhân loại sẽ được biểu quyết vào ngày 12/6/2018
1-Không rõ ràng, minh bạch
Một quyền con người căn bản (quyền biểu đạt chính kiến) đang được bỏ chung vào một hoạt động tội phạm (tấn công kỹ thuật phá hoại trên internet) và được gọi chung là An ninh mạng để đánh đồng hai hành vi với nhau, áp chế quyền của người dân một cách vi hiến.
Theo thông tin của tờ Nhật báo Franfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ), Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do “trong thời gian tới đây”. Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.
Tín chấp là gì? Là dùng uy tín của cá nhân hoặc tổ chức để đảm bảo cho một khoản vay mượn. Nói về vay tín chấp ở ngân hàng thì ai cũng hiểu là không dùng tài sản thế chấp. Ở ngoài đời cũng vậy, có kẻ mượn trăm tỷ dễ như trở bàn tay, nhưng cũng có những kẻ vay một xu không ai cho thì đó là gì? Là dựa vào uy tín của người vay.
Nếu không có gì thay đổi, cuối kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa này, các đại biểu sẽ bỏ phiếu, biến hai dự luật, một về “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (trước giờ vẫn được gọi tắt là Luật Đặc khu) và một về “an ninh mạng” thành luật.
Phản ứng đối với Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” mà nhiều người gọi tắt là “Luật Đặc khu” ắt làm giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửng sốt. Trong mắt họ, dân Việt vốn… “thuần”.
Có những bằng chứng khá rõ ràng cho thấy giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự lúng túng khi dân Việt hết… “thuần” như họ nghĩ.
Bất chấp băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội, khuyến cáo của một số chuyên gia và chỉ trích của nhiều giới, kể cả “lão thành cách mạng”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội vẫn khăng khăng: Thành lập ba đặc khu ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang là chủ trương của Bộ Chính trị. Vì Bộ Chính trị đã quyết định như thế nên không thể không có luật về đặc khu!
Thế nhưng mới đây, hôm 7 tháng 6, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, chính thức cam kết sẽ chỉnh sửa Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, không giao đất cho nhà đầu tư tới 99 năm nữa (1). Cần phải nhớ rằng, tháng trước, chính ông Phúc là một trong những người khuyến cáo các đại biểu Quốc hội nên ủng hộ chủ trương giao đất 99 năm.
Cục diện liên quan đến Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” đang thay đổi rất nhanh. Ngày 6 tháng này, chỉ mới có vài đại biểu Quốc hội rụt rè đề nghị, tách thời hạn giao đất đến 99 năm thành một vấn đề riêng để biểu quyết khi bỏ phiếu thông qua Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” (2). Hai ngày sau đã có hàng chục đại biểu công khai cho rằng, cần giữ dự luật này lại để trưng cầu dân ý (3)!
***
Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” với ý định biến khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thành đặc khu với nhiều ưu đãi được quảng bá là chưa từng có cho các nhà đầu tư, giống như một liều thuốc đặc trị, kích thích dân chúng Việt Nam, bất kể tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội thay đổi cả tâm thế lẫn tư thế.
Trên các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, số người minh định tên tuổi, diện mạo kèm tuyên bố phản đối việc giao đất cho những nhà đầu tư vào các đặc khu tới 99 năm, tăng từng giờ. Trên các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, nhiều cá nhân xưa nay xem “quốc kế, dân sinh” là chuyện của hệ thống chính trị chứ không phải của mình, không ít người mà công việc, quyền lợi vốn gắn liền với sự tồn vong của hệ thống chính trị nên chẳng bao giờ chỉ trích hệ thống ấy,… đột nhiên cùng bày tỏ một cách rạch ròi rằng, Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” chính là “đưa mỡ vào miệng mèo”, là “cho sói đặt trước một chân vào chuồng gà”.
Chẳng riêng các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, số lượng các cơ quan truyền thông do hệ thống công quyền kiểm soát, tham gia vào việc vạch trần mặt trái của các đặc khu, đặc biệt là những đặc khu do các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc từng đổ tiền vào ở châu Á, châu Phi càng lúc càng đông. Dường như không ai có thể dửng dưng trước nguy cơ mất nước, dân tộc thêm một lần lệ thuộc Trung Quốc.
Độc giả các diễn đàn điện tử, người sử dụng mạng xã hội vốn chỉ quen lướt web cho vui, giờ chính là đối tượng săn tìm thông tin, hình ảnh, dữ liệu để tự đánh thức chính mình và cảnh tỉnh đồng bào của mình. Thông báo về chủ trương thành lập ba đặc khu của Bộ Chính trị Đảng CSVN do ông Đinh Thế Huynh ký. Chuyện mời các chuyên gia Trung Quốc đến Việt Nam giảng dạy về lợi ích, cách thức thành lập – vận hành các đặc khu trước khi Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” được soạn thảo rồi trình cho Quốc hội Việt Nam biểu quyết,… giờ được bày ra trên Internet cho tất cả người Việt cùng xem, cùng ngẫm.
Dân đã hết… “thuần” và có thể vì không hình dung được sẽ có lúc dân hết… “thuần” nên cách chống đỡ của các viên chức hữu trách hết sức vụng về: Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, người loan báo, “có nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ đã tìm hiểu và 99,6% người dân Vân Đồn đồng thuận với việc thành lập Đặc khu Vân Đồn” (4), rút lui, im thin thít dù bị thiên hạ chửi như tát nước vào mặt.
Ngay cả truyền thông chính thức cũng gọi kiểu trấn an của ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường (chưa phát hiện người nước ngoài nào mua đất) là “khó tin”. Có độc giả bình luận, ông Hà giống như đang ở trên… mây. Độc giả khác thì bình rằng, quản trị như thế, nếu có thêm ba đặc khu – thêm ba cái cửa được mở toang thì ai cũng có thể hình dung quốc gia sẽ tan hoang như thế nào (5)!
Không phải tự nhiên mà ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam thú nhận, Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” đã gây ra một “làn sóng khủng khiếp” và chỉ trong vài ngày vừa qua, cá nhân ông Phúc đã nhận được vô số thư từ, tin nhắn, điện thoại (6). Ông Phúc đã hứa sẽ xem lại thời hạn thuê đất và ông mới loan báo sẽ thôi không giao đất trong 99 năm nữa.
Không may cho giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là dân đã hết… “thuần”. Dù có nhân nhượng không giao đất tới 99 năm đi nữa thì dân vẫn không chịu. Nhiều facebooker khẳng định như Đàm Hà Phú: 77 đặc khu mà Trung Quốc đầu tư tại 36 quốc gia trên thế giới – hầu hết là ở các quốc gia nghèo mạt rệp ở châu Á như Lào, Sri Lanka và châu Phi… đều có đặc điểm là bị Trung Quốc hóa. Dân Trung Quốc đổ vào các các đặc khu biến người bản địa thành công cụ để bóc lột sức lao động. Tệ nạn, đặc biệt là buôn người và mại dâm ở các đặc khu do Trung Quốc đầu tư – kiểm soát cũng ở mức khủng khiếp. Môi trường, xã hội ở các đặc khu bị phá nát… Vì Trung Quốc trợ cấp cho mỗi gia đình di cư sang các đặc khu ở Lào một khoản tương đương 100 ngàn Mỹ kim nên khu vực Bắc Lào giờ tràn ngập dân Trung Quốc, họ kiểm soát tất cả mọi ngành nghề và dân Lào giờ chỉ là người làm thuê cho dân Trung Quốc ngay trên mảnh đất của chính cha ông họ… Phú nhấn mạnh: Những ai đang và sẽ ủng hộ luật đặc khu cần đọc nhiều thông tin để biết rằng, mình đang tiếp tay đế bán nước cho Trung Quốc như vậy đó. Dù các vị chức sắc “Ăn cơm nhà, vác tù và Bắc Kinh” vẫn nhất định không để chữ nào về Trung Quốc nào trong Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” nhưng ai cũng hiểu, ngoài Trung Quốc còn ma nào vào đây nữa. Vấn đề không phải là 99 năm hay 9 năm, vấn đề là không có đặc khu, lỏng khu gì sất (6).
***
Rất nhiều người ngỡ ngàng sau khi ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, nói xa, nói gần rằng đang có những người cố tình hiểu sai Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, đẩy thiện ý về đặc khu trở thành nguy cơ tạo ra các nhượng địa, “chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc”(7), hàng ngàn người sử dụng mạng xã hội đã phản hồi như Tạ Quang Hiệp: Người tử tế không muốn dính dáng đến Trung Cộng. Chúng nó là bố các ông hay sao mà sợ bị chia rẽ (8)? Hoặc than như Thang Cong Vu: Trước còn ngờ dư luận săm soi, khe khắt quá mức nhưng nghe các bộ trưởng trả lời về đặc khu thì thấy thất vọng toàn tập. Cơ đồ Việt Nam suy sụp từ đây chăng (9)?
Tháng 2 năm 2013, khi tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Hà Nội, có dịp tường thuật về chuyến công du châu Âu, đặc biệt là được viếng thăm Vatican, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN tuyên bố đầy hãnh diện: Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ! Không rõ với lối tư duy đó, sau “làn sóng khủng khiếp” đối với Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, ông Trọng có triệu tập Bộ Chính trị họp bất thường để tự kiểm điểm xem: “Mình phải như thế nào…” nhân dân mới nghi ngại và phẫn nộ như vậy, hay không?
Đất nước Việt Nam đang sống trong tình trạng biến động, sôi sục. Lãnh thổ của tổ quốc, chủ quyền của đất nước, nền độc lập của quốc gia đang bị thử thách lớn.
Sự kiên nhẫn của một dân tộc từng trải qua những thử thách ngàn cân treo sợi tóc lại bị đem ra thách thức một cách nghiêm trọng nhất.
Hai gọng kìm lớn nhất, hiện hữu VN có thể thấy là đường lưỡi bò ngoài biển (quân đội) và chuỗi đập đầu nguồn Lan Thương (nhánh chính cho Me Kong) ở cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng.
Khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, các phong trào rên xiết trong gót sắt xâm lược và cuộc khai phá hạ tầng điên cuồng của nước này lên cao nguyên, thực chất là đển chiếm đóng nguồn nước và từ đó gây áp lực chính trị mòn mỏi xuống Đông Dương, Đông Nam Á và xa hơn chính là Ấn Độ.
Uỷ ban sông Mekong trong 4 năm qua đã từng lên tiếng tuy nhiên khó có thể gây được sức ep lên Trung Quốc nước đã xây đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng rồi Tiểu Loan, kèm theo kế hoạch chục đập nữa nhằm đáp ứng nguồn năng lượng sạch, rũ bỏ nhiệt điệt độc hại và đáp ứng nhu cầu điện công nghiệp khổng lồ cho quốc gia này. Lào, Campuchia, Thái Lan đương nhiên cũng có dự án xây đập của riêng họ mà trong số đó cũng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc.
Khi ông Thủ tướng nói: luật đặc khu đã tạo ra một làn sóng khủng khiếp trong dân. Tức rằng ông ấy nhận ra một điều hiển nhiên là, người dân cả nước đã thực sự bày tỏ một cách công khai và đòng loạt trên diện rộng về sự sôi sục cùng nỗi bất an, lo lắng xen lẫn cả sự phẫn nộ tột độ dành cho dự luật này khi nó được đem ra thảo bàn tại nghị trường.
Thế nhưng cũng trong những ngày này, đối nghịch lại với tình trạng cấp bách ở trên từ phía nhân dân, các đại biểu quốc hội của nước ta đang trong tình trạng như thế nào, khi mà có đoàn đại biểu vắng tới hơn một nửa số người có trách nhiệm đại diện cho dân, dù về mặt hình thức, để tham gia một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất trong những kỳ họp như vậy?
Quốc hội, là nơi mà những đại diện cho người dân, được người dân trả lương, nhận uỷ thác quyền lực và vị thế chính trị từ nhân dân để làm việc và đưa ra những quyết sách thay dân. Nhưng trong tình cảnh nhân dân cả nước đang hoang mang và giận dữ về các vấn đề trọng đại nhất của quốc gia, thì có những đại biểu lại thản nhiên vắng mặt như câu chuyện đi chợ hay là cuộc họp cơ quan mà anh ta là người đứng đầu. Những kẻ đó có xứng đáng hay không về vai trò đại biểu thay dân gánh vác trọng trách về những quyết sách lớn của đất nước, những kẻ vô trách nhiệm và tệ hại về nhận thức như vậy, trong khi nhân dân còng lưng đóng thuế nuôi họ và giao cho họ quyền lực của mình?
Chúng ta cũng biết, trước đây còn có chuyện, đại biểu đi họp còn được nhắc nhở là không nói về vấn đề tham nhũng vì sợ bị cắt các dự án đầu tư hoặc bị thanh kiểm tra. Mà thực ra hầu hết đại biểu là đảng viên đảng cộng sản (khoảng 470/496), chịu sự chỉ đạo của đảng, không chỉ về mặt tổ chức đảng phái chính trị mà còn về mặt tổ chức chính quyền được ghi vào ngay phần đầu của Hiến pháp 2013 (Điều 4). Nhân dân thì không quản lý được các đại biểu quốc hội là đảng viên này, nhưng đảng thì chỉ cần nhắc nhở là họ sẽ run sợ và nghe lời răm rắp. Vậy tại sao trong cuộc họp này họ lại vắng mặt nhiều như thế, đảng không quản được họ hay thiếu đi trọng lượng đối với những đại biểu vô tổ chức này hay sao? Và vấn đề đặt ra là, khi họ không tham dự bàn thảo về các vấn đề hệ trọng của đất nước, thế thì đến ngày bấm nút thông qua dự luật chắc họ vẫn “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của mình?
Đại biểu quốc hội mà còn với nhận thức và tình trạng tệ hại như thế với vị trí chính trị quan trọng hàng đầu đối vói vận mệnh dân tộc và quốc gia, họ bàng quan như thế với công việc đất nước, thì trách sao người dân khó có thể thụ hưởng được những điều tốt đẹp từ những con người với phẩm chất như vậy. Chính quyền sao có thể trở nên mạnh mẽ và tử tế được nếu còn bao gồm những con người mà coi quốc hội như cái chợ nhà, thích thì đến còn không muốn thì sẵn sàng vắng mặt? Họ kiến tạo được điều gì hay giá trị thiết thực và hữu ích nào cho xã tắc với tâm thức và hành xử như vậy?
Đại biểu phải là những người chuyên trách, không nên và chuẩn xác hơn là không được kiêm nhiệm các chức vụ ở các nhánh quyền lực khác, tức mỗi dân biểu không đảm nhận những chức vị ở nhánh hành pháp và tư pháp, mà chỉ gánh vác bổn vụ đại diện cho dân về mặt lập pháp tại quốc hội mà thôi. Và bản thân họ phải không bị chi phối bởi những quyết định và sự quản lý nội bộ của đảng, hoặc phải có sự giám sát ngang bằng bởi một cơ chế quyền lực với vai trò một đảng chính trị khác thì mới có thể kiểm soát được các đại biểu này trong nhiệm kỳ mà lá phiếu của nhiều người dân đã lựa chọn ghi tên họ.