Đôi điều về mục tiêu năm 2025, 2030 và 2045 của Việt Nam

Nguyễn Ngọc Chu

3-9-2020

Ngày 02/9/2020 Cổng TTĐT Chính phủ giới thiệu bài viết của TBT CTN Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới“. Trong bài viết có nêu ra mục tiêu cho các năm 2025, 2030 và 2045. Cụ thể là:

– Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

– Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

– Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

VÀI SỐ LIỆU VỀ XẾP HẠNG THU NHẬP GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

1. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2029 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2019 là 2.750 usd xếp thứ 129/187 quốc gia.

Trong bảng thống kê này, Singapore có thu nhập GPD bình quân đầu người 64.041 usd xếp thứ 7, Úc xếp thứ 10 (56.352 usd), Nhật Bản xếp thứ 24 (39.306 usd), Hàn Quốc xếp thứ 28 (31.346 usd), Kuwait xếp thứ 30 (30.839 usd), Slovakia xếp thứ 40 (19.582 usd), Palau xếp thứ 50 (16.091usd), Nga xếp thứ 60 (11.327 usd), Malaysia xếp thứ 63 (10.942 usd), Trung Quốc xếp thứ 67 (9.608 usd) Serbia xếp thứ 80 (7.243 usd), Thái Lan xếp thứ 81 (7.187 usd), Iraq xếp thứ 90 (5.930 usd), Tonga xếp thứ 100 (4.666 usd), Indonesia xếp thứ 115 (3.871 usd), Philippines xếp thứ 127 (3.104 usd).

2. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2017 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 là 2.343 usd xếp thứ 133/186 quốc gia.

Trong bảng thống kê này, Singapore có thu nhập GPD bình quân đầu người 57.714 usd xếp thứ 8, Vương quốc Anh xếp thứ 22 (39.720 usd), Slovenia xếp thứ 35 (23.597 usd), Hy lạp xếp thứ 40 (18.613 usd), Chile xếp thứ 50 (15.346 usd).

3. Theo thống kê của Liên hợp quốc năm 2017 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 là 2.342 usd xếp thứ 135/192 quốc gia.

Trong bảng thống kê này, Mỹ có thu nnhập GDP bình quân đầu người là 60.055 usd xếp thứ 9, Đức xếp thứ 18 (44.976 usd), Tây Ban Nha xếp thứ 33 (28.354 usd), Latvia xếp thứ 50 (15.625 usd), Lào xếp thứ 134 (2.457 usd).

CÂU HỎI VỀ VỊ TRÍ VIỆT NAM?

1.

– “Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.”

“Qua mức trung bình thấp” ở đây là bao nhiêu usd và giữ vị trí bao nhiêu trên bảng xếp hạng? Thứ 90? 100?

Xin lưu ý rằng, nếu bảng xếp hạng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019 xếp Tonga thứ 100 với thu nhập GDP bình quân đầu người là 4.666 usd thì đến năm 2025 vị trí thứ 100 sẽ có thu nhập GDP bình quân đầu người lớn hơn 4.666 usd. Đó là do sự thay đổi sức mua của tiền tệ và sự tiến bộ của tất cả các nước. Các nước đều tiến lên, chứ không phải các nước dừng cho mỗi một mình Việt Nam tiến lên. Cho nên, ước lượng rằng, vị trí thứ 100 vào năm 2025 sẽ có mức thu nhập GPD bình quân đầu người lớn hơn 6.000 usd.

Bởi vậy, đến năm 2025 Việt Nam có được xếp hạng ở vị trí trong khoảng 90 – 100 không? Thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2025 có vượt 6.000 usd không?

Có nguồn tin cho biết có thể Việt Nam đến năm 2025 đạt thu nhập GDP bình quân đầu người là 4.688 usd. Con số này không đưa Việt Nam lọt vào top 100.

2.

– “Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”.

Thu nhập trung bình cao là bao nhiêu usd? và tương ứng là vị trí thứ bao nhiêu trên bảng xếp hạng?

Thu nhập trung bình cao phải tương đương với vị trí xếp hạng trong khoảng 40 – 50. Tương ứng theo giá trị năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là Slovakia (19.582 usd, vị trí 40) và Palau (16.091 usd, vị trí 50).

Nhưng nếu tính sự thay đổi sức mua của tiền tệ và sự tiến bộ của các nước khác, thì để có vị trí thứ 50 vào năm 2030, tối thiểu phải có thu nhập GDP bình quân đầu người từ 22.000 usd trở lên. Việt Nam có thể đạt được con số 22.000 usd vào năm 2030?

Theo tính toán của ngân hàng Standard Chartered Ấn Độ thì với tốc độ tăng trưởng GDP 7% năm, đến năm 2030 thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 10.400 usd.

3.

– “Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Thu nhập cao phải nằm ở vị trí 1-30 trên bảng xếp hạng thế giới. Theo bảng xếp hạng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019 thì vị trí thứ 30 là của Kuwait (30.839 usd).

Đến năm 2045, để giữ được vị trí thứ 30 thì thu nhập GDP bình quân đầu người phải đạt được ở mức khoảng 55.000 – 60.000 usd, tương đương với thu nhâp GPD bình quân đầu người của Úc năm 2019 (56.352 usd, vị trí 10).

CHỈ LẬP KẾ HOẠCH 5 NĂM

Mỗi nhiệm kỳ chỉ có 5 năm. Cho nên chỉ lập kế hoạch 5 năm. Đừng đặt kế hoạch hộ đời sau. Vì trước hết là không bao giờ đúng. Thời cựu TBT Nông Đức Mạnh đã đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp. Mục tiêu đó đã trở thành mục tiêu hão.

Điều quan trọng nữa, là cờ đến tay ai người đó phất. Lịch sử Việt Nam 70 năm trở lại đây đã minh chứng, rằng người sau chẳng bao giờ nghe theo người trước. Sau Cụ Hồ, cố TBT Lê Duẩn thay đổi cả tên nước lẫn tên đảng. Vừa mới đây thôi, ước muốn cố TBT Lê Khả Phiêu được hoả thiêu và rắc tro trên 3 dòng sông cũng không thực hiện được.

Thế giới vô cùng phức tạp, lại diễn biến hàng ngày. Không lập kế hoạch dài hạn không ai chê không sáng suốt. Lập kế hoạch dài hạn không đúng, chỉ dẫn đến mất lòng tin.

CÓ CON ĐƯỜNG NÀO KHÁC KHÔNG?

Cách đây 50 năm Hàn Quốc và Singapore đều nằm vào nhóm các quốc gia có thu nhập thấp của thế giới. Thế mà nay Hàn Quốc trở thành cường quốc, còn Singapore lọt vào top 10 quốc gia có thu nhập GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Nếu Việt Nam không thay đổi, thì các mục tiêu 2025, 2030, và 2045 sẽ đi theo vết xe đổ của cựu TBT Nông Đức Mạnh.

Ăn trên đầu Út “trọc”

Trương Châu Hữu Danh

3-9-2020

Ảnh: FB tác giả

Chỉ riêng tài sản bị kê biên trong vụ án cao tốc TP HCM – Trung Lương của Út trọc đã kinh khủng:

– Vốn góp 82,2 tỷ đồng đứng tên Công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh tại Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì.

Có đáng tin không?

Võ Xuân Sơn

3-9-2020

Đến nay thì đã rõ, ông Phạm Phú Quốc chọn cái gì, ông phụng sự cho đất nước nào, tổ quốc nào.

Quá khứ oai hùng

Hoàng Tư Giang

2-9-2020

Mấy tút vừa rồi về kinh tế dường như làm cho không ít bạn FB buồn dù tôi mới chỉ thử phác họa ra vài con số mà thôi. Buồn mới là hay, còn nếu không thì chấm hết.

Ông Phạm Phú Quốc phản quốc và dối trá!

Lâm Minh Chánh

2-9-2020

Thời đói khổ 1986-1987, tôi đang học Kỹ sư cơ khí Đại học Nông Lâm, ba má kêu tôi về Nha Trang để vượt biên cùng thằng em kế. Tôi nói, dạ thôi, để con ở lại Việt Nam. Em tôi vượt biên lần 2 thành công, và trở thành Việt kiều Canada.

2-9-1945: Quốc khánh của ai, quốc nạn với ai?

Blog VOA

Thiện Ý

1-9-2020

Câu trả lời tổng quát cho tiêu đề cũng là nội dung bài viết này là, ngày 2-9-1945:

Công binh kiến tạo Mỹ và đường đến Việt Nam: Còn bao xa?

Blog VOA

Trân Văn

2-9-2020

USS Nimitz được tiếp liệu tại Biển Đông. Hình minh họa/ Reuters

Đông Nam Á có thể sẽ là một khu vực mới cho các Đội Công binh kiến tạo chuyên thực hiện các công trình dân sự (Civic Action Team – CAT) của quân đội Mỹ. Đó là điều mà ông Mark Esper – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa nêu ra với Military Times, sau khi ông thăm Palau tuần trước (1).

Trưởng ban Tuyên giáo Phan Nguyễn Như Khuê không có quyền áp đặt suy nghĩ cho cử tri!

Mai Bá Kiếm

2-9-2020

Trong cuộc họp báo về việc ĐBQH Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê ngộ nhận rằng, ông có toàn quyền áp đặt suy nghĩ cho toàn dân.

“Sách trắng” về cây cầu mang tên Thăng Long

Nguyễn Văn Ất

2-9-2020

Bài viết sau đây của ông Nguyễn Văn Ất, từng công tác tại viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam, là một cộng sự của ông Đặng Ngọc Tùng, cựu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cựu Ủy viên Trung ương đảng. Sau đây là lời tâm sự của ông Đặng Ngọc Tùng về bài viết của ông Ất:

Từ vụ ông Phạm Phú Quốc, cần phải cải cách chế độ bầu cử ứng cử

Ngô Ngọc Trai

2-9-2020

Như vậy là ông Phạm Phú Quốc đã phải xin thôi Đại biểu Quốc hội sau khi bị phát hiện mua quốc tịch Cộng hòa Síp với giá 2,5 triệu đô.

Cướp, lừa, bạo lực

Nguyễn Quang A

2-9-2020

Một nhà xã hội học hỏi tôi dùng một từ để mô tả đặc trưng của chế độ này. Tôi dùng một trong ba từ trên, ông bảo không trúng và nói có lẽ từ “đánh” hợp hơn. Khó, dùng một từ thì khó nhưng dùng ba từ trên thì có thể thâu tóm đại thể bản chất của nó.

Lễ kỷ niệm lạ quá

Mai Quốc Ấn

22-9-2020

Hôm nay, 2/9/2020, tròn 75 năm tính từ lúc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm 1945. Chính danh lập nước tại Hà Nội sau khi cướp chính quyền từ Cách mạng tháng Tám. Cụm từ “cướp chính quyền” không thấy năm nay được nhắc trên báo chí song đã sử dụng tuyên truyền quá quen tại nước ta.

Thủ tướng Shinzo Abe từ chức và vai trò của Nhật ở khu vực

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

1-9-2020

28/8, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tuyên bố từ chức sớm một năm vì “không muốn sức khỏe đang xấu đi của ông làm ảnh hưởng đến các quyết sách quan trọng”. Ông Abe có tiền sử viêm đường ruột từ lâu, năm 2007 đã đột ngột từ chức thủ tướng vì lý do sức khỏe, sau một năm cầm quyền. Trong khi nhiều người ca ngợi tư cách lãnh đạo của ông Abe, những người khác coi việc ông từ chức vào lúc này là đáng tiếc cho tầm nhìn Indo-Pacific.

Ăn chay nhưng tâm ma và có tính đảng

Bùi Văn Thuận

1-9-2020

Năm 2014, tôi có gần năm làm giúp bà chị họ ở Bù Gia Mập, Bình Phước. Chị ấy nhận thầu căng tin của bệnh viện Nhân Ái. Ở đây, lần đầu tôi chứng kiến chuyện “ăn chay” nhưng mang “tâm đảng”. Nó độc địa hơn tâm ma trong truyền thuyết và văn hóa Á Đông.

Đà Lạt: Tháng cô hồn rước âm binh giặc

Chu Mộng Long

1-9-2020

Đúng vào tháng cô hồn, thành phố Đà Lạt cho rước đội âm binh của Tần Thuỷ Hoàng lên đồi Mộng Mơ. Đó là lý do bị dư luận phản ứng quyết liệt. Một sự kiện như vậy sẽ bị suy diễn, bị chụp mũ đủ thứ, rằng có tư tưởng bạo chúa, rằng có âm mưu bán nước là điều tất nhiên.

Giặc ngoại xâm khoa học

Dương Tú

1-9-2020

Trong cuộc tranh luận về “thị trường mua bán bài báo khoa học” vừa qua, vài ba bài báo mà một số nhà khoa học trong nước vì những lý do nào đó có thể thông cảm được phải mang đi “bán”, trên thực tế, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của “thị trường”.

Các giáo sư tiến sĩ ở đâu?

Võ Xuân Sơn

1-9-2020

Ảnh: Báo Lao Động

Báo Lao động có bài viết, khá bức xúc với việc sửa chữa cầu Thăng long bị chậm trễ vì phải chờ đợi chuyên gia Nga.

Theo nội dung bài báo, việc chờ đợi chuyên gia không phải vì chúng ta không có tài liệu, như một số công trình xây dựng trước 1975 ở phía Nam, mà vì nhân sự của chúng ta không thể đảm đương được. Báo Lao Động đặt câu hỏi: Bao nhiêu giáo sư, Tiến sĩ của Việt nam đi đâu rồi?

Hồi đó, có một ông giáo sư cách mạng, được coi là chứng nhân lịch sử gì đó, bị một khối u tủy. Thực ra thì khối u tủy của ông thuộc loại rất đơn giản, dễ mổ. Là một bác sĩ trẻ, nhưng lúc ấy tôi đã mổ khá nhiều ca như vậy. Tất nhiên, hồi đó chúng tôi chưa có kính hiển vi phẫu thuật, nên chưa thể mổ theo kiểu xâm lấn tối thiểu như bây giờ. Trong khi đó, một số đàn anh trong khoa tôi mổ những khối u đó rất tốt.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang ngồi trên lửa!

Nguyễn Hoài Nam

1-9-2020

Liên quan việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Thể là người ký nhiều văn bản liên quan.

Một chuyện tế nhị

Đặng Sơn Duân

1-9-2020

Đồ họa của báo Tuổi Trẻ mô phỏng vụ bắn tên lửa đạn đạo diệt hạm của Trung Quốc ngày 26/8 dựa trên thông tin từ dự án Missile Threat của CSIS.

Trong vụ Trung Quốc phóng tên lửa ra Biển Đông vào tuần trước, báo Tuổi Trẻ có vẽ một đồ họa cho bài viết “Biển Đông dậy sóng: tên lửa và trừng phạt” vào ngày 28.8.

Nguyễn Đức Chung và ‘họa anh hùng’

Blog VOA

Trân Văn

31-8-2020

Sự kiện ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Chủ tịch thành phố Hà Nội kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội bị tạm giam hôm 28 tháng 8 vì “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” đã tô vẽ thêm cho đại họa về… “anh hùng”.

Làm người là khó

Nguyễn Thông

31-8-2020

Chân dung họa sĩ Bùi Trang Chước. Ảnh: internet

Bốn chữ nói trên không phải tôi nghĩ ra, mà của cụ Đoàn Duy Thành, một nhân vật kỳ lạ trong kịch sử Việt Nam hiện đại. Cụ Thành từng là bí thư Hải Phòng quê tôi, vị tổng quản được nhất của đất Phòng từ xưa tới giờ. Chuyện về cụ hẵng gác lại, có dịp kể sau.

Ở Hà Nội đang diễn ra cái triển lãm nho nhỏ nhưng ý nghĩa về lịch sử của tấm quốc huy Việt Nam, thực ra là về họa sĩ sáng tạo nó, cụ Bùi Trang Chước. Một cái tên nghe vừa lạ vừa quen.

Rất nhiều người không biết cụ Chước. Ngay thế hệ chúng tôi sinh giữa thập niên 1950 cũng ít tỏ về cụ. Càng về sau lại càng mờ mịt. Cụ như vầng sáng bị che phủ bởi đám mây đời u tối.

Phải xóa sổ nước Tần trên đất Lâm Đồng

Nguyễn Ngọc Chu

30-8-2020

Những hình ảnh như Vạn Lý Trường Thành ở đồi Mộng Mơ – Lâm Đồng. Ảnh: internet

1. Năm 221 TCN Tần Doanh Chính diệt Tề thống nhất Trung Quốc lên ngôi Tần Thuỷ Hoàng Đế. Tần Doanh Chính cho nối các đoạn tường thành của các nước thời Chiến Quốc thành Vạn Lý Trường Thành (VLTT) để bảo vệ biên giới của nước Tần. Tần Doanh Chính trở thành một bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Đúng 2170 năm sau, vào năm 1949 xuất hiện nước CHND Trung Hoa với Hoàng đế Mao Trạch Đông còn khét tiếng hơn cả Tần Thuỷ Hoàng. Việc đầu tiên của Mao là mở rộng biên giới của CHNDTH ra ngoài xa VLTT. Mao chiếm Nội Mông (1.183.000 km2) ở phía Bắc , chiếm Tân Cương (1.665.000 km2) ở Tây Bắc và chiếm Tây Tạng (1.228.000 km2) ở phía Tây Nam, đưa diện tích Trung Quốc tăng lên gấp đôi.

Chưa đủ, ở phía Nam giáp với “người đồng chí’ Việt Nam, Mao Trạch Đông cho dời cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, di dời mồ mả người Trung Quốc sang chôn trong lãnh thổ Việt Nam, xua dân sang làm nhà và canh tác trên đất Việt Nam, xây cầu làm thay dòng chảy của sông hướng về phía đất và biển Việt Nam. Hậu quả là CHNDTH đưa Việt Nam vào cái bẫy ở thế đã rồi, dẫn đến làm cho Việt Nam phải thua thiệt lãnh thổ trên đất liền và trên biển trong Hiệp định phân chia biên giới năm 1999.

Ngang ngược hơn, CHNDTH tấn công Việt Nam bằng quân đội trong suốt 10 năm 1979 -1989. Trong 70 năm từ ngày tồn tại, CHNDTH mở các cuộc tấn công Việt Nam ở mọi phương diện, trong đó có cuộc XÂM LƯỢC VĂN HOÁ.

Ở Đà Nẵng, hướng đẫn viên du lịch người Trung Quốc thuyết minh cho khách du lịch Trung Quốc, rằng Đà Nẵng thuộc Trung Quốc mà minh chứng có bãi biển tên là Bãi biển Trung Quốc (China Beach).

Trong đàm phán với Việt Nam, Trung Quốc nói Hoàng Sa là của Trung Quốc vì tìm thấy hài cốt người Trung Quốc ở Hoàng Sa.

2. Lâm Đồng có thể cho xây Công viên Disneyland mà Lâm Đồng không trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Lâm Đồng có thể cho xây Tháp Eiffel mà Lâm Đồng không trở thành lãnh thổ của Cộng hoà Pháp.

Nhưng nếu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho phép người Trung Quốc xây Vạn Lý Trường Thành ở Lâm Đồng, cho phép lập mộ Tần Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng, thì đến một lúc Lâm Đồng sẽ trở thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

3. Hãy xoá sổ ngay Vạn Lý Trường Thành ở Lâm Đồng. Hãy tống khứ các thây ma lính Tần Thuỷ Hoàng về nước Tần.

Xin lưu ý với lãnh đạo Lâm Đồng về sự tồn tại của người Việt. Rằng bộ tộc Hán xuất phát ở vùng núi Hoa Sơn xưa có tên là nước Tần ở Bắc Hoàng Hà vùng Thiểm Tây Trung Quốc ngày nay. Rằng người Hán đã đồng hoá cả hàng chục quốc gia lẫy lừng ở Bắc Hoàng Hà, ở giữa Hoàng Hà và Trường Giang, ở Nam Trường Giang. Nhưng người Hán không chiếm được đất của người Việt.

4. Một tý lợi nhỏ nhoi về kinh tế dưới vỏ bọc đầu tư nước ngoài không thể là con mồi dẫn đến bị thâu tóm lãnh thổ và bị đồng hoá.

Không có Vạn Lý Trường Thành và lính Tần Thuỷ Hoàng thì Lâm Đồng nghèo đi chăng?

Ai biết được người Trung Quốc làm gì trong tường rào tiểu VLTT và dưới các thây ma binh sĩ nhà Tần? Tại sao tự dưng lại mang nỗi lo về ?

Đừng nghĩ rằng đã quan trọng hoá vấn đề. Một trăm năm nữa Trung Quốc nói có hài cốt lính Tần ở Lâm Đồng.

Với ĐCS Trung Quốc không phải là cảnh giác, mà là KHÔNG ĐƯỢC TIN.

Chuyến xe ông Hải

Trung Bảo

30-8-2020

Mới hôm qua đây thôi, người ta còn quen với hình ảnh một ông Đoàn Ngọc Hải đằng đằng sát khí dẫn “quân” đi dẹp vỉa hè. Ông Hải khi ấy tay đeo đồng hồ Patek Philippe, tay cầm Vertu cũng khiến dấy lên những tranh cãi.

Thiếu tôn trọng Dân và thiếu trách nhiệm với Dân

Lưu Trọng Văn

30-8-2020

Sức khoẻ của nguyên thủ quốc gia ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành quốc gia vì vậy ở các nước Dân chủ nó luôn được minh bạch, công khai.

Quan thì phải khác với dân!

Blog RFA

Song Chi

30-8-2020

Vụ 39 người di cư VN, bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, chết trong một container xe tải ở Grays, hạt Essex, UK vào ngày 23.10.2019, lại được xới lên trên một số tờ báo lớn ở nước ngoài ngày hôm qua 28.8.2020, khi Haulier Ronan Hughes, 40 tuổi, ở Tyholland, County Monaghan, Bắc Ireland, đã thừa nhận tội ngộ sát và âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp tại Old Bailey.

Chiêu hiền đãi sĩ

Nguyễn Thùy Dương

29-8-2020

Ông Đoàn Ngọc Hải làm từ thiện, tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh, mua xe cứu thương khiến nhiều người tán dương. Song song đó, cũng có nhiều người chửi bới, cười cợt, mạ lị hành động của ông Hải. Đáng buồn thay, họ lại là những người gắn mắc đấu tranh.

Xin đừng cố tỏ ra mình cũng là người tốt

Võ Xuân Sơn

30-8-2020

Sự việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cấp cứu, rồi lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài gòn.

Đồng Tâm: Máu, nước mắt và sự hận thù chưa dứt…

Ngô Anh Tuấn

29-8-2020

Từ sự việc tranh chấp đất đai được cho là giữa quân đội và người dân Đồng Tâm nhưng nó nhanh chóng được lan nhanh ra thành sự kiện chính trị với nhiều biến cố lớn xảy ra năm 2017 và đầu năm 2020.

Đảng và đảng viên

Nguyễn Tiến Tường

29-8-2020

“Việt Nam không cần và không chấp nhận đa đảng”, câu nói hống hách quen thuộc của một tiến sĩ chính trị Đồng Nai vừa cất lên hôm trước, hôm sau phát lộ một Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch.

Hành vi tốt và con người tốt

Dương Quốc Chính

29-8-2020

Việc làm từ thiện (hay cúng dường) diễn ra rất phổ biến, đủ kiểu, tất nhiên người giàu làm từ thiện nhiều và giá trị cao hơn người nghèo. Người ta làm từ thiện vì nhiều lý do. Lý do nguyên thủy là bắt nguồn từ thiện tâm, muốn giúp đỡ người khác.