10 sự kiện chính trị xã hội nổi bật năm 2021

Dương Quốc Chính

31-12-2021

Minh họa: Luật Khoa

1. Sài Gòn và các tỉnh lân cận “toang” Covid-19

Biểu tình thì đã sao?

Nguyễn Trang Nhung

31-12-2021

Chị Phương Lê và những người biểu tình tại chung cư Saigon Pearl. Ảnh: Zing

“Đây không phải là biểu tình, tất chỉ nên kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền nhìn thẳng vào sự việc không làm lòng dân hoang mang, tránh trường hợp hô hào để các đối tượng xấu thừa cơ lợi dụng đả kích trục lợi.”

Đổi mới lần thứ hai: Đổi mới toàn diện là lối thoát sống còn!

Nguyễn Ngọc Chu

31-12-2021

Rét tràn về những ngày cuối năm. Nhưng là cái rét của thiên nhiên chỉ kéo dài trong vài ngày, có thể chống chọi, chưa phải là mối lo lớn.

Từ việc thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải: Trả phí và… trả giá môi trường

Người Đô Thị

Nguyễn Đăng Anh Thi

30-12-2021

Dù đã gần 20 năm thu phí bảo vệ môi trường, bài toán xử lý nước thải sinh hoạt cả nước vẫn còn dang dở. Nay, khoản thu mới “giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải” có tên dài hơn và mức đóng cao hơn, nhưng câu hỏi “môi trường có sạch hơn không” có lẽ không ai dám trả lời…

Việt Nam “mở” đối ngoại nhưng “bóp” đối nội

RFA

Gia Cát Tường

30-12-2021

Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Quốc Hội ở Hà Nội hôm 24/3/2021. Nguồn: AFP

Chúng ta có bao giờ làm bạn với họ chưa?

Khải Đơn

30-12-2021

Vài năm về trước, tòa soạn giao cho tôi đi viết một loạt bài khi đọc thấy số trẻ em bị xâm hại tăng nhanh từ một báo cáo. Tôi tìm cách liên hệ với nhiều nơi, từ trường học, hội phụ nữ xã huyện, các tổ chức tên tuổi đầy trên internet để hỏi một câu: Hãy dắt tôi đến gặp một nạn nhân.

Tàn phá luật bởi thói ưa thành tích và thói vô trách nhiệm

Ngô Huy Cương

30-12-2021

Tôi rất vui và cảm ơn nhóm dịch giả dịch Bộ luật Dân sự 2020 của Trung Quốc ra tiếng Việt tặng tôi cuốn sách về Bộ luật dịch này có kèm theo những lời giới thiệu.

Quốc hội bớt nhìn vào túi người dân, hãy nhìn kỹ vào khe hở của các đạo luật

Mai Bá Kiếm

29-12-2021

Hổm rày tôi mong các đại biểu QH phân tích hành vi người “mẹ kế” hành hạ bé gái 8 tuổi, con của chồng đến chết để điều chỉnh luật pháp, ngăn ngừa tội ác với trẻ con tái diễn, nhưng không thấy!

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 2)

Nguyễn Thông

29-12-2021

Tiếp theo Phần 1

Người phụ nữ ở Bình Dương bị cưỡng chế xét nghiệm Covid-19. Ảnh trên mạng

Có dịch bệnh thì phải chống dịch. Nó là thứ thiên tai địch họa, muốn tránh cũng chả được. Phòng chống ngăn ngừa dịch là chủ trương lớn của nhà nước, của cả hệ thống từ trung ương tới địa phương. Những chỉ đạo của chính phủ và các bộ, nhất là từ những người cầm đầu như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng… được xem như pháp lệnh, khi đã ban ra dân chúng nhất nhất phải thực hiện. Vấn đề đáng nói là chủ trương như thế nào.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 4)

Lê Nguyễn

29-12-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3

III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

Scandal Việt Á và khinh dân đến thế là cùng!

Blog VOA

Trân Văn

28-12-2021

Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) vừa đính chính về thông tin liên quan đến que thử COVID 19 do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, chế tạo mà bộ này từng công bố năm ngoái và nhiều người tin rằng đó chính là một trong những bằng chứng để truy cứu trách nhiệm một số viên chức ở Bộ KHCN.

Theo đính chính, thông tin mà Bộ KHCN – cơ quan thay mặt chính phủ giám sát, quản lý những vấn đề liên quan đến khoa học cũng như công nghệ trên toàn Việt Nam – loan báo hồi hạ tuần tháng 4 năm 2020 về sản phẩm vừa đề cập là… sai sự thật: Que thử COVID 19 do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, chế tạo chưa bao giờ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chất lượng. Còn nguyên nhân dẫn tới nhầm lẫn nghiêm trọng như thế do Bộ KHCN đã… tổng hợp thông tin từ báo chí (1).

Nhiều người theo dõi sát các diễn biến liên quan đến scandal Việt Á gọi lối biện giải của Bộ KHCN là… ngu ngốc, nhiều người khác thì bảo đó là kiều xử sự… lưu manh! Những nhận xét như thế cho dù hữu lý song chưa đầy đủ. Chắc chắn Bộ KHCN không dám chọn hướng biện giải như vừa chứng kiến nếu giới lãnh đạo Việt Nam trọng dân.

Nếu không khinh dân, không xem đối tượng mà họ phải phục vụ rất… ngu, chắc chắn Bộ KHCN không dám táo tợn đến mức mạo nhận danh nghĩa WHO để đưa hàng triệu người Việt vào… tròng… “tự hào”! Sau khi sự việc vỡ lở thì giải thích đó là… “sơ suất” (2), rồi bây giờ xác định… báo chí phải chịu trách nhiệm.

Tương tự, nếu không khinh dân, không cho rằng dân rất… hèn, Thủ tướng không dám chủ quan đến mức bất chấp các khuyến cáo, thản nhiên ra lệnh cho hệ thống công quyền tiếp tục thực hiện… “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tương”, biến các phường, xã thành… “pháo đài”, đốc thúc “thần tốc xét nghiệm diện rộng” phải… “thần tốc hơn nữa”.

Bởi đinh ninh có quyền khinh dân, đội ngũ thừa hành mới thô bạo như đã biết khi “truy vết, cách ly, cô lập”, cưỡng bức xét nghiệm, tống giam, phạt tù những người dám từ chối. Nếu tin dân có hiểu biết, sẵn sàng sử dụng tất cả các quyền hiến định để bảo vệ những lợi ích hợp pháp, Bộ Y tế sẽ không thản nhiên phủi sạch trách nhiệm như đang thấy (3)…

Trên thực tế, chẳng có hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nào thực sự trọng dân dám phớt lờ trách nhiệm trước những scandal có tính chất và mức độ sỉ nhục công chúng nghiêm trọng như scandal Việt Á. Cho dù các tình tiết trong scandal này cho thấy, các viên chức hữu trách xem sức khỏe, thậm chí tính mạng của công dân như không có nhưng Thủ tướng Việt Nam chỉ yêu cầu “mở rộng điều tra để… “thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát(4).

Đến giờ, đòi hòi “sớm” thực thi công lý (xét xử) vẫn chỉ nhắm vào những cá nhân mua bán que thử COVID 19 do Viêt Á cung cấp chứ không đụng đến bất kỳ viên chức hữu trách nào hoặc cố tình hay vô ý dính líu tới vở kịch bẩn thỉu, bất nhân này. Nếu trọng dân – truy cứu trách nhiệm một cách sòng phẳng, chắc chắn sẽ không có kẻ nào dám bi bô kiểu như vừa thấy. Phải rất khinh dân mới dám thản nhiên ra sức chứng tỏ, trách nhiệm với sức khỏe, tính mạng đồng bào là rác, chỉ cần tìm được chỗ là… đổ ở đâu cũng được!

***

Ngày 27/12/2021, nhiều Ủy viên của Đoàn Chủ tịch (ĐCT) Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) khóa 9, đã “đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ KHCN, Bộ Y tế trong scandal Việt Á”“làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tập thể liên quan đến tình trạng quá nhiều ứng dụng chống dịch gây lãng phí” (5).

Về lý thuyết, MTTQ VN là tập hợp các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp và những cá nhân đại diện cho các giới, các dân tộc, các tôn giáo tại Việt Nam để tạo thành… cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tuy nhiên những Ủy viên của ĐCT UBTƯ MTTQ VN chỉ… “đề nghị” chứ không dám… “yêu cầu”. Dù sao, việc… dám nêu “đề nghị” đã là… sự kiện, bởi Thủ tướng đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị – đối tượng mà theo lý thuyết cần được ĐCT UBTƯ MTTQ VN giám sát – chưa đả động gì đến trách nhiệm các bộ KHCN, Y tế,… nói gì đến trách nhiệm của các bộ Nội vụ, Thông tin Truyền thông… Cứ đem vị trí của MTTQ VN trên giấy, so với vai trò của MTTQ VN trong thực tế sẽ hiểu hơn dân ở đâu dưới mắt lãnh đạo đảng!

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-thong-tin-sai-who-chap-thuan-kit-xet-nghiem-cua-viet-a-la-do-bao-chi-20211227223707109.htm

(2) https://danviet.vn/bo-khcn-giai-thich-gi-khi-cong-bo-who-chap-thuan-kit-test-cua-cong-ty-viet-a-20211220205327297.htm

(3) https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1020585/bo-y-te-viec-nang-khong-gia-xet-nghiem-cua-cong-ty-viet-a-la-rat-nghiem-trong-can-xu-ly-nghiem

(4) https://laodong.vn/thoi-su/thu-tuong-yeu-cau-dieu-tra-mo-rong-vu-an-xay-ra-tai-cong-ty-viet-a-987420.ldo

(5) https://tuoitre.vn/de-nghi-lam-ro-trach-nhiem-ca-nhan-tap-the-lien-quan-cac-app-chong-dich-gay-lang-phi-20211227120209195.htm

Một cỗ máy tạo củi hoàn hảo!

Đoàn Bảo Châu

28-12-2021

Các vị lãnh đạo hô hào chiến dịch đốt lò nghe rất hoành tráng, rất quyết liệt nhưng thực chất sẽ không bao giờ đi đến đâu, sẽ mãi không hết củi bởi lẽ chính bộ máy này là một cỗ máy làm ra củi hoàn hảo.

Đợi trẻ tử vong, Bệnh viện báo Công an mới biết bị bạo hành thì trẻ còn chết hoài

Mai Bá Kiếm

28-12-2021

Tối 22/12/2021, Công an phường 22 (Bình Thạnh) được bệnh viện báo tin bé gái 8 tuổi N.T.V.A. đã chết trước khi đến BV, thì mới lòi ra vụ Võ Nguyễn Quỳnh Trang (26 tuổi) là “mẹ kế” (chưa kết hôn) đã đánh đập cháu N.T.V.A – là con riêng của “chồng”, suốt gần 2 năm nay!

Hỏng vô phương cứu chữa

Nguyễn Thông

28-12-2021

Phải nói thẳng, chỉ có thời loạn, suy đồi thì mới đẻ ra những chuyện thế này:

Chúng ta đều có lỗi

Dương Quốc Chính

28-12-2021

Chuyện bố mẹ, thày cô đánh con nó quá thường tình ở Việt Nam. Khi đọc lời khai của bà mẹ mình mới giật mình search Shopee thấy bán đầy roi mây, như lời khai. Có hàng đã bán tới gần 800 chiếc, đủ thấy cái roi bán chạy thế nào.

Khi nào quan hệ Trung – Việt sẽ đi vào ‘rốn’ bão?

Blog VOA

Trần Đông A

27-12-2021

Container trucks tại cửa khẩu Hữu Nghị, biên giới Việt – Trung, giữa tháng 12. Nguồn: Tuổi Trẻ

‘Ông ngoại Pfizer’, Học viện Quân y, những… ‘liên minh ma quỷ’?

Blog VOA

Trân Văn

27-12-2021

Chỉ đạo của ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam, về scandal Việt Á tô đậm thêm nghi vấn: Phải chăng những… “liên minh ma quỷ” đang hoạch định – thực thi chính sách chứ không phải đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ đang quản trị – điều hành quốc gia theo hiến pháp và pháp luật…

Chống tham nhũng nhìn từ vụ Việt Á

Huy Đức

27-12-2021

Bộ xét nghiệm covid của Việt Á không được WHO công nhận không phải là chuyện lớn, không được WHO công nhận mà Bộ KHCN, tháng 4-2020, công bố là “Hồ sơ được WHO công nhận” mới là chuyện tày đình [thông tin sai sự thật này được giữ trên Cổng thông tin chính thức của Bộ KHCN cho tới khi vụ án bị Công an khởi tố].

Âm mưu kim tiền giữa mùa trùng độc

Văn Việt

27-12-2021

Võ Lâm Thư Sinh

Đường gia trang lừng danh thiên hạ về độc dược.

Nạn bằng giả: Gốc ở chế độ chính sách

Chu Mộng Long

27-12-2021

Các chuyên gia biện giải dài dòng. Tôi nói gọn, nạn mua bán bằng giả sinh ra từ cái gốc là chế độ, chính sách.

Tất Thành Cang và sự ủy nhiệm quyền lực!

Lê Thiếu Nhơn

27-12-2021

Hôm nay, 27/12, Tòa án Nhân dân TP.HCM bắt đầu xét xử vụ án “tham ô” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn – Sadeco. Bị cáo được quan tâm nhất vì có trách nhiệm cao nhất trong vụ án này, chính là nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – Tất Thành Cang.

Trịnh Vĩnh Bình – người hạ ‘bên thắng cuộc’ (kỳ cuối)

VOA

Khánh An

26-12-2021

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Kỳ 3: Tôi sẽ cho Việt Nam thấy ‘để lâu cứt trâu hoá… vàng!’

 

Trong những cuộc phỏng vấn với VOA giữa lúc đang chuẩn bị cho những vụ kiện tiếp theo sau chiến thắng lịch sử trước chính phủ Việt Nam tại toà án quốc tế ở Paris năm 2019, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình nhiều lần khẳng định việc ông quyết tâm giành lại công bằng ở tuổi “thất thập cổ lai hy” này không chỉ đơn thuần là vì mục tiêu vật chất, mà trên hết, là để chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh pháp lý, tạo thành một “tiền lệ” hay “án mẫu” cho những nạn nhân cũng bị mất đất đai, tài sản như ông; và để chính phủ Việt Nam phải nhìn nhận, thay đổi não trạng và cung cách hành xử với người dân khi đã gia nhập vào sân chơi toàn cầu.

Một trong những kinh nghiệm nho nhỏ nữa mà ông chia sẻ là vấn đề quốc tịch Việt Nam của Việt kiều. Nhiều người có tâm lý muốn giữ quốc tịch Việt Nam như một phần danh tính cội nguồn, và quan trọng hơn là để dễ dàng, thuận lợi trong những chuyến đi trở về quê hương. Nhưng theo triệu phú Trịnh Vĩnh Bình, cái nhãn “quốc tịch Việt Nam” đã suýt trở thành bẫy khiến ông thua trắng tại toà án quốc tế.

Mời quý vị theo dõi chi tiết trong cuộc phỏng vấn sau.

VOA: Thưa ông Trịnh Vĩnh Bình, mặc dù ông từng chia sẻ rằng ông đã có một sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng thời cuộc trước khi quyết định bán toàn bộ tài sản để về Việt Nam đầu tư, nhưng sau nhiều mất mát và bây giờ nhìn lại, ông có thấy mình thiếu sót gì trong những tính toán đó hay không?

Trịnh Vĩnh Bình: Sự thật khi tôi trở về Việt Nam lần đầu, như tôi nói, tôi đã có một sự chuẩn bị về thành công và cả có thể thất bại, tức là mình chấp nhận rủi ro. Thứ hai là vì đã có ký một thoả thuận với những điều khoản. Tôi cũng không ngờ là chính phủ Việt Nam, mình phải xài từ “lật lọng” là đúng hơn. Lật lọng đến nỗi mà tất cả những điều khoản đem về đều thay đổi, tức là trở mặt đó. Tôi có những tài liệu trên tay như Bộ Tư pháp họp làm sao, liên ngành họp làm sao, họ dùng những câu như “tiêu chí” gì gì đó… một đống như vậy, phịa ra rồi cùng nhau suy nghĩ để đưa ra những cái không đúng cả về lý và luật cũng không đúng.

Tôi trả lời vừa rồi không phải là vì vấn đề trả thù hoặc căm hận chuyện của mình rồi phát biểu. Không phải. Tôi nói vừa rồi là có hai ngụ ý.

Một, tôi muốn đưa lên một sự thật cho chính phủ Việt Nam, những người tốt (trong chính phủ) thấy được.

Thứ hai, đây là một sự thử thách. Như tôi nói, “thuốc đắng giã tật”, có lẽ khi mình nói lên một sự thật đôi khi nó có đụng chạm, có chua xót một tí, nhưng nó là sự thật. Tôi sẵn sàng chấp nhận đối thoại nếu chính phủ Việt Nam cử một vị hay bao nhiêu vị chất vấn tôi về những câu nói của tôi không có căn cứ, tôi sẽ trả lời trực tuyến. Bây giờ là thời buổi hiện đại rồi, internet rồi, Việt Nam đừng nghĩ với những đạo luật về mạng này kia rồi cứ bịt miệng, cứ ém được. Trong câu chuyện của tôi bây giờ, tài liệu của tôi bây giờ đã tung ra tùm lum… Tôi cho phơi bày hết. Cái gì có để cho mọi người tự đăng, tự phơi bày. Bây giờ không nên bịt nữa. Vì mình cứ đóng cửa, mình ở trong bóng tối rồi mình giết người hay hại người hoài đâu có được.

Việt Nam bây giờ một trong những cái đau đớn nhất hàng ngày đang xảy ra là vấn đề đất đai bị chiếm. Biết bao nhiêu cuộc dân xuống đường người ta phản đối, người ta bị hành hung, bị đàn áp đều là vì vấn đề tài sản, đất đai của người ta.

Tôi xin hỏi anh chị em nào sống thời Đệ nhị Cộng hoà có nghe chính phủ đi đàn áp dân lấy của dân không, chiếm đất dân không? Người ta có dự luật 57 phát đất cho dân. Tới thời Đệ nhị Cộng hoà là có Luật “Người cày có ruộng”, cấp đất cho dân. Đâu có bao giờ lấy của dân. Mà cũng không đi lấy của địa chủ nữa: Mua lại. Mua xong phát cho dân.

Do đó, về vấn đề đất, bây giờ mình đừng có giấu nữa.

“Để lâu cứt trâu hoá… vàng!”

VOA: Nhiều độc giả VOA sau khi theo dõi các bài viết liên quan đến các vụ kiện của ông thì cho rằng mặc dù ông có lợi thế được luật pháp quốc tế bảo vệ vì là công dân Hà Lan, nhưng với thời gian kéo dài nhiều chục năm, vấn đề tuổi tác của ông lại đang dần trở thành lợi thế cho chính phủ Việt Nam theo kiểu “để lâu cứt trâu hoá bùn”. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi không hy vọng chính phủ Việt Nam giữ cách hành xử thường ngày là “Để lâu cứt trâu hoá bùn”. Tôi không nghĩ vậy. Bây giờ tôi phải đảo ngược lại “Để lâu cứt trâu hoá vàng” mới được.

Là vì trước đây khi tôi đòi đền bù thì giá đất còn thấp. Lúc đó, cả (đền bù) giá đất và vấn đề về nhân thân, nhốt tù oan, là trên 1,25 tỷ đô la. Nhưng bây giờ, giá đất cao thì nó đã trên 4 tỷ đô la rồi. Nhưng căn bản là, tôi muốn nhấn mạnh, về pháp lý, chính phủ Việt Nam không chối cải được. Bảo đảm không chối cãi được và phải trả. Trả bằng cách nào cũng phải trả: bằng tài sản hoặc đền bù, nhưng phải trả. Chuyện này chúng tôi khẳng định rõ ràng như vậy.

Tôi hy vọng chính phủ Việt Nam giải quyết vì đây là cơ hội hai bên win-win. Tại sao? Chính phủ Việt Nam không phải lấy tiền đền bù cho tôi, mà chỉ cần bán một phần tài sản của tôi thôi. Phần khác, chính phủ Việt Nam còn có thể bỏ vào ngân sách, thừa sức bỏ vào ngân sách. Tôi cũng không đòi bắt buộc phải trả hết 100%.

Nhưng nếu ra toà thì khác. Khi ra toà thì lý ai nấy giữ, phần ai nấy giữ. Chúng tôi sẽ đòi tối đa, mà có thể luật sư họ còn đòi hơn nữa, là vì trong đó còn nhiều loại phí mà cũng phải đền bù nữa.

Nha hàng bờ biển của khách sạn Long Beach mà ông Trịnh Vĩnh Bình đầu tư ở Phú Yên.

VOA: Như vậy, cho đến lúc này, thái độ và phản hồi của chính phủ Việt Nam đối với ông ra sao?

Trịnh Vĩnh Bình: Sau phán quyết 10/4/2019, đây là theo lời của “con thoi” (người chịu trách nhiệm liên lạc giữa chính phủ Việt Nam và ông Trịnh Vĩnh Bình), quan chức này khá lớn và nói chuyện rất đàng hoàng. Nhân vật con thoi này là do Bộ Chính trị cử, theo lời người đó, thì ở Việt Nam lúc đó có hai khối người. Phần đông là muốn phải giải quyết cho ông Trịnh Vĩnh Bình, nhưng một thiểu số nhỏ không chịu, nói là “Chơi tới cùng vì ông Bình giờ cũng lớn tuổi rồi, chưa chắc gì ông đeo đuổi vụ này được”.

Tôi đã trao đổi và nói với anh này rất rõ rằng một khi công lý có rồi, mà vụ này tôi đã chuẩn bị rồi, tôi sẽ giao cho một nhóm về luật pháp để người ta đeo đuổi, kể cả tới đời con tôi.

Tôi cũng nói rằng trong vấn đề này tôi đã thấy Việt Nam xuất hiện tiếp cận luật sư, chơi màn đi cửa sau cửa trước. Hễ tiếp cận mà tôi ngửi thấy là tôi đổi luật sư. Thứ hai, tôi có một nhóm người đeo đuổi về luật pháp và họ ở trong bóng tối. Không bao giờ chính quyền Việt Nam có thể biết và tiếp cận được. Chuyện này tôi đã làm. Nhóm người này điều hành tất cả và hễ họ thấy luật sư làm việc không được là đổi bỏ. Mỗi một lần đổi như vậy thì chính phủ Việt Nam phải nói là “lấy gai lễ gai”, tức là cứ lấy một cái gai để lễ thì gãy cái gai và cái gai thứ hai lại nằm trong chân, và như vậy tất cả những hệ luỵ chính phủ Việt Nam phải gánh.

Tôi sẽ làm công khai, bạch hoá hết. Tôi không giấu gì hết. Tại sao? Để cho chính phủ Việt Nam phải sửa lại. Phải nhờ những vụ như vậy để sửa lại cách hành xử của mình. Chính phủ Việt Nam không thể cứ bịt lại, ém nhẹm lại. Tôi sẽ không đi theo chiều hướng này.

Án mẫu

VOA: Ông từng nói rằng mục tiêu của các vụ khởi kiện của ông chống lại chính phủ Việt Nam ở toà án quốc tế không chỉ là giành lại công bằng về mặt vật chất, mà trên hết là để tạo ra một “tiền lệ” cho những người dân mất đất tại Việt Nam để họ cũng có cơ hội giành lại công bằng cho mình. Liệu rằng ông có lạc quan quá không khi hoàn cảnh của ông (là Việt kiều) hoàn toàn khác với những người dân trong nước?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi sẽ trở thành một điển hình vì hoàn cảnh tôi khá thuận tiện là vì tôi ở ngoài. Tôi dựa vào Hiệp thương, vào luật quốc tế. Nhưng dân ở trong nước không phải không có hiệp thương thì làm không được. Nên nhớ Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị, trong quyền dân sự có quyền về tài sản. Tôi nghĩ những cái đó trong thời gian tới chính phủ Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Ai đứng sau Việt Á?

Dương Quốc Chính

26-12-2021

Vụ Việt Á ngày càng lòi ra nhiều chuyện vui. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu test kit của Học viện Quân Y vừa lên tiếng thanh minh về quá trình nghiên cứu khoa học và phủ nhận việc liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối kit. Có nghĩa là HV Quân y không biết gì về việc sản xuất và kinh doanh test kit của Việt Á, chỉ biết làm khoa học thôi!

Tòa xổ toẹt quy luật “Cung – Cầu” trong kinh tế học K.Marx?

Chu Mộng Long

26-12-2021

Trong Tư bản luận, K.Marx khẳng định, ở cơ chế thị trường độc quyền, Cung quyết định Cầu. Đó là sự quyết định có tính chất cưỡng ép, biến người tiêu dùng tự do thành kẻ bị tiêu dùng một cách nô lệ, giá trị hàng hoá bị biến dạng thành thứ giá cả cắt cổ, đặc biệt là những thứ hàng hoá thiết yếu.

Bằng giả, không phải chỉ Đông Đô

Thái Hạo

26-12-2021

Vụ đại học Đông Đô cấp thần tốc hơn 400 bằng giả đang làm xã hội kinh động. Nhưng đó là do… không biết. Nếu bây giờ rà lại tất cả trường đại học ngoại ngữ hay các khoa ngoại ngữ đang cấp các loại chứng chỉ ngữ ngoại “danh giá” như B, C, văn bằng 2 v.v., thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên nữa.

Sự tan rã của Liên Xô

Dương Quốc Chính

26-12-2021

Lâu nay sách báo chính thống của Việt Nam vẫn cho rằng Gorbachev và sau đó là Yeltsin là những kẻ tội đồ đã phá hủy Liên bang Soviet. Có lẽ đa số đảng viên cũng nghĩ vậy.

Uy tín khoa học?

Chu Mộng Long

25-12-2021

Nghe PGS. Hồ Anh Sơn khoe “uy tín nhà khoa học“, tôi bỗng nhớ đến các Hội đồng khoa học ở xứ sở mà cái đầu của nhà khoa học chỉ nghĩ đến cái bụng.

Trịnh Vĩnh Bình – người hạ ‘bên thắng cuộc’ (kỳ 2)

VOA

Khánh An

25-12-2021

Tiếp theo kỳ 1

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình (bìa phải) và “chú Sáu Khải” – tức cựu Thủ tướng Phan Văn Khải (giữa). Ảnh: Courtesy

Với tất cả thiện chí trở về đóng góp xây dựng đất nước, nhưng sau hơn hai thập kỷ bị chính chính quyền tại quê hương “vùi dập” tơi tả, triệu phú Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình không khỏi xót xa thừa nhận rằng “có sự kỳ thị” trong cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với “khúc ruột ngàn dặm”, đặc biệt là những người đã rời khỏi đất nước theo diện tị nạn sau biến cố 1975, và rằng ông đã quá chủ quan khi thực hiện cung cách làm ăn “ngược đời” và “đi trước thời đại” tại Việt Nam vào những năm 1990.