Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Huyền thoại Cuba (Phần 2)

Nguyễn Thọ

22-7-2021

Tiếp theo Phần 1

Một số người đọc bài trước của tôi tỏ ý khâm phục một mô hình “XHCN Cuba”.

Giữ nhà không xong ti toe làm gì cho khổ vậy Lịch?

RFA

Đồng Phụng Việt

23-9-2019

Hình minh họa. Hình chụp hôm 27/5/2014 ở Hà Nội: Phó tổng thư ký UN Ameerah Haq (thứ ba từ phải sang), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (thứ 2 từ phải sang), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (thứ 3 từ trái sang) chụp cùng Mạc Đức Trọng và Trần Nam Ngạn, hai sĩ quan VN tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của UN ở Nam Sudan. Nguồn: AFP

Lịch mến,

Tớ suýt chết vì đau đầu cấp tính. Hãi quá nên viết vội vài hàng gửi cậu, nhờ cậu… “quán triệt” anh em, may ra có thể vì thế mà giữ được cái mạng già này thêm vài năm nữa…

Cuộc xâm chiếm thị trường thần tốc đầy nghi ngờ của vaccine Trung Quốc

Không thể tin được, vừa được phê duyệt thần tốc hôm 10/9/2021, thì bây giờ còn thần tốc hơn, Bộ Y tế đã phệ duyệt nhập 30 triệu liều vaccine Hayat – Vax.

Đất nước của nhân dân

Thái Hạo

9-8-2020

Nhà báo Huy Đức viết về quá trình đàm phán biên giới với TQ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: FB Trần Triết

Sáng nay, môn văn đã thi xong. Xin không bàn về chất lượng của đề, chỉ muốn viết đôi dòng nhân câu Nghị luận văn học (xin xem hình) đề cập đến tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong 1 đoạn trích thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ).

Tác phẩm này ra đời năm 1971, giữa lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra ác liệt, tác giả đã nói lên những suy tư chiêm nghiệm của mình nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ về cội nguồn thiêng liêng của đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước thân yêu của mình. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được ông tổng kết trong 2 câu thơ:

Tòa án huyện Hưng Nguyên đang áp dụng luật của ai?

Thái Hạo

14-5-2023

Cho đến ngày hôm qua, 13/5, sau 19 ngày tuyên án, tòa án huyện Hưng Nguyên vẫn chưa giao bản án cho người bị họ kết tội. Tức là đã quá 9 ngày theo luật định.

Tương ngộ tự do

Tâm Chánh

1-6-2020

Một lịch sử chưa phải đã xa, một cộng đồng người Trung Quốc “tị nạn chính trị” vào nước ta được người Việt đùm bọc cưu mang.

Nhầm lẫn hay không trong Hiến pháp 2013?

Ngô Huy Cương

13-6-2021

Từ thời La Mã cổ đại cho tới nay, khi phân loại tài sản căn cứ vào việc tư nhân có được sở hữu hay không, người ta chia tài sản (của cải) thành mấy loại chủ yếu sau để xây dựng từng qui chế pháp lý riêng cho từng loại: Tài sản chung (mà Luật La Mã cổ đại gọi là “res communis” bao gồm: không khí, nước chảy, biển); và tài sản công (res publicae)…

Nó rủa mẹ tôi và …

Chu Mộng Long

17-8-2020

VTV có một chương trình phóng sự về hậu quả của ôn dịch. Nó nói nhiều con phố du lịch chịu hậu quả nặng nề. Và nó tỏ ra xót thương cho những người bán hàng rong.

Năng lực quản trị quốc gia: Càng nghĩ càng lo

Mai Quốc Ấn

26-10-2019

Thảm hoạ ô nhiễm nước sông Đà ảnh hưởng ước chừng 1 triệu dân thủ đô (250.000 hộ). Nghĩa là khoảng 1/10 dân số thủ đô bị ảnh hưởng. Không chỉ vì một xe đổ trộm dầu thải. Chính Nhà máy nước sông Đà đã có tình đánh tráo khái niệm giữa “nồng độ clo cao” với “nhiễm độc stygren). Và cả sự phản ứng vô cùng chậm trễ của chính quyền thủ đô!

Nhìn lại một thảm hoạ nào đó trong thời hiện tại chính là nhìn lại năng lực quản trị quốc gia. Và cảm giác của người viết là vô cùng lo lắng.

Phản ứng quá chậm!

Nhiều ngày sau sự cố ô nhiễm dầu đường ống nước sông Đà, UBND thành phố Hà Nội mới thừa nhận và “hỗ trợ” nước bằng… xe bồn tưới cây. Dân phát hiện mùi lạ trong nước “hỗ trợ” và đổ đi đồng thời truy vấn thì tài xế thừa nhận gấp quá chưa rửa xe bồn.

Tại sao có thể gọi là “hỗ trợ” khi dân trả tiền nước sinh hoạt và bao gồm cả phí bảo vệ môi trường và thuế VAT. Nếu cộng giá nước với phí bảo vệ môi trường rồi tính VAT nghĩa là thuế chồng thuế. Việc Công ty sông Đà báo lãi 70 tỉ đồng ngay giữa tâm điểm sự cố nước ô nhiễm càng làm nhân dân phẫn nộ hơn.

Dân phải dùng nước sinh hoạt có độc chất, kẻ bán biết có độc vẫn không cắt ngay nguồn độc và cũng chẳng thông báo người mua. Đó không đơn thuần là kinh doanh bất lương mà là vi phạm pháp luật trắng trợn. Vi phạm của họ thì cũng dễ xử lý thôi nếu đối chiếu quy phạm pháp luật hiện hành. Cái đáng lo hơn là phản ứng của chính quyền Hà Nội.

Những ngày im ắng của hệ thống chính quyền thủ đô chính là những ngày phơi nhiễm độc tố đúng nghĩa. Chuyên gia y tế Nguyễn Trọng An đã khẳng định: “Xylen hay styren gây ô nhiễm nước sông Đà đều có thể gây ung thư lẫn bệnh thần kinh, bệnh ngoài da nếu dùng nấu ăn và tắm. Cả hai hai chất này đều vượt ngưỡng rất cao trong vụ ô nhiễm nước sông Đà.”

Thật khó tưởng tượng! Một cuộc phơi nhiễm gần cả triệu người, trong nhiều ngày, mà vẫn chưa được gọi là thảm hoạ quốc gia. Và trong trường hợp này thì năng lực quản trị rủi ro của chính quyền thủ đô cũng cần coi là một thứ thảm hoạ được không? Và thuật ngữ “nước sinh hoạt an toàn nhưng khuyến cáo không uống, dùng nấu ăn” như một sự trêu ngươi vào sự thật khách quan, phủ định khoa học và phá vỡ luôn khái niệm an toàn.

Xin nhắc lại, 250.000 hộ dân bị ảnh hưởng chính là khoảng 1/10 dân số của trung tâm chính trị quốc gia. Và nếu không phải là một xe dầu thải đen ngòm mà là một xe độc chất khác cao hơn về độ độc hại, không màu không mùi thì sao? Cyanua chẳng hạn! Chỉ cách đây một năm tại Quảng Nam, một xe có chứa nhiều hoá chất đã bị bắt và con số hoá chất lên đến 625kg mà cyanua chiếm chủ yếu. Nếu là một cú đầu độc có chủ ý thì bao nhiêu người sẽ chết?

Càng nghĩ lại vụ việc càng thấy rùng mình!

Sự rùng mình ấy, người viết đã trải nghiệm qua vụ cháy Rạng Đông. Ngay từ đầu lên tiếng cảnh báo song dân chúng vẫn ở lại chờ kết luận nhà nước. Đến khi có kết luận từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì dân chúng lại nháo nhào dọn đi. Những ngày bên cạnh ngửi mùi thuỷ ngân bay hơi do phản ứng nhiệt sinh ấy thì sức khoẻ nhân dân quanh nhà máy sẽ “về đâu?”

Về đâu thì trên nguyên lý chung, phản ứng quá chậm trước các biến cố môi trường sẽ dẫn tới các hậu quả khốc liệt và lâu dài! Nhân dân rõ ràng là đối tượng bị động nhất, dễ tổn thương nhất nếu có biến cố môi trường xảy ra.

Câu hỏi về lực phòng vệ biến cố môi trường.

Dân Hà Nội đã đóng thuế, đóng phí và trả tiền nước mà ở một nơi có luật riêng (Luật Thủ đô) và các chính sách ưu đãi. Nhưng nhân dân thủ đô vẫn không thể dùng nước sạch. Chí ít, 1/10 dân số thủ đô đã “trải nghiệm” nước ô nhiễm đúng nghĩa qua vụ “nước sông Đà” như là một ví dụ khó chấp nhận về năng lực dự báo, ứng phó với các biến cố môi trường.

Từ cháy thuỷ ngân nhà máy Rạng Đông đến nhiễm dầu thải Công ty Sông Đà đều diễn ra rất bất ngờ, rất bị động trong cách xử lý. Vậy năng lực quản trị thủ đô của chính quyền Hà Nội nên được hiểu như thế nào đây? Lớn hơn nữa, năng lực quản trị quốc gia sẽ được hiểu như thế nào đây?

Hiểu thế nào thì tuỳ bạn nhưng tôi có thể khẳng định rất nhiều vùng tại Việt Nam khổ không kém Hà Nội, về nước sạch. 2.000 con sông tại Việt Nam đều có nguy cơ “chết” vì nước thải, trong đó, nhiều con sông đã “chết” thật sự. Sông ngòi ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải công nghiệp, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu, vi khuẩn,… Sự cố “nước sông Đà” chỉ hé lộ một phần sự thật về ô nhiễm nguồn nước tại quốc gia này.

Lấy ví dụ chiếc xe tải chở dầu thải đã “tung tăng” từ Bắc Ninh đến Phú Thọ rồi qua Hoà Bình để đổ trộm chất thải. Chỉ một chiếc xe chạy đúng một chuyến đổ chất thải trộm đã làm nghiêng ngả đời sống 1/10 dân số thủ đô thông qua nguồn nước. Ai sẽ đảm bảo phòng vệ được những biến cố môi trường tương tự mà có thể lần sau sẽ là phá hoại có chủ đích.

Lấy thêm một ví dụ: Tìm hiểu thông tin thì được biết trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà cử một trung đội riêng để bảo vệ Nhà máy nước Biên Hoà. Nay không thấy bóng quân đội/công an bảo vệ nhà máy, chỉ lù lù một đống đất đá lập sông xung quanh ống hút nước chính của nhà máy này. Quá lạ lùng, quá sức mất cảnh giác; trong khi các báo cáo vẫn luôn nhấn mạnh về an ninh nguồn nước.

Giả sử có “sự cố” ở hai đập bùn đỏ bauxite Tây Nguyên và nhuộm đỏ sông Đồng Nai từ thượng nguồn đổ xuống thì trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước là Đông Nam Bộ sẽ ra sao? Lúc ấy 16 triệu cư dân quanh sông đồng Nai có lẽ chỉ biết chờ viện trợ nước uống từ dưới các tỉnh miền Tây? Xin lỗi, ngay cả chính miền Tây cũng đã vào cơn hạn lớn nhất trăm năm và nguy cơ nước biển xâm nhập sâu. Lý do là Trung Quốc đã xây rất nhiều đập thuỷ điện để khống chế nguồn nước Mekong.

Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như Hà Nội thì an sinh xã hội sẽ dễ bị phá vỡ. Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như hạ nguồn Mekong thì an ninh lương thực quốc gia sẽ dễ bị tan vỡ. Đó há chẳng phải là những siêu nguy cơ hay sao?

Đáng lo hơn! Tôi chưa thấy các nhà quản lý đất nước nói về an ninh… khí trời. Chúng ta có thể nhịn uống vài ngày, nhịn ăn cả tuần nhưng chúng ta không thể ngưng… thở. Cũng tại hai trung tâm lớn đất nước là Hà nội và TP.HCM, bụi mịn PM2.5 hoành hành. Nhưng chí ít người viết với trải nghiệm 20 năm rong ruổi đất nước đã xác định có chí ít 50 nguồn thải siêu lớn với nhiều định dạng nguy cơ khác nhau. Cũng đều là những quả bom nổ chậm siêu lớn!

Rất nhiều những núi tro xỉ đốt lò của nhà máy ximang, nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện tính bằng nhiều triệu tấn đang nằm chất đống như núi. Giả sử một cơ lốc vòi rồng hay những quả tên lửa tấn công kiểu “bất quy tắc” thì thứ bụi mịn nhỏ bằng 1/30-1/600 đường kính sợi tóc có thể bay vài trăm km. Khi ấy, loại bụi siêu nhỏ có khả năng ngấm thẳng vào máu qua bề mặt mao mạch con người sẽ gây ra thảm hoạ đến độ nào?

Thực sự không dám đoán. Chỉ biết về mặt nguyên tắc, gần như tuyệt đại đa số đám đông không có kỹ năng ứng phó sự cố môi trường sẽ gặp nguy hiểm ở mức cao, thậm chí rất cao! Xin vui lòng ghi nhớ cảnh báo của tôi: Xảy ra biến cố môi trường kiểu ấy sẽ chết rất nhiều người và kể cả còn sống thì nhiều người nữa cũng bị bệnh tật giày vò!

“Điều xấu nhất vẫn ở thì tương lai!” là dự đoán của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên. Vậy thì năng lực quản trị quốc gia nói chung và lực phòng vệ biến cố môi trường nói riêng, có lẽ không tốt lắm ở thì hiện tại.

“Có lẽ không tốt lắm…” là một cách dùng từ hết sức mang tính kiểm duyệt của cá nhân tôi!

Nguyễn Hữu Đang – Thủ lĩnh của một cuộc cách mạng (Phần 2)

Thái Kế Toại

3-4-2021

Tiếp theo Phần 1

Ông Đang tự khai ông 1949 làm Chánh thanh tra Bình dân học vụ. Có thể đó là một công việc quan trọng đối với kháng chiến nhưng ông đang không viết về việc này.

Đôi lời với các cô cậu cán bộ có con được nâng điểm

Đoàn Bảo Châu

18-4-2019

Tôi nhìn danh sách các cháu được nâng điểm thì thấy bố mẹ toàn là cán bộ, mà cán bộ thì phải là đảng viên mới được làm cán bộ, do vậy tôi nghĩ gửi vài lời cho các cô cậu cũng là việc nên làm.

Cũng phải giải thích rõ là tại sao tôi gọi là các cô, các cậu mặc dù trong ấy có người hơn tuổi tôi, lý do là bởi về mặt nhân cách các cô các cậu rất thấp, mà có thể không có nhân cách mà chỉ có bò sát cách. Tôi cũng không thích mày tao, nghe thế nó hơi chợ búa và bình đẳng quá, mà tôi thì không bao giờ coi mình ngang hàng với các cô, các cậu.

Cách Đảng “trả ơn” cho một gia đình nuôi các lãnh đạo đảng cao cấp

Phạm Anh Tuấn

30-3-2019

Ông Lê Duẩn (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang). Ảnh: Phạm Anh Tuấn

Từ 1930 đến đầu 1954 gia đình chúng tôi hết tiền vì nuôi rất nhiều Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam cấp cao (có 5 ông Tổng Bí Thư. Giấy tờ chứng minh 3 ông LÊ DUẨN, TRƯỜNG CHINH, NGUYỄN VĂN LINH, còn hai ông HÀ HUY TẬP và LÊ HỒNG PHONG mất lúc chiến tranh, Đại Tướng MAI CHÍ THỌ…). Năm 1954 gia đình tuyên bố phá sản vì hết tiền nuôi và ngưng nuôi.

Chuyện của những người giàu “mới”, Việt Nam hôm nay

Tuấn Khanh

12-11-2021

Hồi tháng 11/2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet Air, bỗng nổi như cồn, về chuyện móc túi tặng cho một phân viện của Đại học Oxford 155 triệu bảng Anh. Chuyện của bà đã tạo ra nhiều hiệu ứng rất thú vị trong xã hội Việt Nam.

Làm gì có “văn hóa”

Trương Nhân Tuấn

3-11-2023

“Văn hóa giao thông” của Việt Nam, đặc biệt miền Nam Việt Nam sau năm 1975, cũng như mọi thứ “văn hóa” khác, tất cả đều ảnh hưởng sâu đậm cái gọi là “văn hóa xã hội chủ nghĩa”. Cái khó là, bây giờ, nếu có ai (cắc cớ) biểu định nghĩa thế nào là “văn hóa xã hội chủ nghĩa”? Tui chịu thua. Bó tay thôi. Bởi vì “văn hóa XHCN” ở Việt Nam, trên thực tế mỗi nơi mỗi khác. Còn về “tiêu chí” hay “nội hàm” của văn hóa thì mỗi lúc, mỗi thời kỳ người ta diễn giải “văn hóa” một cách khác nhau, đôi khi đối nghịch với nhau.

Liệu Việt Nam có học được gì từ bi kịch của quân đội Nga?

Blog VOA

Trân Văn

17-3-2022

Máy bay huấn luyện của Việt Nam rơi ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hôm 26/7/2018. Photo Zing.vn

Trước biến cố lớn

Mai Quốc Ấn

8-11-2021

Trong góc độ cá nhân người viết, đợt bùng dịch thứ 5 mới thực sự là thước đo lớn về khả năng thích nghi với biến cố lớn của người Việt.

Không chấp nhận ‘đa nguyên, đa đảng’ nhưng có thể đa… vương (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

2-5-2023

Ở những quốc gia văn minh, không bao giờ xảy ra tình trạng, dẫu đã phát giác tội phạm nhưng hệ thống bảo vệ và thực thi pháp luật dân sự phải ngừng lại vì nghi can làm việc cho… Bộ Quốc phòng. Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

“Chú Phỉnh” hãy sao kê!

Dương Quốc Chính

29-9-2021

Việc giá kit test nhanh ở Tây bán rẻ thối mà về Việt Nam lên giá gấp 10, việc Anh em quản lý trục lợi thiết bị y tế, việc chống dịch hung hãn cốt sao đốt được nhiều ngân sách nhất có thể nhưng núp dưới cái vỏ chống dịch như chống giặc, thì mình đã dự báo từ lúc mới có dịch.

Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

3-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Lưu thông trên đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn năm 1968. Nguồn: Brian Wickham

Khi công dân chọn im lặng làm lẽ sống

Thái Hạo

3-10-2023

Hàng ngày tôi đều nhận được rất nhiều tin nhắn như thế này. Nhưng việc tôi phản ánh về những tiêu cực, bất cập, sai trái, sai lầm trong giáo dục hiện nay, không phải chỉ để mong giải quyết từng sự vụ cụ thể ở từng cá nhân hay trường học, vì việc đó chỉ là dã tràng xe cát mà thôi.

Văn hóa quỳ

FB Từ Thức

9-3-2018

Hiện tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là “những hiện tượng quái dị” của một thời đại tranh tối tranh sáng.

Những “di sản”, “thành tích” của Trần Đại Quang

Bùi Văn Thuận

22-9-2018

1. Đầu tiên phải nói đến câu chuyện Tây Nguyên giai đoạn 2000- 2004. Thời kỳ này, (tháng 10 năm 2000 – tháng 4 năm 2006, ông Quang là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an).

Hình ảnh không đẹp

Nguyễn Ngọc Huy

10-1-2023

Trận bán kết với Indonesia trên sân Mỹ Đình thật tuyệt. Đó là một bữa tiệc bóng đá với không khí sôi động và kết quả mỹ mãn dành cho người hâm mộ Việt Nam. Tuy nhiên còn rất nhiều thứ không đẹp, rất nhiều thứ có hại.

Dưới chân tượng thần công lý

Nguyễn Hà Luân

6-5-2020

Ảnh: Báo PLTP

Một phiên Giám đốc thẩm hiếm hoi diễn ra tại TAND tối cao, do chính ngài Chánh án làm Chủ tọa, để xem xét lại những bất thường và khuất tất trong vụ án Hồ Duy Hải.

Nói nó hiếm hoi, là bởi có lẽ đây là lần đầu tiên, Luật sư của bị cáo được có mặt trong phiên tòa này.

Theo quy định, khi kết thúc phần trình bày bản thuyết trình của thành viên Hội đồng và nội dung kháng nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cũng như phần trình bày ý kiến của người bào chữa (Luật sư của Hồ Duy Hải) thì tiếp tục sẽ là phần Tranh Tụng.

Lăng mộ, nghĩa trang và con đường Cộng Sản

FB Tâm Chánh

24-9-2018

Con đường của những người cộng sản rồi cũng dừng lại…ở lăng mộ của họ. Có thế thật, nhiều đảng viên cộng sản thời này, từ lãnh đạo cấp cao cho đến cấp tầm tầm, thấp thấp rần rộ xây mộ, xây lăng, xây phủ, xây điện.

Mộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang gấp rút xây dựng trên một khu ruộng quê ông. Rộng đâu cỡ 3ha, bằng cỡ lăng Minh Mạng, cũng hào, cũng kè, cũng uy nghi bề thế.
Nghe đâu ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu cũng về với đất trên những mảnh ruộng nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người quê họ.

Những kẻ mù dẫn đường (Phần cuối)

Nguyễn Thông

22-11-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4

Đừng có lừa mị, cả vú lấp miệng em. Tôi thấy trên hệ thống báo chí truyền thông của các ông bà cầm quyền, trên mồm các giáo sư tiến sĩ lý luận Mác – Lê rặt những lời xưng tụng bài viết của ông đứng đầu, nào là sáng suốt, đổi mới, đột phá, soi đường… Thôi, giọng mấy ông giáo sĩ sống bằng lý luận như Hoàng Chí Bảo, Đức Dũng, Tạ Ngọc Tấn hoặc đám Đối diện nhố nhăng không nói làm gì, họ không khen thì chính họ có mà đói rã họng.

Chúng còn muốn “giải phóng” người dân đến bao giờ?

Phạm Thanh Nghiên

3-5-2019

Vài năm gần đây, chiêu bài “hòa hợp, hòa giải dân tộc” dường như không còn mấy tác dụng. Nó chỉ như một cái cớ để các thành phần “phò đảng” lấy đó làm đề tài viết lách, khua môi múa mép tuyên truyền bậy bạ nhằm lấy điểm với chế độ. Với đại đa số dân chúng, người ta hoặc không quan tâm, hoặc đã hiểu cái gọi là “hòa hợp hòa giải” thực chất chỉ là trò lừa bịp, thậm chí “đuổi cùng diệt tận”.

Vì sao sinh viên Việt Nam không thể biểu tình như sinh viên Hong Kong?

Luật Khoa

Văn Bảo

23-6-2019

Trong những ngày qua, những hình ảnh từ cuộc biểu tình chống lại Luật dẫn độ tại Hong Kong khiến nhiều người tỏ ra thán phục trước quy mô, kỷ luật và sự văn minh của nó. Một trong những nhân tố giúp các cuộc biểu tình ở Hong Kong những năm qua được tổ chức khá thành công chính là sự tham gia của các hội nhóm học sinh, sinh viên mà tiêu biểu là nhóm Học Dân Tư Triều. Cũng vì vậy, nhiều độc giả Việt Nam đã đặt câu hỏi: sinh viên Việt Nam ở đâu trong các cuộc biểu tình?

Bài học câm và nền giáo dục cam chịu

FB Tâm Chánh

9-4-2018

Chúng ta có cả một hệ thống chính trị hùng mạnh, nhưng hệ thống ấy ở đâu khi cô giáo im lặng suốt 4 tháng ở một lớp học thuộc trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM?

Cũng hệ thống ấy đã bất lực để phải “di dời” cô học sinh đã tố cáo hành động của giáo viên nói trên khỏi ngôi trường mà cô ấy làm bí thư đoàn trường.

Sợ ta hay sợ Tàu?

Chu Mộng Long

30-11-2019

Tôi nói ngay rằng, tôi không sợ Tàu mà sợ ta.

“Ta” không phải ai khác, chính là “trí thức”, đội ngũ có học hàm học vị, mỗi năm đẻ ra cả ngàn. Thành phần này nguy hiểm hơn giặc!