Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Giảm hay tăng biên chế xã?

Nguyễn Ngọc Chu

9-4-2024

1. Vấn đề sáp nhập xã, huyện, tỉnh đã được đề cập nhiều lần từ nhiều phương diện. Trong đợt sáp nhập xã lần này, mục tiêu quan trọng trụ cột là giảm biên chế.

Việt Nam vẫn là đất nước “không tự do”

FB Phạm Quang Tuấn

3-1-2019

Tổ chức Freedom House vừa công bố bảng đánh giá mới nhất (2018) về tự do trên thế giới.

Việt Nam đứng thứ 178 trên 210 nước/lãnh thổ với 20 điểm trên 100, và xếp vào loại “không tự do” (not free). Cao nhất là ba nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan) với 100 điểm, thấp nhất là Syria với -1 điểm (âm!). Tàu+ 14 điểm, Bắc Hàn 3 điểm.

Thành thật mà nói, tôi hơi ngạc nhiên VN được điểm cao như vậy. Bảng điểm của VN được tính như sau (xem thêm chi tiết).

Cảnh giác kiểu “huy động vốn” mới của các đại gia bất động sản!

Mai Bá Kiếm

16-10-2022

Ảnh chụp màn hình

Trong tình hình bế tắc vì hết room tín dụng và không phát hành trái phiếu được, đại gia BĐS cỡ Vinhomes còn đẻ ra kiểu “huy động vốn” mới để tự cứu mình.

Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?

BBC

3-1-2018

Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) thời còn oanh liệt năm 2016. Ahr: Getty Images

Một nhà quan sát nước ngoài cho rằng nếu ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt và đưa trở về Việt Nam, vụ việc sẽ tác động đến cả Bộ Công an Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.

Singapore đã xác nhận đang tạm giữ ông Anh Vũ, còn có biệt danh Vũ ‘nhôm’, từ hôm 28/12 vì “vi phạm theo Luật Di trú”.

Chuyện chống dịch, chuyện bầu cử

Blog RFA

VietTuSaiGon

8-5-2021

Tại Việt Nam, người ta luôn cảm thấy tức cười khi nghĩ tới chuyện bầu cử. Bất kỳ cuộc bầu cử nào, từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương, hầu hết đều cho thấy tính khôi hài. Bởi dân chưa bầu thì người ta đã biết ông nào làm vị trí nào, bà nào ngồi ghế nào và chuyện dân đi bầu chỉ là chuyện trò cười của các ông bà. Bởi cho dù có hàng triệu người gạch bỏ cái tên nào đó thì tỉ lệ phiếu bầu của nó vẫn 100% đắc cử, tín nhiệm. Bởi chuyện bầu bán ở đây không có ý nghĩa nào về việc nhân dân có tín nhiệm hay không, mà nó là bài toán đối ngoại trong chính trị độc tài.

Ý kiến về tấm hình

Trịnh Bá Phương

16-1-2020

Thứ trưởng bộ công an Lương Tam Quang trả lời báo chí là cả 3 viên cảnh sát bị thiêu cháy sau khi ngã xuống hố (trong hình).

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nguyễn Huy Cường

16-4-2024

(Bài tiếp theo về nước ở Đồng bằng sông Cửu Long)

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực, vừa mơ hồ, như: Do biến đổi khí hậu. Do biến động ở thượng nguồn sông Mê Kông. Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước v.v…

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện, đó là chính sách “An ninh lương thực” (ANLT) được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Bài viết hôm nay sẽ làm sâu sắc vấn đề này.

Để dễ hình dung, ta hãy tưởng tượng đến một vùng nhỏ hơn, là một huyện. Huyện này mỗi năm tiêu dùng hết 100 tấn lương thực. (Tôi giả định nên làm tròn số cho dễ hình dung).

Để tạo được an ninh lương thực, huyện phải sản xuất ra 150 tấn. Nếu mất mùa, sẽ đủ ăn qua một vụ. Là đủ. Nếu để huyện này phải “bao” ANLT cho một… tỉnh, phải sản xuất ra 200 tấn. Tạm hiểu là gấp hai lần mức tiệu thụ cho dân huyện này.

Trở lại vấn đề sản xuất lương thực và tiêu dùng lương thực ở ĐBSCL. Sản xuất lương thực của vùng ĐBSCL chiếm 49,6% sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước, bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở đây là 1.360 kg/ năm.

Nên biết, về đại thể, mỗi người dân một năm chỉ tiêu thụ hết 150 kg gạo là cao, còn ở vùng đô thị chỉ 50 kg, đã dư. Bình quân theo tính toán của một nhà chuyên môn là khoảng 8 kg/ tháng. Như vậy, lượng lương thực ĐBSCL nếu để đáp ứng an ANLT cho họ rồi còn dư khoảng 1.250 kg mỗi đầu người!

Khi vươn rộng ra hai chữ “quốc gia” thì hơi khác. Thử xem xét, nếu vùng này khó khăn, chỉ sản xuất ra một nửa số thóc trên, tức khoảng 650 kg, ăn hết 150 kg, vẫn dư ra nửa tấn, thì sao? Thì mười bảy trịêu dân ĐBSCL vẫn “nuôi” được một dân số gấp hơn ba lần dân vùng này, là khoảng 50 triệu người. Số còn lại làm lấy mà ăn chứ!? Làm lấy mà giữ gìn ANLT chứ?

Số 45 tỉnh còn lại, trong đó nhiều tỉnh có diện tích nông nghiệp khá lớn như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương v.v… họ cùng gánh vác với Đồng Bằng Nam bộ này chứ!?

Xin ngó sang một đại lượng khác để thấy câu chuyện này thực ra đã vượt ra khỏi mấy chữ cao quý “An ninh lương thực”. Đó là xuất khẩu gạo. Việt Nam mười năm nay thường “Nhất thế giới, nhì thế giới” về xuất khẩu gạo!

Nghe rất hào hứng. Nghe rất lạc quan. Nó vượt ra ngoài cái “ngưỡng” giữ gìn ANLT rồi. Nhưng…

Cần biết số tiền xuất khẩu 4-5 triệu tấn lương thực mỗi năm ít ý nghĩa về năng lực tài chính lắm. Nêu để so sánh cụ thể, nó chưa bằng số tiền ta nhập phân hóa học, nhập các chất tiền chế để sản xuất phân hoá học, thuốc trừ sâu và mua thức ăn gia súc mỗi năm của Thái Lan đâu!

Ấy là nói chuyện với kiểu “sông bằng nước phẳng” chứ nếu so với số tiền thất thoát từ vụ Trương Mỹ Lan thì số tiền bán 4-5 triệu tấn này “Không là cái đinh gì”, theo cách nói của các cháu tuổi teen.

Cần nói thêm là, như năm 2023, thu được 4,8 tỷ USD từ tiền bán gạo. Ta thường tưởng “tiền bán gạo” là lợi nhuận nhưng đó là nói đại thể. Nếu nhìn sâu số tiền xem như “lãi” thực của hai giới, giới Doanh nghiệp buôn bán gạo không hơn 500 triệu USD; giới nông dân trồng lúa, ít hơn nhiều.

Vậy thì số tiền còn lại trong 4,8 tỷ USD kia đi đâu? Đó là nội dung cốt lõi trong bài hôm nay. Đó là tiền công lao động thủ công, tiền “bao” cả những vụ mất mùa, sâu bệnh, tiền mua phân hóa học vân vân.

Và tiền bán… nước.

Tôi đã bám rất sâu đề tài này (cùng với Đỗ Hồng Cường, Voọc Hành và các nhà khoa học) từ nhiều năm nay và không khó để nhận thấy: Để đáp ứng chủ trương “tăng một triệu tấn lương thực” ở vùng ĐBSCL, ta đã bắt đầu bằng cái nhìn dễ dãi theo kiểu ngạn ngữ xứ bắc nói “Càng bở càng đào”.

Ai đó cảm thấy muốn thêm một triệu hay ba triệu tấn gạo ở vùng này dễ như bỡn. Việc đầu tiên là đắp đê ép dòng sông hẹp lại, đồng ruộng rộng ra để có đất theo … chủ trương.

Có rất nhiều hệ quả xã hội khác mà trong bài này tôi chỉ kể thêm một nét.

Trước chủ trương này hệ sinh thái nước vùng này phong phú vô cùng, sản lượng cũng rất lớn.

Một bác nông dân đi thả lưới ba giờ về, đổ ra sân một đống tôm cá, vợ con ngồi lựa vài giờ chưa hết. Số tôm cá ngon đem bán (Thu nhập cao hơn thóc lúa nhiều) số phụ phẩm còn lại làm mắm, chăn nuôi, thu nhập gia đình rất vững.

Từ ngày đắp đê, sông hẹp lại, tôm cá giảm xuống 20 lần so với trước, cuộc sống khó khăn hơn và con em họ lên thành phố ly hương để bán hương ngày càng nhiều.

Nước: Vấn đề lớn nhất hiện nay là nước. Khi chưa đắp đê, chưa đuổi mặt nước đi chơi chỗ khác, thì hai cánh đồng lớn nằm bên sông Tiền, sông Hậu có tư cách là hai hồ chứa nước ngọt khổng lồ. Nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về chỉ hai ba trận mưa cuối mùa, mưa đầu mùa khô là lấp đầy hai cái siêu hồ này.

Lượng nước này tồn lại “gối đầu” đủ cho dân sinh sống đến mùa mưa năm sau. Lượng nước này cũng đủ cho nguồn thuỷ hải sản, bảo đảm cuộc sống người dân khá vững vàng. Nhưng, điều tuyệt vời nhất là lượng nước này đủ để tạo sức ngăn chặn nước mặn từ biển xâm thực vào đồng bằng này.

Đó là sứ mệnh lịch sử, là giá trị không thể tính bằng USD của hai túi nước, hai “siêu hồ chứa” nói trên. Khi ta từ chối nguồn lợi này thì một là liều, hai là chưa… tính đến.

Tôi nghĩ, những tác giả của cú “Tăng một triệu tấn lương thực” dù là cấp nào, dù có học hàm học vị nào nhưng không thể thấu được nội dung này, không thấy được hiện tình hôm nay chính là cái “Quả” của cái “Nhân” có tên “tăng 1 triệu tấn” khi xưa.

Hiện nay, song hành với hiện tượng này còn có vùng café vĩ đại trên Tây Nguyên. Mùa khô người ta hút hàng tỷ mét khối nước từ độ sâu vài chục mét để có lượng café hiện nay, có lúc vươn lên hàng hai thế giới!

Người đời nói “bể dâu” nhưng với cung cách làm ăn này từ nương cà phê Tây Nguyên có chung nguy cơ thiếu nước với vùng ĐBSCL là hiển hiện. Dâu sẽ thành bể, bể cạn.

Viết bài này, tôi thề là không phê phán ai, mà chỉ CHỈ RA cái các cụ nói là “thái quá bất cập” mà thôi.

Thấy, để hiểu ra, không đổ vấy cho trời cho đất. Thấy để sau này, muốn xây dựng chính sách, làm ơn đi ra ngoài phòng máy lạnh, đến nơi cần thấy.

Cướp đất – Cách kiếm tiền hiệu quả của quan chức

FB Đỗ Ngà

9-1-2019

Thức ăn đã vào miệng, thì nó chỉ còn là cái xác hôi thối thải ra cửa sau mà thôi. Nghĩa là kẻ phàm ăn đã hút sạch chất dinh dưỡng. Cứ xem Đinh La Thăng thì biết, ông ta và đàn em đã tàn phá ngân sách bao nhiêu? Và sau khi truy tố thì ngân khố quốc gia thu hồi lại được bao nhiêu? Tiền của nhân dân bị tham nhũng cạp hết, chúng tiêu hoá sạch, giờ bắt chúng xử thì dân nhận lại được gì? Chẳng được gì ngoài sự hả dạ.

Thường vụ Bộ Chính Trị

Phạm Sỹ Thành

23-10-2022

Những dự đoán về PSC (*) của Trung Quốc trước Đại hội 20 đều đã chệch nhịp. Sau đây là 7 Uỷ viên thường vụ BCT khoá 20: Tập Cận Bình, Thái Kỳ, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Lý Cường, Đinh Tiết Tường, Lý Hy.

Chính trị và quyền lực kinh tế trong vụ Vũ “nhôm”

RFA

Cát Linh

5-1-2018

Ảnh chụp ngày 29 tháng 4 năm 2016 cho thấy Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) tại một sự kiện ở Đà Nẵng. Ảnh: AFP.

Chiều ngày 4/1/2018, Bộ Công An Việt Nam ra thông cáo cho biết đã tiếp nhận bị can Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “nhôm”. Điều này đồng nghĩa với việc những đồn đoán về số phận của Vũ “nhôm” trước đó đã được sáng tỏ.

Nhìn lại diễn biến của câu chuyện để thấy sự hiện diện của chính trị và kinh tế đã đóng vai trò như thế nào trong sự trở về của Vũ “nhôm”?

Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch: Trần Hùng

14-5-2021

Tôi đã trở thành một biểu tượng, kẻ hủy diệt những tên bán khống.” Dòng tweet gần đây của Elon Musk mang giọng điệu của một đấng cứu thế khiến các môn đệ của ông cảm thấy thích thú. Những diễn biến trong tháng 1/2021 đã thúc đẩy sự sùng bái đối với doanh nhân này. Câu chuyện GameStop đã mang lại cho Musk một kho đạn trong trận chiến dài hơi với những kẻ bán khống, đồng thời định vị ông như một người bảo trợ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tấn công Phố Wall.

Món nợ Đồng Tâm

Tâm Chánh

19-1-2020

Pháp quyền đã bị đẩy lui trong vụ trấn áp bằng vũ trang ở thôn Hoành.

Có những lỗ trống pháp lí trong hành động trấn áp này được dư luận xã hội đặt ra nhưng chưa được giải trình rõ ràng, thông suốt.

Cái giá của “đốt lò”

Dương Quốc Chính

26-4-2024

Chỉ 6 tháng trước, không mấy ai biết đến công ty Phúc Sơn của “Hậu pháo” và công ty Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng. Không thấy có điều tiếng hay danh tiếng gì trên giang hồ. Chắc người trong ngành, liên quan đến dự án của mấy công ty này mới biết. Rất khác với Vạn Thịnh Phát (VTP) hay Tân Hoàng Minh (THM), FLC.

Dân tộc gì lạ quá!

FB Từ Thức

13-1-2019

– Mức thất nghiệp (2%) thấp nhất thế giới, nhưng dân chúng chạy chọt để được ra nước ngoài làm cu li. Vì sở thích du lịch hay vì muốn giúp các nưóc nghèo phát triển?

– Mức tăng trưởng (6,9 %), thuộc loại cao nhất thế giới, nhưng nhà nước suốt ngày in tiền, vay tiền, dụ dân hiến vàng, hiến dollars. Mục đích là giữ tiền dùm để dân khỏi vung tay quá trán? Dân xài vung vít, vì biết rằng cùng lắm xin đi tù cũng được đối xử quá nhân đạo và 17 kg gạo mỗi tháng.

Suy nghĩ nhỏ về việc xảy ra ở trường Hai Bà Trưng (Huế)

Đỗ Duy Ngọc

29-10-2022

Ảnh chụp màn hình

Những ngày tôi đang ở Huế, lên mạng xem được một đoạn clip cô giáo dạy Văn trường Hai Bà Trưng (Đồng Khánh cũ) bị một đồng nghiệp nam bẻ tay lôi ra khỏi phòng học, trước sự chứng kiến của các học sinh đang có mặt trong lớp. Đoạn clip ngắn nên tôi không biết cô giáo này mang tội gì mà phải bị xử sự như thế. Tuy nhiên hành động của nam giáo viên trong clip khó có thể chấp nhận.

Chính sử & Huyền sử

FB Mai Quốc Ấn

9-1-2018

Ảnh: internet

Được quan tâm nhất qua nay là ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Quận 1 nổi tiếng từ ngày ra quân đẹp vỉa hè. Dẹp không được, ông ấy nộp lá đơn xin từ chức. Dù từ ngày đầu ra quân hay tới lúc nộp đơn, ông Hải vẫn có những người ủng hộ hay phản đối.

Theo phe nào không phải lựa chọn của tôi nên tôi chọn cách kể vài câu chuyện!

Thành ngữ mới: Ngày hội lớn của nhân dân

Nguyễn Thông

22-5-2021

Suốt thời gian dài qua, bộ máy tuyên truyền hùng hậu của nhà nước tập trung hết cỡ vào việc tô màu cho bức tranh bầu cử, được tổ chức vào ngày 23.5. Mở mỗi tờ báo là thấy bài tin ảnh về bầu cử. Bật tivi là thấy đọc hát hình ảnh phóng sự về bầu cử. Rảo ra phố thì đập ngay vào mắt là cờ phướn băng rôn khẩu hiệu đỏ rực về bầu cử; xe loa phóng thanh suốt từ sáng đến tối ra rả kêu gọi mọi người đi bầu cử.

‘Đảng ta’ đúng là ‘hiếm’ nhưng không ‘quý’

Blog VOA

Trân Văn

23-1-2020

Nhiều người chưng hửng khi qua tờ Quân đội nhân dân, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định: Hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với đảng CSVN (1).

Tại sao phải “tứ trụ” mà không là “nhứt trụ”?

Trương Nhân Tuấn

30-4-2024

Chỉ duy nhứt Việt Nam mới có cái mô hình chính trị quái dị, không giống ai gọi là “tứ trụ”. Một nước luôn chỉ có một ông vua. Bởi vì “chủ quyền quốc gia” là duy nhứt, là tối thượng, là “bất khả phân chia”. Khi chủ quyền bi phân chia làm bốn, hay do bốn người giữ, thì chủ quyền không còn là chủ quyền nữa. Đất nước vì vậy luôn bất ổn.

Hoàng Sa, nỗi uất hận 45 năm!

FB Hoàng Hải Vân

18-1-2019

19-1 năm nay, Hoàng Sa của chúng ta đã mất vào tay Trung Quốc 45 năm. Với tư cách từng là chiến sĩ QĐNDVN tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược, xin thắp nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu hy sinh để bảo vệ quần đảo này, dù sức của các anh không bảo vệ được.

Bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc 2022 có điểm gì đáng chú ý?

Trương Nhân Tuấn

5-11-2022

Bản Tuyên bố chung VN-TQ kỳ này nội dung có vài điểm mới, mang tính mấu chốt, đánh dấu sự chuyển mình của TQ trong thế trận cạnh tranh với Mỹ và Tây phương về ý thức hệ và mô hình phát triển.

Đống Xương Vô Định Đã Cao Bằng Đầu

FB Quang Cầu Muối

17-1-2018

Những mồ hoang, mả lạnh, những xương trắng dọc Trường Sơn, là cái giá người dân vô tội của hai miền Nam-Bắc phải trả, do cuộc chiến 21 năm mà cộng sản miền Bắc phát động. Để rồi 42 năm sau ngày chúng thống trị toàn bộ đất nước, đất nước chúng ta như thế nào?

Tâm thư cùng đồng nghiệp – Luật sư Lê Văn Hòa

Châu Ngọc Minh

27-5-2021

Thưa anh Hòa kính mến!

Tôi với anh là người cùng trang lứa, anh vốn từ chỗ quyền cao chức trọng trong ngành nội chính còn tôi chỉ là một bà luật sư già làm nghề gia truyền chẳng hề từng có chức quyền gì. Hôm nay nghe tin anh tuyên bố bỏ nghề vì mất niềm tin vào nền tư pháp, tôi buồn lắm nên xin có đôi lời với anh, nếu có gì làm anh không hài lòng thì xin anh bỏ quá cho tôi.

Virus Corona và nhận diện cơ hội sinh tồn thời thổ tả

RFA

Đồng Phụng Việt

31-1-2020

Hình minh họa. Nhân viên y tế phun khử trùng ngoài khu vực Bệnh viện các bệnh nhiệt đới ở Hà Nội hôm 30/1/2020. Ảnh: AFP

Sự lây lan chủng mới của virus Corona – đại dịch mới gây viêm đường hô hấp cấp đang cung cấp thêm ví dụ để người Việt nhận diện cơ hội sinh tồn của chính mình và con cháu mình trong thời thổ tả – thời xứ sở và dân tộc được đặt dưới “sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt” của “đảng CSVN quang vinh”…

Thông cáo báo chí số 02 của nhóm luật sư Lộc Hưng

FB Trần Vũ Hải

25-1-2019

Tiếp theo Thông cáo số 01

Việt Nam, ngày 25/1/2019

Nhóm luật sư Lộc Hưng, gồm những luật sư trợ giúp pháp lý cho các hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH), Phường 6, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông trong, ngoài nước và cộng đồng như sau:

Thủ tướng Scholz yêu cầu Việt Nam có một quan điểm rõ ràng

Tagesschau

Lưu Thuỷ Hương, dịch

13-11-2022

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính thăm hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội tối 13/11. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Thủ tướng Scholz đã kêu gọi Việt Nam đưa ra lập trường rõ ràng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine. Chính quyền Hà Nội cho đến nay vẫn tránh né điều này và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga.

Bao giờ thì chúng ta không chỉ xuống đường vì bóng đá?

Blog RFA 

Song Chi

22-1-2018

Ảnh: internet

Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN (viết tắt VFF từ chữ tiếng Anh Vietnam Football Federation) vẫn cứ lẹt đẹt trong vùng trũng Đông Nam Á, chưa bao giờ vô địch SEAGames (Southeast Asian Games), bất chấp kinh phí đổ vào không ít cho việc thuê thầy ngoại, bất chấp tình yêu cuồng nhiệt của các cổ động viên VN. Biết bao nhiêu lần người Việt khóc, cười, lên đồng, rồi xìu nghỉu, thất vọng… khi đội tuyển VN thắng hoặc thua trong những trận đấu ở SEAGames, đặc biệt trước đối thủ mạnh hơn và có nhiều “ân oán” là Thái Lan.

Vài suy nghĩ từ việc bổ nhiệm ông Phan Văn Mãi

Nguyễn Ngọc Chu

2-6-2021

Bộ Chính trị vừa điều động Bí thư Bến Tre Phan Văn Mãi làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM. Quyết định được Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng công bố tại TP.HCM sáng ngày 01/6/2021.

Đảng ta và virus Corona

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

5-2-2020

“Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay… Ở Việt Nam, không có lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” [1].

Bài 5: Những ám ảnh phía sau lời luận tội

LS Trần Hồng Phúc

30-1-2019

Tiếp theo bài 1: Viết cho những ngày chờ tuyên án đối với bác sĩ Hoàng Công Lương — Bài 2: Những chứng cứ “giả mạo” buộc tội Hoàng Công Lương — Bài 3: Các hợp đồng thầu và sự cố ngày 29/5/2017 — Bài 4: Lỗi hệ thống trong sự cố ngày 29/5/2017

Trong lời luận tội tại phiên tòa xét xử vụ án sự cố chạy thận nhân tạo những ngày qua, có nhiều vấn đề ám ảnh chúng tôi về tính thực, hư, chính xác của lời luận tội cho đến tận bây giờ. Những nội dung này là luận điểm vững chắc của cơ quan truy tố dùng để buộc tội đối với bác sĩ Lương, song hoàn toàn không thuyết phục nên đây là lý do khiến tôi viết tiếp bài này.