Đặng Tiểu Bình “sai lầm” khi đánh Việt Nam?

Trương Nhân Tuấn

17-2-2023

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu xét lại cho kỹ, nguyên nhân đưa tới việc Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam là các chính sách sai lầm của CSVN (chớ không phải của Đặng Tiểu Bình).

Những người chống Trung Quốc bằng máu của mình (II)

Huy Đức

16-2-2023

Tiếp theo phần I

Ban chỉ huy trung đoàn 567 tại Cao Bằng trước 2-1979. Ảnh tư liệu

“Điều gì các viện sử quốc doanh không làm, người lính sẽ tự làm lấy. Đó là ý nghĩ bất chợt của tôi khi đọc đến trang cuối cùng tập bản thảo của một người lính có mặt tại Cao Bằng tháng 2-1979. Hơn 180 trang viết ngồn ngộn tư liệu, đang rất thô mộc. Vì thô mộc như những người lính nên nó quá sống động và vô cùng chân thực”.

Trung Quốc đã đạt đến tột đỉnh?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

3-1-2023

Nguồn ảnh: Kevin Frayer/ Getty Images

Chính phủ Hà Lan chống lại các văn phòng công an của Trung Quốc

TAZ

Tác giả: Sven Hansen

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

3-11-2022

Ngoại trưởng Hoekstra ra lệnh đóng cửa hai văn phòng công an bất hợp pháp của Trung Quốc. Chúng được lập ra nhằm mục đích đe dọa những người bất đồng chính kiến.

Công an Trung Quốc ở gần họ hơn là họ nghĩ: Người Uigur biểu tình ở Amsterdam 2019. Nguồn: Remko de Waal/ EPA Den Haag

BERLIN taz | Chính phủ Hà Lan hôm thứ Ba đã yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc đóng cửa ngay lập tức hai văn phòng công an Trung Quốc ở Amsterdam và Rotterdam. Theo hãng tin ANP, những chỗ này chưa bao giờ có sự chấp thuận của các nhà chức trách Hà Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Wopke Hoekstra cho biết. Do đó, chúng “không thể chấp nhận được”.

Hôm thứ Tư, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã phủ nhận sự tồn tại của các văn phòng công an Trung Quốc ở Hà Lan. Tuy nhiên, theo Reuters, ông thừa nhận sự tồn tại của các “trung tâm dịch vụ”.

Tuần trước, truyền thông Hà Lan lần đầu tiên đưa tin về các văn phòng công an Trung Quốc. Từ đó, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ gây áp lực lên những người bất đồng chính kiến ​​tị nạn, dưới chiêu bài cung cấp các dịch vụ như cấp giấy chứng nhận kết hôn hoặc gia hạn giấy phép lái xe.

Chính phủ Hà Lan sau đó đã công bố một cuộc điều tra, theo Bộ trưởng Hoekstra, nhằm tìm hiểu chính xác những điều mà các văn phòng ở Hà Lan, vốn được coi là bất hợp pháp, đang thực sự làm gì.

Sở công an hải ngoại là văn phòng cấp tỉnh

Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông, các văn phòng đã có ở đó từ năm 2018. Văn phòng ở Amsterdam do hai công an tỉnh Chiết Giang điều hành. Còn văn phòng ở Rotterdam nằm trong một căn hộ và do một người lính tỉnh Phúc Kiến chỉ huy.

Cả hai tỉnh miền đông Trung Quốc đều được biết đến với tỷ lệ người nhập cư cao. Cũng không có gì lạ khi chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng các hiệp hội đồng hương và lấy đó làm chính trị cho các tỉnh tương ứng hoặc toàn bộ nước Cộng hòa Nhân dân. Các hiệp hội ở hải ngoại thường là tay sai của các sứ quán.

Nhà bất đồng chính kiến ​​người Trung Quốc Vương Tịnh Du (Wang Jingyu), là người tị nạn chính trị ở Hà Lan, nói với báo Guardian của Anh rằng, ông đã được văn phòng công an Trung Quốc ở đó liên lạc ngay khi đến Rotterdam.

Họ yêu cầu tôi quay trở lại Trung Quốc. Tôi cũng được bảo rằng hãy nghĩ về cha mẹ mình”, Vương nói. Sau đó anh ấy đã bị gây áp lực qua những tin nhắn và các cuộc gọi. Và anh đã bị dọa giết.

Tuần trước, tin tức về các đồn công an Trung Quốc như vậy đã xuất hiện ở một số thành phố, chủ yếu ở châu Âu, bao gồm London, Glasgow, Dublin, Paris, Madrid, Valencia, Prague, Porto và Frankfurt am Main.

Báo cáo của tổ chức Tây Ban Nha gây rúng động

Nguồn chính là một bài tường thuật của tổ chức phi chính phủ về nhân quyền Tây Ban Nha Safeguard Defenders vào cuối tháng Chín. Trong đó, tổ chức này đã liệt kê 54 văn phòng công an như vậy ở 25 thành phố của 21 quốc gia, phần lớn là ở châu Âu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bênh vực các văn phòng này vào tuần trước và bác bỏ mọi cáo buộc. Họ là những trợ thủ đắc lực trong đại dịch khi công dân Trung Quốc không thể về nhà như thường lệ.

Các văn phòng cũng phục vụ cho việc chống tội phạm xuyên biên giới, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt chủ quyền của nước sở tại.

Văn phòng công an Trung Quốc ở Frankfurt?

Tường thuật của Safeguard Defenders nêu tên một văn phòng tại Frankfurt am Main ở Đức mà không cho biết thêm chi tiết. Tuần trước, Bộ Nội vụ Hessen thông báo, sẽ điều tra bài tường thuật.

Theo Safeguard Defenders, lần đầu tiên Trung Quốc thành lập các văn phòng công an như vậy ở nước ngoài vào năm 2018. Mục đích của họ là hạn chế gian lận qua Internet và điện thoại. Nhiều kiều bào Trung Quốc bị liên lụy trong việc này, thường là vì chính họ từng là nạn nhân của những lời hứa hão huyền và tống tiền.

Theo Safeguard Defenders, cơ quan công an Trung Quốc khoe rằng, từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022, có tổng cộng 230.000 công dân của họ đã “được thuyết phục” quay trở lại Trung Quốc.

Điều này thường xảy ra với áp lực lớn đối với các thành viên trong gia đình, bao gồm cả việc cấm con cái của họ hàng đến trường. Tuy nhiên, theo bài tường thuật, các vụ lừa đảo qua Internet và điện thoại của bọn tội phạm Trung Quốc chủ yếu đến từ 9 quốc gia, trong đó 7 quốc gia ở Đông Nam Á và miền bắc Miến Điện và Campuchia là trung tâm, thì các văn phòng công an ở nước ngoài không tập trung ở đó, mà chủ yếu ở châu Âu.

Giới quan sát cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng các văn phòng trái phép này cung cấp thêm bằng chứng, cho thấy, chính quyền Bắc Kinh, với quyền lực chính trị và kinh tế ngày càng tăng, ngày càng ít có xu hướng tuân thủ các quy tắc hành xử theo luật pháp quốc tế.

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 4): Con nhím và mối đe dọa từ phương Tây

Nguyễn Thọ

3-11-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2 và Phần 3

Chiến lược con nhím

Tập Cận Bình đã ở đỉnh cao quyền lực sau khi ông ta buộc cả đảng CS và nhà nước Trung Quốc phải quy phục mình. Ông ta muốn đi vào lịch sử như Tần Thủy Hoàng và một trong những mục tiêu là thu hồi Đài Loan.

Mối nguy hiểm mang tên Trung Quốc

Lâm Bình Duy Nhiên

31-10-2022

Quân đội Nga của Putin đã lộ nguyên hình một đội quân lạc hậu, yếu kém và chỉ còn trông chờ vào sự đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (Phần 1)

Nguyễn Thọ

21-10-2022

Loài người đang đứng trước nhiều mối đe dọa. Biến đổi khí hậu đang làm cho trái đất lúc nào đó sẽ không thể ở nổi. Mọi người đều thấy nhưng tất cả cứ tiếp tục lao vào làm cho quá trình này càng tăng tốc.

Tương lai Trung Quốc dưới quyền lực của Tập Cận Bình

Dự án ĐSK Biển Đông

5-10-2022

Theo nội dung rút ra từ một cuộc thảo luận học giả về một thập kỷ nắm quyền của Tập Cận Bình, sau khi đảm bảo nhiệm kỳ Tổng Bí thư thứ ba vào tháng 10 tới đây, Tập sẽ phải đương đầu với những thách thức khó khăn trong nước và quốc tế. Những thành công và thất bại trong quá khứ, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân ông, làm sáng tỏ những gì ông nắm quyền trong những năm tháng sau này.

Đài Loan và Việt Nam, đâu là “diện” và đâu là “điểm”

Đào Tăng Dực

20-8-2022

Quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự giữa CSTQ, Đài Loan và Hoa Kỳ tại Đông Á luôn là một vấn nạn cho giới quan sát viên, chính khách toàn thế giới từ năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại lục địa và Tưởng Giới Thạch rút ra đảo quốc Đài Loan.

Khủng hoảng eo biển Đài Loan

Đặng Sơn Duân

5-8-2022

Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay xung quanh Đài Loan, với các vụ phóng tên lửa liên tiếp trong ngày 4.8.

Nhìn lại hơn 10 năm trước và chờ xem…

Mạc Văn Trang

26-6-2022

Tìm trong kho tư liệu, thấy bài này viết từ tháng 3-2010, đã đăng trên trang Bauxite.vn và nhiều trang mạng khác, nay đọc lại thấy:

Vĩnh viễn thoát Nga, bao giờ mới thoát Trung?

Nguyễn Ngọc Chu

24-6-2022

1. Ngày 23/6/2022, tại Brussels, Lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã nhận một quyết định lịch sử: Trao tư cách ứng viên gia nhập EU cho Ukraine. Nói là quyết định lịch sử vì nó đưa đến những kết luận lịch sử:

Biden gửi một thông điệp cho Trung Quốc

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

31-5-2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguồn: Susan Walsch/ AP

Bộ tứ và Đối tượng Tình cảm

Vì sao Việt Nam không nằm trong bốn nước ASEAN thăm Trung Quốc

RFA

Hoàng Trường Sa

18-4-2022

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp Ngoại trưởng Myanamar – U Wunna Maung Lwin (trái) và Ngoại trưởng Indonesia – Retno Marsudi hôm 31/3 và 1/4/2022 ở tỉnh An Huy, TQ. Nguồn: BNG Trung Quốc

Đài Loan không phải là Ukraine của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Thay vào đó, hãy xét đến số phận Việt Nam

Nikkei Asia/ RAND

Tác giả: Derek Grossman

Trần Ngọc Cư, biên dịch

21-3-2022

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu khiến các nhà quan sát an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương so sánh giữa hoàn cảnh của Ukraine [đối với Nga] và hoàn cảnh của Đài Loan đối với Trung Quốc.

Trung Quốc ‘điều chỉnh’ thái độ đối với cuộc chiến ở Ukraine, còn Việt Nam?

Blog VOA

Hoàng Trường

15-3-2022

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là một trong những chính khách phù hợp để kiềm chế Tổng thống Nga Vladimir Putin và giúp mang lại hòa bình cho Ukraine. Nguồn: AP

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến ở Ukraine

Welt

Tác giả: Glacier Kwong 

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

11-3-2022

Nhà hoạt động Dân chủ Glacier Kwong. Nguồn: Getty Images

Một bài báo hiện đã bị xóa trên ứng dụng QQ News, thuộc sở hữu của tập đoàn internet Tencent, Trung Quốc, cho biết công ty công nghệ Huawei “sẽ đến giải cứu ngay lập tức” ở Nga trong trường hợp bị tấn công mạng. Bài báo được đăng tải cùng ngày hacker Anonymous tấn công các trang mạng nhà nước ở Nga.

Ông Tập Cận Bình đang tập trận chuẩn bị cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Biển Đông trong tương lai

Nguyễn Ngọc Chu

7-3-2022

1. Ở phía Tây, chỉ hai tuần trước đây, trước ngày 24/02/2022, ông Putin khăng khăng rằng việc tập trung 200.000 quân thường trực Nga liên tục trong nhiều tháng ở biên giới Ukraine là để tập trận; rằng thông tin Nga chuẩn bị tấn công Ukraine là hoàn toàn vu cáo, bịa đặt; thậm chí ngày 16/2/2022 ông Putin tuyên bố kết thúc tập trận ở Belarus và tuyên bố rút 30.000 quân về nước.

Những điều cần biết về Chiến tranh Biên giới Việt – Trung 1979

Luật Khoa

17-2-2022

Nhìn lại một cuộc chiến mà cả hai bên chính quyền đều muốn lãng quên.

Chuyện buồn, nhân dịp tưởng niệm 43 năm cuộc chiến chống quân xâm lược

Dương Tự Lập

17-2-2022

Ba năm trước, tôi gửi bài viết đăng trên Tiếng Dân: “Thiên thu định luận” và người bạn sử học của cha”. Ngay hôm sau, báo mạng Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam vội gỡ bỏ trang ảnh giới thiệu ở mục cá nhân: Các Ủy viên Trung ương Đảng – Đồng chí Hoàng Văn Hoan.

Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ngày 17-2-1979

Nguyễn Văn Phước

16-2-2022

Ảnh bìa sách “Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 17-21979” của First News

Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên. Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17 tuổi.

Tập Cận Bình coi chừng phía sau lưng

Foreign Policy 

Tác giả: Craig Singleton

Người dịch: Thân hữu Viet-studies

2-2-2022

Những lời hùng biện của ông ta đã trở nên hoang tưởng – và việc cố gắng bám trụ ở Bắc Kinh cũng không giúp được gì.

Keanu Reeves bị giới “cực đoan đỏ” ở Trung Quốc đấu tố

Tuấn Khanh

28-1-2022

Tin đang lan khắp các trang mạng của Trung Quốc, cũng như nhiều tờ báo của nhà nước, cho hay những người theo chủ nghĩa dân tộc quá khích Trung Quốc – thành phần bị gọi là “cực đoan đỏ” – đang kêu gọi tẩy chay phim The Matrix Resurrections, sau khi Keanu Reeves xác nhận sẽ tham gia buổi hòa nhạc gây quỹ từ thiện có liên quan đến Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng bị chính phủ Trung Quốc coi là một kẻ ly khai nguy hiểm, luôn bị truyền thông của Bắc Kinh bôi nhọ, can thiệp ngoại giao, thậm chí là tổ chức ám sát.

Liệu Tập Cận Bình sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine?

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên dịch

27-1-2022

Biếm họa về căng thẳng ở Ukraine và Đài Loan. Nguồn: ABC News ở Albania

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang diễn ra gay gắt. Sự khác biệt giữa những tuyên bố của Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken, và thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận quốc tế.

Quan hệ Việt – Mỹ vẫn cần sự đột phá

RFA

Hoàng Trường Sa

27-1-2022

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thủ tướng VN Phạm Minh Chính tại Hà Nội hôm 25/8/2021. Nguồn: AFP

Súng lớn của Trung Quốc chĩa ngay vào mông Việt Nam!

Lê Minh Nguyên

22-1-2022

Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, cho biết, các tàu nạo vét đã được phát hiện ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt, nơi Trung Quốc đang tài trợ các hoạt động thi công và sẽ cần có các cơ sở cảng nước sâu hơn để các tàu quân sự lớn hơn có thể cập cảng.

2022 – Không phải Đài Loan, biển Đông mới là khu vực cần cảnh giác với Trung Quốc

VOA

Trân Văn

19-1-2022

Trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục thảo luận sôi nổi về khả năng cũng như hậu quả đối với Trung Quốc nói riêng, châu Á và cộng đồng quốc tế nói chung nếu Trung Quốc tấn công – cưỡng chiếm Đài Loan, một giáo sư chuyên về chính sách quốc tế tại Nhật nhận định, tình huống được phỏng đoán như vừa kể là phi logic. Ít nhất năm nay, Trung Quốc chưa đụng tới Đài Loan, biển Đông mới là khu vực Trung Quốc có thể khuấy động, tạo thêm bất ổn.

“Sự cố” lính TQ ném đá vào công nhân VN đang làm công tác “kè bờ” xảy ra ở đâu?

Trương Nhân Tuấn

17-1-2022

Clip video chuyền qua chuyền lại trên các kênh YouTube từ đầu năm 2022 cho thấy lính TQ “ném đá” vào xe ủi đất của công nhân VN khi những người này đang thi công “kè bờ” trên một khúc sông (hay suối) biên giới. Vụ này báo chí quốc tế tiếng Việt có đăng tin. RFA đăng ngày 4 tháng Giêng 2022. VOA đăng ngày 15 tháng Giêng, nhân dịp phỏng vấn nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.

Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam

Lê Đức Dục

17-1-2022

Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.

Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”

(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu

Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!

Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.

Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…

Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.

***

Hoàng Sa

Xin kể thêm tôi
thành mười chín triệu một người (*)
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ
Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san hô

Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ

Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người,
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống

Em trai ơi!
Trên đảo mù sương
hôm đó có em tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững

Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta

Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng
Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương

Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca…

(1974- Khuyết danh)

(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.

Chính đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu: Cái nhìn tinh tế và sắc bén về hiểm họa Trung Hoa (Phần cuối)

Lê Thiên

14-1-2022

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

V. Ông Ngô Đình Nhu, trí thức yêu nước nhìn xa thấy rộng

CSVN phò Tàu và lệ thuộc Trung Cộng thế nào?