Ai tôn trọng hiến pháp?

FB Võ Xuân Sơn

17-7-2018

Trong những ngày mà các cuộc biểu tình phản đối dự luật đặc khu bị đàn áp, tất cả báo chí im lặng, tôi đã rất thất vọng. Một trong những tờ báo mà tôi thất vọng nhất là tờ Tuổi Trẻ. Thất vọng vì trước giờ tôi vẫn hi vọng, đó là tờ báo dám nói sự thật.

Đến hôm nay thì Báo Tuổi trẻ Online đã bị đình bản 3 tháng. Còn nhớ cách đây hơn 43 năm, khi tôi còn rất trẻ, chưa hiểu được ý nghĩa của cụm từ “kí giả đi ăn mày”. Hồi đó, báo chí miền Bắc đưa tin, rằng tự do báo chí đã bị chế độ ngụy quân ngụy quyền bóp nghẹt. Bây giờ thì tôi đã hiểu rõ hơn, thế nào là tự do báo chí bị ngụy quân ngụy quyền bóp nghẹt.

Thay… ngựa giữa dòng

FB Lê Nguyễn Hương Trà

17-7-2018

Nói thêm về chuyện rút giấy phép Tuổi Trẻ Online 3 tháng!

Sáng nay 17.7, TTO đã đóng cửa nhà đi… nghỉ hè 3 tháng. Dư luận từ qua giờ tui thấy đang đổ trách nhiệm cho 4T Trương Minh Tuấn, bảo ổng trả thù và quất cú chót trước khi rời ghế bộ trưởng!

Nói nghe, vụ đình bản TTO đã được đưa ra trong cuộc họp của Bộ TT&TT từ tuần trước, và nhấn mạnh sẽ cân nhắc hình thức phạt nặng nhất này. Trong tình hình chính trị, an ninh xã hội đang rối ren, việc đình bản một thương hiệu báo chí lớn nhất nước ít người nghĩ sẽ xảy ra, nên cả làng báo đều sốc!

Một quyết định vô nhân đạo và trái pháp luật

FB Trần Vũ Hải

17-7-2018

Một quyết định vô nhân đạo và trái pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn người và gián tiếp đến hàng triệu bạn đọc, cần được huỷ bỏ sớm!

Bộ 4T đã quyết định phạt báo Tuổi trẻ 220 triệu đồng và đình bản báo điện tử Tuổi trẻ, vì hai lỗi:

1/ Đăng không đúng lời của ông Chủ tịch nước khi tiếp xúc cử tri (ông đồng tình về kiến nghị cần có luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội, nhưng thực tế ông không nói nội dung này). Lỗi này bị phạt 50 triệu đồng.

Chính quyền đã đẩy nông dân Đặng Văn Hiến phạm tội

FB Nguyễn Đức

17-7-2018

Vậy là vụ xả súng khiến ba người tử vong, 13 người bị thương ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông liên quan đến việc tranh chấp giữa một số hộ dân với Long Sơn – công ty được địa phương giao đất rừng để thực hiện dự án nông lâm nghiệp – đã có phán quyết phúc thẩm.

Trong phiên xử ngày 12-7, mức án mà TAND Cấp cao tại TP.HCM dành cho bị cáo Đặng Văn Hiến, người trực tiếp nổ súng làm chết ba nhân viên của Công ty Long Sơn, vẫn là tử hình. Như ở lần xử sơ thẩm trước, mức án cao nhất này lại lần nữa gây nhiều phản ứng.

Những bi kịch của nông dân mất đất

FB Nguyễn Lân Thắng

16-7-2018

Ông Trần Văn Thanh. Ảnh: internet

Đây là anh Trần Văn Thanh, hàng xóm của anh Đặng Văn Hiến – người vừa bị tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình vụ nổ súng làm 3 người chết, 13 người bị thương tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đak Nông hồi tháng 10 năm 2016.

Hộp sọ của anh Thanh bị vạt một mảng lớn do bị một nhóm bảo vệ của Công ty Long Sơn dùng rựa chém khi bảo vệ mảnh đất của mình. Công ty Long Sơn cũng chính là công ty đưa người cùng dao rựa, khiên, máy ủi đến phá vườn cây nông nghiệp của người dân, dẫn đến vụ nổ súng của anh Hiến. Anh Thanh giờ bị thương tật vĩnh viễn 90% và mất khả năng nói.

Tự do báo chí hay tự do đình bản?

FB Tâm Chánh

17-7-2018

Dẹp tiệm báo SGTT. Đình bản Tuổi Trẻ online 3 tháng.

Đó là những tờ báo duy trì mạng sống bằng tiền của người đọc, không phải bằng tiền của ngân sách, càng không phải bằng tiền của đảng.

Đình bản hay đóng cửa thì cùng lắm đảng chỉ bố trí được công việc cho lãnh đạo báo là cán bộ thuộc cấp ủy quản lý. Hàng trăm người lao động khác cùng gia đình họ mất việc, mất ăn, mất học không có trong lo lắng của các vị.

Trả lại báo chí cho dân sự

FB Trung Bảo

17-7-2018

Theo tìm hiểu thì ông Trần Đại Quang không nói cần có luật biểu tình như báo Tuổi Trẻ đã dẫn trong bài viết. Đó là ý kiến của một cử tri nhưng không hiểu sao phóng viên lại “gắn” cho ông Chủ tịch nước. Sai sót này có thể nói là nghiêm trọng. Đành rằng ông Chủ tịch nước hay một người dân thường đều có vai trò bằng nhau trên mặt báo, nhưng xưa nay các báo đều cử những phóng viên có kinh nghiệm già dặn đi “cover” các sự kiện có hiện diện của những nguyên thủ. Cho nên, phải nhìn thấy lỗi trước tiên thuộc về tác nghiệp của phóng viên và quy trình thẩm định thông tin của biên tập viên.

Ông Trần Đăng Tuấn kiến nghị Chủ tịch nước ân xá cho Đặng Văn Hiến

Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2018

Đơn Kiến Nghị

Kính gửi: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Tự do của một tiếng nói

Khải Đơn

16-7-2018

Tờ Tuổi Trẻ Online vừa bị đình bản ba tháng. Có hai lý do được đưa ra là bài “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này” – Thông tin này bị cho là ông không nói. Và bài báo là sai sự thật.

Nghịch lý của báo chí

FB Luân Lê

16-7-2018

Điều nghịch lý báo chí ở Việt Nam là ở chỗ, báo chí không được coi là hoạt động công vụ, nhưng lại cũng không phải là một định chế dân sự, và bất cứ hoạt động nào cũng nằm dưới sự quản lý tuyệt đối của cơ quan chức năng gồm Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông, cùng một số cơ quan liên quan khác.

Câu chuyện Nam Tư (Phần 2)

FB Nguyễn Thọ

16-7-2917

Tiếp theo Phần 1

Slobodan Milosevic, tổng bí thư cuối cùng của đảng LCY, thủ tướng nước CH Serbia trong liên bang Nam Tư. Ảnh: internet

Bi kịch của Tito

…Nhưng Tito đã mắc một sai lầm có tính định mệnh. Trong hoài bão đưa Vương quốc Nam Tư thành một nhà nước liên bang hiện đại, ông đã chọn thể chế độc đảng, phi dân chủ.

Đảng LCY (League of Communists of Yougoslavia (1) là chính đảng duy nhất „được phép tự nhận“ là „nhân dân giao sứ mệnh lãnh đạo“ đất nước. Mọi ý kiến đối lập đều bị bóp chết từ trong trứng.

Báo Tuổi Trẻ bị “trảm”!

LTS: Truyền thông trong nước đưa tin, báo Tuổi Trẻ bị phạt tổng cộng 220 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí điện tử, tức đình bản đối với báo Tuổi Trẻ online trong ba tháng, vì đã đăng hai bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” vào ngày 19-6-2018 và thông tin “gây mất đoàn kết dân tộc” trong phần bình luận bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” trên báo ngày 26-5-2017.

Cán công công lý đang ở trong tay Chủ tịch nước

FB Nguyễn Ngọc Chu

16-7-2018

TAND Cấp cao tại TP HCM ngày 12/7/2018 đã tuyên y án tử hình Đặng Văn Hiến với lời vạch đường cay nghiệt: “có 7 ngày để viết đơn xin chủ tịch nước ân xá” .

Lẽ phải sờ sờ, quyền phán quyết nằm trong tay mình, đã không tuyên án bảo vệ được lẽ phải, lại đẩy chiếc cân công lý vào tay chủ tịch nước. Oái ăm thay, hổ thẹn thay hỡi các vị quan tòa.

BẢN CHẤT VẤN ĐỀ

Với mục đích đuổi gia đình anh Đặng Văn Hiến để chiếm đất, sáng sớm ngày 23-10-2016, Công ty Long sơn đã đưa hàng chục người đến tấn công gia đình anh Đặng Văn Hiến. Anh Hiến đã bắn chỉ thiên, nhưng người của công ty Long Sơn vẫn tiếp tục tấn công, nên buộc anh phải bắn người để bảo vệ đất. Một kết cục bi thảm là 3 người thiệt mạng, 13 người bị thương.

Kiến Nghị Cứu Xét Cho Tử Tù Đặng Văn Hiến Một Cơ Hội Được Sống

Hope Community

16-7-2018

Tóm tắt hoàn cảnh, điều kiện, nguyên nhân vụ việc

Gia đình anh Đặng Văn Hiến, người dân tộc Nùng, từ Lạng Sơn vào Đắk Nông để tìm cơ hội cho cuộc đời mình. Ra đi với hi vọng về xứ Tây Nguyên bao la, đất đai màu mỡ. Mảnh đất mua lại từ chủ cũ trước khi tỉnh giao cho công ty Long Sơn ấy là sinh kế duy nhất của anh. Và rồi vài năm yên ấm ấy đã không còn nữa.

“Trước” hay không “trước”?

FB Lưu Trọng Văn

16-7-2018

Gã nhận được tin sẽ có cuộc họp của các cấp thẩm quyền xem xét lại cuốn sách “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử”.

Thu hồi hay không thu hồi?

Tất cả có thể chỉ vì một chữ “Trước”.

Chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh – người sống sót trong trận chiến Gạc Ma ngày 14.3.1988 kể trong cuốn sách rằng: “Chúng tôi nhận được lệnh không nổ súng…”

Sự thật phía sau hành trình “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”

FB Nguyễn Văn Phước

15-7-2018

Nhiều năm trước tôi đã từng được nghe đến sự kiện mà một vài người rỉ tai nhau, nói nhỏ về trận Hải chiến đẫm máu ở một đảo ngoài Trường Sa. Các em học sinh, sinh viên cũng nghe nói máu Trường Sa đã đổ nhưng không rõ đổ máu ở đâu? Do ai? Trong trường hợp nào?… những bài báo chính thống hiếm hoi, rải rác lúc đó cũng không giúp người đọc hiểu rõ sự việc vì một số bài chỉ đề cập mập mờ, cẩn trọng là do ‘Tàu lạ’, ‘Quân đội Nước ngoài’ gây ra.

Một status buồn, rất buồn…

FB Trần Đức Anh Sơn

15-7-2018

1. Mấy ngày sau khi cuốn sách “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” (do First News chủ biên và hợp tác với Nxb Văn học xuất bản) được phát hành, thì trên mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông chính thống do nhà nước kiểm soát xuất hiện một làn sóng chỉ trích cuốn sách này vì những “sai sót” trong nội dung cuốn sách.

Chính quyền, côn đồ lấy đất dân Phú Quốc giao cho Sungroup

Nguyễn Đức

15-7-2018

Đây là người phụ nữ giờ không nhà cửa, cất tạm căn chòi trên đất một người dân tốt bụng sát bờ biển Bãi Kem, Phú Quốc, Kiên Giang để bán nước giải khát, kiếm sống qua ngày. Tuy vậy, bà vẫn bền bỉ cùng chồng và các nạn dân mất đất đi kêu oan, tố cáo chủ tịch huyện và chính quyền cướp đất.

Vụ Đặng Văn Hiến: Một vài câu hỏi

FB Mai Quốc Ấn

15-7-2018

Khi tôi viết về “Thanh đầu móp” 9 tháng trước khi Hiến nổ súng, họ ở đâu?

Trần Văn Thanh, còn gọi là Thanh “đầu móp”, đã bị nhóm bảo vệ của cty Long Sơn chém móp đầu. Ảnh trên mạng

Khi tôi trong rừng, họ ở đâu?

Khi tôi khóc cùng Hiến, các chiến sĩ C45 và chứng kiến toàn bộ dân làng quỳ xuống và khóc, họ ở đâu?

Không được nhân danh luật pháp để giết Hiến

FB Châu Đoàn

15-7-2018

Tôi đã định không viết về vụ Đặng Văn Hiến bởi các bạn đã viết quá nhiều nhưng rồi tôi bắt buộc phải viết bởi có mấy ý cần phải bổ sung.

Hãy tự đặt mình vào địa vị của Đặng Văn Hiến, của Đoàn Văn Vươn hay của bao nhiêu nông dân mất đất các bạn sẽ làm gì?

Trước khi Đặng Văn Hiến hay Đoàn Văn Vươn trở thành tội phạm đứng trước toà, họ là những nông dân lương thiện, chăm chỉ lao động, họ đã yêu mảnh đất của họ, yêu công việc của họ và bao giọt mồ hôi của họ đã đổ xuống trên mảnh đất ấy.

Câu chuyện Nam Tư (Phần 1)

FB Nguyễn Thọ

15-7-2018

Olympic mùa đông 1984 tại Sarajevo, thành phố của sự hài hòa của 3 tôn giáo. Ảnh: internet

1- Thiên đường XHCN

Sau bài về “Cà vạt Croatia“, có một số bạn thắc mắc về sự tan rã của Liên bang XHCN Nam Tư. Tôi xin mạo muội viết tiếp để những ai quan tâm hiểu rõ. Tôi e rằng, con cháu chúng ta sẽ không biết đến một quốc gia có tên Nam-Tư (hay Yugoslavia, Jugoslavien…), đã từng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại thế kỷ 20, đã có quan hệ đặc biệt với Việt Nam.

Tấn bi kịch Đặng Văn Hiến

FB Tâm Chánh

15-7-2018

Chúng ta đang ở trong tấn bi kịch Đặng Văn Hiến, trước một kết thúc tan hoang. Một cuộc đời cùng cực trong áp bức, chỉ có bản năng chống chọi lại bất công, chút lý trí yếu ớt đã thức tỉnh trách nhiệm công dân của Hiến, để bi kịch là bản án tử hình dành cho anh.

Kết luận thanh tra về khu đô thị mới Thủ Thiêm

FB Lê Nguyễn Hương Trà

15-7-2108

Sau nhiều tháng ồn ào, Thanh tra chính phủ vừa có báo cáo do ông Đặng Công Huẩn – phó Tổng TTCP ký. V/v kết quả kiểm tra, rà soát và làm rõ một số nội dung liên quan đến khiếu nại của dân về KĐTM Thủ Thiêm, Q.2 Tp.HCM.

Tôi phải lên tiếng

FB Lão Tạ

15-7-2018

Nếu hôm nay tôi im lặng, có thể tâm hồn tôi sẽ vĩnh viễn không còn tìm thấy sự bình yên như mình mong muốn và mọi nỗ lực sáng tạo của tôi hoàn toàn vô nghĩa.

Tôi đã bỏ lại mọi việc, để lục lọi, tìm hiểu về vụ án Đặng Văn Hiến. Tôi cố gắng để không bị sự cảm tính dẫn dắt. Và sau đây là ý nghĩ của tôi.

Anh Đặng Văn Hiến thực sự đã phạm tội. Là người chống lại bạo lực dưới mọi hình thức, tôi không thể không lên án hành động của anh. Khi nổ súng bắn vào những người đập phá tài sản của anh, anh quên mất rằng, họ chỉ là những kẻ làm theo mệnh lệnh, hoặc quá lắm là vì tiền. Nhưng bất kể thế nào thì họ không đáng phải chết. Bọn đáng chết là những kẻ tại thời điểm ấy đang ngồi trong các salon sang trọng, uống những chai rượu đắt tiền, nói những điều dối trá về đạo đức cách mạng, về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau khi đã làm muôn vàn điều nhơ bẩn, đã ăn của dân không từ một thứ gì.

Bắc Vân Phong đã trở thành đặc khu, không cần Quốc hội bỏ phiếu thông qua?

LTS: Tác giả Kỳ Nam có bài viết đăng trên báo Người Lao Động trưa 14/7/2018, có tựa đề: Đình chỉ bí thư kiêm chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh ở Đặc khu Bắc Vân Phong. Theo bài viết này, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã được phê duyệt trở thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong, tức Đặc khu Bắc Vân Phong.

“Chiến lợi phẩm” của ông Nhờ là 24 căn nhà mặt tiền

FB Trương Châu Hữu Danh

14-7-2018

Xin lỗi ông Nhờ

Thưa ông Nhờ và các vị lãnh đạo con ông Nhờ,

Tôi có nêu thông tin như sau: Ông Hà Văn Tài tham gia kháng chiến ở Cái Bè, Tiền Giang và mất tích trong kháng chiến. Do chồng mất sớm nên bà Đê vợ ông về Sài Gòn sinh sống. Bà Đê mua 16.000m2 đất mặt tiền đường Kinh Dương Vương ở Bình Chánh (nay là Bình Tân) để xây thương xá.

Thư gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang

FB Bạch Hoàn

14-7-2018

Đã trót sinh tra làm người, đứng giữa trời đất này, sao có thể thờ ơ trước nước mắt khổ đau, trước tiếng kêu xé lòng, trước lời cầu xin được sống mà nghe như đang ở tận cùng tuyệt vọng?

Đơn đề nghị cứu xét cho Đặng Văn Hiến

FB Mai Quốc Ấn

14-7-2018

Đây là nội dung đơn các luật sư soạn cho bà con tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đak Nông. Những người nông dân ở đây hiểu rõ vì sao Đặng Văn Hiến nổ súng và đồng ý làm đơn xin miễn án tử cho Hiến. Bởi họ cũng là nạn nhân của công ty Long sơn suốt 8 năm (2008-2016, xem ảnh và comment)!

Con tàu vận hành quyền lực

FB Luân Lê

14-7-2018

Ông Thủ tướng nói về việc tham khảo ý kiến nhân dân và các nhà khoa học về dự thảo luật đặc khu. Điều đó có nghĩa là từ trước khi xây dựng dự thảo cho đến khi được đưa ra Quốc hội thảo luận vào tháng 6/0218 vừa qua thì dự thảo này không được tham khảo ý kiến từ nhân dân cũng như các chuyên gia. Và vì thế mà nó mới gặp phải phản ứng dữ dội và quyết liệt đến thế từ nhân dân trên cả nước khi hay tin Quốc hội sẽ bấm nút thông qua một dự luật đặc biệt quan trọng đến an ninh quốc gia.

Người Việt ăn cắp ở Nhật

FB Từ Thức

14-7-2018

Trộm cắp ở Nhật rất dễ, vì xã hội Nhật xây dựng hoàn toàn trên sự lương thiện. Ít người nghĩ tới chuyện gian lận, ít thương gia nghĩ tới chuyện đề phòng trộm cắp. Những người quen chụp giựt ở VN rơi vào xã hội Nhật như chuột sa chĩnh gạo.