Tự do báo chí – Bài học từ Hồng Kông (Phần 3)

Đỗ Hùng

4-7-2020

Tiếp theo Phần 1Phần 2: Minh báo của Kim Dung và cuộc tập kích của Lưu Tiến Đồ. Phần 3: Đấm vỡ mồm báo chí

Lưu Tiến Đồ không phải là trường hợp duy nhất nhà báo hoặc ngành báo chí, xuất bản bị tấn công bằng bạo lực.

Việt Nam-Trung Quốc: “Hai Quốc gia, Một trạm Kiểm soát Cửa khẩu”

VOA

6-2-2018

Hơn 100 người Việt tụ tập trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại trung tâm Hà Nội hôm 17/02/16 để tưởng niệm kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt-Trung. Những tấm biểu ngữ ghi hàng chữ “Ngày 17/2/1979, Nhân dân sẽ không quên”. AP Photo/ Tran Van Minh.

Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận việc thành lập một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”. Dự kiến dự án này sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm nay.

Khai thác dầu khí: Rủi ro khi tìm kiếm ở các lô dầu khí trên biển Đông

Reuters

Tác giả: James PearsonGreg Torode

Dịch giả: Trúc Lam

23-5-2018

HANOI / HONG KONG (Reuters) – Một số lô dầu nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam ở khu vực Biển Đông, được phân định bởi “đường chín đoạn” của Trung Quốc, cơ sở cho những tuyên bố gây tranh cãi của Bắc Kinh đối với hầu hết tuyến đường biển giàu tài nguyên.

Tử lộ cho các nước đang phát triển khi vay nợ Trung Quốc làm dự án “Vành đai và Con đường” (Phần 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Michael Bennon Francis Fukuyama

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9/10 năm 2023

Tiếp theo phần 1

Thận trọng và áp lực

Một số nhà phân tích lập luận rằng, Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ hiện nay ở các thị trường mới nổi. Họ chỉ ra rằng, các nước như Ai Cập và Ghana nợ của các trái chủ hoặc các nhà cho vay đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới còn nhiều hơn là của Trung Quốc và vẫn đang tranh đấu để quản lý gánh nặng nợ của họ. Nhưng những lập luận như vậy mô tả sai các đặc điểm của vấn đề, đó không chỉ đơn giản là nợ xấu thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường đang gộp lại, mà là nợ còn tìm ẩn trong chương này. Theo một nghiên cứu của Journal of International Economic trong năm 2021, khoảng một nửa số tiền vay của Trung Quốc từ các nước đang phát triển là “che đậy”, nghĩa là chúng không được đưa vào thống kê nợ chính thức. Một nghiên cứu khác được the American Economic Association công bố năm 2022 cho thấy, các khoản nợ như vậy dẫn đến hàng loạt “sự vỡ nợ tiềm ẩn”.

Chính đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu: Cái nhìn tinh tế và sắc bén về hiểm họa Trung Hoa (Phần cuối)

Lê Thiên

14-1-2022

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

V. Ông Ngô Đình Nhu, trí thức yêu nước nhìn xa thấy rộng

CSVN phò Tàu và lệ thuộc Trung Cộng thế nào?

Chiến tranh Việt – Trung năm 1979 góp phần vào tiến trình lịch sử thế giới như thế nào

South East Asia Globe

Tác giả: Hoàng Minh Vũ

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

17-2-2021

Ngày 17 tháng 2 đánh dấu 42 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi Bắc Kinh trả đũa việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Là một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, nó chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong một năm có lẽ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại – đó là năm 1979.

Bộ tứ ngăn chận Trung Quốc ở Đông Nam Á bằng vaccine

Jackhammer Nguyễn

13-3-2021

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc

Ngày 11/3/2021, hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Hungary mua vaccine Covid-19 từ Trung Quốc với giá 37.50 Mỹ kim một liều. Đây là giá vaccine mắc nhất thế giới được biết cho đến nay.

Quyền Lực Mềm

Lê Minh Nguyên

16-3-2021

Chuyến công du châu Á đầu tiên của ngoại trưởng Anthony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin (15/3) khẳng định, Washington muốn thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực.

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

1-3-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc. Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

Tại sao chính quyền Trump giúp Trung Quốc

National Interest

Tác giả: Kishore Mahbubani

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

8-6-2020

Lời dịch giả: Bài này có tính cách nhạy cảm trong tình hình hiện nay, nhưng nó liên quan đến công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ ở Trung Quốc và các nước Á châu. Bài đăng bởi Center for the National Interest, là viện nghiên cứu về chính sách công ở Washington D.C., do cựu TT Nixon thành lập năm 1994. Đây là viện think tank bảo thủ Cộng Hoà, liên kết với trường phái thực tiễn (realist) trong chính sách đối ngoại.

Sự kiện mới ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

14-4-2020

Hôm nay 14 tháng 4, trang nhà của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ thấy đăng hai công hàm mới của VN. Cả hai cùng đề ngày 10 tháng tư 2020. Như vậy, VN gởi tất cả 3 công hàm trong vòng 10 ngày.

Đài Loan và Việt Nam, đâu là “diện” và đâu là “điểm”

Đào Tăng Dực

20-8-2022

Quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự giữa CSTQ, Đài Loan và Hoa Kỳ tại Đông Á luôn là một vấn nạn cho giới quan sát viên, chính khách toàn thế giới từ năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại lục địa và Tưởng Giới Thạch rút ra đảo quốc Đài Loan.

Xin đừng giữ nước như đười ươi giữ ống

Viet-studies

Nguyễn Trung

22-5-2020

Ông ngoại tôi là nhà nho, một thời là hội viên của Hội Trí Tri (tồn tại ở Hà Nội trong thời gian 1982-1945), có lần nói với tôi đại ý: Đừng giữ nước như đười ươi giữ ống! Tôi hồi ấy còn nhỏ, nên lúc đầu không hiểu gì cả, về sau mẹ tôi giảng cho nghe tục ngữ “đười ươi giữ ống”, tôi mới vỡ lẽ điều ông ngoại tôi gửi gắm.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

14-8-2019

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, tiếp tục cập nhật diễn biến căng thẳng ở Biển Đông. Tối qua, ông Martinson viết: Đối đầu Việt – Trung giai đoạn 2 đã bắt đầu. Ông Martinson dẫn tin từ tài khoản Twitter South China Sea News, cho biết: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu hải giám 35111 được thay thế bởi tàu hải giám 45111 để trấn giữ vị trí gần lô 06.01”

Tập Cận Bình, giống Hitler, không ngán ai hù

Trần Trung Đạo

11-8-2020

Đoạn văn dưới đây người viết viết khi phong trào nổi dậy tại Hong Kong bộc phát với hàng triệu người tham gia vào tháng 6, 2019:

“Bông máu” và “Đạo đức kinh doanh”

Vũ Kim Hạnh

29-3-2021

Sáng thứ hai đầu tuần, tôi nhận được một tin nhắn của một “phây hữu”: MUJI là thương hiệu thời trang ủng hộ “bông máu” Tân Cương bạn nhé, bạn nhớ đừng ủng hộ thương hiệu này.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20

BTV Tiếng Dân

21-10-2019

Sáng 20/10/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 9h sáng 20/10 giờ Việt Nam, Hải Dương 8 đã hoàn tất nửa chiều dài đường khảo sát thứ 20. Với đường khảo sát này, Hải Dương 8 đã quay lại kiểu khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, vuông góc với các vĩ tuyến. Vào thời điểm trên, Hải Dương 8 di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý/giờ, là tốc độ thường được áp dụng khi tiến hành khảo sát địa chất trên biển.

Có nên quá lo lắng về RCEP?

Jackhammer Nguyễn

19-11-2020

Ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) được ký kết, tạo nên một khối kinh tế thương mại lên đến 2,2 tỷ người, bao gồm toàn bộ Đông Á và Đông Nam Á, cộng thêm Úc, Tân Tây Lan.

Nỗi nhục nhã, nhức nhối đến muôn đời

Dương Tự Lập

25-7-2020

Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.

Bộ Quốc phòng Philippines: Cảnh sát biển Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp tế ở bãi cạn Ayungin

PhiStar Global

Tác giả: Patricia Lourdes Viray

Dịch giả: Trúc Lam

19-9-2019

Tàu BRP Sierra Madre tại bãi cạn Ayungin. Nguồn: Inquirer

MANILA, Philippines – Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn các tàu của Philippines khi những con tàu này đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho một tàu Hải quân Philippines đóng ở Biển Tây Philippines (ND: tức Biển Đông).

Nhân Hội nghị Trung ương 11: Đừng sợ sự phô diễn của Trung Quốc Cộng sản

Nguyễn Ngọc Chu

8-10-2019

1. Ngày 01/10/2019 vừa qua, mang trên mình ngàn mũi tên từ cuộc Thương chiến Mỹ – Trung, trong tâm can thì nhức nhối vì ngọn lửa dân chủ Hong Kong đang bùng phát và sự kháng cự thầm lặng can trường cả triệu người Duy Ngô Nhĩ không lùi bước, thò ra thế giới trên con đường một vành đai thì bị ghẻ lạnh, Tập Cận Bình gồng mình dồn sức cho cuộc diễu binh 70 năm quốc khánh thể chế quái dị Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.

Lịch sử tuyến đường sắt “Vành đai và Con đường” ở Việt Nam

Dương Quốc Chính

11-12-2023

Báo chí ta và địch đang đồn ầm là đồng chí Tập sang Việt Nam sẽ hứa hẹn xây dựng tuyến đường sắt Lào Kai – Hà Nội – Hải Phòng, chắc theo chuẩn đường sắt Trung Quốc. Tuyến hiện có cũ rích từ thời Pháp thuộc với khổ đường ray hẹp.

Trung Quốc là kẻ thù tệ hại nhất của chính họ

Nikkei Asia

Tác giả: Minxin Pei (*)

Thụy Mân, chuyển ngữ

29-4-2021

Lời người dịch: Trung Quốc có lẽ đã để lộ giấc mộng bá chủ hơi sớm trước khi có đủ những giá trị căn bản để lao vào cuộc chơi. Bài viết dưới đây nêu ra những yếu tố nội tại, đến chính từ bên trong làm cho Trung Quốc đã trở thành kẻ thù của chính mình.

Thế giới sẽ bước vào một giai đoạn biến động mới, khốc liệt hơn

Trương Nhân Tuấn

15-8-2020

Hôm nay 15 tháng 8, đúng 75 năm ngày Nhật hoàng Hirohito qua sóng radio tuyên bố chấp nhận mọi yêu sách của quân lực Đồng minh thể hiện qua Tối hậu thư Potsdam ngày 26 tháng 7 năm 1945. Thế chiến thứ II chấm dứt, đại diện Nhật ký vào văn bản “đầu hàng vô điều kiện” trước đại diện lực lượng Đồng minh trên chiến hạm Missouri của Mỹ neo trong vịnh Tokyo ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Trung Quốc đã đạt đến tột đỉnh?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

3-1-2023

Nguồn ảnh: Kevin Frayer/ Getty Images

Hong Kong, Bắc Kinh đang chơi trò chơi phương Tây

Jackhammer Nguyễn

9-12-2019

Cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông hôm 8/12/2019. Ảnh: Reuters

Cuộc biểu tình đòi dân chủ hôm Chủ Nhật 8/12/2019 tại Hong Kong có tới 800 ngàn người tham dự, theo các hãng thông tấn quốc tế. Cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa, chỉ có 11 người bị cho là quá khích bị bắt lúc cuộc biểu tình gần kết thúc.

Tập Cận Bình trao tặng Thủ tướng Đức Merkel danh hiệu “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”

Die Welt

Tác giả: Maximilian Kalkhof

Hiếu Bá Linh, biên dịch

6-12-2021

Thỏa thuận liên minh Đỏ-Vàng-Xanh (liên minh 3 đảng SPD – FDP – Đảng Xanh cầm quyền nước Đức) công khai nêu ra các xung đột với Trung Quốc. Tân Chính phủ liên bang Đức rời bỏ đường lối của Angela Merkel: Im lặng đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock đã tuyên bố một đường lối cứng rắn hơn – Bắc Kinh phản ứng lập tức.

***

Khi kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao tặng bà Angela Merkel một danh hiệu thể hiện rõ tầm quan trọng của bà Thủ tướng Đức đối với nhận thức về Trung Quốc trên thế giới. Trong cuộc gọi điện video vào tháng 10, ông Tập Cận Bình đã gọi người đứng đầu chính phủ Đức sắp mãn nhiệm là “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”.

Ở Bắc Kinh, đó không phải là một từ ngữ thông thường, mà là một danh hiệu vinh dự. Cho đến nay, chỉ có 600 người được vinh danh với danh hiệu này, như một nhà báo Trung Quốc cho biết.

Như thế (với danh hiệu này), Merkel đứng chung hàng với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau này là các nhà độc tài Fidel Castro, Robert Mugabe và Hugo Chávez, nhưng cũng đứng chung hàng với cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon và người sáng lập Microsoft Bill Gates.

Danh hiệu vinh dự này cho thấy những gì mà bà Thủ tướng Đức đã làm lợi cho Bắc Kinh. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung Quốc xấu đi thảm hại, bà Merkel là một mỏ neo cho sự ổn định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bắc Kinh không phải lo sợ bị bà chỉ trích trên công luận. Điều đó bây giờ đang thay đổi.

Tuy nhiên, với sự ra đi của Angela Merkel, câu hỏi về mối quan hệ của Đức với Trung Quốc lại nảy sinh. Hai tác nhân sẽ định hình chính sách của chính phủ liên minh Đỏ-Vàng-Xanh đối với Trung Quốc ở mức độ trọng yếu: Thứ nhất là tân Thủ tướng Olaf Scholz (63 tuổi, thuộc đảng SPD) và thứ hai, tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock (40 tuổi, thuộc Đảng Xanh).

Nhân vật thứ hai có lập trường đối với Cộng hòa Nhân dân cứng rắn hơn nhiều so với người đứng đầu chính phủ tương lai. Gần đây nhất, trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Đức “taz”, thậm chí bà không loại trừ việc tẩy chay Thế vận hội mùa đông ở Trung Quốc. “Có nhiều cách  khác nhau để ứng phó với các chính phủ, điều này chắc chắn sẽ được thảo luận trong những tuần tới“, nhà lãnh đạo Đảng Xanh nói.

Bắc Kinh phản ứng lập tức: Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin cảnh báo về một cuộc đối đầu giữa hai nước. “Điều mà  chúng ta cần là những người xây cầu (nối liền) thay vì những người xây tường (ngăn cách)”, một nữ phát ngôn viên của Đại sứ quán viết trong một tuyên bố.

Thỏa thuận liên minh giữa SPD, Đảng Xanh và FDP cung cấp các dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ như thế nào trong tương lai. Thỏa thuận liên minh gồm 177 trang đề cập đến Trung Quốc mười hai lần (Nga sáu lần). Sau một vài đề cập rải rác trong các chương, hai đoạn riêng biệt được dành riêng cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong chương “Trách nhiệm của Đức đối với Châu Âu và Thế giới”.

Một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của bà Merkel

Điều đáng ngạc nhiên đầu tiên và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nó rõ ràng và ít uyển ngữ (mỹ từ) hơn ngôn ngữ của bà  Merkel. Điều đáng chú ý là trong thỏa hiệp, liên minh Đỏ-Vàng-Xanh công khai nói đến bốn điểm xung đột với Trung Quốc. Đó là: Yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích biển giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia. Các thẩm phán tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay đã bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc vào năm 2016. Nhưng Bắc Kinh làm ngơ phán quyết này. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ “trên cơ sở luật biển quốc tế”, đây là một cú đâm bên hông vào việc Bắc Kinh không sẵn lòng công nhận phán quyết trọng tài ở La Hay.

Sự độc lập của Đài Loan

Bắc Kinh coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình. Nhưng trên thực tế, Đài Loan là một quốc gia độc lập chưa bao giờ nằm ​​dưới sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh yêu cầu “sự thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan chỉ có thể được thực hiện một cách hòa bình và theo thỏa thuận của hai bên“.

Vi phạm nhân quyền ở Tân Cương

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thiết lập một hệ thống trại giam và lao động cưỡng bức ở tỉnh phía tây bắc nhằm đàn áp một cách có hệ thống người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn “đưa ra làm chủ đề” những vi phạm nhân quyền này.

Tình hình ở Hồng Kông

Năm ngoái, Bắc Kinh đã đưa ra “luật an ninh quốc gia” ở Đặc khu hành chính để  chống lại những người ủng hộ dân chủ trong quốc hội và xã hội dân sự. Luật này vi phạm nguyên tắc tự trị “một quốc gia, hai hệ thống” của Hồng Kông. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh quan tâm đến việc làm cho nguyên tắc đó “được phục hồi”.

Mặc dù liên minh Đỏ-Vàng-Xanh cứng rắn đối với Trung Quốc hơn nhiều so với Thủ tướng Merkel, nhưng ở Bắc Kinh cho đến nay thỏa thuận liên minh vẫn không gây ra nhiều điều hơn là một vết nứt. Phạm vi cho những thay đổi bước ngoặt trong quan hệ Đức – Trung Quốc là giới hạn, tờ “Thời báo Hoàn cầu”, cơ quan ngôn luận quốc tế của những người cộng sản Trung Quốc, viết trong một bài xã luận như thế. Sẽ không có gì nhiều hơn là những cuộc đấu khẩu nhỏ trong liên minh Đỏ-Vàng-Xanh.

Ý chính bài viết: Không quốc gia nào trên thế giới – và chắc chắn không phải là Đức – có thể đủ khả năng để làm phiền Trung Quốc hùng mạnh. Nhưng nếu tình hình trở nên khó khăn, tờ báo hô hào chủ nghĩa dân tộc này viết thêm, Trung Quốc sẽ “để đạn bay trong chốc lát”.

Về cơ bản, ngôn ngữ kiên quyết đối với Trung Quốc là tốt, Mareike Ohlberg, nữ  chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức ở Berlin, nói về thỏa thuận liên minh. Nhiều điểm khá mơ hồ, nhưng thỏa thuận liên minh đưa ra những điểm khởi đầu cho những kế hoạch cụ thể hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia chỉ trích đề xuất về vấn đề Hồng Kông. Bà nói: “ ‘Một quốc gia, hai hệ thống’ rất tiếc là hầu như đã chết và cực kỳ khó có thể phục hồi nguyên tắc này. Ở đây, có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn nếu đưa ra những biện pháp trừng phạt cụ thể đối với ‘luật an ninh quốc gia’.”

Andreas Fulda, giáo sư tại Đại học Nottingham, cũng đánh giá tương tự. Từ sự tan rã của xã hội dân sự Hồng Kông, tân chính phủ liên bang Đức rốt cuộc phải rút ra được kết luận đúng đắn. “Để ít nhất là làm cho việc trang bị vũ khí khổng lồ của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí của Đức phải được thắt chặt“, chuyên gia Trung Quốc yêu cầu. “Công nghệ lưỡng dụng của Đức không được tiếp tục sử dụng để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc“.

Đã không lên án TQ xâm lược biển đảo, sao còn đề cao “thiện chí” của Trung Quốc như thế này?

Nguyễn Ngọc Chu

3-6-2019

Suốt cả bài diễn văn, ông Ngô Xuân Lịch không có một lời phê phán Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông Nam Á, xua đuổi, đâm chìm thuyền cá ngư dân Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam. Trái lại, chỉ thấy Trung Quốc và Việt Nam đang “thống nhất duy trì” hòa bình, ổn định trên Biển Đông Nam Á.

Dân chủ hóa chế độ là phương pháp duy nhứt khẳng định chủ quyền biển đảo

Trương Nhân Tuấn

10-10-2019

Nếu không có gì thay đổi, chắc chắn Việt Nam sẽ phải nhượng bộ, như “gác tranh chấp cùng khai thác” với Trung Quốc. Cuối cùng rồi cũng sẽ đưa tới việc lãnh đạo VN ký kết các văn kiện pháp lý nhìn nhận chủ quyền của TQ ở các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.