Để Hong Kong nói

Lê Nguyễn Duy Hậu

14-8-2019

Tuần thứ 10 của cuộc biểu tình tại Hong Kong và nó đã vượt quá những tưởng tượng ban đầu của mình về quy mô, mục đích, và tác động. Sân bay Hong Kong ngày thứ 2 liên tiếp bị phong toả. Thị trường Hong Kong có nguy cơ suy thoái. Trung Quốc đang gọi cuộc biểu tình là khủng bố. Và người ta không loại trừ khả năng của một “Thiên An Môn” thứ 2.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo bán Cảng Nha Trang thế nào?

Báo chí sạch

Trúc Nam Sơn

14-8-2019

Tháng 7-2019, Bộ chính trị Đảng CSVN đã kỷ luật cảnh cáo ông Vũ Văn Ninh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó Thủ tướng Chính phủ.

Theo thông báo kỷ luật, khi còn đương chức, ông Ninh đã ký các văn bản cho bán cổ phần nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, trong đó có các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh và cảng Nha Trang trái với kết luận của Bộ Chính trị và nghị định Chính phủ về cổ phần hóa. 91,94% cổ phần Cảng Nha Trang đã thuộc về Công ty CP Vinpearl.

Giặc là ai? Ai là giặc?

Ngyễn Thùy Dương

14-8-2019

Không quá khó để bắt gặp đâu đó cách giải thích, tranh luận kiểu như là: “Đất nước này đã phải đánh đổi quá nhiều đau thương mất mát để có hoà bình. Cố gắng nhẫn nhịn đừng để các thế lực thù địch nhân cơ hội làm rối xã hội. Nếu chiến tranh nổ ra sẽ gây đau thương cho Nhân Dân. Dân tộc này đã quá dư đau khổ.”

“Quốc hồn” của Hong Kong

Nguyễn Lương Hải Khôi

14-8-2019

Cảm phục tinh thần của người dân Hong Kong hôm nay, không thể không nhớ đến bài “Dân tộc chủ nghĩa luận” 民族主義論, một tiểu luận bằng Hán văn của cụ Nguyễn Bá Trác trên Nam Phong tạp chí năm 1917.

Trận Đại sứ quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968 – Kỳ 1: Bao nhiêu biệt động còn sống?

Việt Lê

13-8-2019

Muốn tìm hiểu về trận đánh này cần đọc ít nhất 2 cuốn sách: 1. Tet của Don Oberdorfer; và 2. Cuốn sách của Robert J. O’Brien (tựa dài, có thể Google từ tên tác giả). Cuốn sách thứ 1 của Oberdorfer được viết sau sự kiện vài ba năm. Cuốn của O’Brien đầy đủ và cập nhật hơn, ra mắt năm 2009. Vì sao năm 2009? Vì đây là năm mà một số tư liệu về trận Đại sứ quán Tết Mậu Thân được Mỹ giải mật. Trong đó quan trọng nhất là các báo cáo hỏi cung 3 Việt Cộng bị bắt trong trận này.

13.8.1961 – Chủ nhật đen

Nguyễn Thọ

13-8-2019

Hôm nay, tại Berlin đã diễn ra cuộc hội ngộ cảm động của hai bà già Đức: Rosemarie Badaczewski và Kriemhild Meyer. Họ chỉ kịp chia tay nhau lần cuối cùng qua bức tường Berlin hôm chủ nhật 13.8.1961. 58 năm sau, nhờ sự tìm kiếm công phu của các nhà sử học, hai cô bạn thân ngày nào mới gặp lại nhau.[1]

Không có phe “thân Tàu”, chẳng có phe “thân Mỹ”, chỉ rặt một bọn tham lam cơ hội

Nguyễn Anh Tuấn

13-8-2019

(Hôm nay giỗ họ, được nghe hai cụ lão thành, giàu và đức độ, biết xem Facebook, bày tỏ bức xúc về phe thân Tàu trong đảng. Lại được hai cụ khen là “phản động” tốt, giỏi, cẩn thận phát huy! Mình xin biên hầu hai cụ và các bạn về vấn đề này, cho nó rõ quan điểm)

194 uỷ viên trung ương đảng cộng sản VN nhiệm kỳ này, trong đó có 17 Uỷ viên bộ chính trị, thực ra chẳng có nhóm nào là phe “thân Tàu”, chả có nhóm nào là phe “thân Mỹ”. Ở tận sâu trong bản chất vấn đề, chúng vốn dĩ chỉ “thân” tiền và quyền. Mỗi bọn chúng, vốn chỉ quan tâm có ba mục tiêu cốt lõi này thôi.

Dĩ Nhãn Hoàn Nhãn

Blog5xu

13-8-2019

Hôm kia, một cô gái là y tá tình nguyện trong phong trào phản kháng bị cảnh sát Hồng Công bắn đạn cao su vào mắt. Có lẽ cô đã mất con mắt phải của mình. Trong buổi xuống đường ngày hôm sau, nhiều người dân Hồng Công đeo miếng gạc y tế vào mắt phải để phản đối.

Nếu TQ rút khỏi UNCLOS và nếu TQ đem giàn khoan khai thác bãi Tư chính…

Trương Nhân Tuấn

13-8-2019

Trên BBC có nhiều lần “học giả” đặt lại giả thuyết nếu VN không kiện TQ bây giờ thì (e rằng) VN sẽ không còn cơ hội. Bởi vì TQ có thể tuyên bố rút khỏi Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS 1982) để không còn bị ràng buộc bới bộ luật này nữa.

Thập đại nghi vấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Đới Hà?

Đặng Sơn Duân

13-8-2019

Tờ Liberty Times ở Đài Loan mới đây dẫn lời tỷ phú lưu vong Quách Văn Quý tiết lộ tại hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra năm nay, một “lão đồng chí” đã đưa ra bức thư dài nửa trang nêu ra “thập đại nghi vấn” về sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hong Kong: Khi các nước lớn quay lưng với dân chủ

Trịnh Hữu Long

13-8-2019

National Review, tờ báo số 1 của phe cánh hữu Mỹ, kêu gọi chính quyền thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong. Trong khi đó, vị tổng thống được-cho-là cánh hữu Donald Trump thì làm ngơ, gọi biểu tình Hong Kong là bạo loạn. Khi Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới, phương Tây cơ bản im lặng, thì đây là thời điểm không thể tốt hơn cho Trung Quốc bành trướng.

Biếm: Hoàng đế xử án

Đỗ Ngà

13-8-2019

Ở một xứ thiên đường nọ, có một vương quốc hùng mạnh được cai trị bởi Vượng Vin đại đế. Vị hoàng đế này rất độc tài nên ông ta luôn dùng hình thức trảm bề tôi để răn đe.

Hà văn Nam, người tù kiệt xuất

Larry De King

13-8-2019

Câu chuyện về Hà văn Nam đã trôi qua gần 2 tuần, nhưng mình vẫn ám ảnh mãi về người thanh niên này.

Hồng Kông

Nguyễn Thông

13-8-2019

Sau hơn 20 năm bị người Anh trao trả lại Trung Quốc theo đúng hiệp định đã ký 99 năm trước, mảnh đất Hồng Kông tuy tồn tại dưới dạng “một nước, hai chế độ” nhưng về thực chất đã bị chính quyền trung ương Trung Quốc coi như một tỉnh, tước dần quyền tự do và những giá trị cao đẹp mà nó từng có.

Chỉ còn thiếu qui hoạch… án tử hình!

Blog VOA

Trân Văn

12-8-2019

Tuần rồi, thiên hạ sửng sốt khi Đà Lạt (Lâm Đồng) và Phú Quốc (Kiên Giang) chìm trong nước. Cách nay vài năm, chắc chắn không có ai, kể cả những kẻ giàu trí tưởng tượng nhất, dám nghĩ sẽ có ngày Đà Lạt (tọa lạc ở cao nguyên) và Phú Quốc (chung quanh là biển) lại dễ ngập, ngập sâu và ngập lâu như vậy!

Con tôi đã từng bị bỏ quên trên xe, nhưng may mắn thoát chết

Nguyễn Minh Thanh

12-8-2019

Bốn ngày trôi qua sau sự việc kinh khủng ở Gateway, báo chí đưa tin rất thưa thớt, ngược hẳn với thói nhâu nhâu như kền kền chờ ăn xác thối hàng ngày.

Ngán ngẩm cho đào tạo cao học

Chu Mộng Long

12-8-2019

Có một thầy nói rằng, nên chăng dừng lại đào tạo cao học một thời gian? Bởi vì hiện nay cấp đào tạo này tệ hại đến mức loạn giá trị, thật giả lẫn lộn.

Tôi đã ra khỏi đảng

Trần Thanh Tuấn

12-8-2019

Hôm nay tình cờ đọc được bài báo này mới thấy hóa ra mình là một trong gần 51 nghìn người đã bị xóa tên ra khỏi Đảng trong thời gian gần đây, tuy nhiên mình không phải là một trong 12.500 đảng viên bị kỷ luật khai trừ.

Bi kịch rất đẹp

Mai Quốc Ấn

12-8-2019

Gia đình bạn tôi đã bán rẻ căn biệt thự ở khu Nam Sài Gòn. Một quyết định dứt khoát sau chuỗi ngày ở và kinh doanh bị ảnh hưởng bởi mùi hôi, ngập nước và kẹt xe. Anh chị đã sang một phương trời mới vì hai đứa con. Căn hộ nhỏ giá gần 200.000USD khá đẹp và tiện nghi.

Phụng sự sự thật – Phụng sự đồng tiền?

Báo Chí Sạch

Kiên Giang

12-8-2019

Được tin Soha gỡ bài về Hà Văn Nam (*), admin lên Facebook giải thích, tương tác, tôi rất vui. Nhưng buồn, là dấu ấn đẹp đẽ Soha gầy dựng bao năm có nguy cơ sập đổ trong chốc lát.

Chuyến xe giáo dục và khoảng trống con người

Tâm Chánh

11-8-2019

Những gì chân tình, ấm áp của con người dường như không có mặt trong không gian nhỏ bé của chiếc xe bus đưa đón học sinh ấy. Cũng không có bên trong lớp học của chúng.

Làm báo không dễ

Báo chí sạch

Trung Bảo

11-8-2019

Không phải dễ mà làm báo, trở thành nhà báo và để thành danh trong nghề thì càng trần ai lai khổ. Nhiều người cứ hay bĩu môi cười khẩy khi nói về nghề báo và nhà báo, nhưng thật ra những thứ họ thường và thích đọc đâu có phải là báo chí. Cũng chẳng phải lỗi tại người đọc, lỗi ở chỗ chúng ta hoàn toàn không có một nền báo chí đúng nghĩa. Độc lập – Trung lập – Tự lập.

Chúng ta sẽ bảo vệ con cái bằng cách nào?

Nguyễn Đạt An

11-8-2019

Dù vô cùng phẫn nộ và đau buồn, tôi sẽ không đăng hình của cháu bé bị bỏ quên và phải chịu chết khô trên xe bus đưa đón học sinh ở Hà Nội vì thói tắc trách, sự nhẫn tâm và lòng tham trong kinh doanh của nhà trường Gateway. Hay tôi cũng sẽ không đăng hình nỗi đau đớn và những giọt nước mắt của bố mẹ và gia đình cháu.

Nước sông Tô Lịch đã sạch, dự án 20.000 tỷ đồng bay theo mây khói

Đỗ Duy Ngọc

11-8-2019

Khi các chuyên gia Nhật bản bắt tay vào việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor, công việc đang tiến hành tốt đẹp thì các quan chức có liên quan ở Hà Nội ra lệnh xả lũ với mưu đồ cuốn trôi thành quả, đồng thời họp báo phê phán ầm ĩ. Nào là Ông Võ Tiến Hùng – tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội khẳng định: “Việc xã lũ phía Hà Nội đã cảnh báo, nhưng chuyên gia Nhật Bản và đại diện JVE đều khẳng định không ảnh hưởng đến kết quả cuộc thử nghiệm”.

Điểm sách: Becoming của cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama (Phần 1)

Vũ Kim Hạnh

11-8-2019

Đọc Becoming – “Chất Michelle”, hiểu thêm xã hội và con người Mỹ

Bạn thân mến,

Dù đang nín thở theo dõi liệu Việt Nam có được Trump chọn làm “đối tượng” thứ 2 của cuộc thương chiến, sau Trung Quốc, nhưng tôi cũng thấy cuốn sách mới do Michelle Obama viết, kể chuyện đời mình, “Becoming”, là rất đáng bỏ thời gian đọc. Và cuối tuần, chắc các bạn có thời gian hơn để bắt đầu theo dõi bài điểm cuốn hồi ký này do ông bạn cùng nhà, nhà báo Nguyễn Kiến Phước viết.

Đừng để nguồn tài nguyên băng cháy – khí Hydrate – của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc

Nguyễn Quang Bô

9-8-2019

Nói đến tài nguyên dầu khí của Việt Nam ở vùng biển nước sâu Tư Chính-Vũng Mây, bể Phú Khánh,Trường Sa, Hoàng Sa mà không nói đến “Băng Cháy-Khí Hydrate”sẽ là một khiếm khuyết lớn. Vậy băng cháy là gì, tiềm năng băng cháy ở Việt Nam ra sao?

Băng cháy là từ để chỉ khí Methane bị giam hãm trong một cấu trúc tinh thể nước rắn như băng (Ảnh 4, 7, 13) ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp dưới đáy đại dương hoặc vùng biển đóng băng vĩnh cửu (1, 2). Khí này vì vậy có tên là “Băng Cháy” hay “Khí Hydrate”.

Các nhà khoa học cho biết tại độ sâu nước biển 500m, áp suất khoảng 50 atm, nhiệt độ xung quanh 0 độ là điều kiện thuận lợi để băng cháy hình thành. Trong điều kiện này, vật chất hữu cơ bị phân hủy bởi quá trình biogenic tạo khí Methane vi sinh hoặc quá trình trưởng thành nhiệt thermogenic vật chất hữu cơ từ các tập trầm tích phía dưới tạo khí Methane dịch chuyển lên bề mặt đáy biển tích tụ lại thành Băng Cháy hay Khí Hydrate. Các tập trầm tích nơi băng cháy tích tụ gọi là “Đới ổn định Gas Hydrate – Gas Hydrate Stabilized Zone”(GHSZ) hay tầng chứa (Ảnh 2, 10).

Như vậy, băng cháy nằm ngay dưới đáy biển hoặc trong lòng đất đáy biển từ độ sâu 0m cho đến khoảng1.000m. Các nhà khoa học dự báo trữ lượng băng cháy toàn cầu khoảng 400 tỷ tấn ở vùng băng vĩnh cửu Bắc Cực và 10 -11 ngàn tỷ tấn ở các vùng biển và đại dương còn lại (Ảnh 1, 3, 11).Trữ lượng này gấp 3 lần tổng trữ lượng than đá, dầu khí, đủ cho thế giới dùng trong 800 năm nữa (1, 2 ).

Để thăm dò băng cháy, có hai phương pháp: trực tiếp hoặc dán tiếp. Trực tiếp là lấy mẫu trầm tích đáy biển, khoan nông để phát hiện băng cháy. Nói thì dễ nhưng ở điều kiện biển sâu hàng ngàn mét nước thì không đơn giàn. Phương pháp gián tiếp là khảo sát địa chấn nông có độ phân giải cao, logging, phân tích AVO(Ảnh 8a) để xác định các dị thường phản xạ liên quan đến tầng chứa gọi là “phản xạ mô phỏng đáy-Bottom Simulating Reflector – BSR (Ảnh 6, 8b). Phương pháp phân tích số liệu địa chấn đã được Viện Dầu Khi áp dụng có hiệu quả trong các nghiên cứu về tiềm năng băng cháy ở biển Việt Nam.

Có 3 phương pháp khai thác thu hồi băng cháy: Gia nhiệt, giảm áp suất hoặc bơm chất ức chế như Methanol, Glycol vào tầng chứa làm mất đi sự cân bằng để băng cháy giải phóng từ dạng rắn thành dạng khí. Cứ 1m3 băng cháy sẽ gải phóng được 164m3 khí Methane và 0,8m3 nước (1, 2). Nói thì dễ nhưng khai thác được băng cháy còn là câu chuyện của tương lai.

Việt Nam mình có băng cháy không? Ở đâu? Tiềm năng trữ lương nhiều hay ít? Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học Việt Nam đã rất quan tâm nghiên cứu trong các chương trình đánh giá tài nguyên biển của mình. Viện Dầu Khí có đề tài “Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu về khí Hydrate để xác định các dấu hiệu tiền đề về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” thuộc chương trình “Nghiên cứu điều tra cơ bản về tiềm năng khí Hydrate ở các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020”.

Nhóm tác giả TS Nguyễn Đức Thắng, TS Đỗ Tử Chung và nnk ở Bộ Tài nguyên Môi trường có bài “Băng cháy (Khí Hydrate) nguồn năng lượng tương lai”(2). Viện Dầu Khí có công trình: ”Dấu hiệu và dự báo vùng triển vọng Gas Hydrate ở Biển Đông” (Ảnh 5, 8, 12) của TS Trịnh Xuân Cường, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng Sơn, Tạ Quang Minh(3); đề tài “Nghiên cứu ứng dụng địa chấn trong tìm kiếm khí Hydrate khu vực Tư Chính-Vũng Mây” (Ảnh 6) của Nguyễn Thanh Tùng, Bùi Thị Hạnh kết hợp Phan Thiên Hương Đại học Mỏ-Địa chất (4) v.v…

Tất cả các nghiên cứu bước đầu này đều khẳng định vùng Biển Đông của Việt Nam có tiềm năng lớn về băng cháy, trữ lượng được xếp vào hàng thứ 5 của châu Á, tập trung ở 4 khu vực (Ảnh1): Quần đảo Hoàng Sa, bể Phú Khánh, Tư Chính-Vũng Mây và quần đảo Trường Sa (2, 3).

Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện băng cháy ở phần phía Bắc Biển Đông, trữ lượng 19,4 tỷ m3 đủ cho nhu cầu năng lượng của họ ít nhất 130 năm (5, 6). Thế nên chúng ta rất dễ dàng nhận ra ý đồ độc chiếm Biển Đông bằng đường lưỡi bò phi lý phi pháp; bằng sự đánh chiếm Hoàng Sa; bằng sự liên tục đe dọa, cản phá hoạt động dầu khí hợp pháp của Việt Nam hoặc ngang nhiên đưa tàu địa chấn”Haiyang Dizhi-08” vào khảo sát ở bãi Tư Chính, giàn “HD-981” vào khoan ở vùng EEZ của ta gần địa lũy Tri Tôn vì ngoài dầu khí thông thường còn có băng cháy, nguồn năng lượng của tương lai mà chúng rất thèm khát.

Đừng để nguồn tài nguyên “Băng Cháy- Khí Hydrate” của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc!

(1): “Methane Hydrate, the World largest Natural Gas resource is trapped beneth Permafrost and Ocean Sediments” by Hobart M. King, Geology.com.

(2): “Băng Cháy(Khí Hydrate) nguồn năng lượng tương lai”. Tác giả: TS Nguyễn Đức Thắng, TS Đỗ Tử Chung và nnk Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tạp chí” Khoa học và Công nghệ Thủy sản” số 1, 2008.

(3): “Dấu hiệu và dự báo triển vọng khí Hydrate ở Biển Đông Việt Nam”. Tác giả:TS Trịnh Xuân Cường và nnk Viện Dầu Khí, trang web của Petrovietnam.

(4): “Nghiên cứu ứng dụng địa chấn trong tìm kiếm khí Hydrate khu vực Tư Chính-Vũng Mây”. Tác giả: Phan Thiên Hương Đại học Mỏ – Địa chất, Nguyễn Thanh Tùng, Bùi Thị Hạnh Viện Dầu Khí. Tạp chí “Khoa học và Công nghệ biển” tập 16, số 1, 2016.

(5): “Soi nhiên liệu băng cháy đang gây sốt Việt Nam có nhiều”. “Báo Mới” số ra ngày 23/5/2017.

(6): “Băng cháy, năng lượng khổng lồ ở Biển Đông mà Trung Quốc thèm khát”. “ANTV-Dòng sự kiện” 31/5/2014.

P.S: Mặc dù tàu “Haiyang Dizhi-08” đã rời Bãi Tư Chính (sau khi kết thúc khảo sát?) nhưng Trung Quốc không từ bỏ mưu đồ xâm chiếm biển đảo của Việt Nam cho nên phải luôn cảnh giác và sẵn sàng chống trả khi chúng quay lại!

Mong các bạn Nhật Bản không nản chí

Nguyễn Ngọc Chu

11-8-2019

1. Sau hai lần bị xả nước làm ảnh hưởng đến thí nghiệm xử lý nước sông Tô Lịch của các chuyên gia Nhật Bản, vào lúc 16 h ngày 08/8/2019 tiến sĩ Kubo Jun đã ngụp lặn trong bể nước sông Tô Lịch. Ông đã chứng minh công nghệ Nano – Bioreactor xử lý nước sông Tô Lịch thành công.

Đơn cầu cứu?

Lê Nguyễn Duy Hậu

11-8-2019

Mình rất ghét các thể loại “đơn cầu cứu”, “đơn xin cứu xét” (mà thỉnh thoảng cán bộ nhà nước còn gợi ý công dân viết để có “cơ sở giải quyết”), nên đọc “đơn kêu cứu” của Asanzo gửi các vị “lãnh đạo Đảng, Nhà nước” rất mệt. Các thể loại đơn đó là tàn dư của tư duy phong kiến, xem pháp luật và công lý là do chính quyền ban phát cho. Cứ tưởng tượng nhé, nếu thật sự anh tin rằng anh làm đúng pháp luật, thì tại sao anh phải xin người khác xử cho anh đúng? Cứu xét lúc này là cứu xét thế nào, hay vì ta thật sự tin rằng pháp luật là công cụ của chính quyền nên muốn xử thế nào cũng được, vì thế phải xin họ rộng lòng thương xử cho ta?

Chia sẻ

Huỳnh Nghĩa

11-8-2019

Đi thăm Phúc ngày 05-08-2019 nhưng mãi đến hôm nay Út mới có thể trò chuyện cùng con trai!

Kết thúc buổi thăm gặp 60 phút, hai mẹ con ôm hôn tạm biệt. Không như mọi lần, sau mỗi buổi thăm gặp là Phúc ở lại phòng thăm gặp cùng Cán bộ quản giáo kiểm tra đồ gởi và nhận đồ, hôm đó, Phúc đi ra khỏi phòng, đứng ở bậc tam cấp, tiễn mẹ về và tỉ tê: Tháng này, đồ gởi 06 kg Bưu điện, Út bớt phần thức ăn của con lại, mua các loại hạt giống mà hồi nãy con nói Út mua rồi gởi vào cho con, gởi luôn cách hướng dẫn trồng cây.