Tham nhũng, quản lý kém, làm thất thu ngân sách… là những nguyên nhân làm cho ngân sách cạn kiệt, nợ công chồng chất ở Việt Nam. Để giải quyết tình hình khó khan này, chính phủ đề xuất sẽ tăng thuế VAT lên 12%, với hy vọng có thêm chút tiền chi tiêu khi ngân sách đang cạn kiệt.
Người dân nghĩ sao về chuyện tăng thuế này? Những nhóm người nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định tăng thuế? Phải chăng chuyện tăng thuế VAT từ 10% lên 12%, “không ảnh hưởng đến người nghèo” như lời của các quan chức tài chính “ngồi máy lạnh” làm chính sách?
Năm 2016 và 2017, đánh dấu việc bùng phát nạn bắt giữ, khởi tố và bỏ tù các nhà hoạt động nữ tại Việt Nam. Ngoài ra, có hàng chục các vụ tấn công người bất đồng chính kiến bằng các loại công an thường phục kết hợp với lưu manh côn đồ.
Ông Brad Adams, Giám đốc ban Á châu của Human Rights Watch nói: “Tình trạng các nhà hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bỏ tù vì phát ngôn ý kiến của mình đã đủ tồi tệ rồi, giờ đây họ lại còn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn hàng ngày, chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của mình“.
Ngày 25/9, một trận ẩu đả giữa tài xế xe ôm truyền thống với các tài xế Grabbike đã làm náo loạn bến xe An Sương. Sau khi một anh tài xế Grabbike bị một anh tài xế xe ôm truyền thống chất vấn về việc đón khách ở bến xe An Sương, anh Grabbike đã rút dùi cui ra đánh. Các đồng nghiệp tài xế xe ôm truyền thống xúm lại đánh trả anh tài xế Grabbike.
Hôm sau, ngày 26/9 hơn 200 Grabbikers kéo đến bến xe An Sương để trả thù cho đồng nghiệp. Nhưng rất may, trận ẩu đả đã không xảy ra.
LTS: Một cộng tác viên của Tiếng Dân từ Đức là ông Giang Phúc Đông Sơn đã lược dịch bản tin về Trịnh Xuân Thanh của đài truyền hình ZDF (Zweite Deutsche Fernsehen). Đây là đài truyền hình quốc gia lớn thứ hai sau đài ARD (Arbeitsgemeinschaft der öffentlich-rechtlichen Rundfunkanstalten der Bundesrepublik Deutschland). Kính mời độc giả đọc bản tin này để hiểu thêm chuyện “đầu thú” của Trịnh Xuân Thanh.
____
Giang Phúc Đông Sơn, lược dịch
3-8-2017
ZDF (Claus Kleber) – Một cuộc bắt cóc đã xảy ra giống như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ở Tiergarten, Berlin, hai người đang đi dạo, môt chiếc xe ngừng lại, những kẻ mang vũ khí nhảy ra, chụp lấy họ, đẩy lên xe rồi biến mất. Sau đó thấy hai người này xuất hiện tại Việt Nam như tù nhân của bộ máy chính quyền. Chính phủ Đức rất bất bình trước sự việc này.
Lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc đã giết chết và làm mất tích hơn 100 mạng người. Theo thống kê của báo Dân Việt, tính đến 21h tối 15/10/2017, có 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương. Có 222 nhà bị sập, 2.300 nhà di dời khẩn cấp, 49.402 nhà bị ngập, giết chết hàng trăm ngàn gia súc, gia cầm. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái… là nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Từ sự kiện Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, truyền thông Đức nhìn về Việt Nam bằng ánh mắt khác. Tư liệu trong clip này của hãng tin Đức ZDFheute thực hiện, báo Tiếng Dân lược dịch.
Wolfgang Büttner thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết: “Đối với những nhà báo, sẽ không còn khả năng săn tin, viết bài độc lập nếu họ không chấp nhận nguy hiểm, rủi ro bị tấn công hay bị đưa ra tòa, kết án vì những tội trạng mơ hồ”.
“Việt Nam là nước bị cai trị bởi chính quyền độc tài đảng cộng sản. Chúng tôi không khuyên bạn đừng nên đến đó nhưng bạn nên tự tìm hiểu và ý thức rằng nơi bạn đến sẽ không có nhân quyền“.
Bản tin thời sự tiếng Việt của VTV lúc 12h, ngày 21/10/2017, cho thấy: Những kỷ vật của ông John McCain, cựu tù nhân chiến tranh, gồm một xấp thư từ cũ đã ngả màu vàng ố, sau nửa thế kỷ, đã được tướng Nguyễn Chí Vịnh, thay mặt ĐCS Việt Nam, mang trả lại cho ông.
Trong một bài viết trên blog VOA, nhà báo Bùi Tín, bình luận: điều này “biểu lộ thái độ cực kỳ hà khắc đến độc ác, man rợ của chính quyền Việt nam khi chủ trương tịch thu hết, còn lưu giữ mọi thư từ riêng tư của mấy trăm tù binh Mỹ do họ quản lý, không cho họ nhận tin tức của bố mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè mà họ mong ngóng ngày đêm…”
“Thức Followers” là một tổ chức mới, ra mắt từ năm 2016, với các thành viên có mặt ở khắp nơi. Tổ chức này được thành lập dựa trên ý tưởng và tâm nguyện của nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy Thức, nhằm vận động cho quyền tự quyết của dân tộc, phát động chiến dịch cùng mọi người kêu đảng CSVN trả lại quyền bầu cử tự do cho nhân dân.
VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI là tập 2 của bộ phim phóng sự tài liệu VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI, do Helena Lee và nghệ sỹ Kim Chi, cùng các cộng sự và một số công chúng ở trong và ngoài nước cùng thực hiện.
VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI mang đến cách nhìn mới cho những người dân trong nước về quyền con người, thông qua đời sống xã hội và chính trị của một nước tư bản và dân chủ – nước Mỹ.
Người Thượng là cư dân bản địa của Tây Nguyên Việt Nam, một trong những vùng núi Việt Nam được biết đến với đồn điền cà phê. Chủ yếu là chuyển sang đạo Tin Lành, người Thượng nói rằng họ đã phải đối mặt với sự áp bức và kỳ thị tôn giáo vì chính quyền cộng sản Việt Nam nắm quyền năm 1975.
Con số người Thượng tỵ nạn ở Thái Lan đang tăng lên trong những năm gần đây vì họ tiếp tục trốn tránh sự khủng bố tôn giáo, cướp đoạt đất đai, và bắt giữ tùy tiện bởi chính quyền CS Việt Nam.
Năm 2015 đến 2017, Campuchia đã hợp tác với Việt Nam, đưa gần 200 người Thượng về hồi hương. Nhiều người đã tiếp tục trốn sang Thái Lan, bất chấp hiểm nguy và khó khăn.
LTS: Tháng 12/2017, một cộng tác viên Tiếng Dân đi thăm thác Bản Giốc và đã trò chuyện cùng những người dân địa phương. Sau đây là bài tường thuật về chuyến viếng thăm này.
_____
CTV Tiếng Dân
13-1-2018
Thác Bản Giốc được coi là thác nước tự nhiên đẹp nhất Việt Nam, thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Con thác này từng được đưa vào sách giáo khoa và luôn ở trong tiềm thức những người Việt yêu nước.
Nếu đứng ở phía Việt Nam nhìn toàn cảnh khu vực thác sẽ thấy, con thác này đẹp và hùng vỹ không chỉ bởi những dòng thác trắng mượt như lụa, mà còn bởi rặng núi phía bên bờ Đông dòng thác. Rặng núi như một bức tường thành vừa cao, vừa dài, vừa kiên cố, che trở cả một vùng lãnh thổ rộng lớn và là sự thèm muốn của bất cứ quốc gia nào không sở hữu được nó.
Ngày 30/4/2015, Tòa án Quốc Tế thông báo đến Nhà nước CSVN về việc ông Trịnh Vĩnh Bình (Hà Lan) kiện ra tòa vì những bội ước đã ký tại Singapore, mà nội dung là Nhà nước CSVN đã nhìn nhận sai khi ngụy tạo tội trạng và cướp tài sản của ông Bình hơn 30 triệu USD.
Ngày 21/8/2017 là mở đầu cho vụ xử mà nguyên đơn, ông Bình, đã mướn Tổ hợp luật Covington & Burling của Mỹ đòi nhà nước CSVN phải bồi thường cho ông ít nhất là 1,25 tỷ USD.
Vào ngày 27 tháng Sáu, 2017, chị Đỗ Ngọc Xuân Trầm, chị gái của cựu TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh, khi sửa soạn trở về Áo để đoàn tụ với chồng và con thì bị câu lưu tại phi trường TSN và bị cấm xuất cảnh với lý do: an ninh.
Theo tin từ báo chí trong nước cho biết, có gần 10.000 hộp thuốc trị ung thư giả mà VN Pharma nhập khẩu đều có giấy phép và giấy phép này được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế CSVN cấp.
Cơ quan điều tra cũng có đủ bằng chứng, VN Pharma đã sử dụng cả trăm tỷ đồng để “bôi trơn” các nơi, giúp cho hoạt động kinh doanh của họ được thuận lợi.
Ngày 23/8/2017, con trai ông Lê Đình Kình là Lê Đình Công cho hay, gia đình nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng từ mấy ngày trước, mục đích là đế trấn áp tinh thần ông Lê Đình Kình, 81 tuổi, người lãnh đạo tinh thần của xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Hội thảo của Hội cựu Tù nhân Lương tâm tổ chức, nhân sự kiện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – Human Right Watch – đưa ra bản báo cáo “No Country for Human Rights Activists” (các nhà hoạt động không có đất dung thân), hồi tháng 6/2017.
Sau khi đề xuất tăng thuế VAT, mới đây Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất tăng giá xăng, với lý do “bảo vệ môi trường”. Mức tăng tối thiểu mà bộ này đưa ra bằng mức thuế đang áp dụng và tối đa là gấp đôi khung thuế hiện hành, tức sẽ tăng từ 3.000-8.000 đồng cho mỗi lít xăng.
RFA đưa tin, trong một thư ngỏ do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người ở Pháp cùng với hơn 40 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân trên thế giới, kêu gọi Thủ tướng Việt Nam hãy trả tự do cho 3 tù nhân lương tâm là hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu Đỗ Thị Hồng.
Bức thư này được đưa ra khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hamburg, Đức quốc, dự hội nghị thượng đỉnh G-20.
Cuộc sống của người dân miền Trung vô cùng khó khăn sau những cơn bão quét qua. Clip này ghi lại những hình ảnh ở Giáo xứ Liên Hòa sau cơn bão, đã được blogger Trung Võ ghi lại:
Người dân nơi đây không cần tượng đài nghìn tỉ, họ chỉ cần những cầu, để trẻ em đến trường được an toàn.
Bản video clip này tóm tắt lại toàn cảnh thảm họa nhiễm độc biển do Formosa gây ra, với câu hỏi xuyên suốt: “Tại sao nhà cầm quyền CSVN lại ưu ái cho Formosa đến mức sẵn sàng tấn công vào nhân dân VN để bảo vệ công ty này?”
Sự kiện tàn phá môi trường của Formosa diễn ra ở Việt Nam, không thể bị lãng quên.