Kết quả phiên tòa xử 20 người biểu tình tại Biên Hòa

FB Nhật ký biểu tình

30-7-2018

Vào lúc 8h sáng nay, ngày 30/7, phiên tòa xử 20 người tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu vào ngày 10/6 đã diễn ra tại Tòa án tỉnh Đồng Nai. Hàng trăm công an bao gồm thường phục và sắc phục bao vây quanh bên ngoài và bên trong phiên tòa. Thẩm phán là ông Nguyễn Quốc Thái đã kéo dài thời gian cho đến 10h mới bắt đầu phiên xử.

Đúng như kiểu “phiên tòa bỏ túi” điển hình của chế độ, phiên tòa diễn ra nhanh chóng trong vài tiếng đồng hồ và kết thúc vào lúc 15h cùng ngày. Mức án thấp nhất là 10 tháng và cao nhất là 16 tháng tù giam dành cho 20 người biểu tình.

Nhiều gia đình người biểu tình có mặt tại phiên tòa đã rất bức xúc trước bản án quá nặng nề dành cho người thân, con em của họ. Trước đó nhiều lần an ninh đã dụ dỗ người biểu tình ký vào biên bản nhận tội để được thả sớm, và cũng hình thức lừa dối đó để dụ các gia đình nạn nhân im lặng.

Danh sách 20 người biểu tình trong phiên tòa hôm nay:

1. Nguyễn Đình Trường, sinh năm 2001, công nhân
2. Phạm Văn Linh, sinh năm 2001. công nhân
3. Nguyễn Thị Thùy Dung, sinh năm 1999
4. Đinh Mã Phong, sinh năm 1990
5. Hồ Công Di, sinh năm 1995, công nhân
6. Trần Nguyễn Duy Quang, sinh năm 1983
7. Phạm Ngọc Hạnh, sinh năm 1973
8. Diệp Út Tiền, sinh năm 1994, làm thuê
9. Nguyễn Thị Trúc Ly, sinh năm 1997
10. Nguyễn Thị Lan Anh, sinh năm 1997
11. Phạm Ngọc Huyền, sinh năm 1995
12. Đinh Kha Ly, sinh năm 1987
13. Võ Như Huỳnh, sinh năm 1995
14. Đoàn Văn Thưởng, sinh năm 1974
15. Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1976
16. Nguyễn Thanh Toàn, sinh năm 1983
17. Nguyễn Thị Tuấn, sinh năm 1986
18. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, sinh năm 1988
19. Nguyễn Thị Trúc Anh, sinh năm 1994
20. Nguyễn Thị Ngọc Liễu, sinh năm 1974

Qua danh sách chúng ta có thể thấy những người biểu tình bị bắt đa phần là phụ nữ và nhiều người tuổi đời còn rất trẻ. Họ là những công nhân và người buôn bán bình thường đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Họ đã phải chịu cảnh tù đày chỉ vì thể hiện thái độ và trách nhiệm công dân của mình trước hiểm họa nguy hại cho đất nước của Dự luật đặc khu.

Nhiều gia đình nạn nhân đang rất sốc và hy vọng vào sự lên tiếng của cộng đồng, đặc biệt là các luật sư có thể hỗ trợ họ kháng cáo nhằm đòi lại công lý cho người thân của mình.

Ghi nhanh từ nhóm CTV Nhật Ký Biểu Tình.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. – “Phiên tòa” là một biện pháp răn đe, giúp Nguyễn Xuân Phúc “định hướng dư luận”, trước khi y “xin ý kiến rộng rãi nhân dân về Luật đặc khu”.
    Không thể trông mong, Đảng Lợn CSVN từ bỏ dã tâm bán nước của chúng.

  2. Đi tù do … „biểu tình“ thì với các nước phải vi phạm ghê gớm như đánh thương tích người khác, phá hoại tài sản may ra mới nói tới chuyện có thể ngồi tù. Còn ai biểu tình – mà lại ôn hòa thì hoàn toàn hợp hiến và đúng tinh thần của các Công ước Quốc tế mà Việt nam đã ký kết. Tuy nhiên do nhận thức trong nước của các cơ quan công quyền và nhận thức chung còn quá hạn hẹp về quyền biểu tình nên hãy dựa nhiều vào tiếng nói của các chuyên gia, tổ chức luật sư, Tòa án, chính trị các nước và Quốc tế (cả Liên hiệp Quốc) – vì Việt Nam đã công nhận nhiều Công ước Quốc tế nên không thể làm trái những điều đã công nhận do thấy nó là dân chủ và đúng đắn.

  3. Cần tiếng nói của các Cá nhân nổi tiếng - và của các Tổ chức tiến bộ Thế giới

    Đi tù do … „biểu tình“ thì với các nước phải vi phạm ghê gớm như đánh thương tích người khác, phá hoại tài sản may ra mới nói tới chuyện có thể ngồi tù. Còn ai biểu tình – mà lại ôn hòa thì hoàn toàn hợp hiến và đúng tinh thần của các Công ước Quốc tế mà Việt nam đã ký kết. Tuy nhiên do nhận thức trong nước của các cơ quan công quyền và nhận thức chung còn quá hạn hẹp về quyền biểu tình nên hãy dựa nhiều vào tiếng nói của các chuyên gia, tổ chức luật sư, Tòa án, chính trị các nước và Quốc tế (cả Liên hiệp Quốc) – vì Việt Nam đã công nhận nhiều Công ước Quốc tế nên không thể lài trái những điều đã công nhận do thấy nó là dân chủ và đúng đắn.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây