Nhân đạo ư? Đó là bất công!

FB Nguyễn Tiến Tường

2-8-2018

Ông Phạm Công Trung, em trai ông Phạm Công Danh. Ảnh: internet

Ông Phạm Công Trung là em trai của ông Phạm Công Danh, trong đường dây tội phạm tại đại án ngân hàng Xây Dựng. Ông Trung nguyên là Tổng giám đốc VNCB; Giám đốc Công ty Việt Trung.

Ông Trung giao hồ sơ Công ty cho bị can Mai Hữu Khương để Khương và Trung tiến hành lập hợp đồng mua bán khống vật liệu với một công ty khác, trị giá hợp đồng trên 24 tỉ đồng.

Vũ nhôm “sai khiến” 8 tướng lĩnh, hai chủ tịch TP Đà Nẵng, còn ai?

FB Nguyễn Đức

2-8-2018

Như vậy phiên xử kín ngày 30.7 Tòa án TP.Hà Nội đã tuyên án Vũ nhôm 9 năm tù, cựu Trung tướng Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an 7 năm tù, đại tá Bách – Bộ công an 6 năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Một thợ nhôm kính bất ngờ đeo lon thượng tá, đó là tài năng của Vũ nhôm hay âm mưu của những tướng “cao cấp” và lãnh đạo TP. Đà Nẵng muốn dùng Vũ để thâu tóm hàng chục bất động sản ở Đà Nẵng, TP.HCM và các tỉnh… Số bất động sản trị giá lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng rơi vào tay Vũ nhôm với giá mua chỉ định bằng 1/100 giá trị thị trường vốn là đất vàng, kim cương.

Báo chí tư nhân, sao chưa hợp pháp hóa?

FB Hoàng Hải Vân

2-8-2018

Hồi tôi còn làm Tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên, lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân lớn có mang đến đề án lập một báo điện tử, đề nghị Thanh Niên “đứng tên”. Tôi hỏi sau đó thì sao, người này bảo Công ty sẽ nộp cho Thanh Niên một khoản lệ phí hàng tháng, Thanh Niên chỉ giám sát nội dung và thu tiền, mọi thứ họ làm từ A đến Z, lời hay lỗ họ tự chịu trách nhiệm. Tất nhiên Thanh Niên không đồng ý cho thuê danh. Họ đã mang đến một cơ quan khác và một báo điện tử đã ra đời do cơ quan này làm “chủ quản”. Đó là một trong nhiều tổ chức báo chí tư nhân đang tồn tại trong thực tế mười mấy năm nay ở nước ta, họ hoạt động tương đối chuyên nghiệp, với lượng người đọc rất lớn.

Khi nhân dân bị bịt miệng

FB Lão Tạ

2-8-2018

Nếu anh ngăn cản người bên cạnh nói sự thật, coi như anh tự bịt một phần mắt và một phần tai mình. Nếu anh ngăn cản cả một dân tộc nói sự thật, coi như anh là kẻ bị mù và điếc toàn phần.

Những trái bom nước lơ lửng trên đầu dân Việt

Blog VOA

Trân Văn

1-8-2018

Cảnh chạy lụt sau vụ vỡ đập Xepian-Xe Nam Noy ở Attapeu, Lào. Ảnh: Reuters

Sự kiện một trong các đập chắn nước của Thủy điện Xepian – Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu của Lào bị vỡ tối 23 tháng 7, nhấn chìm sáu làng của huyện Sanamxay, khiến hàng ngàn gia đình trắng tay, ít nhất 6.500 người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất, đến nay, lực lượng cứu nạn mới chỉ tìm được 9 thi thể trong số hơn 100 người mất tích,… đã dấy lên mối lo về hàng trăm công trình thủy điện từng được ví von như những trái bom nước lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người Việt. Đặc biệt, thảm họa từ thủy điện Xepian – Xe Nam Noy làm người ta liên tưởng đến những cảnh báo về chuỗi thủy điện bậc thang Sơn La – Hòa Bình,…

Chuyện phiếm của Phan Chi

1-8-2018

VỤ ÁN THAM NHŨNG NHÀ ÔNG VĨNH

Nhà ông Vĩnh gồm 3 thế hệ. Ông Vĩnh 75 tuổi, Vinh con ông Vĩnh 45 tuổi và Vịnh cháu nội ông ta 15.

Ông Vĩnh đại tá quân đội về hưu, chả có gì ngoài lương hưu và một nắm huân huy chương. Vinh còn trẻ mà đã là Tổng giám đốc một công ty lớn, thu nhập khá. Vịnh học chuyên toán, tiếng Anh tốt, định hướng XHCN ở Mỹ.

Chuẩn nào cho Chính phủ?

FB Nguyễn Huy Cường

1-8-2018

Tấm ảnh kèm theo bài này chụp ở Long Khánh cho thấy, ngoài “chuẩn” Nông thôn mới nay đã có “chuẩn” nông thôn mới… nâng cao nữa mà địa phương này vừa đạt.

“Chuẩn nông thôn mới nâng cao”. Ảnh: Nguyễn Huy Cường

Luật Đặc khu: một đạo luật thừa thãi

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

1-8-2018

Ảnh: internet

Theo Dân trí đưa tin, dự kiến chương trình phiên họp tháng 8/2018 cho thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt (đặc khu).

Với động thái này, Luật Đặc khu có vẻ đang trong quá trình được vận động và tuyên truyền để nhất quyết thông qua, thay vì thật sự tiếp nhận ý kiến hay phản biện từ chuyên gia và người dân. Theo đó, các tài liệu được công bố để phục vụ cho việc tiếp xúc cử tri cũng thể hiện nhu cầu “bảo kê” tận răng dự thảo luật chứ không tạo ra một môi trường cởi mở cho những luồng ý kiến trái chiều.

Ông Võ Văn Kiệt và Hà Nội

FB Huy Đức

1-8-2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bí thư Thành ủy HN Hoàng Trung Hải tới dự lế 10 năm sáp nhập thủ đô HN. Ảnh: Báo KTĐT

Ngày 5-5-2008, đúng ngày Quốc hội họp bàn việc mở rộng Thủ Đô, ông Võ Văn Kiệt cho công bố trên báo Tuổi Trẻ một bài viết dưới đây. Ông cho rằng: “Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều…”. Ông đề nghị Quốc hội nghiên cứu: “Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám”.

Giữa tháng 5-2008, ông Võ Văn Kiệt ra Hà Nội vừa để phản đối việc bắt giữ 2 nhà báo (Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến) vừa để vận động QH. Quan điểm của ông cũng là suy nghĩ của nhiều người lúc bấy giờ. Kết quả thăm dò trong Quốc hội cho thấy: chỉ có 226 đại biểu đồng ý, ngang với số không đồng ý, 226 đại biểu.

Sau “Liên híp” là “Hải hô”: Bao giờ mới thôi đàn áp?

FB Trịnh Kim Tiến

1-8-2018

Ai nhắc đến Quỳnh thường không thể quên Nga, bởi vì họ chung một hoàn cảnh. Không chỉ Quỳnh mới có con nhỏ, Nga cũng còn hai đứa con thơ ở cái tuổi mới nứt mắt nhìn đời. Chị đi bỏ lại các con, đối với Nga thứ quý giá nhất ở trong tù là bức ảnh con của chị. Chị dán nó lên khắp buồng giam và ngày ngày nhìn các con qua ảnh.

“Anh em ngoài xã hội” là ai? (Phần 2)

FB Hoàng Linh

1-8-2018

Mời đọc lại phần 1: “Anh em ngoài xã hội” của Út ‘trọc’ Đinh Ngọc Hệ

Café Rex là nơi tập trung của giới thượng lưu Hà Nội, mặc dù Rex ở TP.HCM, thế mới hay. Bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng, cấp phó, những tay có máu mặt trong giới đại gia Hà Nội cũng hay lui tới. Tôi chỉ ra Rex khi anh Trần Hùng bay vào hoặc khi mấy thằng thư ký của mấy ổng nhắn tin “Anh 7, anh 6, anh gì gì gặp”. (Ciao cafe của giới Việt Kiều hoài cổ, Milano của dân chơi xe, văn phòng, chứng khoán, Sun Wah của dân chơi người mẫu, ca sĩ…). Nghe nói cô Lý Nhã Kỳ mới mở quán cafe rất sang trọng…

Đảng không nên diễn nữa

FB Đỗ Minh Tuấn

1-8-2018

Vừa qua BCT đã kỷ luật nội bộ một số quan chức và tướng lĩnh cao cấp vì các tội tham nhũng, sử dụng đất công và đất chiếm của dân vào các hoạt động của nhóm lợi ích v.v… Với dân đây chỉ là một việc giống như mấy cái gỉ mũi mà thằng hủi cạy ra khoe khắp xóm làng là mình đã sạch sẽ thơm tho mà thôi!

Cờ Đài Loan, quyền Việt Nam

Tuấn Khanh

31-7-2018

Lá cờ của Đài Loan phấp phới ở Bình Dương, Việt Nam, có lẽ không qua được 72 tiếng đồng hồ, nhưng bản thân sự có mặt của nó như là một cuộc kháng chiến không mệt mỏi về chủ quyền của mình.

Thực trạng của công an và quân đội qua hai vụ xử Vũ ‘nhôm’ và Út ‘trọc’

FB Trương Nhân Tuấn

31-7-2018

Út ‘trọc’ (trái) và Vũ ‘nhôm’ tại phiên tòa hôm 30/7/2018

Công an, quân đội, nhà báo, luật sư… nào là người “đại diện cho pháp luật”, nào là lực lượng “bảo vệ tổ quốc”, nào là người “giám sát và phản biện xã hội”, nào là người “bảo vệ công lý”…. càng về khuya, mặt nạ son phấn nham nhở của chế độ xã hội chủ nghĩa càng thêm loang lổ, dần dần hé lộ xuống.

Một người Mỹ gốc Việt nghi bị mất tích tại Việt Nam

LTS: Theo ông Phạm Văn Thành, cựu tù nhân lương tâm, hiện đang sống ở Pháp, cho biết: Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt ngày 7/7, tại bến xe Miền Đông, khi ông trên đường từ Huế vào Sài gòn. Cùng bị bắt với ông Phương hôm 7/7 có Facebooker Huỳnh Đức Thanh Bình, Facebooker Trần Long Phi và Facebooker Thomas Quốc Bảo. Cũng trong ngày 7/7, Cục An ninh Chống Bạo loạn Lật đổ, tức A67, đã bắt Facebooker Huỳnh Đức Thịnh, là cựu tù Z30C. Tất cả đang bị giam tại trại giam Phan Đăng Lưu ở Saigon.

“Anh em ngoài xã hội” của Út ‘trọc’ Đinh Ngọc Hệ (Phần 1)

FB Hoàng Linh

31-7-2018

Thông tin về xét xử tướng tình báo, sĩ quan quân đội tưởng hấp dẫn lắm nhưng đọc báo chán chết, chẳng có thông tin gì. May mà có chú Đinh Ngọc Hệ khai mấy chi tiết khá hài hước nhưng lại đúng bản chất mấy cái trục không tên đang “điều khiển” hầu hết chúng ta mới ghê. Chú Đinh Ngọc Hệ gọi đó là “anh em ngoài xã hội”.

Sự thất vọng mang tên Vũ nhôm

FB Nguyễn Ngọc Chu

31-7-2018

Biết rằng, cuộc chống tham nhũng sẽ không truy đến gốc rễ cuối cùng, sẽ không đi đến kẻ chủ mưu cuối cùng, rằng vẫn sẽ có vùng cấm. Nhưng đã có lúc ảo tưởng đợi chờ những nước cờ quyết liệt hơn nữa. Không. Vụ án xử kín. Quá chóng vánh. Và thất vọng.

Trước hết, để tránh bàn cãi không cần thiết, phải khẳng định rằng, ủng hộ cuộc chống tham những của TBT Nguyễn Phú Trọng, và rằng cuộc chống tham nhũng đã có những kết quả tích cực.

Khi tướng…rụng

Làng Mới

Đức Nguyện

30-7-2018

Hàng trên, từ trái qua: Trung tướng Bùi Văn Thành; Trung tướng Bùi Xuân Sơn; Trung tướng Ksor Nham. Hàng dưới: Trung tướng Phan Hữu Tuấn; Thượng tướng Phương Minh Hòa; Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, là 6 trong hàng chục tướng lãnh bị kỷ luật và bị bắt trong thời gian gần đây.

Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của hai lực lượng vũ trang quân đội, công an; lần đầu tiên trong lịch sử ngành tư pháp kể từ khi Việt Nam độc lập người dân một lúc phải chứng kiến số tướng lĩnh bị kỉ luật, thậm chí phải ra toà nhiều thế. Nỗi đau không chỉ riêng của những ai đã, đang mang trên mình bộ quân phục của hai ngành đặc biệt, luôn được dân tin cậy cả khi thời bình cũng như lúc đất nước gặp cơn nguy biến.

Bao giờ cây CSVN ngã?

FB Trần Trung Đạo

31-7-2018

Một người bạn FB hỏi: “Dám hỏi lão ca tại sao CSVN suy mà vẫn chưa chịu sụp?”

Câu hỏi đó có thể phải trả lời bằng một cuốn sách. Nhưng nghĩ lại, cũng nên trả lời dù sẽ rất vắn tắt. Người viết dùng câu chuyện cây thông già sau vườn để dẫn chứng.

EVFTA: Vì đâu nên nỗi?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

30-7-2018

Lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, là khó có thể bàn cãi. Một đánh giá tác động thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu (EC) chỉ rõ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhất trong các nước ASEAN nếu Hiệp định đi vào hoạt động, với mức tăng thêm về xuất khẩu là 35%, về tăng trưởng GDP là 15% và lương bổng cho người lao động là 12%. [1] Những lợi ích này, khi đặt trong tương quan thâm hụt mậu dịch và lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, mới tỏ rõ hơn tầm quan trọng đối với Việt Nam, cả trước mắt lẫn dài hạn, cả về kinh tế, lẫn an ninh địa chính trị.

Tuy nhiên, đã hơn 3 năm rưỡi kể từ ngày được ký kết mà triển vọng có hiệu lực của Hiệp định này, vì nhiều lý do, vẫn còn mờ mịt. Chuyến thăm Việt Nam mới nhất chỉ vài ngày gần đây của Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Quốc Hội Châu Âu, đã lần đầu tiên đặt ra viễn cảnh EVFTA có thể bị trì hoãn vô thời hạn với phát biểu: “Nếu vì lý do nào đó làm chậm việc ký kết, chẳng hạn chậm 1 năm, không ai có thể biết nó sẽ diễn ra như thế nào trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện châu Âu.” [2]

Ngay đây cũng cho thấy phần nào sự tai hại khi báo chí quốc doanh luôn tỏ ra lạc quan thái quá trong vài năm vừa rồi khi mà thường xuyên đưa ra các mốc nào là cuối năm 2016, đầu năm 2017, rồi đầu năm 2018, gần đây lại là giữa năm 2018, để rồi bây giờ chính người đứng đầu cơ quan nắm giữ chìa khóa của EVFTA còn không dám chắc chắn về số phận của EVFTA. Không hiểu báo chí và cơ quan tuyên giáo cấp trên có hiểu được rằng, chính việc mô tả quá lạc quan về viễn cảnh phê chuẩn EVFTA đã không ít thì nhiều khiến các bên liên quan phớt lờ những trở ngại quan trọng để rồi có khi nhận ra thì đã muộn.

Đơn cử, ông Bernd Lange, nhân dịp kể trên cũng đã nêu quan điểm không thể rõ hơn trước công luận: “Đồng nghiệp của tôi tại Nghị viện châu Âu cũng quan tâm tới công ước cốt lõi của ILO phải được phê chuẩn. Theo đó, bên đối tác phải thể hiện cam kết đầy đủ trong phê chuẩn các công ước này trước khi Nghị viện Châu Âu tiến hành xem xét để phê chuẩn hiệp định.” Và Việt Nam, theo lời ông, “phải thể hiện được cam kết mang tính ràng buộc từ phía đối tác về một lộ trình về phê chuẩn, quá trình thực thi và giám sát quá trình thực thi” [3]

Ba Công ước ILO mà Bernd Lange muốn nói đến ở đây chính là Công ước số 87 về tự do liên kết, Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể và Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Trong đó quan trọng nhất dĩ nhiên là Công ước số 87 vì là cơ sở pháp lý của nghiệp đoàn độc lập.

Trong khi phía EU đã chỉ rõ mối quan tâm chính yếu của họ thì hãy xem Chính phủ Việt Nam đã phản ứng thế nào. Đầu tháng 2/2018, Đại sứ Vương Thừa Phong, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU đã thông báo Việt Nam cam kết sẽ tham gia 3 công ước quan trọng của ILO với lộ trình hoàn tất Công ước số 87 vào tháng 10/2020. Thế mà ngay tuần trước, trong buổi gặp với Bernd Lange, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH lại đưa ra một lộ trình khác là dự kiến phê chuẩn Công ước 87 vào năm 2023.

Đáp lại mối quan tâm bậc nhất của đối tác bằng những thông báo tiền hậu bất nhất như vậy trách sao EVFTA lại khó có thể suôn sẻ cho được?

Đó là còn chưa nói đến chính vì hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường bết bát mà nhiều Nghị sĩ EU, dẫu muốn tăng cường thương mại với Việt Nam, cũng khó lòng ủng hộ hết lòng cho được.

Bởi thế, chẳng hề bất hợp lý khi nói rằng, có một thế lực nào đó trong số những người nắm quyền ở Việt Nam, trong khi bỏ rơi lợi ích giai cấp công nhân Việt Nam và phớt lờ môi trường bị ô nhiễm vì quyền lợi thiểu số giới chủ (nhất là giới chủ FDI), đã vô tình hay cố ý, ngăn chặn việc phê chuẩn EVFTA từ phía EU, qua đó cản trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như gia tăng sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.

Giải pháp duy nhất hiện nay là phải ngay lập tức phê chuẩn và nội luật hóa các Công ước ILO kể trên, cải thiện hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường để EU không còn lý do gì trì hoãn việc phê chuẩn EVFTA, đem lại nguồn lợi to lớn cho kinh tế Việt Nam. Chậm trễ để rồi lại khiến Việt Nam lỡ tàu lần này chắc chắn sẽ để lại những di họa to lớn đáng chê cười về sau, xin nhớ lấy.

—–

[1] http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2018/614702/EPRS_BRI(2018)614702_EN.pdf

[2] [3] https://nhadautu.vn/fta-viet-nam-eu-ap-luc-toi-phan-viec-sau-cung-d11962.html

Vụ mất Gạc Ma: Tôi biết người ra lệnh “không bắn”

FB Phan Trí Đỉnh

30-7-2018

Sáng 28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc, nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.

Trần Huỳnh Duy Thức: “Đề nghị miễn hình phạt còn lại”

FB Trần Huỳnh Duy Thức

30-7-2018

Vào ngày 28/7/2018 gia đình vừa đi thăm anh Thức về, gửi đến mọi người những thông tin cập nhật về việc đấu tranh tự do của anh Thức.

Ngày 28/1/2018 anh Thức làm đơn “Đề nghị giảm hình phạt” gửi đến Chánh án TAND Tp.HCM và cơ quan thi hành án hình sự Tòa án ND Tp. HCM.

Thư của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi cho gia đình từ trong tù

30-7-2018

Nghệ An, 26/6/2018

Thưa ba và cả nhà thương,

Hôm 23/6 chị Sáu và Quân ra thăm con kể rằng ba nói ba tin sắp có nhiều thay đổi lớn và ba sẽ khỏe để chờ con về. Con rất là vui.

Được an ninh đến chơi nhà

LTS: Nhà thơ Thái Bá Tân cho biết: “Chiều nay an ninh gọi điện, bảo sắp tới sẽ đến chơi nhà. OK, lúc nào cũng được“. Và ông đã làm một số bài thơ về vụ này.

____

FB Thái Bá Tân

30-7-2018

1
Đã vượt qua nỗi sợ,
Nay tôi chẳng sợ gì,
Ngoài dân tình loạn lạc,
Chiến tranh và chia ly.

Cựu trung tướng, phó tổng cục tình báo Bộ Công an Việt Nam, lãnh 7 năm tù

Nguyễn Đức

30-7-2018

Các bị cáo Phan Văn Anh Vũ (áo sọc), Phan Hữu Tuấn (áo trắng) và Nguyễn Hữu Bách (áo xanh đen) tại TAND Hà Nội hôm nay. Ảnh: Xuân Hoa/ VNE

Ngày 30-7, TAND TP.Hà Nội đã xử kín vụ Vũ nhôm và nguyên tướng tình báo “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Tòa tuyên Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù, cựu trung tướng Phan Hữu Tuấn – 7 năm tù – nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo – Bộ Công an và 6 năm tù đối với Nguyễn Hữu Bách (55 tuổi), cán bộ Bộ Công an.

Vì sao nhiều cán bộ cấp cao của đảng và nhà nước cũng sợ Vũ ‘nhôm’?

FB Hoàng Hải Vân

30-7-2018

Trong số các tướng lãnh công an bảo kê cho Vũ nhôm đã và đang chuẩn bị vào lò, có 2 tướng từng là Tổng cục trưởng và Tổng cục phó Tổng cục Tình báo và 1 tướng là đương kim Thứ trưởng Bộ Công an. Còn Vũ nhôm được phong là thượng tá thuộc Tổng cục này.

Kết quả phiên tòa xử 20 người biểu tình tại Biên Hòa

FB Nhật ký biểu tình

30-7-2018

Vào lúc 8h sáng nay, ngày 30/7, phiên tòa xử 20 người tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu vào ngày 10/6 đã diễn ra tại Tòa án tỉnh Đồng Nai. Hàng trăm công an bao gồm thường phục và sắc phục bao vây quanh bên ngoài và bên trong phiên tòa. Thẩm phán là ông Nguyễn Quốc Thái đã kéo dài thời gian cho đến 10h mới bắt đầu phiên xử.

Chống Cộng kiểu vô văn hóa, tốt nhất nên dẹp

FB Đỗ Ngà

30-7-2018

Đã chống cộng thì chính mình phải biết mình chống cái gì của ĐCS? Nhiều người chống cộng nên suy nghĩ kĩ. Chính bạn chống cộng cho thỏa sự thù hằn hay chống cộng là để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn? Nếu vì sự thù hằn hay chỉ vì hùa theo ai đó thì đừng chống cộng làm gì, vì thù hận và hùa theo nó đưa đến sự cực đoan. Còn nếu chống cộng là để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thì xin mời bạn tiếp tục, đó là điều đáng trân trọng.

Đôi lời góp ý với Triệu Tài Vinh!

FB Trần Đình Triển

30-7-2018

Phải khẳng định rằng: ông lên chức Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang là gặp nhiều may mắn; trong đó có công lao của tôi điều tra, công bố hàng loạt cán bộ đương nhiệm HG là lũ gian – tham – dâm.

Nhà báo Nguyễn Thúy Hồng gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nguyễn Thúy Hồng

29-7-2018

Thưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc!

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi xem Công văn hỏa tốc này từ Văn phòng Chính phủ mà một bạn Facebook từ Hà Nội bức xúc chuyển đến cho tôi. Nội dung chính trong Công văn là ý kiến của Thủ tướng xung quanh kết quả thi bất thường, từ kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Điều ngạc nhiên của tôi là Thủ tướng đã “ghi nhận, biểu dương Bộ Giáo dục và Đào tạo… đã kịp thời, khẩn trương rà soát kết quả thi bất thường của Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018”.