Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Đường sắt và Bộ Giao thông (Phần 1)

Nguyễn Thông

23-10-2021

Ở xứ ta lúc nào cũng có chuyện nóng sốt để buôn. Ngay cả khi dịch chưa dứt hẳn, người chết mỗi ngày còn lên tới cả gần trăm, chuyện dịch trở thành câu cửa miệng, thì đã lòi ra chuyện khác. Chuyện ngành đường sắt “ngoại giao hàng thải” của Nhật. Chính phủ ngoại giao vắc-xin được thì nhà hỏa xa cũng có quyền ngoại giao rác, thực chất đều là đi xin chứ ngoại giao ngoại giếc quái gì. Các bố cứ thích nói chữ cho văn vẻ màu mè che giấu thực chất.

Muôn kiểu giết người

FB Đỗ Cao Cường

10-3-2019

Mới đây, đại diện Bộ Công Thương cho biết Bộ này sẽ tăng 8,36% tiền điện so với giá hiện hành, đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, các mặt hàng buộc phải tăng giá, trong khi nhu nhập của người dân không tăng, lạm phát tăng cao, người nghèo càng nghèo hơn.

Có thật người Việt Nam lo cho nước Mỹ hơn nước Việt?

Nguyễn Ngọc Chu

5-11-2020

1. Từ mấy tháng trước, hàng triệu người Việt Nam đã dành nhiều thời gian và tâm trí cho bầu cử Tổng thống Mỹ. Càng đến gần ngày bầu cử thì sự quan tâm của người Việt đến bầu cử Tổng thống Mỹ càng gia tăng. 3 ngày hôm nay thì cả chục triệu người Việt Nam mất ăn mất ngủ vì bầu cử Tống thống Mỹ. Và sự mất ăn mất ngủ của hàng triệu người Việt Nam vì bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ còn kéo dài nhiều ngày nữa.

Nước mắm, Masan và mùi, vị của minh bạch

Blog VOA

Trân Văn

15-3-2019

Dẫu Bộ Khoa học – Công nghệ loan báo chính phủ Việt Nam đã ra lệnh tạm ngưng thẩm định Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm (TCVN-12607: 2019) nhưng cả dư luận lẫn công luận vẫn chưa lắng xuống. Cả công chúng lẫn hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang nhắm vào Masan – tập đoàn tư nhân chuyên sản xuất, cung ứng hàng tiêu dùng và đang được xem là bá chủ thị trường nước mắm.

Thế nào là tự do, dân chủ và làm thế nào để có tự do ở chế độ toàn trị?

Dương Quốc Chính

29-6-2019

Rất nhiều người đã nhầm lẫn hai khái niệm khá giống nhau này. Tự do là quyền của con người, không bị ép buộc để có cơ hội được hành động theo ý muốn của mình. Có các quyền tự do cơ bản như tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự học giáo dục, tự do lập hội, tự do báo chí và xuất bản (1 phần của tự do ngôn luận), tự do tôn giáo, tự do đi lại…

Con tàu tập kết và tình cảm thật thà

Thái Hạo

22-6-2021

Khi tôi đăng bài “Thanh Hóa xây tượng đài giữa cơn đại dịch”, bên cạnh nhiều ý kiến thể hiện sự phản ứng gay gắt, ý kiến không đồng tình và cả những lời than thở đối với công trình này thì cũng có những người điềm tĩnh nhìn vào tính thẩm mỹ và ý nghĩa nghệ thuật của nó.

Kiến nghị bãi bỏ biện pháp cùm chân trong giam giữ

Ngô Ngọc Trai

21-9-2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

Sự thật (?)

Ngô Trường An

15-1-2020

Báo An Ninh Thủ Đô trách: “Facebook phản ứng (ngăn chặn) quá chậm, để vụ việc Đồng Tâm lan truyền thông tin sai sự thật. Các đối tượng lợi dụng xuyên tạc, bóp méo…”

Hongkong trong thiên sứ trẻ trâu

Tâm Chánh

20-11-2019

Một số bạn trẻ tại Việt Nam ủng hộ phong trào phản kháng của người dân Hongkong. Ảnh: internet

Các bạn trẻ Hongkong đã chọn cho mình thế đứng kiêu hãnh, ở tiền tuyến bảo vệ nền tự do. Nền tự do đó sinh thành không chỉ cho riêng người Hongkong.

Đó chính là một “mặt bằng” mà nước Trung Hoa hiện đại lẽ ra đã có thể đạt được, sau khi lật đổ nền toàn trị chuyên chế phong kiến.

Đó cũng là “mặt bằng” làm cơ sở cho một quốc gia lạc hậu “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” trong thế giới hiện đại.

Tâm lý nô lệ

Thái Hạo

9-8-2021

Chuyện nữ giảng viên đại học Duy Tân (Đà Nẵng) bị điều tra vì… nói thật và nói thật lòng, ngoài sự “im lặng là vàng” của giới giảng viên đại học trước bất công trên đầu đồng nghiệp và sự phi lý từ phía cơ quan nhà nước ra thì còn một điều nữa khiến tôi thấy thật khó hiểu: Có nhiều người trách cậu sinh viên đã post đoạn đối thoại ấy lên mạng, vì theo họ như thế là gài bẫy, là âm mưu, là xấu xa v.v.

Thừa nước, thiếu nước nhưng họa không từ nước

Blog VOA

Trân Văn

1-8-2022

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Cải cách ruộng đất: Một hời kinh hoàng

Phan Thuý Hà

23-12-2023

Trong một lần đến thăm Phan Tử Lăng ở khu gang thép Thái Nguyên, ông Phạm Văn Đồng hỏi ông Lăng có bà con gì với Phan Tử Dương không, Phan Tử Dương là bạn học với ông ở Trường Quốc học Huế.

Formosa – Chất thải đi về đâu?

Green Trees

7-2-2020

Người dân Tây Yên tại Phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh bắt quả tang Công ty Năng lượng An Việt Phát san lấp mặt bằng, bằng chất thải nguy hại của Formosa, với diện tích 9,56 ha. Địa điểm này nằm ngay đầu nguồn nước của người dân; bắt đầu từ Yên Thịnh – TDP Tây Yên, chảy theo sông Quyền và qua một số phường khác.

Hà dâm hay Hà gian?

FB Trương Nhân Tuấn

21-7-2018

Mấy năm trước nhờ thầy hiệu trưởng họ Sầm mà Hà Giang được đổi tên là Hà dâm.

Vụ Sầm Đức Xương bắt nữ sinh vị thành niên làm điếm để phục vụ cho “lãnh đạo” cấp cao xem ra nhỏ bằng hột đậu. Hà Tĩnh còn chơi bạo hơn Hà dâm nhiều lần. Hà dâm bắt nữ sinh làm điếm còn Hà Tĩnh bắt cô giáo làm “gái giải trí”.

Nguyễn Xuân Phúc, ông tha chúng tôi đi!

FB Mạnh Kim

20-6-2018

Nguyễn Xuân Phúc chắc chắn có “vấn đề” liên quan “tư duy địa lý” hơn là tư duy phát triển. Ông “định tính” cho nhiều vùng đất với những “thuộc tính” khác nhau. Ông có thể không là “nhà kỹ trị” với tư duy 4.0 như được kỳ vọng nhưng ông hẳn nhiên có một bộ óc địa lý hóm hỉnh và luôn nhìn tương lai với ánh mắt lạc quan vượt mọi khả năng tưởng tượng. Ông nhìn xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, từ Thanh Hóa đến đồng bằng Cửu Long, từ Tây Nguyên xuống Khánh Hòa. Ông dường như cũng thích khái niệm “cô gái đẹp ngủ quên” và ông cũng bị nỗi ám ảnh không dứt bởi Singapore và Hong Kong. Ông đã nhắc đến điều ấy dăm ba lần. Và ông vừa thích “đầu tàu” vừa mê “thủ phủ”! Ông tha chúng tôi đi! Đang khổ vầy mà ông cứ thích giỡn!

Tư bản thân hữu

FB Lê Trọng Vũ

25-7-2018

Chiếm được Bà Nà làm của riêng mà không vấp phải sự cản trở lớn lao nào, Sun Group bắt đầu nhòm ngó đến những dự án béo bở khác và cũng bằng cách thức kinh doanh cũ đã mang về nhiều chiến lợi phẩm là cấu kết với quan chức chóp bu ở địa phương để thâu tóm các vị trí đất kim cương mà không thông qua đấu giá, nhanh chóng triển khai dự án nhằm tạo sự đã rồi để khi cần thiết hay lúc dư luận ồn ào, có thể bắt cả chính quyền ra làm con tin.

Chuyện học văn làm văn (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

30-6-2023

Tiếp theo kỳ 1

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần 20 năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Bài học xương máu về “tinh thần quốc tế vô sản”

Chu Mộng Long

5-6-2019

Thời tôi đi học cấp ba và cầm súng ra chiến trường trong chiến tranh biên giới Tây – Nam, tôi được dạy về “tinh thần quốc tế vô sản”. Đó là tinh thần vô tư vì đồng giai cấp, đồng chí hướng, đồng lý tưởng. Các thầy giáo chứng minh sự giúp đỡ của các nước cộng sản anh em mà tiêu biểu là Liên Xô và Cu Ba dành cho chúng ta trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.

Một cuộc “giải phóng mặt bằng” ở Vinh thời Pháp thuộc

FB Phạm Xuân Cần

16-1-2019

Đầu thế kỷ 20, người Pháp bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt xuyên Việt. Năm 1904, Công ty Đường sắt Đông Dương (CFI) quyết định xây dựng ở Vinh một nhà máy sữa chữa xe lửa. Họ cho rằng Vinh có nhiều lợi thế so với các nơi khác: Thành phố nằm giữa Hà Nội và Huế; gần các mỏ than cần thiết cho hoạt động của các xưởng và cho đầu máy xe lửa; Đất ở đây cũng rẻ hơn ở Hà Nội.

Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

7-8-2023

Sách mới của tác giả Phan Thuý Hà. Ảnh: FB tác giả

Phan Thúy Hà, nữ nhà văn (tạm coi là cây bút trẻ dù tuổi đã ngoại “tứ thập bất hoặc”), tác giả của những cuốn sách dậy sóng văn đàn và xã hội hơn 6 năm qua như “Đừng kể tên tôi”, “Tôi là con gái của cha tôi”, “Những trích đoạn của các anh”, và nhất là cuốn “Gia đình” (ghi chép từ những nhân chứng sống về cải cách ruộng đất) vừa cho ra mắt “đứa con” mới của chị.

Cuốn “Đoạn đời niên thiếu”, Nhà xuất bản Hội nhà văn, tháng 7.2023. Cũng xin mở ngoặc chút để ghi nhận: Vị giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản này là nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Ông Thiều râu kẽm, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Tại sao quý vị lại cười?

RFA

Đồng Phụng Việt

13-7-2019

Bà Phan Thị Hồng Xuân. Ảnh: ĐH Quốc gia TPHCM

Quý vị đang thi nhau cười bà Phan Thị Hồng Xuân khi bà đề nghị mỗi gia đình ở TP.HCM sắm một… cái lu chứa nước để giải quyết vấn nạn ngập lụt đang càng ngày càng trầm trọng (1).

Hơn 30 năm nhìn lại, nhân dân và đất nước Việt Nam vẫn là nạn nhân của “giải pháp tạm bợ” của đảng CSVN

Trương Nhân Tuấn

23-6-2023

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là giải pháp tạm bợ đưa ra để cứu đảng trong nhứt thời, trong hoàn cảnh thế giới XHCN sụp đổ. Bởi vì “kinh tế thị trường” thì không ai có thể “định hướng” được hết cả.

Thông tin về vụ án ông Nguyễn Lân Thắng

Lệ Quyên

16-2-2023

Ngày 17/01/2023, cơ quan An ninh điều tra đã ra Bản kết luân điều tra vụ án và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang VKSND TP.Hà Nội để truy tố ông Nguyễn Lân Thắng về tội “Làm, tàng trữ hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (quy định tại Điều 117 BLHS).

Ông Trịnh Xuân Thanh về nước?

LTS: Có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh, là người đã bỏ trốn và bị truy nã từ tháng 9/2016, hiện đã về nước. Khoảng một tiếng trước, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ!” Nhưng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thì nói, “chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền“. Kính mời quý độc giả đọc bài viết sau đây để đoán xem ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.

_____

PLTP

Bộ trưởng Bộ Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước

Nguyễn Đức

30-7-2017

(PLO) – Sáng 30-7, Bộ trưởng Bộ Công an – Thượng tướng Tô Lâm nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền.

Sáng 30-7, trao đổi với PV Báo Pháp Luật TP.HCM, liên quan đến một số thông tin cho rằng Bộ Công an đã dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Hiện tôi chưa có thông tin gì”.

Anh em quan lại

Dương Quốc Chính

13-8-2020

Mấy hôm rồi nhiều người ca ngợi anh Chung, khi ôn lại cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ảnh. Tất nhiên việc nào ra việc ấy, chữ tài đi với chữ tật. Nhưng tổng quan mà nói, quan lại VN chỉ có 3 dạng:

Dân chi phụ mẫu

Đặng Nguyên Triết

6-9-2019

Sáng nay, theo lời mời của Thanh tra công an tỉnh, mình lên đối thoại với anh Nguyễn Thành Công- trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Ninh Thuận, người ban hành quyết định xử phạt hành chính mình và anh Nguyễn Tri Long- phó giám đốc sở TTTT, giám định viên tư pháp, người ban hành công văn 18 về giám định nội dung 3 status của mình.

Gạc Ma

Đỗ Cao Cường

14-3-2020

Khu tưởng niệm Gạc Ma tại bán đảo Cam Ranh. Ảnh: Nguyên An/Thanh Niên

Cách đây 32 năm, tức ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ hải quân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh khánh Hòa. Kết quả, 64 chiến sĩ hy sinh, người bị bắn, người bị lưỡi lê đâm, trước khi chết họ kết chặt tay nhau, tạo thành một vòng tròn bất tử, thiếu úy Trần Văn Phương kịp hô to lần cuối:

Chống dịch như giặc, chỉ mong đừng chống giặc như dịch

Blog VOA

Trân Văn

27-8-2021

Sắp tròn một tuần tính từ khi quân đội tham gia phòng – chống COVID-19 tại TP.HCM nhưng công cuộc… xây dựng 312 phường – xã ở TP.HCM thành… 312 pháo đài vẫn đầy những khiếm khuyết hết sức khó hiểu…

Nhà hát sát Hồ Tây: Vấn ý chỉ gây thêm thất vọng!

Blog VOA

Trân Văn

18-7-2022

Phóng sinh cá chép ở Hồ Tây ngày 23 tháng Chạp. Hình minh họa.

Chưa kết thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13 và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An”: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?

Chính quyền quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội vừa công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An, trong đó có một nhà hát nằm trên hồ Đầm Trị sát Hồ Tây để… “lấy ý kiến nhân dân”.

Đồ án giới thiệu ý tưởng quy hoạch 45 héc ta thuộc hai phường Quảng An và Tứ Liên thành nhiều phân khu: Vui chơi giải trí, Công viên Văn hóa tâm linh, Công viên Văn hóa nghệ thuật chuyên đề trong đó có một nhà hát hiện đại, kết hợp với khu vực phát triển thương mại, dịch vụ, khách sạn phục vụ du lịch,… biến nơi này thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa nữa của thủ đô cụ thể hóa “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Thỉnh thoảng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam lại tổ chức vấn ý nhân dân về chuyện gì đó và giống như những lần tổ chức vấn ý mà thiên hạ đã biết, lần này, phản ứng của nhân dân không khác lắm…

***

Phản hồi sự kiện vừa đề cập thông qua báo điện tử Dân Trí, một số người như Dac Thang, Nguyễn Phúc Trường,… nhắc nhở: Hãy để cho Hồ Tây yên ổn. Đừng hủy hoại cảnh quan của Hồ Tây nữa! Dang Khoa Nguyen than: Cơn nghiện lấp ao hồ không chấm dứt! Lê Nguyễn Khánh Vân không đồng tình bởi: Thành phố đang nghẹt thở với đủ loại công trình, chỉ nên tạo công trình xanh, tạo không gian cho dân. Phúc Quang Đoàn lưu ý: Không nên lấp hồ hay sử dụng mặt nước quá nhiều vì sẽ tiếp tục gây ngập lụt mỗi khi có mưa lớn. Nên xây thêm nhiều cầu để kết nối với phía Đông hơn là tập trung dân cư về một phía.

Cũng qua Dân Trí, Cu Hoang Duc góp ý: Nên tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường, giao thông. Các vị nên nghĩ đến sức khỏe nhân dân chứ đừng nhắm vào tạo hình ảnh hay những vấn đề khác. Không hay ho gì khi có Nhà hát đẹp nhưng giao thông tắc nghẽn, môi trường độc hại. Đó cũng là lý do Trương Thắng đòi: Bỏ ngay ý định này! Dùng nguồn tiền đó để chống ngập sau mưa hoặc mở rộng bênh viện cho dân đỡ khổ! Hoàng Quân tán thành vì: Hà Nội còn bao nhiêu công trình dang dở, ngổn ngang dân đang phải gánh chịu hậu quả. Lãnh đạo thành phố nên tập trung vào những công trình chưa hoàn tất cho dân nhờ (1)!

Ngoài Dân Trí, phản hồi của độc giả trên những trang web của các cơ quan truyền thông chính thức cho phép độc giả gửi bình luận về cuộc vấn ý vừa đề cập cũng giống như vậy. Chẳng hạn qua tờ Tuổi Trẻ, Đỗ Quang nêu nhận định: Hồ Tây cần thoáng để dân có chỗ hít thở, giữ vẻ đẹp của hồ! Không nên bê cái nhà hát khổng lồ về đây! Nhà hát làm ở đâu thì làm sao cứ bíu vào cái hồ đẹp như mơ thế này? Dân VN thì lặp lại chuyện Nhà hát Lớn Hà Nội chỉ mới khai thác được 30% công suất để chứng minh: Xây thêm một nhà hát hiện đại ở khu vực Hồ Tây là quá lãng phí. Một độc giả tên Đức cũng có ý kiến tương tự vì… còn nhiều công trình trọng điểm thiếu tiền (2)…

Có một điểm đáng chú ý là chỉ có một… Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An nhưng thông tin về nhà hát theo quy hoạch này lại rất khác nhau, có nơi cho biết, đó là nhà hát 1.600 chỗ, có nơi khẳng định, qui mô của nhà hát lên tới 1.800 chỗ. Chưa kể có nơi bảo rằng, nhà hát nằm… “bên” Hồ Tây, nơi khác thì cho biết, nhà hát nằm… “trên” Hồ Tây và công trình này là Nhà hát opera chứ không phải là nhà hát loại bình thường (3)…

Vĩnh Quyên – một thành viên của nhóm “Hà Nội tri thức” trên facebook (4) viết như thế này về ý tưởng xây dựng Nhà hát opra trong Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An:

Nhân dự án xây nhà hát opera 1.600 chỗ trên hồ Tây làm nhớ lại có lần đi xem nhạc giao hưởng ở Nhà hát Lớn. Khi hết chương, nhạc trưởng vẫn đang để đũa chỉ huy ngang ngực tự dưng có một khán giả vỗ tay và như hiệu ứng cánh bướm, gần như cả khán phòng vỗ tay rầm rầm khiến các nhạc công đưa mắt nhìn nhau kiểu như không hiểu chuyện gì đang diễn ra nhỉ

Trong lúc xem thì tin nhắn điện thoại loé sáng nhiều lần cùng tiếng báo có tin nhắn. Chết cười lúc kết thúc khán giả vỗ tay nhiệt tình khiến nhạc trưởng ra chào ba lần rồi mà khán giả vẫn tiếp tục vỗ tay, vô tư vỗ mãi không thấy nhạc trưởng quay ra nữa mới thôi.

Giao hưởng còn thế nữa là Opera, thể loại rất kén người xem và khá – nếu không muốn nói là rất xa lạ với người Việt. Không dám nói ngoa chứ đa số dân Việt mù nhạc, chỉ biết hai nốt đô – la là hết nên các chương trình nhạc giao hưởng, hoà nhạc cổ điển … chỉ có giới “tinh bông” đi mà chủ yếu đi bằng vé mời chứ bỏ tiền túi ra mua thì hãy đợi đấy.

Thế nên nghe những thông tin về việc xây dựng Nhà hát opera trên hồ Tây cụ thể tại đầm Trị, một khoảng mặt nước của hồ Tây ở bán đảo Quảng An, khu vực tập trung các làng cổ và di tích nổi tiếng mình không khỏi bật cười và tiếp sau đó là sự phẫn nộ về lòng tham vô đáy của con người.

Hà Nội không có Nhà hát Opera cũng chả sao bởi thực sự dân Hà nội không có nhu cầu cấp thiết về loại hình này nhưng nên nhớ Hà Nội chỉ có một hồ Tây và trong hồ Tây có đầm Trị, nơi duy nhất đang trồng giống sen quí của Hà Nội. Biểu tượng của Hà Nội là bông hoa sen. Hồ Đầm Trị vốn dĩ đang là một đầm sen rất đẹp – là biểu tượng sống của Hà Nội. Vậy tại sao phải thay biểu tượng sống ấy bằng một biểu tượng “chết “- bằng bê tông cốt thép?

Chủ dư án để xuất xây nhà hát khổng lồ này để coi như là một biểu tượng văn hoá , biểu tượng kiến trúc của Hà Nội. Xin thưa, biểu tượng văn hoá Hà Nội không cần phải đao to búa lớn, chỉ cần bỏ đám cỏ lau phất phới cạnh Tháp Bút ngay gần cầu Thê Húc, dỡ bỏ hệ thống đèn xanh đỏ mớ ba, mớ bảy của các ngân hàng gắn trên các đường phố chính, xoá bỏ văn minh ăn uống chùi giấy vệ sinh vứt trắng xoá dưới chân như bãi rác trong khi các thượng đế vẫn điềm nhiên ăn uống vô tư, phạt nặng đái bậy ngoài đường giữa ban ngày ban mặt...

Còn biểu tượng kiến trúc ư, chỉ cần sử dụng tối đa mấy cái nhà hát, mấy công trình như Bảo tàng Hà Nội chẳng hạn, ngừng đào đường, lật vỉa hè quanh năm suốt tháng mà mưa to là thành “Hà lội” – phố bỗng là dòng sông uốn quanh. Người Hà nội chỉ cần thế là hạnh phúc rồi. Chỉ cần thế thôi là người Hà Nội đã đội ơn Tổng đốc Hà Nội ngàn lần rồi

Nên nhớ, lòng tham con người là vô đáy. Những con bạch tuộc tham lam làm dự án này xong sẽ lại sang dự án khác và ròi hồ Tây sẽ “dvd” trong một nốt nhạc. Cứ đà này, đến một lúc nào đó, không xa , một câu chuyện truyền thuyết mới sẽ bắt đầu bằng câu quen thuộc “ ngày xửa ngày xưa Hà nội có hồ Tây nơi xuất hiện một loài sen kỳ lạ (5)…

***

Tại Việt Nam, vấn ý không hiếm song hồi đáp, điều chỉnh sau khi vấn ý nhân dân để thỏa mãn ý chí, nguyện vọng của họ lại rất hi hữu. Tuy nhiên điều này dường như vẫn không quan trọng bằng việc tại sao những vấn đề được chọn đưa ra vấn ý thường khiến nhân dân dị ứng và phản ứng gay gắt. Chưa kết thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13 và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An”: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?

Lẽ nào đó là lý do nhân dân không xem vấn ý là… “được”?

Chú thích

(1) https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-lay-y-kien-viec-xay-dung-nha-hat-ben-ho-tay-20220713093910935.htm

(2) https://tuoitre.vn/ha-noi-du-kien-xay-nha-hat-1-600-cho-ngoi-khu-dam-tri-ngay-sat-ho-tay-20220713113917097.htm

(3) https://thanhnien.vn/ho-tay-se-la-trung-tam-van-hoa-nghe-thuat-cua-thu-do-post1478655.html

(4) https://www.facebook.com/groups/373876840199844

(5) https://www.facebook.com/groups/373876840199844/posts/1092727304981457/

Rừng – Người – Và nước Việt

Thái Hạo

10-2-2021

Hai ngày cuối năm mưa như trút, tối cả nhà ngồi nấu bánh, nghe bố kể chuyện những năm 70-80 đi rừng đốn gỗ…