Đại tá Reisner: “Bằng chứng đang tích lũy: Người Nga đang tập hợp để tiếp tục tiến công”

NTV

Frauke Niemeyer trò chuyện với Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

27-5-2024

Lính Nga pháo kích vào các vị trí của Ukraine. Nguồn: IMAGO/ SNA

Cuộc đua vào các chức vụ hàng đầu ở Việt Nam: Ứng viên mới, thách thức cũ

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trúc Lam, chuyển ngữ

21-5-2024

Việt Nam đã thực hiện hai vụ thay ghế ở hàng chóp bu. Nhưng câu hỏi là, ứng viên nào sẽ nắm ghế Tổng bí thư kế tiếp của đất nước.

Đại tá Reisner: “Nga đã mở rộng mặt trận thêm 200 km”

NTD

Sebastian Huld phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

13-5-2024

Nga ngày càng tấn công khu vực Kharkiv dữ dội bằng tên lửa trong nhiều tuần vừa qua. Để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới? Nguồn: Picture alliance / Anadolu

Đại tá Reisner: “Ukraine đang cố gắng tạo ra các điểm nóng”

NTV

Frauke Niemeyer phỏng vấn đại tá Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

6-5-2024

Tên lửa ATACMS tầm xa đầu tiên trong gói vũ khí mới nhất của Mỹ có thể đã được cung cấp cho Ukraine, nhưng tại sao điều này vẫn chưa tạo ra tác động rõ rệt? Đại tá Reisner giải thích cho NTV về tình hình ở mặt trận, điều gì cần thiết để Ukraine thành công và tại sao thời điểm thích hợp lại quan trọng đến vậy.

Hợp tác Mỹ – Trung vẫn còn khả thi

Project – Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

6-5-2024

Mặc dù Mỹ đã từ bỏ chính sách tham gia với Trung Quốc, nhưng chiến lược cạnh tranh đại cường mà nó thay thế, không loại trừ sự hợp tác Mỹ – Trung trong một số lĩnh vực. Một ví dụ điển hình là một trận bóng đá, nơi hai đội quyết chiến nhưng tuân theo các quy tắc và ranh giới nhất định, chỉ đá bóng chứ không đá nhau.

Chiến dịch “đốt lò” biến Việt Nam thành một tỉnh nữa của Trung Quốc

Bloomberg

Tác giả: Shuli Ren

Trúc Lam chuyển ngữ

5-5-2024

Nỗ lực chống tham nhũng đang chuyển sự thịnh vượng kinh tế đến gần biên giới hơn. Nó mở ra một sự phân chia Bắc – Nam mới.

Putin có thực sự thua về mặt chiến lược trong cuộc chiến ở Ukraine không, ông Keupp?

Kölnische Rundschau

Raimund Neuß phỏng vấn TS Marcus M. Keupp

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

26-4-2024

Binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện để phóng tên lửa Patriot: Nước này rất cần thêm nhiều hệ thống phòng không. Ảnh: DPA

Đại tá Reisner: “Thời điểm vỡ đập có thể sắp xảy ra”

NTV

Frauke Niemeyer phỏng vấn đại tá Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-4-2024

Với bước đột phá ngày hôm qua của Nga, “chiếc hộp Pandora đã được mở”, các blogger quân sự viết. Đại tá Reisner giải thích điều gì nguy hiểm đến thế và tại sao hiện nay lại thiếu đạn dược như vậy.

Bàn về hiện tình kinh tế và kiểm soát dân chúng ở Trung Quốc

Project Syndicate

Phỏng vấn Bùi Mẫn Hân

Đỗ Kim Thêm dịch

16-4-2024

Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).

Vì sao cổ phiếu VinFast lao dốc hôm nay

Yahoo News

Tác giả: Rich Smith The Motley Fool

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

17-4-2024

Cổ phiếu Auto VinFast (NASDAQ: VFS) của nhà sản xuất xe hơi Việt Nam đã lên sàn chứng khoán đầu tiên (IPO) trong thương vụ sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) hồi mùa hè năm ngoái, đã giảm 11,5% cho đến 11 giờ sáng thứ Tư, giờ miền Đông Hoa Kỳ, sau khi báo cáo không đạt được cả doanh thu và thu nhập trong quý đầu tiên của năm 2024.

Quân Nga bị cáo buộc bắt cóc người đàn ông Mỹ ủng hộ Putin

BTV Tiếng Dân

17-4-2024

LGT: Russell Bentley, còn được gọi là “Texas”, hay “Donbass Cowboy”. Ông ta sinh năm 1960, là người Mỹ lớn lên ở Texas. Nhưng ông ta là người cuồng Putin, ủng hộ Nga. Năm 2014, Bentley rời Mỹ, sang Nga để tham gia chiến đấu trong quân đội Nga, giúp Nga chiến đấu cho cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, “phi phát xít hóa” Ukraine. Năm 2020, Bentley nhập quốc tịch Nga.

Theo cảnh sát địa phương ở khu vực do Nga kiểm soát cho biết, ngày 8-4-2024 Bentley mất tích. Ngày 16-4-2024, báo Newsweek của Mỹ đưa tin: “Bí ẩn về vụ mất tích của người đàn ông Texas ở khu vực Ukraine bị Nga chiếm đóng, sau khi ông ta gia nhập quân đội của Putin”. Cũng hôm qua, vợ ông, bà Lyudmila Bentley lên Telegram kêu gọi mọi người làm tất cả những gì có thể làm được, để cứu chồng bà.

Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả Allison Quinn, về vụ mất tích của Russell Bentley mà báo Daily Beast đăng tải hôm nay, do Trúc Lam, một cộng tác viên của Tiếng Dân, chuyển ngữ:

***

Người đàn ông Texas yêu Putin bị bắt cóc ở miền Đông Ukraine – Bị cáo buộc bởi quân Nga

Ông Russell Bentley, hay Teax. Nguồn: Daily Beast/ VK

Vợ của Russell Bentley cho biết, ông ta đã bị lính Nga bắt cóc và hiện tại bạn bè của ông đang cố gắng vạch trần tin đồn về những hoạt động “đáng ngờ” của ông ta.

Câu chuyện bi thảm về một người Texas kém may mắn, người tự biến mình thành người phản bội và là một anh hùng chiến tranh ở một nước cộng hòa tự xưng của Nga, đã có một bước ngoặt bất ngờ trong tuần này khi anh ta được cho là bị quân đội Nga bắt cóc — sau khi bị cáo buộc là điệp viên của CIA.

Russell Bentley, còn có tên gọi khác là “Texas”, có lẽ là người cuối cùng lẽ ra phải thực hiện được kế hoạch gián điệp xảo quyệt trong gần 10 năm sống giữa các chiến binh Nga ở vùng Donetsk bị Ukraine chiếm đóng. Là người gốc Dallas, bị kết án về tội ma túy ở quê nhà, Bentley đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của quốc tế hồi năm 2014 khi người ta phát hiện anh ta đội chiếc mũ cao bồi cùng với các chiến binh Nga và đưa ra lời tuyên truyền của Điện Kremlin về “Đức Quốc xã” ở Ukraine. Anh ta có quốc tịch Nga hồi năm 2020 sau khi chuyển sang làm “nhà báo” cựu chiến binh trở về từ chiến trận, cho các phương tiện truyền thông do Điện Kremlin kiểm soát.

Tin tức về sự mất tích của ông ta hồi đầu tháng này hầu như không được chú ý cho đến khi vợ ông, bà Lyudmila Bentley, lên tiếng công khai hôm thứ Ba rằng, ông đã bị quân đội Nga bắt cóc và bị bắt làm con tin.

Lyudmila Bentley viết trong một tuyên bố trên Telegram: “Russell đã bị giam giữ một cách tàn bạo vào ngày 8 tháng 4. Tôi KÊU GỌI MỌI NGƯỜI làm MỌI THỨ CÓ THỂ để cứu chồng tôi, ‘Texas’ của chúng tôi”, bà nói và mô tả ông ta là “người bạn của Donbass và của Nga”.

Có lẽ, không còn nhiều thời gian nữa”, bà nói.

Các nhà tuyên truyền Nga nói rằng, ông Bentley đã biến mất sau khi tiếp cận địa điểm xảy ra các vụ pháo kích hoặc tấn công bằng súng cối gần đây, và một trang tin độc lập của Nga cho biết, ông đã chụp ảnh các tòa nhà bị hư hại. Chi tiết đó đã dẫn đến một loạt các thuyết âm mưu về việc Bentley có khả năng là một điệp viên trong một thời gian dài.

Hôm thứ Tư, bạn bè của Bentley đã tìm cách dập tắt những tin đồn đó, những người tự xưng là “anh em đồng đội” của ông ta, chỉ được xác định là Vasily, đăng tải một video để bác bỏ các tuyên bố rằng Bentley đã “quay phim gì đó trên điện thoại của ông ấy”.

Sau khi phát hiện điện thoại của Bentley bị đập nát, Vasily viết rằng, anh ta có thể kiểm tra nó sau đó và nói: “Tôi không tìm thấy BẤT KỲ HÌNH ẢNH hay VIDEO NÀO”.

Graham Phillips, một người phương Tây khác có liên hệ với lực lượng Nga ở miền đông Ukraine và biết Bentley, đã đưa ra tuyên bố của mình hôm thứ Tư rằng, “một bộ phận nhỏ nhưng tích cực trong cộng đồng Nga đã viết thư chống lại Texas, chẳng hạn như anh ta là ‘điệp viên Mỹ’ v.v…”

Kỳ lạ thay, sau khi viết rằng, những tuyên bố như vậy là “vô lý” và không công bằng vì Bentley không có mặt để phản biện, chính Phillips đã tiếp tục bôi nhọ một cách tinh vi việc ông Texas quay phim hoạt động quân sự, gọi việc làm như vậy là “bất hợp pháp và đáng ngờ”.

Tuy nhiên, anh ta nói: “Tôi mong điều tốt nhất, rằng Texas của chúng ta vẫn sống và khỏe mạnh”.

Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu trị giá 24 tỷ USD ‘chưa từng có’ cho ngân hàng đang bị dính vào một vụ lừa đảo khổng lồ

Reuters

Tác giả: Francesco Guarascio

Cù Tuấn, biên dịch

17-4-2024

HÀ NỘI, ngày 17 tháng 4 (Reuters) – Việt Nam tiến hành một cuộc giải cứu “chưa từng có” đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), ngân hàng đang bị dính vào vụ lừa đảo tài chính lớn nhất cả nước, theo ba tài liệu ngân hàng và thông tin chính thức mới được cung cấp cho Reuters bởi một chuyên gia có quyền xem tài liệu này.

Làm thế nào để ngăn chặn cuộc chiến Đài Loan

Project – Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

8-4-2024

Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình.

Đại tá Reisner: Một cuộc chiến tiêu hao có thể thay đổi tình thế bất cứ lúc nào

NTV

Hubertus Volmer phỏng vấn đại tá Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

8-4-2024

Ảnh: Công nhân đào chiến hào ở vùng Zaporizhia như một phần của tuyến công sự mới, chống lại lực lượng xâm lược Nga. Nguồn: Reuters

Đại tá Markus Reisner cho biết trong nhận định hàng tuần về tình hình ở tiền tuyến: Một cuộc chiến tranh tiêu hao như ở Ukraine “tuân theo các quy tắc riêng và được quyết định chủ yếu bởi việc sử dụng tài nguyên chứ không phải bởi chất lượng của hệ thống vũ khí hay tinh thần của binh lính”.  Điển hình của loại chiến tranh này là: “Chúng thường có vẻ rất tĩnh, nhưng trên thực tế, bộ đếm nguồn lực của cả hai bên đang chạy ngầm đằng sau, cho thấy chúng đang giảm dần cho đến khi bộ đếm của một bên chỉ số 0”.

Ảnh: Đại tá Markus Reisner, thuộc lực lượng vũ trang Áo và là nhà phân tích tình hình chiến tranh ở Ukraine vào thứ Hai hàng tuần cho báo NTV. Nguồn: ntv.de

NTV: Mặt trận Ukraine mấy ngày qua có diễn biến gì bất ngờ không?

Markus Reisner: Về mặt chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu, chúng tôi thấy rằng người Nga tiếp tục cố gắng đạt được kết quả vào cuối cuộc tấn công mùa đông thứ hai của họ. Họ làm điều này bằng cách tấn công ồ ạt vào các nơi khác nhau trên mặt trận.

Ukraine luôn tìm cách đẩy lùi các cuộc tấn công này, đôi khi đạt được thành công ngoạn mục về mặt số lượng bắn hạ. Nhưng chúng cũng cho thấy người Nga tin tưởng rằng họ vẫn có thể đạt được điều gì đó.

Giao tranh diễn ra căng thẳng nhất trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở phía nam Kupyansk. Tại đây, Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga gần thị trấn Terny.

NTV: Việc bắn hạ thành công của Ukraine cho thấy ý định gì của quân Nga?

Markus Reisner: Những thành công trong phòng thủ của Ukraine cho thấy, họ vẫn có khả năng tự vệ trong khu vực. Nhưng số lượng xe của Nga bị bắn hạ cũng cho thấy quân Nga thật ra đã có âm mưu gì đó ở đây. Họ muốn đột nhập vào ít nhất tuyến phòng thủ thứ hai của Ukraine: Phía tây Bakhmut ở Chasiv Yar, phía tây Avdiivka gần Orlivka, nơi đặt vị trí phòng thủ của Ukraine, và ở Terny phía tây Kreminna. Từ đó, quân Nga muốn tiến về sông Oskil.

NTV: Ukraine có nhân lực và vật lực để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga không?

Markus Reisner: Về mặt hoạt động, Ukraine đang cố gắng đào tạo binh lính dự bị. Ở đây vẫn chưa có quyết định cuối cùng, ngoài việc hạ độ tuổi tuyển quân từ 27 xuống 25; một số trường hợp, từ 17 tuổi có thể tham gia tình nguyện. Tư lệnh quân đội Olexander Syrskyj đã nói rõ rằng, theo quan điểm của ông, con số luân chuyển 500.000 binh sĩ mới vào lúc này là không cần thiết, mặc dù các nhà quan sát quốc tế cho rằng điều này là cần thiết. Syrskyj nói, hiện đang có một nỗ lực nhằm chuyển lực lượng từ các đơn vị sâu trong lãnh thổ ra mặt trận.

Đối với tôi, một vấn đề lớn hơn có vẻ là thiết bị. Năm ngoái, Ukraine thành lập cái gọi là lữ đoàn tấn công để chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa hè – tổng cộng có 12 lữ đoàn, 9 trong số đó được phương Tây trang bị vào thời điểm đó. Các lữ đoàn này được sử dụng trong cuộc tấn công mùa hè thất bại và bị hao mòn đáng kể trong quá trình này. Hiện Ukraine đang cố gắng thành lập các lữ đoàn mới, gồm lữ đoàn từ 150 đến 154.

Tuần trước, quân đội Ukraine đã phải thừa nhận, họ không có đủ trang thiết bị để biến các lữ đoàn này thành lữ đoàn cơ giới hóa, tức là trang bị cho họ xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh. Giờ đây sẽ là các lữ đoàn bộ binh – về cơ bản là bộ binh được cơ giới hóa. Điều này cho thấy sự thiếu hụt đến mức nào, đặc biệt là với các thiết bị hạng nặng. Không phải tất cả những gì phương Tây hứa hẹn đều đã được thực hiện – Đó là về mặt hoạt động.

NTV: Và về mặt chiến lược?

Markus Reisner: Mặt chiến lược được xác định bởi các cuộc không kích của Nga. Trọng tâm các cuộc không kích của Nga là vào Kharkiv, nhưng một số thành phố ở phía Tây và dọc theo sông Dnipro cũng bị ảnh hưởng. Nga đang cố gắng phá hủy hơn nữa cơ sở hạ tầng quan trọng và tấn công vào các cơ sở sản xuất, nơi sản xuất máy bay không người lái mà Ukraine đang cố gắng sử dụng để xâm nhập sâu vào Nga.

Trong những ngày gần đây, Ukraine đã có các nỗ lực ngoạn mục nhằm tấn công vào các sân bay quân sự của Nga: Một mặt tại các căn cứ như Morozovsk ở phía đông Ukraine, nơi Nga đồn trú các máy bay chiến đấu Su-34 và Su-35; mặt khác, tại các căn cứ như Engels, trên sông Volga, cách Ukraine hàng trăm km, nơi máy bay ném bom chiến lược bị tấn công. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh cho thấy, không có tổn thất lớn, đáng chú ý nào ở đó, mặc dù tình báo Ukraine nói hơi khác.

NTV: Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức ARD vào cuối tuần, rằng Ukraine nghĩ sẽ có một cuộc tấn công mới của Nga vào mùa xuân hoặc mùa hè, đặc biệt ở Donbass. Tại sao ở đó?

Markus Reisner: Bởi vì người Nga đang tập hợp lực lượng đáng kể ở đây và họ chắc chắn sẽ có ý định chiếm hữu hoàn toàn các vùng mà họ cho rằng đó là lãnh thổ của Nga, tức là Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.

NTV: Theo ông thành phố Kharkiv đang gặp nguy hiểm đến mức nào?

Markus Reisner: Luôn có những ước tính rằng, người Nga có thể sẽ triển khai quân lớn hơn để tấn công Kharkiv. Nhưng để làm được điều này họ sẽ phải tập hợp lực lượng đông đảo ở đó. Ở thế kỷ 21, những chuyện như thế này không còn có thể giấu được nữa, và cho đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy nó.

Tuy nhiên, những gì chúng tôi nhìn thấy là nỗ lực của Nga nhằm tăng áp lực đến mức làm cho người dân [Ukraine] không thể chịu đựng được bằng các cuộc không kích vào Kharkiv. Điều này dẫn đến một làn sóng người tị nạn: Thường dân rời bỏ thành phố vì phần lớn thành phố không có điện.

Ảnh: “Răng rồng” ở Zaporizhia, là một phần của tuyến phòng thủ phía sau của Ukraine. Nguồn: Reuters

NTV: Trang tin Politico dẫn lời một sĩ quan Ukraine cách đây vài ngày, nói rằng “không gì có thể giúp Ukraine lúc này vì không có công nghệ thực sự nào có thể bù đắp cho Ukraine số lượng quân lớn mà Nga có thể sẽ gửi tới”.

Markus Reisner: Đây là một ví dụ khác về tình hình ngày càng bấp bênh ở Ukraine. Tất nhiên, các quan chức Ukraine đang phản đối điều này vì họ không muốn xuất hiện một diễn ngôn khiến cuộc chiến đấu của Ukraine có vẻ như vô ích. Nhưng trong bài viết này, các tướng lĩnh khác cũng không được nêu tên đang kêu gọi cần viện trợ tiếp thêm vũ khí, đạn dược từ phương Tây. Tổng thống Zelensky cũng cho rằng, nếu Ukraine không được cung cấp các nguồn lực cần thiết thì nước này sẽ phải rút lui. Hay Bộ trưởng Ngoại giao Kuleba, là người đã nói rất quyết liệt: “Hãy trao cho chúng tôi những tên lửa Patriots chết tiệt đó đi”. Tuyên bố của viên chức được Politico trích dẫn cũng đi theo hướng này.

Một cuộc chiến tiêu hao tuân theo những quy luật riêng của nó và được quyết định chủ yếu bởi việc sử dụng nguồn lực chứ không phải bởi chất lượng của hệ thống vũ khí hay tinh thần của binh lính. Và đây là việc Nga đã tích lũy được một khoản thặng dư vũ khí đáng kể trong vài tháng qua – về số lượng binh sĩ, cũng như về pháo binh, nơi mà tỷ lệ hiện nay là từ 1:6 cho đến 1:10.

NTV: Ông là  nhà sử học và luôn nhấn mạnh rằng, những dự đoán có thể được đưa ra từ quá khứ. Ông nghĩ đến tình hình lịch sử nào trong các cuộc chiến trước đây khi xem xét tình hình hiện tại ở Ukraine?

Markus Reisner: Có vài ví dụ, đặc biệt là từ các cuộc chiến tranh tiêu hao. Tất nhiên, ở đây Chiến tranh thế giới thứ nhất luôn có ích, cho thấy một loạt trận chiến diễn ra dường như không có gì nổi bật trong một khoảng thời gian dài trước khi một bước ngoặt quyết định xảy ra.

Một ví dụ từ lịch sử Áo trong Thế chiến thứ nhất là trận chiến Isonzo. Đây là mười hai trận chiến giữa Áo và Ý, trong đó quân Ý liên tục tiến về phía trước một cách chậm chạp. Trong Trận Isonzo lần thứ mười hai, năm 1917, diễn biến này đã bị đảo ngược: Trong một cuộc tấn công được bắt đầu bằng khí độc, quân Áo với sự hỗ trợ của Đức đã đạt được bước đột phá và đẩy quân Ý ngược trở lại tới sông Piave. Mọi kết quả của những trận chiến trước đó đều bị vô hiệu hóa. Nhưng trong trận chiến Piave năm 1918, người Ý đã đẩy lùi quân Áo và cuối cùng đánh bại họ.

Đây là điển hình của các cuộc chiến tranh tiêu hao: Chúng thường có vẻ rất tĩnh tại, nhưng trên thực tế, nguồn lực của cả hai bên đều đang cạn kiệt. Cho đến khi một bên rơi xuống số 0 và nhường chỗ [cho bên kia] ở mặt trận.

NTV: Budanov cũng nói rõ rằng, Ukraine tiếp tục hy vọng có được tên lửa hành trình Taurus: “Taurus chắc chắn sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn”. Cái gì có thể thay thế Taurus?

Markus Reisner: Một số hệ thống có thể được sử dụng thay thế, hầu hết trong số đó có thể được cung cấp bởi Hoa Kỳ. Có một hệ thống tên là JASSM (AGM-158B-2). Đáng chú ý, Ba Lan vừa nhận được cam kết từ Mỹ, cung cấp 800 tên lửa hành trình loại này. Đó sẽ là một hệ thống cũng sẽ được Ukraine quan tâm.

NTV: Nhưng họ không có được nó.

Markus Reisner: Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Ukraine đã phải chịu đựng việc phương Tây không “nhúng tay hoàn toàn vào”. Họ được cho từ hệ thống này đến hệ thống khác để người Nga có thể thích nghi và do đó hiệu ứng biến mất. Điều này có nghĩa là, Ukraine không thể cho phép các hệ thống vũ khí khác nhau hoạt động cùng nhau. Nếu các hệ thống khác nhau hoạt động cùng lúc, chúng sẽ có tác dụng hoàn toàn khác. Điều này cũng áp dụng cho F-16. Ukraine có thể sẽ cần những máy bay chiến đấu này khi bắt đầu cuộc tấn công vào năm ngoái. Bây giờ chúng tới quá muộn cho những nỗ lực tấn công này.

NTV: Budanov nói: “Tình hình khá khó khăn nhưng kiềm chế được”. Theo ông, đó có phải là mô tả chính xác?

Markus Reisner: Vâng, bạn có thể cho rằng điều đó đúng. Những cuộc tấn công vẫn đang bị đẩy lùi. Quân Nga mặc dù đang tiến chậm tới nhưng người Ukraine vẫn kiểm soát được tình hình. Nhưng đó chính là vấn đề của cuộc chiến tiêu hao: Nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Và nếu Ukraine không nhận được nguồn viện trợ cần thiết, nước này sẽ bị đánh bại.

Việt Nam cần có chính sách rõ ràng và chính phủ liêm khiết trong việc chuyển đổi năng lượng đầy tiềm năng

Fulcrum

Tác giả: Vinod Thomas

Đỗ Kim Thêm dịch

27-3-2024

Không ảnh chụp ngày 25/9/2022 về các tấm pin mặt trời tại nhà máy điện mặt trời Sao Mai, tỉnh An Giang. Nguồn: AFP

Tăng trưởng của Việt Nam chậm hơn dự báo với các bất ổn về thương mại

Bloomberg

Cù Tuấn, biên dịch

29-3-2024

Tóm tắt:

* Tổng cục thống kê cho biết nền kinh tế tăng trưởng 5,66% so với năm trước

* Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2024 là 6,4%.

Reisner: “Thời gian là quan trọng vì Nga muốn tiến hành cuộc tấn công tiếp theo”

NTV

Volker Petersen phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

25-3-2024

Lời giới thiệu của NTV: Putin đang cố gắng sử dụng sự tức giận và đau buồn sau vụ tấn công khủng bố ở Moscow để làm lợi cho cuộc chiến, như Đại tá Markus Reisner từ lực lượng vũ trang Áo nói trong một cuộc phỏng vấn với NTV. Ông ấy cũng nói về các cuộc tấn công vào Sevastopol và việc tên lửa hành trình của Nga xâm nhập vào không phận Ba Lan.

Phương Tây cần ý chí chiến thắng

FAZ

Tác giả: Ben Hodges

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

24-3-2024

Binh sĩ Ukraine bắn pháo ở vùng Kherson ngày 12.3. Ảnh: Reuters

Tình hình Ukraine hiện nay rất khó khăn. Nhưng nếu phương Tây có ý chí chính trị, họ có thể cung cấp đủ vũ khí để nước này giành chiến thắng.

Việt Nam và cuộc chiến Nga – Ukraine: “Chính sách ngoại giao cây tre” của Hà Nội mang lại kết quả nhưng vẫn còn thách thức (Phần 2)

Fulcrum

Tác giả: Ian Storey

Đỗ Kim Thêm dịch

22-3-2024

Tiếp theo phần 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong cuộc gặp gỡ bên lề của Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba ở Bắc Kinh ngày 17/10/2023. Nguồn: Grigory SYSOYEV/ POOL/ AFP

Mối quan hệ quốc phòng Việt – Nga

Kể từ những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc phòng đã là một trụ cột chính trong các mối quan hệ Việt-Nga. Như ghi nhận trước đó, quân viện của Liên Xô (và Trung Quốc) cho Quân đội Nhân dân Việt Nam là công cụ trong việc Hà Nội đánh bại các quân đội Pháp và Mỹ. Cuộc chiến sau thời chiến tranh Lạnh, Việt Nam tiếp tục dựa vào Nga như là nguồn cung cấp chủ yếu về vũ khí. Từ năm 1995 đến năm 2015, Việt Nam đã mua vũ khí của Nga với trị giá 5,68 đô la Mỹ, tương đương với 90% mức nhập khẩu về quốc phòng của đất nước. Hầu hết vũ khí tồn kho của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay – bao gồm máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm và tàu chiến trên mặt nước – đều là các thiết bị do Liên Xô và Nga sản xuất.

Việc Nga chiếm đóng Crimea năm 2014 là một bước ngoặt trong mối quan hệ quốc phòng Việt-Nga. Việt Nam trở nên lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của phương Tây nhắm vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nga sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống vũ khí của Nga và làm gián đoạn lịch trình giao hàng. Những lo ngại đó càng trở nên trầm trọng hơn nhiều kể từ khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ và việc phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Hơn nữa, màn trình diễn mờ nhạt của quân đội Nga ở Ukraine đã khiến cho giới lãnh đạo cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam lo lắng. Nếu người Nga không thể đánh bại một kẻ thù yếu hơn, thì làm sao Quân đội Nhân dân Việt Nam do Nga trang bị và huấn luyện sẽ chống lại một đối thủ mạnh hơn nhiều như Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc? Điều này được chú ý gần đây nhất khi hai tàu tuần tra tên lửa lớp Taruntul của Hải quân Nga bị máy bay không người lái của Ukraine phá hủy hồi tháng 12/2023 và tháng 2/2024. Hải quân Việt Nam vận hành 12 tàu loại này.

Kể từ năm 2014, nhu cầu giảm sự phụ thuộc quân sự của Việt Nam vào Nga đã rõ ràng. Nhưng việc chuyển đổi từ một nhà cung cấp quan trọng về vũ khí là tốn kém và mất thời gian. Do đó, Việt Nam sẽ vẫn phụ thuộc vào lĩnh vực quốc phòng của Nga trong một hoặc hai thập niên nữa. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã thực hiện một chiến lược ba hướng: Trang bị thêm, bản địa hóa và đa dạng hóa.

Mũi nhọn đầu tiên là trang bị thêm các thiết bị hiện có do Nga sản xuất để nâng cấp khả năng của họ với sự hỗ trợ từ các quốc gia khác mà nó vận hành số thiết bị của Liên Xô / Nga, bao gồm Ấn Độ và các thành viên thuộc Hiệp ước Warsaw cũ như Cộng hòa Séc.

Mũi nhọn thứ hai là hỗ trợ sự phát triển của một ngành công nghiệp quốc phòng bản địa để Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào các nước khác trong việc hỗ trợ trang bị thêm và mua sắm mới. Ngành công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam, dẫn đầu bởi các doanh nghiệp quốc doanh như doanh nghiệp viễn thông Viettel, hiện nay đang sản xuất máy bay trinh sát không người lái, radar, các vũ khí nhẹ và tên lửa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cần nhiều thập niên nữa mới có thể tự cung ứng trong lĩnh vực quốc phòng.

Mũi nhọn thứ ba là mua phần cứng về quân sự từ các quốc gia khác ngoài Nga. Thực ra, Việt Nam đã bắt đầu chính sách tuần tự về việc đa dạng hóa vũ khí trước năm 2014, mua hàng từ Israel, Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản. Nhưng cuộc chiến Nga – Ukraine buộc Việt Nam phải đẩy nhanh chính sách này. Hà Nội có thể sẽ tăng cường mối quan hệ đối tác quốc phòng với Hàn Quốc và một số nước châu Âu, bao gồm Anh và Pháp. Mua vũ khí từ Hoa Kỳ, bao gồm cả chiến đấu cơ như F-16 đã qua sử dụng, vẫn là một khả năng, mặc dù một số trở ngại cản trở mối quan hệ quốc phòng gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bất chấp những vấn đề mà ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đối mặt, không thể loại trừ vai trò tiếp tục của ngành này trong các kế hoạch mua sắm quốc phòng của Việt Nam. Giới lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trở nên thoải mái với mối quan hệ kéo dài hàng thập niên với Nga và ít tin tưởng vào các nước khác, đặc biệt là Mỹ, kẻ cựu thù. Hơn nữa, việc tích hợp các thiết bị không phải của Nga với kho hàng hiện có của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ có vấn đề rắc rối. Tháng 9/2023, có thông tin cho rằng Việt Nam và Nga đã thỏa thuận một việc thương thảo về số vũ khí trị giá 8 tỷ đô la Mỹ, sử dụng lợi nhuận từ liên doanh năng lượng của họ ở Siberia. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu Việt Nam có tiếp tục thực hiện bất kỳ vụ thương vụ khổng lồ nào với Nga trong tương lai gần hay không.

Việt Nam và mối quan hệ Nga – Trung

Cuộc chiến Nga – Ukraine đã củng cố mối quan hệ chiến lược Trung – Nga. Moscow và Bắc Kinh chia sẻ các thế giới quan tương tự, đặc biệt là sự cần thiết phải chống lại bá quyền Mỹ. Không có lợi cho Trung Quốc trong việc Nga thua trận, cũng như các biện pháp trừng phạt của phương Tây thành công. Mặc dù Bắc Kinh không công khai ủng hộ sự gây hấn của Nga, nhưng họ đã bày tỏ sự đồng cảm với lý do Moscow phát động cuộc xâm lược, bỏ phiếu trắng tại Đại Hội Đồng LHQ khi lên án Moscow, tăng cường can dự kinh tế với Nga và cung cấp quân viện hạn chế. Tuy nhiên, cuộc chiến đã khuếch đại tình trạng bất cân xứng về quyền lực trong mối quan hệ Nga – Trung khi sự phụ thuộc về chính trị và kinh tế của Moscow vào Bắc Kinh ngày càng sâu đậm. Không có quốc gia nào khác ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi sự năng động này như Việt Nam. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với tranh chấp đang diễn ra của Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông cũng như hợp tác quốc phòng với Nga.

Việt Nam lo ngại rằng, việc Nga phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng tăng, Bắc Kinh có thể sử dụng đòn bẩy với Moscow để làm suy yếu lợi ích của Việt Nam. Điều này bao gồm gia tăng áp lực cho Điện Kremlin rút các doanh nghiệp quốc doanh về năng lượng ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và ngừng bán vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam …

Nga có cổ phần đáng kể trong lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. Hai doanh nghiệp quốc doanh về năng lượng của Nga là Zarubezhneft và Gazprom, hiện đang tham gia vào các dự án khai thác và sản xuất trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam. Vietsovpetro (VSP) – một liên doanh được thành lập bởi Zarubezhneft của Liên Xô và PetroVietnam, một doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam vào năm 1982 – có các dự án khoan tại năm mỏ dầu khí ngoài khơi Việt Nam.

Theo Vietsovpetro, tính đến cuối năm 2017, doanh nghiệp này đã sản xuất được 228 triệu tấn dầu thô và 32,5 tỷ mét khối khí, tạo ra doanh thu 77 tỷ đô la Mỹ, trong đó chính phủ Việt Nam thu được 48 tỷ đô la Mỹ. Năm 2010, hai doanh nghiệp đồng ý kéo dài sự hợp tác cho đến năm 2030. Năm 2021, Rosneft, doanh nghiệp dầu mỏ lớn nhất của Nga, đã bán phần của mình trong hai mỏ năng lượng ở lưu vực sông Nam Côn Sơn cho Zarubezhneft. Gazprom, doanh nghiệp khí đốt lớn nhất của Nga, đã thành lập một liên doanh với PetroVietnam vào năm 1997, Vietgazprom (VGP), để phát triển các dự án về năng lượng ở ngoài khơi. Chúng bao gồm các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tĩnh, trong năm 2017 chiếm 21% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên của Việt Nam.

Một số lô năng lượng mà Vietsovpetro (VSP) và Vietgazprom (VGP) hoạt động nằm trong đường chín đoạn của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố quyền tài phán đối với các nguồn tài nguyên biển trong đường đó, bao gồm cả trữ lượng dầu khí. Năm 2016, Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài do LHQ hậu thuẫn, trong đó phán quyết đường chín đoạn không tương thích với Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS) và do đó không hợp lệ. Nga không công nhận đường chín đoạn của Trung Quốc, nhưng đồng cảm với quyết định [của Trung Quốc] bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài năm 2016.

Bắc Kinh khẳng định các yêu sách của mình bằng cách sử dụng các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (China Coast Guard, CCG) và dân quân biển để quấy rối các tàu khảo sát và giàn khoan hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước Đông Nam Á, mà nó thường chồng lấn với đường chín đoạn mở rộng. Mặc dù các mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc được thắt chặt trong thập niên qua, Bắc Kinh đã không tạo ra ngoại lệ đối với các tàu được thuê bởi liên doanh Việt – Nga. Ví dụ, trong năm năm qua, các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), thường đi cùng với các tàu khảo sát và tàu đánh cá Trung Quốc, đã nhiều lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, đôi khi đi qua rất gần tới các giàn khoan do Nga thuê, dẫn đến một trò chơi mèo vờn chuột gây căng thẳng giữa các tàu cảnh sát biển của Việt Nam và Trung Quốc. Chính sự quấy rối của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) đã khiến cho Rosneft phải bán đi phần đầu tư của mình ở lưu vực Nam Côn Sơn cho Zarubezhneft hồi năm 2021 để bảo vệ lợi ích thương mại của họ ở Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của doanh nghiệp.

Mục đích của các chiến thuật đe dọa của Trung Quốc có hai mặt. Thứ nhất, tạo ra một môi trường hoạt động thù địch cho các doanh nghiệp ngoại quốc về năng lượng ở Biển Đông, buộc họ phải chấm dứt các thương vụ (như Repsol của Tây Ban Nha và Marudaba của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã làm vào năm 2020 và Rosneft một năm sau đó). Thứ hai, ép buộc các bên tranh chấp ở Đông Nam Á hủy hợp đồng với các tập đoàn ngoại quốc về năng lượng và tham gia vào các dự án phát triển mới với các tập đoàn Trung Quốc.

Cả Việt Nam và Nga đều không sẵn sàng nhượng bộ các mong muốn của Trung Quốc. Thực ra, trong Bản Tuyên bố chung năm 2021 về Tầm nhìn phát triển quan hệ Việt Nam – Nga năm 2030, hai nước cam kết tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp dầu khí “cho phù hợp với luật quốc tế, bao gồm UNCLOS và các luật quốc nội của Việt Nam và Nga”.

Hà Nội hoan nghênh sự tham gia của các doanh nghiệp ngoại quốc về năng lượng vào các dự án về khai thác và sản xuất của mình không chỉ vì họ là một nguồn chuyên môn kỹ thuật và vốn quan trọng, mà còn vì Việt Nam có quyền chủ quyền theo UNCLOS để quyết định trữ lượng dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình nên được phát triển như thế nào và với ai.

Nga cũng rất coi trọng việc tiếp tục hoạt động của các doanh nghiệp năng lượng trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Các liên doanh với PetroVietnam có lợi nhuận cao và tạo ra nguồn doanh thu quan trọng vào thời điểm xuất khẩu dầu khí của Nga sang châu Âu bị cắt giảm mạnh sau khi Liên Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt. Hơn nữa, nếu Nga chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc và chấm dứt hợp tác năng lượng với Việt Nam, họ sẽ bị tổn hại thanh danh ở Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á. Các quốc gia trong khu vực có thể sẽ kết luận rằng Nga là đối tác cấp dưới của Trung Quốc và phụ thuộc vào lợi ích của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Điều này sẽ làm suy yếu tuyên bố của Moscow rằng họ hoạt động độc lập trong nền chính trị toàn cầu.

Việt Nam lo ngại rằng do sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của Nga với Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sử dụng đòn bẩy của mình với Moscow để làm suy yếu lợi ích của Việt Nam. Điều này bao gồm gia tăng áp lực lên Điện Kremlin để rút khỏi các doanh nghiệp quốc doanh về năng lượng ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ngừng bán vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là vũ khí tấn công có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc trong một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Việt Nam đánh giá là trong ngắn hạn, việc tăng cường các mối quan hệ Nga – Trung có thể không có tác động quan trọng đến lợi ích của Việt Nam, vì hai lý do. Thứ nhất, Trung Quốc hiểu tầm quan trọng về kinh tế và địa chính trị của các hoạt động của Nga trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và sẵn sàng chấp nhận sự tiếp tục của họ trong một thời gian dài hơn vì lợi ích của quan hệ đối tác chiến lược của họ.

Hơn nữa, động lực quyền lực trong các quan hệ Trung – Nga vẫn chưa lệch lạc đến mức Bắc Kinh có thể buộc Moscow phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Thứ hai, Trung Quốc cũng hiểu rằng nếu họ thúc ép Việt Nam quá mạnh, bao gồm cả thông qua mối quan hệ với Nga, điều đó có thể buộc Hà Nội tạo ra mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một mối quan hệ chiến lược Trung – Nga mạnh mẽ hơn đặt ra những thách thức trung và dài hạn cho Việt Nam và tạo thêm động lực cho Hà Nội giảm sự phụ thuộc quân sự vào Nga.

______

Tác giả: Ian Storey là thành viên nghiên cứu cao cấp tại ISEAS – Viện Yusof Ishak, Singapore

Hai Chủ tịch nước bị phế truất trong một năm: Triển vọng chính trị nào cho Việt Nam?

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Dương Lệ Chi, biên dịch

20-3-2024

Ảnh: Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương chụp ngày 16-11-2023. Nguồn: JOSH EDELSON/ AFP

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ bị thay thế Nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo đất nước hiện nay là tìm người thay thế ông và ổn định chính trị.

Reisner: “Cuộc tấn công mùa đông của Nga sắp đạt đến đỉnh điểm”

NTV

Hubertus Volmer, thực hiện

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

18-3-2024

Đại tá Markus Reisner cho biết trong bài phân tích hàng tuần về tình hình ở Ukraine, với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc vượt qua biên giới của Quân đoàn Tự do Nga chống Putin, Ukraine đã cố gắng đánh lạc hướng tình hình khó khăn ở mặt trận trong cuộc bầu cử tổng thống Nga. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nói riêng, cũng có khía cạnh chiến lược. Về cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, Reisner nói: “Người ta tin rằng Putin, với gần 90% phiếu tán thành, sẽ cho chuẩn bị một cuộc tấn công mùa xuân mới”.

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ cuối)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Giảm căng thẳng 2.0

Xét đến những rắc rối mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt hồi đầu năm 1969, tình trạng hòa hoãn như Kissinger quan niệm về nó là hợp lý. Không thể đánh bại Bắc Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ, và phân hoá sâu đậm về mọi thứ, từ quan hệ chủng tộc đến nữ quyền, Washington không thể chơi trò cứng rắn với Moscow.

Thật vậy, nền kinh tế Mỹ trong thập niên 1970 không có điều kiện để duy trì kinh phí quốc phòng tăng trong tổng thể. (Giảm căng thẳng cũng có lý do về tài chính, mặc dù Kissinger hiếm khi đề cập đến vấn đề này).

Việc hoà hoãn không có nghĩa là – như giới chỉ trích Kissinger cáo buộc – chấp nhận, tin tưởng hay xoa dịu Liên Xô. Điều đó cũng không có nghĩa là cho phép họ đạt được ưu thế về hạt nhân, kiểm soát thường trực Đông Âu hoặc là một đế chế ở thế giới thứ ba. Điều đó có nghĩa là, nhận ra giới hạn về sức mạnh của Mỹ, giảm nguy cơ chiến tranh nhiệt hạch bằng cách sử dụng kết hợp cả hai chính sách dùng cà rốt và cây gậy, kéo dài thời gian để cho Mỹ phục hồi.

Việc này đã vận hành. Đúng vậy, Kissinger đã không bảo đảm “khoảng thời gian thích hợp” giữa việc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam và cuộc chinh phục miền Nam của miền Bắc, một khoảng thời gian mà ông hy vọng sẽ đủ dài để hạn chế thiệt hại cho uy tín và thanh danh của Washington.

Nhưng việc hòa hoãn cho phép Mỹ tập hợp lại các vấn đề trong nước và ổn định chiến lược của Mỹ về Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế Mỹ sớm đổi mới theo cách mà Liên Xô không bao giờ có thể, tạo ra các tài sản kinh tế và công nghệ, cho phép Washington giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh.

Giảm căng thẳng cũng cho Liên Xô sợi dây thòng lọng để tự treo cổ tự tử. Được khuyến khích bởi những thành công của họ ở Đông Nam Á và Nam Phi, họ đã thực hiện một loạt các can thiệp sai lầm và tốn kém trong thế giới kém phát triển, mà đỉnh điểm là cuộc xâm lược Afghanistan vào năm 1979.

Với sự thành công hiếm khi được thừa nhận của việc hòa hoãn trong các điều kiện này, vấn đề đáng để đặt ra là, liệu có những bài học nào mà Hoa Kỳ ngày nay có thể học được mà nó có liên quan đến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc không. Kissinger chắc chắn tin như vậy.

Trong khi phát biểu tại Bắc Kinh hồi năm 2019, ông tuyên bố rằng Mỹ và Trung Quốc đã “ở chân đồi của một cuộc chiến tranh lạnh”. Năm 2020, giữa lòng trận đại dịch COVID -19, Kissinger đã nâng cấp nó thành “lối thoát trên núi”. Và một năm trước khi qua đời, ông cảnh báo rằng, cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ nguy hiểm hơn cuộc chiến đầu tiên vì những tiến bộ trong công nghệ, chẳng hạn như về trí tuệ nhân tạo, đe dọa chế tạo vũ khí không chỉ nhanh hơn và chính xác hơn mà còn có tiềm năng tự động. Ông kêu gọi cả hai siêu cường hợp tác bất cứ khi nào có thể được để hạn chế những nguy cơ sinh tồn của cuộc chiến tranh lạnh mới này – và đặc biệt là để tránh một cuộc hạ màn đầy thảm khốc trong tiềm tàng về tình trạng tranh chấp của Đài Loan.

Như trong thập niên 1970, nhiều chuyên gia chỉ trích phương cách này trong cuộc tranh luận hiện nay về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

Elbridge Colby, người có suy nghĩ sâu sắc nhất trong thế hệ mới của các chiến lược gia bảo thủ, đã khuyến khích chính quyền Biden áp dụng “chiến lược phủ nhận” để ngăn chặn Trung Quốc thách thức về mặt quân sự trong hiện trạng mà Đài Loan được hưởng quyền tự trị trên thực tế và một nền dân chủ thịnh vượng.

Đôi khi, dường như chính quyền Biden tự đặt vấn đề về chính sách mơ hồ trong chiến lược về Đài Loan kéo dài nửa thế kỷ, trong đó không rõ liệu Mỹ có sử dụng quân lực để bảo vệ hòn đảo này không. Và gần như có một sự đồng thuận trong lưỡng đảng rằng, kỷ nguyên cam kết trước đây với Bắc Kinh là một sai lầm, dựa trên giả định lầm lạc rằng, tăng cường thương mại với Trung Quốc sẽ tự do hóa hệ thống chính trị một cách kỳ diệu.

Tuy nhiên, không có lý do chính đáng là tại sao các siêu cường của thời đại chúng ta, giống như những người tiền nhiệm của họ trong thập niên 1950 và 1960, phải chịu đựng 20 năm bên miệng hố của chiến tranh trước khi có giai đoạn giảm căng thẳng của Chiến tranh Lạnh.

Giảm căng thẳng 2.0 chắc chắn sẽ được yêu chuộng hơn là chạy theo một phiên bản mới như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba hay đối với Đài Loan, nhưng với vai trò đảo ngược: Nhà nước cộng sản phong tỏa hòn đảo tranh chấp gần đó và Hoa Kỳ phải tiến hành phong tỏa, với tất cả các rủi ro kèm theo. Đó chắc chắn là những gì mà Kissinger tin tưởng trong năm cuối cùng của cuộc đời dài của mình. Đó là động lực chính cho chuyến thăm cuối cùng của Kissinger tới Bắc Kinh ngay sau sinh nhật lần thứ 100 của ông.

Giống như tình trạng hòa hoãn 1.0, một sự hòa hoãn mới sẽ không có nghĩa là xoa dịu Trung Quốc, càng không mong đợi đất nước này thay đổi. Điều đó có nghĩa là, lại một lần nữa, tham gia vào vô số cuộc đàm phán: Về kiểm soát vũ khí (rất cần thiết khi Trung Quốc điên cuồng xây dựng lực lượng của mình trong mọi lĩnh vực); về thương mại; về chuyển giao công nghệ, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo; và trên không gian. Giống như SALT, các cuộc đàm phán này sẽ kéo dài và tẻ nhạt – thậm chí có thể không có kết quả. Nhưng chúng sẽ là “cuộc chạm trán” mà Thủ tướng Anh Winston Churchill thường thích là có chiến tranh hơn. Đối với Đài Loan, các siêu cường có thể làm tồi tệ hơn là phủi sạch lời hứa cũ của họ, do Kissinger đưa ra, là đồng ý các vấn đề không đồng ý.

Tất nhiên, tình trạng giảm căng thẳng không làm nên điều kỳ diệu. Trong thập niên 1970, nó đã bị bán đổ bán tháo và mua với giá quá mắc. Chính sách này chắc chắn đã mang lại cho Hoa Kỳ nhiều thời gian, nhưng đó là một chiến lược cờ vua có lẽ đòi hỏi quá nhiều sự hy sinh nhẫn tâm của các quân cờ nhỏ hơn trên bàn cờ.

Bối rối trước sự phản đối của Hoa Kỳ đối với sự can thiệp của đất nước ông vào Angola, một nhà phân tích Liên Xô đã nhận xét: “Người Mỹ các bạn đã cố gắng bán việc hòa hoãn như chất tẩy rửa và tuyên bố rằng nó sẽ làm mọi thứ mà một chất tẩy rửa có thể làm”.

Cuối cùng, giới phê bình đã thành công trong việc đầu độc thuật ngữ này. Vào tháng 3 năm 1976, Ford đã cấm sử dụng nó trong chiến dịch tái tranh cử của ông. Nhưng không bao giờ có một sự thay thế khả thi.

Khi được hỏi liệu ông có một thuật ngữ thay thế không, Kissinger đưa ra một câu trả lời dí dỏm đặc trưng. Ông nói: “Tôi đã nhảy múa xung quanh mình để tìm một người, giảm căng thẳng, giảm căng thẳng. Chúng ta cũng có thể kết thúc với từ cũ một lần nữa”.

Hiện nay, chính quyền Biden đã giải quyết vấn đề bằng cách dùng từ riêng của mình: “giảm rủi ro”. Nó không phải là tiếng Pháp, nhưng nó hầu như cũng không phải là tiếng Anh. Mặc dù khởi điểm của cuộc chiến tranh lạnh này là khác biệt, vì sự tương thuộc về kinh tế ngày nay lớn hơn nhiều giữa các siêu cường, về cơ bản, chiến lược tối ưu có thể trở nên giống như trước đây.

Nếu sự hòa hoãn mới bị chỉ trích, thì giới phê bình không nên giải thích sự sai lầm của nó theo cách mà sự hòa hoãn của Kissinger thường bị xuyên tạc bởi nhiều kẻ thù của ông – kẻo họ thấy mình giống như Reagan trước đây, về cơ bản cũng làm như vậy khi họ ngồi ở Phòng Phân tích Tình hình.

_______

Tác giả: Naill Ferguson là thành viên nghiên cứu cấp cao của Học viện Hoover, Đại học Standford. Ông là tác giả cuốn sách Kissinger: 1923–1968; The Idealist.

Bài liên quan: Đánh giá Henry KissingerDi sản của Henry KissingerHenry Kissinger đã bỏ rơi miền Nam như thế nào?Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền NamHồ sơ tội trạng của Henry Kissinger

(Hết)

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ 3)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Thua trong trận, nhưng thắng trong cuộc chiến

Giới bảo thủ phản đối Kissinger vì những lý do vượt ra ngoài sự khoan dung của ông đối với sự ngang bằng về hạt nhân của Liên Xô. Phe diều hâu cũng lập luận rằng, Kissinger đã quá sẵn sàng để chấp nhận điểm bất công của hệ thống Xô Viết – mặt trái lời phàn nàn của những người theo chủ thuyết tự do, rằng ông đã quá sẵn sàng để dung thứ cho đặc điểm bất công của các chế độ độc tài theo cánh hữu.

Vấn đề này đã trở nên nổi bật về hạn chế của Liên Xô đối với việc di cư của người Do Thái và đối xử với những người bất đồng chính kiến của Liên Xô, chẳng hạn như tác giả Aleksandr Solzhenitsyn. Khi Solzhenitsyn đến Hoa Kỳ trong thập niên 1970 (sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô), Kissinger đã chọc giận giới bảo thủ bằng cách khuyên Tổng thống Gerald Ford không nên gặp ông [Solzhenitsyn].

Solzhenitsyn trở thành một trong những đối thủ khó chịu nhất của Kissinger. Tiểu thuyết gia này nói hồi năm 1975: “Một nền hòa bình bao dung cho bất kỳ hình thức bạo lực tàn bạo nào và bất kỳ liều lượng lớn nào của nó chống lại hàng triệu người, nó không có sự cao cả về đạo đức ngay cả trong thời đại hạt nhân”. Ông và giới phê bình bảo thủ khác lập luận rằng, thông qua việc hòa hoãn, Kissinger chỉ đơn thuần cho phép mở rộng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Campuchia rơi vào địa ngục của chế độ độc tài cộng sản Pol Pot, sự can thiệp của Cuba – Liên Xô vào cuộc xung đột tại Angola trong thời hậu thuộc địa – những thất bại này và những thất bại địa chính trị khác, dường như minh chứng cho tuyên bố của họ.

Reagan tuyên bố hồi năm 1976, khi ông vận động chống lại Ford trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Cộng hòa: “Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Không giống như cáo buộc về tình trạng ưu thế trong hạt nhân của Liên Xô, Kissinger không bao giờ phủ nhận rằng, chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ ba đặt ra một mối đe dọa đối với sự hòa hoãn và sức mạnh của Mỹ. Ông nói trong một bài phát biểu hồi tháng 11-1975: “Thời gian không còn nhiều; việc tiếp tục cho một chính sách can thiệp chắc chắn phải đe dọa các mối quan hệ khác. Chúng ta sẽ linh hoạt và hợp tác trong việc giải quyết các xung đột, . . . Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép việc hòa hoãn biến thành một sự che đậy lợi thế đơn phương”.

Tuy nhiên, thực tế là trong trường hợp không có được sự ủng hộ của Quốc hội – dù là để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam hay Angola – chính quyền Ford không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cho sự bành trướng quân sự của Liên Xô, hoặc ít nhất là chiến thắng của các lực lượng ủy nhiệm của Liên Xô.

Kissinger nói hồi tháng 12 năm 1975: “Các tranh chấp trong nước của chúng ta đang tước đi khả năng của chúng ta cả trong việc cung cấp các động lực cho sự ôn hòa [của Liên Xô] như trong các hạn chế đối với đạo luật thương mại, cũng như khả năng chống lại các hành động quân sự của Liên Xô như ở Angola”.

Tất nhiên, có thể tranh luận ở mức độ nào mà Kissinger hợp lý khi tuyên bố rằng, với sự hỗ trợ liên tục của Quốc hội trong việc viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam và ngay cả Angola có thể đã thoát ra khỏi được sự kiểm soát của Cộng sản.

Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, khi Kissinger quan tâm đến việc ngăn chặn sự lan rộng của các hệ thống Xô Viết. Ông nói hồi năm 1974: “Sự cần thiết cho việc hoà hoãn như chúng ta quan niệm về nó không phản ánh sự tán thành về cấu trúc trong nội địa của Liên Xô. Hoa Kỳ luôn nhìn với sự cảm thông, với sự đánh giá cao, về việc thể hiện tự do tư tưởng trong tất cả các xã hội”. Nếu Kissinger từ chối ủng hộ Solzhenitsyn, đó không phải là vì Kissinger khoan dung (ít có thiện cảm bí mật hơn) với mô hình Xô Viết. Đó là bởi vì ông tin rằng Washington có thể đạt được nhiều hơn bằng cách duy trì mối quan hệ đang vận hành với Moscow.

Và trong việc này, Kissinger chắc chắn đã có lý. Bằng cách giảm bớt các căng thẳng cả ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới, việc hòa hoãn đã giúp cải thiện cuộc sống của ít nhất một số người dưới sự cai trị của Cộng sản. Việc di cư của người Do Thái ra khỏi Liên Xô tăng lên trong giai đoạn khi Kissinger đặc trách  việc hòa hoãn.

Sau khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Henry “Scoop” Jackson của Washington và giới diều hâu khác trong Quốc hội tìm cách công khai gây áp lực buộc Moscow thả thêm người Do Thái qua việc duy trì thỏa thuận thương mại Mỹ – Xô Viết, việc di cư đã giảm xuống.

Giới phê bình bảo thủ của Kissinger đã kịch liệt phản đối việc Hoa Kỳ ký các Hiệp định Helsinki vào mùa hè năm 1975, họ lập luận rằng, chúng thể hiện cho việc phê chuẩn các cuộc chinh phục của Liên Xô ở châu Âu trong thời hậu chiến.

Nhưng bằng cách nhận cam kết của các nhà lãnh đạo Liên Xô về việc tôn trọng một số quyền dân sự cơ bản của công dân của họ như một phần của các hiệp định – một cam kết mà họ không có ý định tôn trọng – thỏa thuận cuối cùng đã làm xói mòn tính hợp pháp của việc cai trị của Liên Xô ở Đông Âu.

Không có sự thật nào trong số này có thể cứu vãn sự nghiệp của Kissinger trong chính phủ. Ngay sau khi Ford ra đi, Ngoại trưởng của ông cũng vậy, không bao giờ trở lại nhiệm sở quan yếu. Nhưng khái niệm chính về chiến lược của Kissinger tiếp tục phát huy thành quả trong nhiều năm sau, bao gồm cả các chỉ trích chính về hòa hoãn: Carter và Reagan.

Carter đã chỉ trích Nixon, Ford và Kissinger vì không đủ lòng thương cảm trong chủ thuyết hiện thực của họ, nhưng Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của chính ông [Carter], đã thuyết phục ông nên cứng rắn với Moscow. Đến cuối năm 1979, Carter buộc phải cảnh báo Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, nếu không sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng”.

Về phần mình, Reagan cuối cùng đã chấp nhận việc hòa hoãn như là một chính sách của riêng mình trong toàn diện ngoại trừ tên gọi – và thực sự đã vượt xa những gì mà Kissinger đã làm để giảm bớt căng thẳng. Trong khi theo đuổi việc xít lại gần nhau, Reagan đã đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của Washington xuống một lượng lớn hơn nhiều so với những gì Kissinger nghĩ đã là thận trọng. “Kỷ nguyên Kissinger” không kết thúc khi ông rời chính phủ hồi tháng Giêng năm 1977.

Mặc dù đã bị lãng quên, sự thật này được công nhận bởi những người đương thời nhiều tinh ý hơn của Kissinger. Chẳng hạn như nhà bình luận bảo thủ William Safire lưu ý rằng, chính quyền Reagan đã nhanh chóng bị thâm nhập bởi “những người thuộc phe Kissinger” và “những người theo tinh thần hòa hoãn”, ngay cả khi bản thân Kissinger bị ngăn chặn.

Thật ra, chính quyền Reagan đã trở nên quá thích ứng đến mức bây giờ đến lượt Kissinger lại cáo buộc Reagan là quá mềm mỏng, chẳng hạn như trong phản ứng của Reagan trước việc áp đặt tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan. Kissinger phản đối các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Liên Xô đến Tây Âu với lý donó , sẽ khiến phương Tây “trở thành đối tượng bị thao túng chính trị nhiều hơn so với hiện nay”. (Về sau được phát hiện lời cảnh báo này là tiên đoán).

Năm 1987, Nixon và Kissinger đã lên tiếng trong trang xã luận của tờ Los Angeles Times để cảnh báo rằng, việc Reagan sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, đã đi quá xa, khi cả hai quốc gia sẽ loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân tầm trung của họ. Đối với lời chỉ trích như vậy, Ngoại trưởng George Shultz đã đưa ra một câu trả lời, tiết lộ: “Bây giờ chúng ta đã vượt quá sự hòa hoãn”.

(Còn tiếp)

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Lầu Năm Góc đề xuất bắn khoảng 200 vũ khí hạt nhân vào các cơ sở quân sự của Liên Xô gần biên giới Iran. Kissinger hét lên: ‘Các anh mất trí rồi sao? Đây là một lựa chọn hạn chế sao?’

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ 1)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tóm tắt: Tái tạo chiến lược Chiến tranh Lạnh cho việc cạnh tranh với Trung Quốc

Thế giới chuẩn bị đón thêm một cú sốc nữa về Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Jason Douglas

Cù Tuấn biên dịch

3-3-2024

Tóm tắt: Trung Quốc sắp sửa cho hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường nước ngoài. Nhưng lần này Trung Quốc không mua nhiều hàng hóa phương Tây nữa.

Việc phổ biến vũ khí hạt nhân có trở lại không?

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

5-3-2024

Bất chấp những lo ngại chính đáng về việc các cường quốc hạt nhân đầy tham vọng như Iran, điều đáng để ghi nhớ là vẫn chỉ có chín quốc gia có vũ khí hạt nhân, ít hơn nhiều so với hai chục quốc gia mà John F. Kennedy dự đoán là sẽ có vào thập niên 1970. Khi việc không phổ biến vũ khí hạt nhân được ưu tiên hoá, thì nó sẽ vận hành.

Phát biểu của Tổng thống Zelensky ngày 7-3-2024

Nataliya Zhynkina, biên dịch

8-3-2024

Vào thời điểm Nga xâm lược, mọi người đều thấy tầm quan trọng của việc duy trì liên minh, tăng cường an ninh của chính chúng ta và quan tâm đến an ninh của các nước láng giềng – phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7/3:

Những người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 2)

InsideEVs

Tác giả: Kevin Williams

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

12-2-2024

Tiếp theo phần 1

Những điều mà Trần cáo buộc

Trong nhiều tháng, Trần đã đăng bài trên Facebook và các nền tảng khác, đặt ra câu hỏi về tài chính của VinFast, những tuyên bố với công chúng và phương pháp phát triển xe cộ. (Không phải tất cả các tuyên bố của Trần đều có thể được InsideEVs xác minh độc lập).

Đặc biệt, Trần đăng tải rằng, các tài liệu tài chính cho biết, công ty kỹ thuật Ấn Độ Tata Technologies (Công ty con của hãng sản xuất xe hơi Tata Motors, công ty sở hữu Jaguar Land Rover) đã tham gia nhiều hơn đáng kể vào việc phát triển xe, so với lối kể “đột nhiên” của VinFast chỉ ra. “Gần đây, hồ sơ IPO của Tata ở Ấn Độ tiết lộ rằng, họ là nhà phát triển chìa khóa trao tay các mẫu xe hơi VF6, 7, 8, 9 cho VinFast dựa trên nền tảng eVMP của Tata”, ông Trần viết.

Tuyên bố của ông Trần dựa trên các tài liệu tài chính phổ biến công khai. Trong giấy tờ IPO của VinFast, Tata Technologies được coi là đối tác chính. Thật vậy, tài liệu IPO hồi tháng 11 năm 2023 của Tata Technologies càng chứng minh thêm những tuyên bố này vì nó giải thích các dịch vụ mà nó cung cấp.

Tài liệu tài chính của Tata Technologies giải thích công việc họ thực hiện cho nhiều khách hàng khác nhau, bao gồm cả Vinfast.

Khi đề cập đến chủ đề phát triển kiến ​​trúc xe và thiết kế điện, điện tử, Tata trích dẫn hợp tác với VinFast và cho rằng hãng xe Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất của họ. (Cần lưu ý rằng, Tata có vẻ lạc quan về triển vọng của VinFast; Giám đốc điều hành của Tata Technologies, Warren Kevin Harris, nói với Thời báo Kinh tế Ấn Độ hồi tháng 12 [năm 2023]: “Cũng như nhiều công ty sản xuất xe sử dụng năng lượng mới, khi phát triển xe cộ, họ chuyển trọng tâm sang chế tạo xe cộ, và đạt được sự công nhận và sự quan tâm đến thương hiệu của họ. Với VinFast, chúng tôi dự kiến ​​doanh thu sẽ giảm nhẹ trong 12-18 tháng tới. Nhưng công ty đó đã sẵn sàng để thành công và chúng tôi hoàn toàn kỳ vọng sẽ là một phần trong đó”).

Mặc dù nhận được sự giúp đỡ từ những người trong nghề có kinh nghiệm nhưng màn ra mắt quốc tế của VinFast không mấy suôn sẻ. Các phương tiện truyền thông ban đầu đưa tin về sự ra mắt của thương hiệu này thường đầy sự tò mò về đất nước này về cơ bản không có ngành công nghiệp xe hơi trong nước. Nó bắt đầu bằng việc sản xuất xe chạy xăng dầu dùng động cơ của BMW, sau đó nhanh chóng dừng những hoạt động đó để tập trung vào nỗ lực xe điện của riêng mình. Nhưng nhiều câu hỏi đã nảy sinh kể từ đó.

VF8 chậm tiến độ nhiều tháng và xuất hiện với loạt xe điện không gây ấn tượng cũng như chất lượng kém, dẫn đến việc bị đánh giá kém. Vào tháng 8 năm 2023, đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã định giá thương hiệu này trước các nhà sản xuất xe hơi truyền thống như General Motors và Ford, nhưng giá cổ phiếu lại giảm 75% vào tháng 10, một phần vì có quá ít cổ phiếu để giao dịch, phần lớn trong số đó bị ràng buộc trong các công ty liên kết với người sáng lập Tập đoàn Vingroup của ông Vượng, là người sáng lập.

Trong khi đó, Barrons và Carolina Journal, tờ báo chuyên đưa tin về lĩnh vực mà VinFast có kế hoạch mở một nhà máy ở Mỹ, cho biết, phần lớn doanh thu của VinFast đến từ thương hiệu bán xe cho các đơn vị do Vượng kiểm soát. Các cơ quan này cho biết, 7.100 trong số 13.000 doanh số bán hàng toàn cầu của VinFast, thuộc về một hãng taxi Việt Nam có tên Green and Smart Mobility, do Tập đoàn VinFast điều hành. Theo tin tức tường thuật, cho đến nay, nhà sản xuất xe hơi này cũng đã phải đối mặt với tình trạng luân chuyển nhân viên ở mức độ cao.

Mặc dù vậy, thương hiệu này vẫn tiếp tục với kế hoạch mở rộng thị trường Mỹ. Nó được đa dạng hóa từ việc chỉ sử dụng mô hình bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, tranh thủ dùng mạng lưới đại lý để bán xe của mình. Họ có kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm của mình ra bên ngoài từ VF8 và VF9 đang thiếu hoạt động sang các phân khúc xe nhỏ gọn, xe cỡ nhỏ và xe siêu nhỏ với lần lượt là VF7, VF6 và VF3.

Tuy nhiên, VinFast vẫn cần những nguồn lực – chẳng hạn như các khoản vay và giảm thuế được chính phủ liên bang và tiểu bang hứa hẹn – để tiếp tục kế hoạch mở rộng của mình vào thời điểm mà nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích Wall Street lo ngại thị trường xe điện đang chậm lại, hoặc nghi ngờ về các công ty khởi nghiệp mới thành lập.

Tú Lê, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn xe hơi Sino Auto Insights, cho biết: “Vượng có thể là người giàu nhất Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh đạo Việt Nam trước đây, nhưng giá trị tài sản ròng của ông chỉ khoảng 4,5 tỷ USD và phần lớn trong số đó gắn liền với bất động sản”. Công ty của Lê nghiên cứu về ngành xe hơi ở châu Á và bản thân anh là người gốc Việt. “Ngay cả khi [Vượng] có khả năng thanh khoản, toàn bộ tài khoản ngân hàng của ông ấy sẽ không thể tài trợ cho các chi phí của Vinfast và mở rộng mạnh mẽ trên toàn cầu”.

Lê cho biết, chiến lược của VinFast trong những ngày đầu là nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài để thử và không chỉ đánh bại các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc, mà còn tận dụng làn sóng đầu tư điên cuồng vào xe điện – điều đã dẫn đến mức định giá khổng lồ cho các công ty như Rivian và NIO.

Lê nói: “Bây giờ, VinFast đang rơi vào tình trạng không chắc chắn. Trừ khi họ có thể huy động được thêm rất nhiều vốn, họ sẽ không có cơ hội khắc phục những vấn đề về chất lượng hoặc tung ra những chiếc xe khác mà họ đã nêu bật tại các cuộc triển lãm xe hơi, chứ chưa nói đến việc [chiếc xe mà họ sản xuất ở Mỹ đầu tiên] ra mắt từ một dây chuyền sản xuất ở North Carolina”.

Ở hầu hết mọi nơi, việc chỉ trích một công ty — ngay cả một công ty được coi là quan trọng đối với lợi ích quốc gia và có vị thế trên thế giới — trên mạng xã hội sẽ khiến bạn bị phớt lờ và bị chặn, hoặc cùng lắm là bị kiện vì tội phỉ báng. Nhưng VinFast không giống như hầu hết các công ty khác. Theo luật pháp nghiêm ngặt của Việt Nam về ngôn luận, các bài đăng của Trần có thể khiến anh và những người khác có thể phải đối mặt với án tù nghiêm trọng ở quê nhà.

‘Miễn bình luận’

Trọng tâm của những hạn chế của Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận là một điều luật được định nghĩa lỏng lẻo, có tên là Điều 331.

Điều 331 là một điều luật của luật pháp Việt Nam, cho phép chính phủ hình sự hóa bất kỳ ai và cho rằng họ “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân”. Trước đây, nó đã được sử dụng để hình sự hóa bất kỳ ai chỉ trích lợi ích của Việt Nam.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng về Điều 331, khi kết hợp với luật kiểm duyệt hà khắc trên mạng, có thể gây nguy hiểm cho các nhà phê bình trên mạng. Nhóm này cho biết, họ thừa nhận rằng “một tỷ lệ lớn và ngày càng gia tăng các tù nhân lương tâm ở Việt Nam bị bỏ tù vì sự lên tiếng trên mạng của họ, với 41% trong số đó được Tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là họ bị bỏ tù vì phát biểu ôn hòa trên mạng”.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các lời chỉ trích Tập đoàn VinGroup gây rắc rối cho những người trong nước. Tháng 4 năm 2021, YouTuber người Việt GogoTV phàn nàn về vấn đề chất lượng với chiếc VinFast Lux SA 2.0 chạy bằng động cơ xăng dầu của mình. Reuters sau đó viết rằng, thương hiệu này, [VinFast] đã báo cáo YouTuber này với cảnh sát “để bảo vệ danh tiếng của [mình] và khách hàng của [mình]”, lập luận rằng khiếu nại này “nặng nề hơn một khiếu nại thông thường” và những lời tuyên bố của GogoTV là sai sự thật.

Ngày 25/1/2022, luật sư của GogoTV cho biết, khiếu nại của VinFast và vụ kiện đã chính thức khép lại. Video gốc gây ra tranh cãi đã biến mất khỏi kênh của GogoTV, mặc dù được một tài khoản YouTube không liên quan tải lên lại.

Chính quyền Quận Chatham, ngôi nhà tiềm năng của nhà máy tương lai ở North Carolina, đã nói với InsideEVs trong một email rằng: “Các cáo buộc được đề cập nằm ngoài phạm vi quyền hạn của chúng tôi và do đó, chúng không thuộc thẩm quyền đưa ra bình luận của chúng tôi”.

Việc nhận được bình luận chính thức từ VinFast về trường hợp của Trần hoàn toàn trái ngược với cách thức hoạt động của quy trình liên lạc thường diễn ra ở hầu hết các nhà sản xuất xe hơi có giao tiếp với các cơ quan truyền thông Mỹ. (Khi được hỏi, liệu có quan chức Mỹ nào của công ty biết về cáo buộc giam giữ những người chỉ trích ở Việt Nam hay không, một phát ngôn viên dường như tỏ ra lưỡng lự; nói: “Cam kết với sự minh bạch, chúng tôi cung cấp thông tin có được từ  các phương tiện truyền thông đại chúng, cho phép nhân viên dễ dàng cập nhật thông tin”).

Tại CES (một sự kiện công nghệ toàn cầu), phóng viên InsideEVs trò chuyện với hai người tự nhận là thành viên nhóm truyền thông của VinFast. Khi được hỏi về vụ việc của Trần, một trong những người đại diện cho biết: “Thông thường, chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào liên quan đến các bài đăng trên mạng xã hội [vì] chúng tôi không biết nguồn thông tin”.

Một người khác nói thêm: “Thật ra điều đó không liên quan gì đến chúng tôi. Bởi vì người đó có vẻ chống VinFast, nhưng anh ta cũng chống chính phủ Việt Nam. Và do luật an ninh mạng ở Việt Nam nên mọi chuyện xảy ra và không liên quan gì đến chúng tôi”.

Một cuộc trao đổi qua email với InsideEVs sau sự kiện CES, công ty [VinFast] sau đó giải thích thêm: “Theo luật pháp Việt Nam, các cá nhân, tổ chức có quyền kiện, chống lại các chủ thể lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm hoen ố danh dự, uy tín của người khác. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết những vấn đề như thế. Sau đó, chúng tôi quyết định không theo đuổi vấn đề này nữa“,  một quan chức của VinFast cho biết, đồng thời sau đó xác nhận rằng họ đang đề cập đến trường hợp của Trần.

Khi được hỏi, bằng cách nào để những khách hàng Mỹ đó có thể đọc được trải nghiệm của ông Sơn [Trần], một quan chức của công ty cho biết thêm: “Chúng tôi tiến hành mọi hoạt động của mình một cách công khai và minh bạch, tuân thủ luật pháp và các quyền theo luật định của chúng tôi. Chúng tôi khuyến khích giao tiếp cởi mở và niềm tin phản hồi mang tính xây dựng sẽ giúp chúng tôi phát triển và cải thiện. Chúng tôi hoan nghênh phản hồi từ khách hàng và công chúng”.

Các nguồn tin thân cận với Trần cho biết, anh chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ VinFast hay VinGroup, rằng họ không còn theo đuổi khiếu nại chống lại anh nữa. Máy tính và điện thoại bị tịch thu của anh vẫn chưa được trả lại.

Bài viết có sự đóng góp của Patrick George. Liên lạc với tác giả: kevin.williams@insideevs.com

InsideEVs là một trang web chuyên về xe điện (EV) và xe plug-in hybrid.

Những người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 1)

InsideEVs

Tác giả: Kevin Williams

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

12-2-2024

Ít nhất hai nhà phê bình khác nhau đã bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn vì chỉ trích VinFast. Điều này có ý nghĩa gì đối với khát vọng ở Hoa Kỳ của thương hiệu này?

Những tin nhắn xuất hiện trên các nhóm Reddit và Facebook rất dữ dội và khẩn cấp.

Chúng bắt đầu xuất hiện ngay trước Giáng sinh, khoảng ngày 12/12. Ngày 18/1, trên nhiều bản tin trực tuyến dành riêng cho startup xe điện VinFast của Việt Nam. Những người đăng chúng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất tích của một người đàn ông ở Thành phố Hồ Chí Minh, tên là Sonnie Tran, một giáo viên trở thành nhà phê bình, người nổi tiếng qua việc tố cáo nhà sản xuất xe hơi và công ty mẹ của nó, Tập đoàn VinGroup.

Cho đến thời điểm đó, Tran (Sơn) vẫn hoạt động tích cực trên Facebook và Facebook Messenger, đăng tin về hoạt động sản xuất và tài chính của công ty này, đồng thời liên lạc với bạn bè thân thiết và những người ủng hộ gần như hàng ngày. Đột nhiên, Trần ngừng trả lời tin nhắn của bất kỳ ai, khiến bạn bè của anh [lo lắng] phát điên. Anh ấy đã biến mất và họ lo sợ điều tồi tệ nhất đã xảy ra.

“Cần tìm người mất tích!”, một người dùng kêu lên trên Reddit, yêu cầu trợ giúp tìm kiếm Trần. Bản dịch của bài đăng có nội dung: “Sáng nay, chúng tôi hẹn nhau đi uống cà phê nhưng sau khi liên lạc lại thì [anh ấy] đã biến mất từ ​​7 giờ sáng và không ai biết ở đâu… Sự an toàn tính mạng của [Sonnie] hiện là vấn đề mong manh nhất hiện nay”.

Một bài đăng trên Facebook yêu cầu tìm kiếm manh mối sau khi Sonnie Tran, người trong ảnh, mất tích.

Không lâu sau đó, họ đưa ra một tuyên bố đau lòng: Ba công an mặc thường phục được cho là đã bắt cóc Trần tại một quán cà phê giữa thanh thiên bạch nhật.

Theo các nguồn tin trực tiếp về tình hình — bao gồm cả các nguồn mà InsideEV giữ kín danh tính để bảo vệ họ khỏi bị trả thù — kết quả cuộc điều tra là, do Trần chỉ trích VinFast, vì anh ta có thể đã vi phạm luật pháp Việt Nam được định nghĩa rộng rãi. Các nhà phê bình cho rằng nó được thiết kế để bóp nghẹt phát biểu chống lại đất nước hoặc lợi ích của nó. Sau đó, điện thoại và máy tính của anh đã bị cảnh sát tịch thu trong quá trình bắt giữ. (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Việt khởi xướng đưa tin về việc Trần bị bắt giữ).

Bạn có thông tin gì về VinFast không?

Hãy liên lạc.

Nếu bạn có thông tin về trường hợp này hoặc bất kỳ thông tin chi tiết nào về tình hình VinFast, hãy liên hệ với chúng tôi bất kỳ lúc nào [qua địa chỉ email]: team@insideevs.com.

Hơn nữa, một tài liệu của tòa án Việt Nam mà InsideEVs xem được, đã xác nhận rằng, Trần — và một người khác thân cận với anh ta, một chi tiết chưa được tường thuật trước đó — đã được triệu tập để nói chuyện với Bộ Công an “để trả lời một số nội dung liên quan đến khiếu nại của Tập đoàn VinGroup”.

Trần đã phần nào thu hút được lượng người theo dõi trên Facebook và trong lĩnh vực viết blog ở Việt Nam với những lời chỉ trích của anh ấy đối với VinFast và VinGroup. (Theo các tin tức tường thuật, ngày càng có nhiều người chỉ trích gay gắt ở Việt Nam, những người cảm thấy khó chịu vì vấn đề chất lượng của xe hơi). Các bài đăng của Trần đã đưa ra những tuyên bố nhức nhối trên các trang truyền thông xã hội như Reddit, nơi anh điều tra một số tuyên bố và chỉ trích nhất định. Những lời phê bình dựa trên các thông tin ít được biết đến, nhưng công khai về sự phát triển và chất lượng sản phẩm của VinFast, cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vingroup.

Ví dụ, một trong những bài đăng phổ biến nhất của Trần khẳng định, rằng dòng mẫu xe phát triển nhanh chóng của VinFast có nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài hơn những gì thương hiệu này thường miêu tả. Một bài đăng khác cáo buộc VinGroup có thể đang thổi phồng thu nhập của mình bằng cách chuyển nợ và các khoản vay xung quanh thông qua các công ty thuộc sở hữu của người sáng lập VinGroup và cũng là người giàu nhất đất nước, Phạm Nhật Vượng. (Trần không đơn độc trong một số tuyên bố này; một số bài đăng trực tuyến đã đặt ra những câu hỏi tương tự).

Không rõ liệu VinGroup có khởi kiện ông Trần hay chính phủ Việt Nam thay mặt tập đoàn làm như vậy. Khi được InsideEVs hỏi qua email, một quan chức của VinFast trả lời: “Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan chính quyền, Vingroup/ VinFast hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác không có quyền can thiệp”.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu VinFast hay VinFast đã làm như vậy trước đây hay chưa, quan chức này khẳng định họ đã làm như vậy.

Quan chức này nói với InsideEVs qua email: “Trước đây, VinFast đã từng khiếu nại một cá nhân vì chia sẻ thông tin sai sự thật về mẫu xe chạy xăng VinFast, gây tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng và uy tín thương hiệu. Vì vậy, chúng tôi đã công khai khiếu nại theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý. Chúng tôi cũng công bố minh bạch thông tin trên các kênh truyền thông chính thức của VinFast và các phương tiện thông tin đại chúng. Trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ vụ án và nộp đơn khiếu nại, chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, quy định của pháp luật”.

Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, là người đã nghiên cứu chính trị Việt Nam và ảnh hưởng của nhà nước, nói với InsideEVs rằng, những kết quả này không phải là chưa từng có.

Ông Giang nói: “Đúng là [luật Việt Nam] đã được sử dụng trong nhiều trường hợp để truy tố các cá nhân vì ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’ xâm phạm lợi ích của nhà nước. Hầu hết các vụ việc đều liên quan đến cá nhân chỉ trích nhà nước, nhưng một số vụ cũng liên quan đến doanh nghiệp. [Luật] này thực sự được định nghĩa một cách mơ hồ, dẫn đến khả năng lạm dụng đối với những người chỉ trích”.

Trong số tất cả các công ty khởi nghiệp xe điện vào năm 2024, VinFast là một trong những nhà máy có kế hoạch và tham vọng nhất ở Ấn Độ, North Carolina [Hoa Kỳ] và hơn thế nữa. Và nó cũng quan trọng không kém đối với niềm hy vọng của Việt Nam, như là một quốc gia, một nơi vẫn được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả là một quốc gia độc đảng, độc tài nhưng đã đi theo chủ nghĩa tư bản trong những thập niên gần đây và hy vọng sẽ vươn lên trên thế giới với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. VinGroup được nhiều người mô tả là chìa khóa cho sự phát triển của Việt Nam trên thế giới với tư cách là nhà cung cấp dược phẩm, thiết bị công nghệ cá nhân, giáo dục và giờ đây là xe hơi điện.

Nhưng dù Việt Nam hiện đại như ngày nay, việc thể hiện quyền tự do ngôn luận vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt khi chúng có ý chỉ trích nhà nước—hoặc những điều quan trọng đối với nhà nước. Theo những nguồn tin am hiểu tình hình, đó có thể là điều mà Trần đã trực tiếp trải qua.

Là công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, sẽ không ngạc nhiên nếu VinGroup có sức ảnh hưởng trong việc giảm thiểu báo chí tiêu cực trong nước và có thể yêu cầu chính quyền can thiệp trong những trường hợp như trường hợp của Sonnie Trần”, ông Giang nói.

Tuy nhiên, các tài khoản ngoài Việt Nam đặt ra câu hỏi về một nhà sản xuất xe hơi có kế hoạch mở rộng quốc tế lớn, bao gồm cả tiền tư nhân và công cộng ở Hoa Kỳ. Chúng bao gồm khoản ưu đãi 1,2 tỷ USD từ North Carolina cho nhà máy xe điện ở Quận Chatham, gần thủ phủ Raleigh và khoản vay liên bang tiềm năng trị giá 1,4 tỷ USD từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó đang thu hút sự chú ý từ khu vực tư nhân, vì gần đây họ đã đăng ký với nhóm đại lý ở Hoa Kỳ cho các cửa hàng ở Texas, New York, North Carolina và Kansas.

(Còn tiếp)