Nạn Kỳ Thị Người Mỹ Gốc Á (Phần 3 và 4)

Time

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Ian Bùi

25-6-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Nhân viên sở Di Trú phỏng vấn di dân Trung Quốc bị tình nghi là cộng sản hoặc thuỷ thủ trốn tàu ở Ellis Island, New York. (Bettmann Archive/ Getty Images)

Phê bình việc luận tội mấy ông cố đạo…

Trương Nhân Tuấn

27-11-2019

Ảnh: internet

Nếu có nghiên cứu lịch sử VN (khách quan một chút) thì ta phải nhìn nhận là nếu không có Pháp “đô hộ” VN thì VN cũng trở thành thuộc địa của một đế quốc Tây phương khác (như Anh, Tây Ban Nha…). VN cũng có rất nhiều cơ hội để trở thành một “tỉnh” của TQ. Và ta cũng thấy rằng “chữ quốc ngữ” của các ông cố đạo không hề là phương tiện để thực dân chinh phục VN.

VN bị lệ thuộc Pháp là do “tình cờ địa lý” chớ không hề do “tham vọng lãnh thổ” của đế quốc Pháp. Mục tiêu chinh phục của Pháp thời đó, cũng như Anh và các đế quốc Tây phương khác, là lục địa Trung hoa. Lục địa này cực kỳ giàu có vì đông dân lại nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu tơ lụa… trong khi quân sự lại yếu kém. VN thời đó, nhìn lại qua hình ảnh của các nhà du hành Pháp, rõ ràng kém mở mang, nếu không nói là cực nghèo, không có gì để gợi lòng tham của đế quốc. (Nếu không thì VN đã bị Anh chiếm trước cả Pháp).

Chúng ta có cần “Tiên học Lễ, hậu học Văn” hay không?

Đào Tăng Dực

29-11-2021

I. Dẫn nhập:

Theo trang mạng BaoQuocTe.VN ngày 24-11-2021:

“Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề ‘Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo’ do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức vừa qua, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) trình bày quan điểm trên trong tham luận: ‘Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo’.

Thể thao thì có liên quan chính trị?

Báo Sạch

Trung Bảo

12-12-2019

Nên đón một đội bóng vừa thi đấu trở về thế nào? Lệ thường, toàn đội bóng sẽ đứng trên một chiếc xe buýt mui trần đi diễu hành qua các đường phố với người hâm mộ vẫy cờ hoa hai bên đường.

Về bài viết “Nguyên mẫu Phạm Xuân Nguyên” trên báo Tiền Phong

Nguyễn Hoa Lư

1-8-2017

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong một lần xuống đường chống Trung Quốc. Ảnh: internet

1. Những lý do to như núi cho sự ra đời một chuyên luận nhỏ như con chuột

Cả tuần này, thời tiết ở Nha Trang bưng bưng  khó chịu. Nắng gắt, không có gió, không khí  âm âm khó thở. Ôi giá có một trận mưa rào. Mở mạng đọc, chỉ toàn thấy tin dữ. Nằm lơ mơ nhớ đến mấy câu thơ trong truyện thơ Thánh Gióng của Cù Huy Cận, thuộc lòng từ thuở lên 8 lên 10. “Thuở ấy lũ giặc Ân/ Như một luồng gió độc/ Thổi tràn vào đất nước/ Tên còn gọi Văn Lang”. Đất nước đang lâm nguy,  “Vua bèn sai sứ giả/ Loa gọi hỏi gần xa/ Ai người trong thiên hạ/ Ra cứu nước phò dân/ Tiếng loa gọi anh tài/ Sông chạy truyền xuống biển/ Núi dội tiếng tù và/ Tận hang cùng ngõ hẻm…

“Mấy giây Hồng Ngát”

Mai Quốc Ấn

15-10-2019

Biếm họa của Kỳ Văn Cục

Dù thừa nhận sai sót trong kiểm duyệt phim “Everest: Người tuyết bé nhỏ” nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia (về phim ảnh) lại cho rằng: “Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên.”

Tâm lý ngày Tết – Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam

LTS: Nhân dịp nhà báo Lê Phú Khải chép tay một đoạn văn hay nói về Tết của học giả Phạm Quỳnh, tặng độc giả Tiếng Dân, chúng tôi xin được giới thiệu toàn bộ bài viết “Tâm lý ngày Tết” và bài “Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam” của cụ Phạm Quỳnh viết năm 1930, đã được phổ biến trên blog Phạm Tôn vài năm trước.

____

Tâm lý ngày Tết

Phạm Quỳnh

Những dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.

“Vinh danh thơ dở”

Trần Mạnh Hảo

10-4-2021

Nhà thơ Hữu Thỉnh (thứ 1) và Nguyễn Quang Thiều (thứ 4) từ trái qua. Ảnh: internet

Hoan hô Báo Văn Nghệ đã quá thành công trong mục tiêu “Vinh danh thơ dở”, chọn những bài thơ không phải thơ hoặc thơ dở nhất nước theo trường phái thơ “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều để trao giải cho cuộc thi thơ dở năm 2019-2021.

Định kiến chính trị thành phản văn hóa

Chu Mộng Long

28-11-2019

Tôi không ngạc nhiên khi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.

Phẩm chất của một quý tộc

FB Luân Lê

15-10-2018

Một số kẻ nhận được những sự ưu ái hoặc được ban phát sự thành công trong một xã hội hỗn loạn và vô pháp, lại vẫn tưởng rằng mình trở thành một nhà quý tộc hoặc ít nhất là có những phẩm chất tinh quý như vậy. Chúng vẫn nghĩ rằng với khối tài sản mình có, những sinh hoạt xa hoa mình thụ hưởng, chúng sẽ có và khẳng định được cái cốt cách của một quý tộc thực thụ, trong khi phần nhiều trong chúng là tiềm tàng những tố chất của một kẻ lưu manh, vô dạng và vô đạo.

Đà Lạt của ai? Từ những bảng tên đường

FB Tâm Chánh

26-3-2019

Đà Lạt chưa đi hết tầm nhìn kiến tạo ra nó, thực chất vẫn đang là một dự án phát triển dang dở. Đích đến một Paris phương đông trên cấu trúc một đô thị nghỉ dưỡng, một thành phố giáo dục, một trung tâm thanh niên có thể bắt gặp thời đại phục hưng của mình trong thế kỉ hiện tại. Thử nhìn vào nơi ngày nay người ta lăm le tạo một điểm nhấn mới cho trung tâm Đà Lạt.

‘Chữ quốc ngữ – công cụ xâm lược’ và thời thế đã khác

Blog VOA

Trân Văn

2-12-2019

Chuyện 12 “nhà nghiên cứu” văn hóa – lịch sử soạn thư ngỏ gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng, đề nghị không dùng tên hai vị Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes đặt cho bất kỳ con đường nào ở thành phố này vẫn còn rất… nóng vì càng ngày càng nhiều ý kiến, diễn biến mới!

Niềm tin bị giết chết

Võ Đắc Danh

25-5-2021

Năm 1997, cơn bão Linda quét qua các tỉnh ven biển miền tây, hàng ngàn người chết. Có một anh Việt kiều Mỹ liên lạc với tôi nhờ tôi làm cầu nối để anh mang số tiền khá lớn về quê tôi cứu trợ.

Vô giáo dục

Từ Thức

5-8-2020

Có những trườnng hợp khiến những người tử tế – hay bình thường – ngọng, không biết phải có thái độ gì. Thí dụ trường hợp một thằng ca sĩ ăn nói mất dạy với phụ nữ, hỗn láo với những người chống giặc Tàu.

Dân vận

Nguyễn Thuỳ Dương

13-6-2023

Hiểu nôm na, dân vận là vận động người dân nghe theo, đứng về phía mình. Cách mạng thành công không thể thiếu dân vận. Bao bà má tình nguyện đào hầm, đưa đò, nấu cơm nuôi bộ đội cũng không thể thiếu dân vận.

Karl Marx và nghệ thuật tạo hình

Lý Trực Dũng

13-5-2023

Ảnh trên mạng

Không có số thống kê về số lượng tượng của Karl Marx ở trên thế giới. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ ở các nước Cộng sản có khá nhiều tượng Marx, ví dụ ở CHDC Đức: Thành phố Chemnitz được đổi tên thành Karl Marx Stadt và một tượng đài khổng lồ đã được dựng lên, từng là một niềm tự hào của nghệ thuật tạo hình CHDC Đức.

Bóng đá, thần dân và Thủ tướng

Tâm Chánh

15-12-2019

Thật khó có thể không lao theo cơn háo hức đỏ, khi cùng lúc cả hai đội tuyển bóng đá nam và nữ đều đoạt cúp vô địch.

Khi nào thì 20 tháng 10 thành ngày… tưởng niệm nữ quyền?

Blog VOA

Trân Văn

21-10-2019

So với trước, năm nay, số phụ nữ chia sẻ thông tin, hình ảnh về hoa, quà mà họ được tặng nhân ngày 20 tháng 10 trên mạng xã hội đã giảm đáng kể và số người dùng mạng xã hội như một phương tiện để khuyến khích mọi người, đặc biệt là nữ giới, “nhận thức lại” về ý nghĩa ngày 20 tháng 10 càng ngày càng đông.

Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam

Nguyễn Quang Duy

20-11-2019

Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.