Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh TQ tiến sát bờ biển miền Trung, cách Nha Trang 75 hải lý!

BTV Tiếng Dân

14-1-2020

Như chúng tôi đã đưa tin, ngay đầu năm 2020, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch mới xâm phạm lãnh hải Việt Nam, chỉ sau 2 tháng rưỡi tạm ngưng chiến dịch “khảo sát” kéo dài 4 tháng của tàu Hải Dương Địa Chất 8.

Trung Quốc và Nga đang tìm cách tiêu diệt nền dân chủ

Dallas Morning News

Tác giả: Laura Rosenberger

Dịch giả: Mai V. Phạm

29-9-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Dave Plunkert

Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các nền dân chủ lại phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa độc đoán. Đây không phải là trận chiến ý thức hệ của Chiến tranh Lạnh. Nó là một cuộc đối đầu giữa các hệ thống chính trị. Khi các nền dân chủ cho thấy các vết nứt và chế độ độc đoán có được sức mạnh, cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển tới thế giới của các chế độ độc tài đang đặt ra các quy tắc cho những thách thức toàn cầu mới, đặc biệt là trong thông tin, công nghệ và không gian kinh tế.

ChinaZi là gì?

Trần Trung Đạo

10-9-2019

Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng ChinaZi. Chinazi một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018 và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hong Kong hiên nay.

Một câu hỏi nhân 45 năm cuộc chiến Biên giới Việt-Trung

Trương Nhân Tuấn

13-2-2024

Cuộc chiến “Biên giới tháng hai” đến nay đã 45 năm. Trung Quốc gọi tên cuộc chiến là “hoàn kích tự vệ”, mục tiêu là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Việt Nam gọi cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến “xâm lược”: “Chiến tranh xâm lược ngày 17-2-1979 là đỉnh cao của những hành động thù địch của lãnh đạo Trung Quốc”.

Hoa Kỳ muốn cấm đảng viên đảng CSTQ nhập cảnh vào Mỹ, nhưng họ là ai?

New York Times

Tác giả: Paul Mozur

Dịch giả: Christine Nguyễn

17-7-2020

Các đại biểu tham dự Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ 13 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng 5. Nguồn: Roman Pilipey / EPA/ Shutterstock

Với hơn 90 triệu đảng viên và được Tập Cận Bình lãnh đạo, đảng này gồm những người ở đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc và các công chức trong đời sống hàng ngày.

Trump gây ra xung đột bằng cách chơi trò hòa giải

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Trúc Lam

14-11-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một cuộc họp song phương ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2017. Ảnh:Jim Watson / AFP / Getty Images.

Hoa Kỳ đang tạo ra những vấn đề [rắc rối] ở Châu Á, bằng cách đề nghị hòa giải những căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Donald Trump có ý gì khi ông ta đề nghị làm “trung gian” trong tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông? Hôm Chủ Nhật, trong chuyến thăm chính thức tới Hà Nội, Tổng thống Trump nói với người đồng nhiệm Việt Nam rằng: “Nếu tôi có thể giúp hòa giải hoặc phân xử, xin vui lòng cho tôi biết … Tôi là người làm trung gian rất tốt và là người phân xử rất giỏi“.

Chính sách đối với Trung Cộng của ứng cử viên Tổng thống Joe Biden

Vũ Ngọc Yên

9-10-2020

Ngay sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa ngày 29/9, nhiều hãng truyền thông đã tiến hành các cuộc thăm dò dư luận nhằm đánh giá khả năng thể hiện của mỗi ứng cử viên. Theo đó, ứng viên Dân chủ Joe Biden được đánh giá cao hơn so với đương kim Tổng thống Donald Trump.

Nghĩ nhân ngày 17/2: Người Việt có thù dai?

Nguyễn Thiện

17-2-2021

Trẻ em và phụ nữ trong chiến tranh biên giới phía Bắc. Nguồn: Báo PN

Giữa các nước, chiến tranh rồi lại hữu nghị đó là điều rất bình thường, không ai vì lý do từng chiến tranh mà thù ghét nhau mãi mãi.

Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách ngoại giao dân tộc vị chủng?

Viet-studies

Tác giả: Harry Krejsa  Anthony Cho

Dịch giả: Huỳnh Hoa

Đã nổi lên những dấu hiệu cảnh báo!

Khắp thế giới, các chính phủ từ Ba Lan tới Miến Điện đang khơi dậy tình cảm dân tộc vị chủng (ethnonationalist) để củng cố sự ủng hộ cho những chương trình chính trị mà nếu không sẽ gây chia rẽ. Ở các nước nhỏ hơn và thuần chủng hơn, xu hướng này chủ yếu biểu lộ ở sự chuyển dịch chính sách đối nội theo kiểu hướng nội, chẳng hạn như chính sách hạn chế nhập cư và bảo hộ kinh tế của Hungary dưới quyền tổng thống Viktor Orban. Còn ở các nước lớn, hùng mạnh hơn về kinh tế, tình cảm dân tộc vị chủng có khuynh hướng tạo điều kiện cho chính sách ngoại giao hiếu chiến. Lịch sử có rất nhiều những hậu quả kinh khủng về chủ nghĩa dân tộc vị chủng từ các nước lớn lan ra sân khấu thế giới – và đã có những dấu hiệu cho thấy đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc, có thể là ví dụ mới nhất.

Trump thành tổng thống không có lợi cho Việt Nam về lâu dài

Lê Hồng Giang

18-6-2020

Tôi không ngạc nhiên về những cáo buộc của John Bolton bởi vẫn biết Trump là người như thế nào, nhưng trái với nhiều nhận định của giới báo chí tôi không cho rằng TQ (rất) muốn Trump thắng cử nhiệm kỳ thứ hai.

Bằng chứng cho thấy quan điểm xét lại với Trung Quốc?

BTV Tiếng Dân

12-8-2020

Người xem truyền hình Việt Nam khá bất ngờ khi tối qua, 11/8/2020, VTV cho phát đoạn phim tài liệu của Truyền hình báo Nhân Dân về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với quân Trung Quốc xâm lược.

Trung Quốc đang trỗi dậy hay sắp suy tàn?

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

19-2-2023

Có lẽ đây là một câu hỏi cần thiết mà giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đặt ra để giải đáp, vì cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn là yếu tố quan trọng nhất tác động tới quan hệ quốc tế và trật tự thế giới trong những thập kỷ tới của thế kỷ 21. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó giải đáp nhưng lại dễ gây tranh cãi, vì trong một thế giới “hậu sự thật”, có nhiều tin vịt và quan niệm trái chiều, người ta rất dễ nhầm lẫn và khó nhất trí.

Tử lộ cho các nước đang phát triển khi vay nợ Trung Quốc làm dự án “Vành đai và Con đường” (Phần 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Michael Bennon Francis Fukuyama

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9/10 năm 2023

Tiếp theo phần 1

Thận trọng và áp lực

Một số nhà phân tích lập luận rằng, Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở các thị trường mới nổi. Họ chỉ ra rằng, các nước như Ai Cập và Ghana nợ của các trái chủ hoặc các nhà cho vay đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới còn nhiều hơn là của Trung Quốc và vẫn đang tranh đấu để quản lý gánh nặng nợ của họ. Nhưng những lập luận như vậy mô tả sai các đặc điểm của vấn đề, đó không chỉ đơn giản là nợ xấu thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường đang gộp lại, mà là nợ còn tìm ẩn trong chương này. Theo một nghiên cứu của Journal of International Economic trong năm 2021, khoảng một nửa số tiền vay của Trung Quốc từ các nước đang phát triển là “che đậy”, nghĩa là chúng không được đưa vào thống kê nợ chính thức. Một nghiên cứu khác được the American Economic Association công bố năm 2022 cho thấy, các khoản nợ như vậy dẫn đến hàng loạt “sự vỡ nợ tiềm ẩn”.

Ưng khuyển “dân quân”

Đỗ Ngà

5-9-2020

Dân quân là một loại mô hình lực lượng vũ trang trá hình rất đặc thù của Cộng sản. Mỗi dân quân có nhiệm vụ đóng tròn 2 vai, vai người dân lao động sản xuất và vai người lính chịu sự chỉ huy của lực lượng vũ trang.

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 3: Empire rise and falls

Nguyễn Thọ

18-7-2020

Tiếp theo Phần 1: One China – Phần 2: Bài học Đài Loan

Thanh niên Hong Kong biểu tình phản đối đạo luật An Ninh. Ảnh: internet

“Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” là quá khứ của một đế quốc già cỗi. Nước Anh từng tung hoành ngang dọc khắp thế giới, chiếm cả bắc Mỹ làm thuộc địa. Cuối cùng nó phải từ bỏ toàn bộ thuộc địa, phải chịu làm thành viên của khối EU, để nước Đức từng bị mình đánh bại chỉ đạo.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 quay về đảo Hải Nam?

BTV Tiếng Dân

24-10-2019

Sáng nay, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 21 và đang chạy nhanh lên phía Bắc. Ông Nam cho biết, lúc 21h08’ đêm qua, Hải Dương 8 đã hoàn thành đường khảo sát thứ 21 và “chạy ngược lên phía Bắc với tốc độ rất nhanh, khoảng 13-15 knots (tốc độ di chuyển khi khảo sát chỉ là 5 knots). Hiện nay HD8 vẫn duy trì tốc độ di chuyển này”.

Đại dịch Vũ Hán và số mệnh của đảng CSTQ

Đào Tăng Dực

18-7-2020

Kể từ cuối năm 2019 khi đại dịch Vũ Hán bắt đầu bùng nổ gieo tại họa cho toàn thể nhân loại, thì nhiều người hy vọng rằng, đại dịch này sẽ tàn phá TQ trước, đem lại sự suy yếu toàn diện của hệ thống chính trị độc tài. Tuy phải trả giá, nhưng người dân TQ sẽ thoát khỏi gông cùm CS.

Căn cứ hải quân REAM của Campuchia trở thành thách thức an ninh thường trực đối với Việt Nam

Nghiên cứu Biển Đông

7-6-20211.

Ngày 2/6/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thú nhận Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia xây dựng căn cứ hải quân Ream tại tỉnh Sihanoukville phía tây nam Campuchia nằm trên bờ biển ở vịnh Thái Lan. Ông Tea Banh viện dẫn lý do rằng Campuchia không đủ khả năng chi trả việc nâng cấp Ream nên nhờ Trung Quốc hỗ trợ và Trung Quốc giúp đỡ vô điều kiện.

39 năm, cuộc chiến biên giới Việt – Trung

FB Trần Đức Anh Sơn

17-2-2018

Ngày 17/2 cách đây tròn 39 năm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) bất ngờ cho quân tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, thảm sát cả vạn người Việt Nam, gồm cả bộ đội, dân quân và thường dân vô tội, phá hủy nhiều thành phố, làng mạc, công trình giao thông, bệnh viện, trường học… ở 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.

FBI điều tra vũ khí quyền lực mềm của chính quyền Trung Quốc

Thiên Thảo

19-2-2018

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về các mối đe doạ trên toàn thế giới vào ngày 13/02/2018 tại Washington, một quan chức cấp cao của FBI cho biết Cục điều tra Liên bang Mỹ đang tiến hành điều tra Viện Khổng Tử – tổ chức “giáo dục” được ví như vũ khí quyền lực mềm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mạng lưới hoạt động tại hơn 100 quốc gia.

Bằng cách nào Trung cộng cài gián điệp vào Quốc hội Úc?

Nguyễn Quang Duy

28-11-2019

Chương trình 60 Minutes đài số 9 vào chủ nhật 24/11/2019 phát hình phóng sự điều tra việc gián điệp Trung cộng ngỏ lời tài trợ 1 triệu Úc kim cho Nick Zhao một đảng viên đảng Tự Do để đưa ông ra tranh cử Quốc hội Liên bang Úc.

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông: Việt Nam đang bị dồn vào chân tường

FB Trương Nhân Tuấn

2-9-2017

TQ tập trận trên biển trước đó. Ảnh minh họa. Nguồn: SCMP

Việc hải quân TQ đang tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt, trong một vùng biển rộng lớn, (bao gồm 11.000 cây số vuông biển thuộc vùng Kinh tế độc quyền của VN), cách Đà Nẵng 75 hải lý, không phải là hành vi mang bản chất gây hấn đầu tiên của TQ. Cũng ở khu vực biển này, năm 1997 và năm 2003 TQ đã cho giàn khoan Kantan 03 vào khai thác lô 113 trên thềm lục địa của VN, ngoài khơi Thừa Thiên, Huế. Năm 2014 TQ cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của VN, cách đảo Hải Nam 130 hải lý trong khi cách đảo Lý Sơn của VN là 120 hải lý.

Khổng Tử tháo chạy khỏi bang Florida, Hoa Kỳ

Carl Trần

15-9-2019

Từ trái, Yongli Wang, Eduardo Padrón, GS Fangming Xu và Mme Yanping Gao, tổng lãnh sự Trung Quốc, công bố Học viện Khổng Tử mới trong lễ khánh thành Viện Khổng Tử tại Miami Dade, trong trường Đại học Wolfson năm 2010. Ảnh: Miami Herald

Đại học Miami Dade đóng cửa Viện Khổng Tử cuối cùng ở Florida

Trong đời mình, Khổng Tử từng phải đi khỏi nhiều địa phương ở Trung Hoa thời xưa. Nay Khổng Tử lại phải từ giã bang Florida, Hoa Kỳ. Nhật báo Miami Herald hôm 6 tháng 9 đưa tin, trường Đại học cộng đồng Miami Dade (Miami Dade College) vừa thông báo sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử tại khuôn viên Wolfson vào cuối học kỳ này. Đây là Viện Khổng Tử cuối cùng ở bang Florida.

Thêm chút hiểu biết về “đặc khu” thời Chúa Nguyễn

FB Lại Nguyên Ân

13-7-2018

Ở những “đặc khu” thời xưa, nếu phân tích kỹ, cũng sẽ thấy việc thương nhân ngoại quốc lũng đoạn kinh tế bản xứ, cướp đoạt không ít của cải, tài nguyên, đồng thời gieo rắc ảnh hưởng văn hóa của họ.

TS Vũ Minh Khương: “Cái hay của Việt Nam là mình nằm ngay cạnh Trung Quốc”!

Jackhammer Nguyễn

9-4-2021

Có lẽ ông Vũ Minh Khương là người Việt đầu tiên nói rằng, nước Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc là một điều “hay”.

Trung Quốc đang thu tóm Việt Nam qua chiến thuật “Tằm ăn dâu” và “Sự đã rồi”

Châu Minh Dũng

1-9-2018

Chiến thuật “tằm ăn dâu” và “sự đã rồi” là hai thủ đoạn ưa dùng của lãnh đạo Bắc Kinh để thỏa mãn cơn khát mở rộng lãnh thổ. Biển Đông là khu vực nhiều lần chứng kiến Trung Quốc sử dụng hai thủ đoạn này. Tuy nhiên, thực tế là chính các vùng, miền trên khắp đất nước Việt Nam lại là các nơi Trung Quốc đã và đang ráo riết áp dụng “tằm ăn dâu” và “sự đã rồi”, tạo nên nguy cơ rất lớn với chủ quyền Việt Nam.

Liệu Tập Cận Bình sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine?

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên dịch

27-1-2022

Biếm họa về căng thẳng ở Ukraine và Đài Loan. Nguồn: ABC News ở Albania

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang diễn ra gay gắt. Sự khác biệt giữa những tuyên bố của Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken, và thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận quốc tế.

Công hàm 1958, ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không thể vô can

Võ Ngọc Ánh

24-4-2020

Công hàm do ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) ký vào tháng 9/1958, là sự tiếp tay cho Trung Cộng trong việc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam.

Nói gì về những ngày này 42 năm trước?

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2021

Ngày 14 tháng 2 vừa qua là thời điểm tròn 42 năm Trung Quốc xua quân sang dạy cho Việt Nam một bài học và đó là lý do, tuần này, “hèn”… trở thành từ phổ biến trên mạng xã hội…

Bản tin ngày 28-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Tàu tác chiến cận bờ Mỹ ‘phá hoạt động của Trung Quốc’ ở Biển Đông. Phát biểu tại hội thảo về công nghệ thủy lôi quốc tế ngày 27/5, phó đô đốc Bill Merz, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, cho biết, khi tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt tạm dừng hoạt động trong 3 tháng vào năm 2020 vì Covid-19, có 2 tàu tác chiến cận bờ (LCS) là USS Montgomery và USS Gabrielle Giffords đã hoạt động tích cực và “đã kiểm soát Biển Đông tương đối tốt”, đồng thời “ngăn cản mỗi hoạt động của Trung Quốc”.