Tướng về hưu, PCT Quận và ánh mắt người dân

Tin tức VN

18-7-2017

Sau cùng thì Trung tướng cũng lên tiếng, và câu đầu tiên của ông là “Tôi có sai gì đâu”! Chị Phó Chủ tịch Quận cũng vậy, rất “thuyết âm mưu”…

Cụ thể, chị nói tới chuyện bôi xấu chính quyền (chứ không phải là việc cá nhân chị nữa)!

Thưa chị Phó Chủ tịch, không thể vì một cá nhân mà vơ đũa cả nắm sang chính quyền được đâu. Chính quyền ấy vẫn có những vị Phó Chủ tịch, những “hiệp sĩ cô đơn” xuống đường “đòi vỉa hè” cho dân.

Về một viên đạn độc nhất

S. Alexievich

Nguồn ảnh: news.nationalgeographic.com

Người kể : Viktor Iosifovich Verzhikovskiy, Chủ tịch hội những thợ săn và ngư phủ thiện nguyện khu Khoyniki. Andrei và Vladimir không muốn cho biết họ của mình.

Giáo Dục nào, Dân Trí nấy

Thạch Đạt Lang

18-7-2017

Bà phó chủ tịch quận Thanh Xuân. Ảnh: internet

Chuyện ở Nhật Bản: Ngày 11.03.2011, trận động đất và sóng thần ở Tōhoku gây ra những chấn động khiến nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rung lắc rồi nước biển tràn ngập. Hệ thống làm mát các thanh uranium, nguyên liệu chính cho hoạt động của một trong các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại, chất phóng xạ chảy ra tràn lan hòa vào trong nước biển, trong không khí. Sự rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện Fukushima Daiichi buộc chính phủ Nhật phải di tản dân cư trong vòng bán kính 30 km. Đây là thảm họa nguyên tử nặng nề thứ hai sau Chernobyl trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ lợi ích nhân loại.

Vì sao các chế độ chuyên chế tấn công nghệ thuật?

Biên dịch: Tram Nguyen

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Degenerate Art,” a Nazi-curated exhibition, at the Haus der Kunst in Berlin, February 1938 | Photo by Reuters

Năm 1937, các nhà lãnh đạo đang lên của Đế chế thứ Ba đã tổ chức hai cuộc triển lãm nghệ thuật ở Munich. Một cuộc, “Triển lãm Nghệ thuật Đại Đức,” trưng bày thứ nghệ thuật mà Adolf Hitler xem là chấp nhận được và phản ánh một xã hội Aryan lý tưởng: những người tóc vàng đặc trưng trong tư thế anh hùng và cảnh quan mục đồng của nông thôn Đức. Cuộc triển lãm còn lại trưng bày cái mà Hitler và những kẻ đi theo gọi là “nghệ thuật suy đồi”: các tác phẩm hiện đại hay trừu tượng, và nghệ thuật của những người bị Đức Quốc xã chối bỏ—người Do Thái, người cộng sản, hoặc những người bị tình nghi thuộc về một trong hai nhóm này. “Nghệ thuật suy đồi” được trưng bày một cách hỗn độn và rối rắm, kèm theo những nhãn dán xúc phạm, graffiti và các mục catalog mô tả “bộ não bệnh hoạn của những kẻ dùng đến chổi vẽ hay bút chì.” Hitler và những kẻ thân cận đã kiểm soát chặt chẽ cách sống và làm việc của các nghệ sĩ trong nước Đức Quốc xã, vì họ hiểu nghệ thuật có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự trỗi dậy hay sụp đổ của nền độc tài của họ, và trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của họ cho tương lai của nước Đức.

Ai mới là người làm xấu?

LTS: Trong bản tin sáng nay, Tiếng Dân có điểm tin hai tin “Ông tướng về hưu hay ông trời con?” và “Bà Phó Chủ tịch quận hay bà Phó Đoan?” Nói về thái độ trịch thượng, coi thường luật pháp và hành xử vô văn hóa của những người được cho là “công bộc” của dân: Một ông tướng vi phạm luật giao thông nhưng đe dọa, đòi bắt giam sếp của người xử phạt, còn bà phó chủ tịch thì “Vừa hiếp dân, vừa la làng!”

LS Lê Văn Luân vừa có bài viết thêm về chủ đề này, “văn hoá cửa quyền, hống hách và trịch thượng, mượn chức vụ để lộng quyền và né tránh các sai phạm của mình“. Xin được giới thiệu cùng quý độc giả.

____

FB Luân Lê

17-7-2017

Bà Lê Mai Trang, PCT quận Thanh Xuân. Ảnh: internet

Mọi người thấy rồi đấy. Rõ ràng là một hành vi vi phạm về luật giao thông đường bộ, đã không hành xử cho đúng lại còn huy động cả chính quyền cơ sở của một phường ra trông xe đỗ trong tình trạng vi phạm để đi ăn trưa. Sau còn mời người dân phản ánh lên bắt họ xin lỗi. Và giờ bà phó chủ tịch quận này còn chưa chịu dừng lại để suy nghĩ về hành vi và chịu chế tài theo luật pháp, thì lại lên báo chí thanh minh và cho rằng một số kẻ lợi dụng sự việc này để chống đối, bôi nhọ chính quyền.

Về một người mỗi khi thấy Chúa bị ngã thì răng lại nhức

S. Alexievich

Nguồn ảnh: Click.ro

Lúc ấy, đầu óc tôi bận rộn về một điều khác. Bà sẽ cho là kỳ cục, nhưng quả thật lúc ấy tôi đang chia tay với vợ tôi.

Họ đến thật bất ngờ, cho tôi biết là có một chiếc xe đang chờ sẵn dưới đường. Giống như hồi năm 1937 vậy đó. Cứ đêm xuống là họ vào nhà lôi bọn đàn ông ra khỏi chiếc giường ấm áp của mình.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”

Đào Tiến Thi

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)

17-7-2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân

Dân hai lăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

(Tản Đà)

Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

Hình ảnh một đêm trăng

S. Alexievich

Cảnh đêm trăng ở Chernobyl. Nguồn ảnh: news.nationalgeographic.com

Bỗng nhiên tôi lại băn khoăn tự hỏi: Nhớ hay Quên? điều nào thì tốt hơn? Tôi hỏi các bạn bè của mình. Có người đã quên. Người thì không muốn nhớ, bởi vì có nhớ thì chúng tôi cũng không thể thay đổi được gì. Chúng tôi không thể bỏ nơi đây mà đi.

Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển

Trí thức VN

Hoàng Hà

12-7-2017

Nguồn: internet

Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh.

Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.

Về những lời dự báo cũ

S. Alexievich

Nguồn ảnh: sxolsout.org.uk

Phần II

Mảnh đất của người sống

Đứa con gái bé bỏng của tôi – nó rất khác thường. Không giống như bất cứ đứa trẻ nào. Rồi đây, nó sẽ lớn lên và hỏi tôi: “Mẹ à, tại sao con lại không giống như người khác vậy hả mẹ?”

Dàn Đồng Ca Những Người Lính

S. Alexievich

Những Thanh Lý Viên (Liquidators) ở Chernobyl .
Nguồn ảnh: Youtube.com

Artyom Bakhtiyarov, Binh Nhì; Oleg Leontyevich Vorobey, Thanh Lý Viên; Vasily Iosifovich Gusinovich, Tài Xế và Trinh Sát; Gennady Viktorovich Demenev; Cảnh sát;Vitaly Borisovich Karbalevich, Thanh Lý Viên; Valentin Kmkov, Tài Xế, Binh Nhì; Eduard Borisovich Korotkov, Phi Công trực thăng; Igor Litvin, Thanh Lý Viên; Ivan Aleksandrovich Lukashuk, Binh Nhì; Aleksandr Ivanovich Mikhalevich, Điều khiển máy đếm Geiger; Thiếu tá Oleg Leonodovich Pavlov, Phi Công trực thăng; Anatoly Borisovich Rybak, Chỉ Huy Trung Đoàn Vệ Binh; Viktor Sanko, Binh Nhì; Grigory Nikolaevich Khvorost, Thanh Lý Viên; Aleksandr Vasilievich Shinkevich , Cảnh Sát; Vladimir Petrovich Shved, Đại Uý; Aleksandr Mikhailovich Yasinskiy, Cảnh sát.

Làm sao mà một người chỉ Thông Minh và Tinh Tế trong sự Độc Ác

S. Alexievich

Cảnh bên trong một tòa nhà bị bỏ hoang ở Pripyat năm 2011. Nguồn ảnh:
REUTERS/Gleb Garanich

Tôi đã chạy trốn khỏi thế giới loài người. Thời gian đầu tôi thích loanh quanh khu vực nhà ga xe lửa. Ở đó đông người, tôi không bị để ý nhiều. Rồi tôi đến đây, nơi vùng đất tự do này.

Trao đổi với GS Phan Huy Lê về sử Việt

Hà Văn Thùy

13-7-2017

GS Phan Huy Lê. Ảnh: internet

Ngày 22.2.2017, tại Hà Nội, GS-NGND Phan Huy Lê – Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử VN công bố Thông tin khoa học: “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” với ba nội dung: 1. Ghi nhận công lao nhà Nguyễn; 2. Những khoảng trống lịch sử 3.  Xác lập quan điểm lịch sử mới.

Là người quan tâm đến lịch sử dân tộc, chúng tôi xin trao đổi với Giáo sư đôi điều.

“Dương Xuân i ỉ như dế kêu” (*)

FB Phạm Đoan Trang

12-7-2017

Nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung số ra ngày 8/7 rõ ràng là có ý xỏ xiên Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc khi miêu tả ông Phúc ngồi nghe hòa nhạc mà cứ quạt phành phạch bằng quyển chương trình. Chi tiết này làm cư dân mạng được một mẻ cười.

Đây đó có một thái độ than thở rất Việt Nam: Đấy, thủ tướng nước người ta thì…, nước mình thì… Cũng có người chê ông Phúc nhà quê, chả biết cái gì, thua xa người tiền nhiệm Ba Dũng.

Ba mẩu độc thoại về một miền quê hương

S. Alexievich

Ảnh trong phim Chernobyl Diaries. Nguồn ảnh: itsokguys.com

Những người kể: Gia đình K., gồm bà mẹ và cô con gái; thêm người đàn ông không hề nói một lời (chồng của cô con gái).

 Cô con gái :

 Hồi đầu tôi khóc suốt, cả đêm lẫn ngày. Lúc nào cũng chỉ muốn khóc, kể lể. Chúng tôi đến từ Tajikistan, vùng Dushanbe. Ở đó hiện đang chiến tranh.

Về một bài hát không có lời

S. Alexievich

Nguồn Ảnh: jeremynicholl.photoshelter.com

Tôi sẽ quỳ xuống để van bà, xin hãy tìm Anna Sushko dùm tôi. Trước đây chúng tôi là người cùng làng. Tên bà ấy là Anna Sushko. Tôi sẽ tả hình dạng để bà ghi lại. Anna gù lưng, bị bệnh câm bẩm sinh. Bà ấy sống một mình.

Hình dạng chất phóng xạ như thế nào

S. Alexievich

Một vùng đất bị nhiễm xạ. Nguồn ảnh: Brainscape.com

Lần đầu tiên tôi cảm thấy hoảng sợ là hôm buổi sáng phát hiện mấy con chuột chũi nằm chết trong sân và trong vườn rau. Chúng chết vì nghẹt thở. Cái gì khiến chúng bị nghẹt thở? Thường thì không bao giờ chuột chũi bò lên mặt đất. Chắc phải có cái gì đó đuổi chúng chạy lên. Tôi thề có trời đất chứng giám.

Bạo lực phải được chấm dứt!

Ngọc Thu

10-7-2017

Một video clip được lan truyền trên mạng, cho thấy một ông cụ người Hà Lan đã bị năm thanh niên Việt Nam đánh hội đồng.

Theo những người chia sẻ clip này cho biết, câu chuyện xảy ra tại một đoạn đèo ở thị trấn Sapa, một chiếc xe hơi màu đen cua ép chiếc xe của một ông cụ người Hà Lan và người vợ Việt Nam, sau đó những thanh niên xuống xe, giải quyết sự cố bằng nắm đấm.

Publié par Phil Hoolihan sur dimanche 9 juillet 2017

Về những người đã trở về

S. Alexievich

Chảng biết nơi nao là chốn quê nhà – Nguồn ảnh: proof.nationalgeographic.com

Làng Bely Bereg, khu vực Narovlyansk, Gomel.

 Những người kể chuyện: Anna Pavlovna Artyushenko, Eva Adamovna Artyushenko, Vasily Nikolaevich Artyushenko, Sofya Nikolaevna Moroz, Nadezha Borisovna Nikolaenko, Aleksandr Fedorosvich Nikolaenko, Mikhail Martynovich Lis.

“Cứ thế chúng tôi vượt qua mọi thứ và sống sót.”

“Tôi thậm chí không muốn nhớ đến quãng thời gian ấy chút nào hết. Kinh hãi lắm! Họ lùa chúng tôi đi, mấy người lính ấy mà. Họ đem cả những chiếc xe xúc khổng lồ đến. Lọai xe có thể họat động ở những địa thế hiểm trở khó khăn.  Có ông già nằm ở ngoài kia kìa. Ông ta đang hấp hối. Mà ông ta định đi đâu vậy? “Để tôi đi ra nghĩa trang. Tôi tự đi được mà.” Ông già vừa khóc vừa nói. Họ sẽ đền bù nhà của mình bằng cái gì? Cái gì? Xem, chỗ này xinh đẹp biết bao! Ai sẽ đền bù cho chúng tôi về sự mất mát này? Khu nghỉ hè cho khách du lịch mà.”

“ Máy bay, cả trực thăng- Chung quanh đây thật ồn ào. Những xe tải kéo theo rờ mọoc. Lính tráng. Tôi tưởng chiến tranh đã nổ ra. Với người Trung quốc hay người Mỹ gì đó.”

“Chồng tôi về nhà sau một cuộc họp ở nông trang. Anh bảo: “Ngày mai mình phải di tản ra khỏi đây.”. Tôi hỏi anh: “Còn lứa khoai ngòai vườn thì sao? Mình chưa kịp nhổ chúng lên. Chưa có thì giờ để làm.” Người hàng xóm gõ cửa. Chúng tôi ngồi xuống uống với nhau chút rượu. Anh ta bắt đầu chửi rủa viên chủ tịch nông trang. “Minh sẽ không đi đâu cả. Chấm hết. Chúng mình đã sống sót qua chiến tranh, giờ thì chất phóng xạ. Nếu có phải chôn thây ở đây mình cũng quyết sẽ không di tản.”

“Mới đầu chúng tôi lo lắm. Tưởng là sẽ chết cả nút chỉ trong khoảng thời gian hai hay ba tháng gì đó. Họ bảo chúng tôi vậy. Họ nhồi sọ chúng tôi. Họ làm cho chúng tôi sợ hãi. Ơn Chúa – Chúng tôi vẫn còn sống đây.”

“Tạ ơn Chúa! Tạ ơn Chúa!”.

“Chẳng ai biết thế giới bên kia như thế nào. Dẫu sao ở đây vẫn tốt hơn.Quen thuộc hơn.”.

“Chúng tôi ra đi. Tôi nhặt một nắm đất ở mộ mẹ tôi, bỏ vào trong cái túi nhỏ, rồi quỳ xuống: “Xin tha thứ cho chúng con đã bỏ mẹ ở đây mà đi.”. Lúc ấy là đêm nhưng tôi không sợ. Người ta viết tên tuổi của họ trên vách nhà. Trên gỗ. Trên rào dậu quanh nhà. Trên cả nền xi măng.”.

“Mấy người lính giết sạch chó. Họ bắn từng con một. Bặc! Bặc! Sau đó tôi không còn nghe tiếng của bất cứ sinh vật nào còn sống.”.

“Tôi là một đội trưởng của nông trang tập thể. 45 tuổi đời. Tôi cảm thấy tội nghiệp mọi người. Nông trang gửi chúng tôi đến Moscow với một bầy nai để tham dự triển lãm. Khi trở về chúng tôi được thưởng một huy hiệu và bằng khen màu đỏ. Mọi người ai cũng xưng hô với tôi hết sức trân trọng. “Thưa ông Vasily Nikolaevich. Ông Nikolaevich. Giờ thì tôi có còn là ông Nikolaevich nữa đâu. Chỉ là một lão già sống trong căn nhà nhỏ bé. Tôi sẽ nằm chết ở đây. Mấy người đàn bà vẫn mang nước đến cho tôi, họ sưởi ấm căn nhà. Tôi thấy thương hết thẩy mọi người. Ngoài đồng vẫn có phụ nữ vừa đi vừa hát. Họ không tìm thấy được gì ngoài ấy nhưng họ vẫn hát. Có lẽ là vài thanh củi khô nằm vương vất trong một ngày gọi là thu hoạch. Dầu vậy, họ vẫn cứ hát . . .”

“Dù đã bị nhiễm độc bởi chất phóng xạ, nhưng đây vẫn là nhà của chúng tôi. Không có nơi nào khác chúng tôi có thể ở. Ngay đến con chim cũng còn có tổ của nó . . .”.

“Để tôi kể thêm nhé: Tôi sống với con trai ở tầng thứ bẩy. Tôi đứng ở cửa sổ nhìn xuống, làm dấu thánh giá. Tôi tưởng mình nghe có tiếng ngựa. Tiếng gà trống gáy. Ôi khủng khiếp quá! Có lúc tôi mơ thấy mình đang ở trong vườn nhà, cột con bò cái vào cột rồi ngồi xuống vắt sữa nó, vắt mãi. Rồi tôi tỉnh dậy. Tôi không muốn thức dậy nữa. Tôi vẫn còn ở nhà mình. Lúc thì ở đây, lúc thì ở đó.”.

“Ban ngày thì chúng tôi sống tại nơi ở mới, còn ban đêm thì vẫn sống ở nhà cũ của mình – trong những giấc mơ.”.

“Mùa đông ở đây đêm rất dài. Chúng tôi chỉ biết ngồi buồn bã, và đếm: Lại thêm có ai vừa chết đấy?”.

“Chồng tôi nằm bệt trên giường bệnh hai tháng. Ông ấy không nói một lời, cũng không buồn trả lời tôi. Ông ấy phát điên rồi. Từ vườn nhà, tôi quay vào, hỏi: “Ông ơi, hôm nay ông thấy thế nào?”. Nghe tiếng tôi, ông ấy nhìn lên. Thế là khá rồi đấy! Miễn là ông ấy vẫn còn có mặt trong nhà. Khi một người thân đang hấp hối, bà không thể khóc được. Làm như thế là cản trở sự hấp hối của họ, phải để họ ra đi. Tôi lấy cây đèn cầy trong tủ, để vào tay ông ấy. Ông ấy cầm lấy và cố thở. Mắt ông ấy đã dại dần. Tôi không khóc. Chỉ xin một điều: “Gởi lời chào của tôi đến con gái và người mẹ thân yêu.”. Tôi đã cầu nguyện xin cho mình được chết cùng lúc với gia đình nhưng chẳng có thần linh nào chứng giám cho tôi. Ngài vẫn chưa cho tôi chết. Thế nên tôi còn sống ở đây . . .”.

“Mấy cô gái kia, đừng có khóc nữa! Lúc nào mà chúng ta không ở tuyến đầu. Chúng ta là những công nhân tiên tiến mà. Chúng ta đã sống qua thời Stalin, sống qua chiến tranh! Nếu tôi không biết cười và biết tự an ủi mình thì tôi đã treo cổ tự vận từ lâu rồi!”.

“Có lần mẹ tôi dậy – con lấy bức tượng, trở đầu ngược lại rồi dùng dây treo lên. Cứ để thế trong ba ngày. Rồi thì sau đó bất kể con ở đâu con cũng biết lối quay về nhà. Tôi có hai con bò cái, hai con bò đực, năm con heo, ngỗng, gà. Một con chó. Tôi ôm đầu bước đi quanh vườn. Tất cả đã biến mất rồi, tất cả. Chẳng còn gì sót lại!”.

“Tôi quét dọn nhà cửa, lau chùi bếp núc. Rồi để ít bánh mì trên bàn ăn, với ít muối, một cái đĩa nhỏ và ba cái muỗng. Nhà bao nhiêu người thì để bấy nhiêu cái muỗng. Có thế thì chúng tôi mới mong quay về nhà được.”.

“Con gà nào trong vườn mào cũng đổi màu đen xỉn, chứ không đỏ như trước nữa, vì bị nhiễm phóng xạ. Cả tháng trời chúng tôi không có phó mát để ăn. Vì sữa không chua được, nó vón lại thành từng cục bột trắng. Chỉ bởi chất phóng xạ.”.

“Cả vườn rau nhà tôi bị nhiễm phóng xạ. Tất cả hoa quả rau trái đều mang một màu trắng, trắng đến độ không thể nào trắng hơn được nữa, như thể có một vật gì trắng phủ lên. Tôi tưởng có ai đó đem từ trong rừng về.”.

“Chúng tôi không ai muốn bỏ đi. Bọn đàn ông say khướt, họ lao mình dưới gầm xe hơi. Mấy ông lãnh đạo đảng uỷ đến từng nhà một năn nỉ mọi người hãy đi. Nhưng có lệnh: “Không được mang theo đồ đạc cá nhân”.

“Bày gia súc không có nước uống đã ba ngày. Cũng không có gì để ăn nữa. Có anh phóng viên một tờ báo luẩn quẩn thế nào mà suýt bị mấy cô gái vắt sữa say rượu giết chết.”.

“Tay chỉ huy đến nhà tôi cùng với đám lính của hắn. Hắn dọa: “Đi ra khỏi nhà ngay, nếu không bọn tôi sẽ phóng hoả! Các cậu đâu? Đưa cho tôi bình xăng nào!”. Tôi chạy loanh quanh, tay vớ cái mền, tay chụp cái gối”.

“Thời chiến tranh mình nghe súng nổ chát chúa cả đêm. Chúng tôi đào một cái hầm ở trong rừng. Họ đánh bom khắp nơi. Thiêu huỷ mọi thứ – không chỉ nhà cửa, vườn tược, cây cối. Không có gì sót lại. Nhưng giờ đâu còn chiến tranh nữa. Chính vì thế mà tôi sợ hãi.”.

“Người ta hỏi phóng viên của đài phát thanh Armenian: “Táo có thể mọc lên được ở Chernobyl không? Được chứ, nhưng mà phải chôn cái hột táo thật sâu dưới đất.”.

“Họ cấp cho chúng tôi một căn nhà mới. Xây bằng gạch hẳn hoi. Nhưng, như bà biết đấy, trong 7 năm trời chúng tôi không đóng một cái đinh nào cả. Bởi vì nhà đó không phải của chúng tôi. Nó thật xa lạ. Chồng tôi khóc và khóc. Suốt tuần anh ấy lái xe xúc cho nông trang, chờ đợi ngày chủ nhật. Chủ nhật đến, anh ấy nằm nhìn tường rên rỉ. . .”.

“Không, không ai có thể lừa chúng tôi được nữa, chúng tôi sẽ không bỏ đi đâu hết. Ở đây không có cửa hàng, không có bệnh viện, không có điện. Buổi tối đến chúng tôi đốt đèn dầu, ngồi dưới ánh trăng. Chúng tôi thích thế! Bởi vì chúng tôi đang sống trong nhà của mình.”.

“Ở thành phố, con dâu tôi và tôi chăm sóc kỹ lưỡng căn nhà chung cư, lúc nào cũng lau chùi cửa nẻo ghế bàn. Tất cả đều được mua sắm bằng tiền của tôi, đồ đạc trong nhà và cả chiếc xe hơi Zhiguli nữa. Tiền đó là của chính phủ bồi thường cho căn nhà và bầy bò của tôi bỏ lại. Ngay khi tiền hết thì tôi hiểu mình không còn cần có mặt ở trong nhà của nó nữa.”.

“Các con chúng tôi lấy một phần tiền. Số còn lại mất là bởi lạm phát. Với số tiền họ bồi thường căn nhà của chúng tôi chỉ đủ mua một kí lô kẹo ngon. Có thể bây giờ thì không đủ nữa.”.

“Tôi cuốc bộ ròng rã hai tuần lễ. Cùng với con bò cái. Người ta không cho tôi vào trong nhà. Tôi phải ngủ ngoài rừng.”.

“Ai cũng sợ chúng tôi. Họ bảo chúng tôi bị nhiễm xạ. Tại sao Chúa trừng phạt chúng tôi? Ngài nổi giận chăng? Chúng tôi không sống như mọi người, không sống đúng theo giáo luật của Ngài. Chính vì thế mà người ta đang giết chóc lẫn nhau.”.

“Mùa hè mấy đứa cháu tôi chúng đến chơi. Hồi đầu, chúng sợ, không dám đến. Giờ thì mùa hè nào chúng cũng về. Mang theo cả thức ăn nữa, bất cứ thứ gì chúng kiếm được. Chúng bảo tôi: “Bà ngoại à, bà có đọc quyển tiểu thuyết Robinson Crusoe chưa? Anh chàng Robinson Crusoe cũng sống một mình như mình vậy. Chung quanh chẳng có ai cả. Tôi mua được nửa bao diêm. Một cái cuốc và một cái xẻng. Hiện giờ tôi có mỡ, có trứng, và sữa. Chỉ thiếu đường. Không trồng mía được. Nhưng mình có cả khoảng đất mênh mông này. Cứ cày bừa trồng tỉa hàng trăm héc-ta đất nếu mình có sức. Không chính quyền, không ông chủ. Không có ai đứng án ngữ giữa đường .”.

“Mấy con mèo đã trở lại nhà với chúng tôi. Cả mấy con chó nữa. Chúng tôi cùng đoàn tụ xum vầy. Nhưng mà những người lính giữ an ninh khu vực không cho chúng tôi qua trạm. Thế là chúng tôi phải len lỏi đi đường rừng – như mấy ông du kích quân.”.

“Chúng tôi không cần bất cứ thứ gì từ chính quyền. Hãy để cho chúng tôi yên. Đó là thứ duy nhất chúng tôi muốn từ họ. Chúng tôi không cần cửa hàng, không cần xe bus. Chúng tôi đi bộ lấy bánh mì. 20 ki lô mét. Hãy cứ để cho chúng tôi yên. Chúng tôi muốn tự xoay sở mọi chuyện .”.

“Ba gia đình chúng tôi cùng quay trở về. Nhà cửa chúng tôi bị vét sạch mọi thứ. Bếp vỡ nát hết. Cửa sổ, cửa chính bị tháo gỡ. Đèn đuốc, nút điện, ổ cắm điện – mất hết. Chả còn gì cả. Tôi phải thu vén các thứ bằng chỉ đôi tay này. Làm sao khác được!”.

“Khi mà lũ ngỗng hoang kêu inh ỏi ngoài kia, có nghĩa là mùa xuân đã trở về. Thời điểm gieo hạt ngoài cánh đồng. Vậy mà chúng tôi phải ngồi suông trong căn nhà trống hoang trống hoác. Nhưng ít nhất còn có cái mái che vững chắc trên đầu.”.

“Bọn cảnh sát đang la hét om sòm. Những chiếc xe đầy cảnh sát phóng tới, chúng tôi chạy vào rừng. Như trước đây chúng tôi chạy trốn bọn Đức. Có lần cảnh sát còn đem theo một ông công tố viện. Ông này vừa thở không ra hơi vừa đe doạ sẽ nhốt chúng tôi vào tù vì vi phạm điều 10. Tôi bảo: “Cứ để họ  đem tôi vào tù trong một năm. Đủ một năm tôi sẽ về lại đây sống tiếp.”. Việc của cảnh sát là la hét, đe nẹt. Việc của chúng ta là cứ câm miệng hến. Tôi có cái huy chương này – huy chương thưởng cho người gặt giỏi nhất nông trang. Vậy mà ông ta đem điều luật 10 ra doạ tôi.”.

“Ngày nào tôi cũng mơ thấy căn nhà của mình. Tôi trở về, đào bới ngoài vườn, sửa sang lại giường chiếu. Lần nào tôi cũng tìm thấy được cái gì đó: khi thì chiếc giầy, khi thì chú gà con. Chúng làm tôi vui sướng. Tôi sẽ sớm về nhà .  . .”.

“Ban đêm chúng tôi cầu xin Chúa, ban ngày thì cầu xin cảnh sát. Nếu bà hỏi tôi: “Sao chị khóc? Tôi không biết trả lời sao. Tôi sung sướng được sống trong căn nhà của mình.”.

“Chúng tôi sống qua mọi thứ, sống sót sau bao nhiêu chuyện xảy ra .  . .”.

“Tôi đi khám bác sĩ. Tôi nói “Cháu ơi, đôi chân của bà không chịu cử động nữa. Mấy cái khớp này hành đau quá. “Ngọai ơi, bà phải bỏ quách cái con bò cái ấy đi thôi. Sữa của nó bị nhiễm phóng xạ rồi.”. Tôi trả lời: “Không, không! Chân của bà đau, đầu gối của bà đau, nhưng bà nhất định không bỏ con bò cái. Nó nuôi bà đấy!”.

“Tôi có 7 đứa con tất cả. Bọn chúng ở cả thành phố. Riêng tôi ở đây một mình. Chung quanh là những tấm hình của chúng nó. Tôi tự chuyện trò một mình, với mình, chỉ một mình. Tự tay tôi sơn lấy căn nhà, tốn mất 6 hộp sơn. Tôi sống như thế đấy. Tôi nuôi dưỡng 4 đứa con trai, 3 đứa con gái. Chồng tôi chết sớm. Giờ thì chỉ còn lại mình tôi.”.

“Có lần tôi gặp chó sói. Nó đứng đó, tôi đứng đó. Chúng tôi nhìn nhau. Nó chạy băng qua đường, tôi cũng chạy bán sống bán chết, mũ nón văng đâu mất. Thật đáng sợ quá!”.

“Loài thú nào cũng sợ con người. Nếu bà không làm gì nó thì nó cũng chỉ đi vòng vòng quanh bà. Trước đây, đi trong rừng nghe có tiếng người, bà sẽ chạy tìm họ. Còn bây giờ thì người ta lẩn trốn nhau. Chúa đã cứu tôi bằng cách không để tôi gặp người nào đó trong rừng.”.

“Những gì viết trong Kinh Thánh đều có thật hết. Trong đó cũng có viết về nông trang tập thể của chúng tôi. Và về ông Gorbachev. Viết rằng sẽ ra đời một quan chức rất lớn có cái bớt bẩm sinh trên người và rằng một đế chế hùng mạnh sẽ sụp đổ. Rồi kế tiếp đó là ngày Tận Thế, ngày Phán Xử Cuối Cùng. Những ai sống ở thành phố sẽ chết hết và chỉ có một người sống ở làng quê được sống. Người sống sót này sẽ rất vui sướng tìm ra dấu chân người. Không phải một con người khác mà là dấu chân của chính anh ta.”.

“Chúng tôi có cái đèn . Cái đèn đốt bằng dầu cặn. Mấy người phụ nữ đã nói rồi đấy. Nếu chúng tôi bắt được con lợn rừng, chúng tôi đem xuống tầng hầm xẻ thịt và chôn dưới đất. Ở đó có thể giữ thịt được 3 ngày. Còn rượu thì chúng tôi tự nấu lấy.”.

“Tôi có hai bao muối. Không có sự giúp đỡ của chính quyền chúng tôi cũng chẳng sao. Củi giả thì nhiều lắm. Ngoài kia có cả một khu rừng mà. Căn nhà ấm áp. Có đèn chiếu sáng. Thật dễ chịu! Tôi nuôi 1 con dê, 1 đứa trẻ, 3 con heo, 14 con gà. Đất thì tha hồ mà chiếm. Cỏ cũng tha hồ mà cắt. Có cả giếng nước. Và tự do. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc. Không còn phải ở trong nông trang tập thể nữa. Giờ thì chúng tôi là một cộng đồng, một xóm giềng. Chúng tôi cần mua thêm một con ngựa nữa. Chỉ một con ngựa nhỏ nữa thôi là chúng tôi có thể tự lực cánh sinh một mình chẳng cần đến ai.”.

“Có anh chàng phóng viên ví von rằng chúng tôi không chỉ về nhà, mà còn đi ngược thời gian hàng trăm năm. Chúng tôi dùng búa để gặt , dùng liềm để cắt cỏ và đập lúa ngay trên mặt đường.”.

“Thời chiến tranh nhà cửa chúng tôi bị đốt cháy, chúng tôi phải trốn chui trốn nhũi trong những cái hầm trú ẩn. Chúng giết anh tôi và hai đứa con trai của anh ấy. Gia đình tôi bị giết tất cả là 17 người. Mẹ tôi khóc hết nước mắt. Có một bà cụ già đi lang thang khắp làng mót thức ăn, thấy vậy bảo mẹ tôi: “Bà thương khóc người chết à? Đừng! Người nào đã hy sinh chính mạng sống mình cho kẻ khác, người ấy là thánh.”. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho tổ quốc. Chỉ có giết người là tôi không thể làm được. Tôi làm nghề dạy học, tôi dạy học trò tôi hãy thương yêu lẫn nhau. Phải, tôi dạy chúng như thế!”. Điều tốt luôn luôn chiến thắng. “Những đứa trẻ con, tâm hồn chúng bao giờ cũng thuần khiết.”.

“Chernobyl giống như một cuộc chiến tranh bao trùm mọi cuộc chiến tranh. Chẳng còn chỗ nào để ẩn náu cả. Kể cả lòng đất, kể cả dưới nước, kể cả trên trời.”.

“Chúng tôi tắt máy phát thanh ngay lập tức. Chúng tôi chẳng biết điều gì xẩy ra ngoài kia, nhưng cuộc sống thật yên bình. Chúng tôi không biết đến lo âu. Người ta ghé qua, kể cho chúng tôi nghe nhiều thứ, – rằng chỗ nào cũng có chiến tranh. Và thế là chủ nghĩa xã hội biến mất và chúng tôi sống dưới chủ nghĩa tư bản. Sa Hoàng sẽ trở lại. Có thật thế không?”.

“Thỉnh thoảng có con lợn rừng chạy vào vườn, có khi con chồn. Nhưng người thì không. Chỉ có cảnh sát.”.

“Bà nên đến thăm nhà tôi nữa chứ!”.

“ Nhà tôi nữa. Đã lâu lắm rồi tôi không được tiếp khách.”.

“Tôi làm dấu thánh giá rồi cầu nguyện: Lạy chúa! Đã hai lần cảnh sát vào nhà con đập bể cái lò bếp. Chúng bắt con ra khỏi nhà trên chiếc xe xúc. Nhưng rồi con cũng lại quay về được. Họ nên để cho người ta về nhà chứ – mọi người quỳ xuống năn nỉ kìa. Nỗi đau khổ của chúng con được nói đến khắp toàn cầu. Bây giờ chỉ có người chết mới được về. Chết rồi mới được phép về. Còn người sống phải lén về vào ban đêm, băng rừng mà về.”.

“Ai cũng muốn được trở về nhà cho kịp mùa gặt. Đúng thế đấy! Mọi người đều muốn được lấy lại phần của mình. Cảnh sát lập danh sách những người họ cho phép quay về nhưng trẻ con dưới 18 tuổi thì không được phép. Mọi người sung sướng được đứng giữa sân nhà cạnh cây táo chính tay họ trồng. Trước hết, họ sẽ chạy ra nghĩa trang để khóc, rồi trở về lại sân nhà mình, cũng chỉ để khóc. Và, tất nhiên, cầu nguyện. Họ đốt nến, treo chúng trên hàng rào. Như họ đã làm như thế trên những hàng rào nhỏ ở nghĩa trang. Có khi họ treo một vòng hoa tang trước cửa nhà. Có khi là tấm khăn màu trắng ở cổng. Mấy bà cụ già quỳ xuống cầu nguyện : “Hỡi các anh chị em! Xin hãy bền chí kiên trì!”.

“Người ta mang trứng, bánh mì và nhiều thứ khác ra nghĩa trang. Họ ngồi xuống chỗ phần mộ gia đình. Rồi gọi : “Chị ơi, em đến thăm chị đây. Ăn cơm với em nhé!” Hoặc: “Mẹ ơi! Mẹ thân yêu ơi! Bố, Bố ơi!”. Họ gọi các linh hồn từ trời xuống. Thân nhân những người vừa mới chết thì khóc lóc. Còn những người khác thì mắt ráo hoảnh. Họ chuyện trò, gợi lại chuyện đã qua. Ai cũng cầu nguyện. Kể cả những người không biết cầu nguyện như thế nào, cũng cầu nguyện.”.

“Chỉ có khi đêm xuống thì tôi mới ngưng khóc. Bà không thể khóc tiếc thương người chết vào ban đêm. Tôi không bao giờ khóc lúc không còn ánh mặt trời. Lạy Chúa! Xin hãy nhớ đến những linh hồn. Và đưa họ về nước Chúa.”.

“Nếu bà không biết tiếu lâm là bà thiệt đấy. Ở chợ có một phụ nữ người Ukraine rao bán những trái táo đỏ thật lớn. “Mua táo đây! táo đây! Táo Chernobyl đây!”. Có người bảo chị ấy đừng có rao hàng như vậy, sẽ chẳng có ma nào thèm mua.” Chị trả lời: “Không sao đâu! Thế nào cũng có người mua mà. Có người cần mua để biếu mẹ chồng, có người lại mua biếu sếp.”.

“Có anh chàng nọ mới ở tù ra. Được ân xá ấy mà! Anh ta ở ngay làng bên cạnh. Trở về, mẹ chết, nhà bị vùi dưới đất. Anh ta chạy qua nhà chúng tôi, đề nghị: “Cho tôi ít bánh mì, ít mỡ. Tôi sẽ chẻ củi cho.” Anh ta được toại nguyện ngay”.

“Cả nước là một mớ hỗn loạn – mọi người đều trở về đây. Họ trốn tránh nhau. Trốn tránh luật pháp. Sống cô độc. Có cả những kẻ lạ mặt nữa. Trông họ lạnh lùng, không một chút thân thiện trong ánh mắt. Khi say sưa họ có khả năng đốt sạch mọi thứ. Đêm ngủ chúng tôi để rìu và chỉa ba dưới gậm giường. Ngoài nhà bếp, ngay cửa ra vào là cây búa.”.

“Mùa xuân rồi có một con chồn bị bệnh dại. Khi chồn bị bệnh dại, nó lại hiền lành một cách khác thường. Nó không dám nhìn vào mặt nước. Hãy cứ để một chậu nước trong vườn nhà, nó sẽ chạy đi chỗ khác ngay.”.

“Không có truyền hình. Cũng chẳng phim ảnh. Chỉ có thể làm mỗi một điều là nhìn ra ngoài cửa sổ. À, cầu nguyện nữa chứ, tất nhiên rồi. Trước đây có cộng sản thay vì Chúa, nhưng giờ chỉ còn có Chúa thôi. Thế nên chúng tôi cầu nguyện.”.

“Chúng tôi là những người đã từng đóng góp cho đất nước. Tôi đã ở trong đội du kích quân một năm. Chúng tôi tham gia chiến đấu đánh đuổi bọn Đức. Tôi đã viết tên mình trên miếng băng tay chữ Vạn: Artyushenko. Tôi đã xăn tay áo lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Bây giờ nó đâu rồi?”.

“Ở đây chúng tôi có chủ nghĩa cộng sản – chúng tôi sống như anh chị em ruột thịt với nhau.”

“Cái năm mà chiến tranh bùng nổ, vườn nhà chúng tôi tuyệt không thấy có nấm hay dâu tây gì cả. Liệu bà có tin nổi không? Ngay đến mặt đất cũng đã ngửi trước được mùi thảm hoạ. Năm 1941. Tôi nhớ chứ! làm sao mà tôi có thể quên được chiến tranh. Có tin đồn lan truyền rằng những tù binh chiến tranh bị giải qua làng, nếu  ai nhận diện được người thân thì có thể đem họ về. Cánh phụ nữ chạy ùa đến ngay. Đêm hôm đó, có chị dẫn chồng mình về nhà, có chị dẫn người không phải chồng mình. Chẳng may có một thằng vô lại. Nó cũng bình thường như bao người khác, có vợ, hai đứa con. Thế mà nó đi báo với tên chỉ huy là chúng tôi dẫn cả người Ukraine về nhà. Vasko, Sashko. Hôm sau, bọn Đức đến bằng những chiếc xe máy. Chúng tôi quỳ xuống năn nỉ xin tha. Mặc. Chúng vẫn cứ dẫn mấy người Ukraine đi vào rừng rồi xả súng bắn chết hết. Cả 9 người. Đều còn rất trẻ và hiền lành!Vasko, Sashko. . . “.

“Bọn lãnh đạo đến, họ la hét ỏm tỏi, nhưng chúng tôi điếc và câm hết. Cứ thế, chúng tôi sống qua mọi thứ, sống sót sau bao nhiêu chuyện xảy ra .  . .”.

“Nhưng tôi đang nói chuyện khác, cái chuyện mà tôi đã suy nghĩ về nó rất nhiều. Ở nghĩa trang ấy! Người thì cầu nguyện rõ to, kẻ khác lại rất lặng lẽ. Có người cầu: “Hỡi cát vàng, hãy mở ra nào. Hỡi đêm đen, hãy mở ra nào.” Rừng thì có thể mở lòng ra với người, nhưng cát thì không bao giờ. Tôi sẽ sàng hỏi: “Ivan, Ivan, em sống thế nào đây?”. Nhưng anh ấy không buồn trả lời tôi dù bất cứ bằng cách nào.”. “Tôi không có mất mát nào của riêng mình để khóc than, thế nên tôi khóc than cho mọi người. Cho những kẻ lạ mặt. Tôi vào nghĩa trang. Chuyện trò với người chết.”.

“Tôi không sợ ai hết – người chết cũng không sợ, thú vật cũng không sợ, không sợ ai hết. Con trai tôi từ thành phố ghé qua, nó cáu gắt với tôi: “Sao mẹ còn ở đây? Bọn cướp nó giết mẹ thì sao?”. Nhưng mà nó muốn lấy cái gì của tôi? Thì có mấy cái gối đó. Trong căn nhà đơn sơ như thế này, thì gối là đồ đạc chính. Thằng ăn cắp nào muốn vào đây, ngay lúc nó thò đầu vào cửa sổ tôi đã chặt béng bằng chiếc rìu này rồi. Chúng tôi sống sót ở đây như thế đó. Có thể chẳng có Chúa nào ở đây, có thể vẫn có ai đó, nhưng lại ở tuốt trên cao kia . Thế là tôi vẫn cứ sống còn.”.

“Tại sao Chernobyl suy sụp thảm hại như thế? Có người bảo đó là do lỗi của các nhà khoa học. Họ dám nắm râu Chúa và Chúa đang cười to. Nhưng chúng tôi mới là người phải trả giá cho lỗi lầm ấy.”.

“Chúng tôi chưa bao giờ được sống yên ổn, tử tế. Lúc nào chúng tôi cũng sợ hãi. Hồi chiến tranh họ bắt người làng đi phục vụ. Lái những chiếc xe hơi đen đến, họ bắt ba trong số những đàn ông trai tráng đang làm việc ngoài đồng. Cho đến nay vẫn chưa có ai trở về. Thế nên chúng tôi luôn sống trong sự sợ hãi.”.

“Giờ thì chúng tôi tự do rồi. Mùa màng trù phú. Chúng tôi sống như những ông hoàng.”.

“Tôi chỉ sở hữu duy nhất một con bò cái. Tôi sẽ giao nộp nó ngay nếu họ không gây thêm một cuộc chiến tranh nào nữa. Sao tôi thù ghét chiến tranh thế!”.

“Ở đây chúng tôi có một cuộc chiến tranh trên hết các cuộc chiến tranh – đó là Chernobyl.”.

“Và những con chim cu đang cúc cu, những con ác là đang chích choè, những con hoẵng đang thi nhau chạy. Liệu chúng có còn sinh sản được nữa không? Ai biết được? buổi sáng tôi nhìn ra vườn, thấy mấy con lợn rừng đang chũi đất. Chúng là lợn hoang mà. Con người còn có thể tạo dựng lại cuộc sống ở một nơi khác được, nhưng con hươu, con lợn thì không thể được. Cũng như nước nó đâu có tôn trọng ranh giới biên thuỳ, nó chảy theo mặt đất, chảy dưới mặt đất.”.

“Đau lòng lắm, các bà ơi. Ôi, đau lòng lắm! Hãy im lặng nào. Họ âm thầm mang quan tài của mình đến. Cẩn thận. Kẻo lại va vào cửa, vào thành giường, vào bất cứ thứ gì hoặc làm đổ tung toé. Nếu không thì mình sẽ phải chờ người chết kế tiếp đấy! lạy Chúa! Xin cứu rỗi những linh hồn, đem họ về nước Chúa. Xin hãy đọc kinh cầu nguyện cho họ trong giờ lâm tử. Ở đây chúng tôi có nhiều những ngôi mộ. Chỗ nào cũng có mộ. Máy ủi đất, xe xúc làm việc cật lực. Nhà cửa bị hạ xuống rầm rập. Các người thợ đào mồ không lúc nào ngưng tay. Người ta vùi lấp trường học, toà nhà sở chỉ huy, nhà vệ sinh. Cũng chỉ là một thế giới đó thôi, nhưng con người ở đó thì khác hẳn. Có một điều tôi không biết, con người ta có linh hồn không? Xếp loại chúng như thế nào? và làm sao tất cả các linh hồn có thể thích nghi được  trong thế giới kế tiếp? Ông tôi hấp hối 2 ngày trước khi chết. Tôi núp sau nhà bếp để chờ xem linh hồn nó bay ra khỏi xác của ông tôi bằng cách nào. Tôi ra vắt sữa bò- quay lại, thấy ông tôi chết rồi mà hai mắt vẫn mở rộng. Linh hồn ông tôi cũng đi mất từ bao giờ. Hoặc là chẳng có linh hồn nào bay đi cả. Vậy thì bằng cách nào để ông tôi và tôi có thể gặp lại nhau ?”.

“Có bà cụ già đoan quyết là chúng ta sẽ bất tử. Chúng tôi đọc kinh cầu nguyện. Lạy Chúa, xin cho chúng con sức mạnh để chúng con vượt qua được sự mỏi mệt của cuộc sống này”.

*“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich. Bản Việt ngữ do T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện, dựa trên bản Anh ngữ của Keith Gessen, Nhà Xuất Bản Dalkey Archive Press –Normal – London 2005.

Về lại MỤC LỤC

 

 

 

“Văn minh tân học sách” – Bước chuyển có ý thức sang nền văn minh mới

Phạm Khiêm Ích

9-7-2017

Trang 104 trong số 111 trang sách “Văn minh tân học sách”. Nguồn: internet

“Văn minh tân học sách” (VMTHS) là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT). PGS. TS. Chương Thâu gọi đây là “một tuyên ngôn, một cương lĩnh xây dựng nền giáo dục và nền học thuật mới, chìa khóa của tiến bộ quốc gia và dân tộc”. Nhà giáo Vũ Thế Khôi cho rằng VMTHS là “bản cương lĩnh cách mạng thực sự, đề xuất một chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, phục vụ mục đích canh tân đất nước”.

VMTHS (Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh) là tác phẩm đầu tiên tập trung bàn luận về văn minh, đặc điểm của văn minh Việt Nam so sánh với văn minh phương Tây, nêu lên những nguyên nhân làm cho nước ta chậm tiến, đồng thời đề ra một loạt biện pháp cụ thể nhằm đưa nước ta tiến kịp các nước phương Tây. Tác phẩm bằng chữ Hán này ra đời năm 1904 trước khi xuất hiện phong trào ĐKNT. Ba năm sau, đầu năm 1907 VMTHS được in lại làm tài liệu sách giáo khoa của ĐKNT. Mãi đến năm 1961 Đặng Thai Mai mới dịch ra quốc ngữ. Cho đến nay, vẫn chưa rõ ai là tác giả của VMTHS. Theo nhà giáo Vũ Thế Khôi, tác giả của VMTHS có thể là Ngô Đức Kế, về sau là thành viên Ban Tu thư – Dịch thuật của ĐKNT.

Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc quốc gia khởi nghiệp thế kỷ XX

Nguyễn Khắc Mai

9-7-2017

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)

Cụ Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, tại hội thảo 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguồn: tác giả cung cấp

I. Đông Kinh Nghĩa Thục – Điều cần đến đã đến

Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của Nhật bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga – Nhật kết thúc. Nhật đã đánh tan Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam.

Cả một cuộc đời được ghi lại trên cánh cửa

S. Alexievich

Một cảnh trong phim Chernobyl Diaries (2012)

 Tôi muốn được làm một người chứng . . .

Nó đã xẩy ra 10 năm trước đây. Nó vẫn xẩy ra với tôi như thế mỗi ngày.

Chúng tôi sống ở một thành phố có tên là Pripyat.

Những gì có thể nói với người Sống và người Chết

S. Alexievich

Tượng Chúa chịu nạn ở thành phố Pripyat 2012 – Nguồn ảnh: Newsweek

Đêm xuống, chó sói vào sân nhà. Từ cửa sổ nhìn ra, tôi thấy mắt nó sáng rực như hai chiếc đèn pha xe hơi. Bây giờ thì tôi đã quen với mọi chuyện. Tôi sống ở đây một mình đã 7 năm, từ khi mọi người bỏ đi. Ban đêm nhiều khi tôi cứ ngồi đó, miên man suy nghĩ, cho đến rạng ngày. Vẫn như mọi khi, đêm nay tôi ngồi trên giường thức trọn.Trời sáng, tôi đứng dậy nhìn nắng mặt trời.

Phần I – Mảnh đất của người chết – . . . tại sao chúng ta vẫn nhớ

S. Alexievich

Mảnh đất của người chết – Nguồn ảnh: Historicusforma

Bà quyết định viết về chuyện này? câu chuyện này? Nhưng tôi không muốn người ta biết bất cứ điều gì về tôi, về những gì tôi đã phải chịu đựng ở đó. Một mặt, trong tôi vẫn ẩn chứa ước vọng được thổ lộ, được nói ra mọi điều mình kinh qua, và một mặt khác – Tôi có cảm giác đang tự bóc trần mình. Tôi không muốn làm việc đó.

Mở Đầu – Tiếng lòng của một mảnh hồn cô độc

S. Alexievich

Cửa sổ một căn nhà bỏ hoang ở Pripyat-Nguồn: Alphr.com

Chúng ta là không khí, chúng ta không phải là đất.

Mamardashvili

Tôi không biết tôi nên nói về điều gì – về sự chết hay về tình yêu? Hay là hai thứ ấy chẳng có gì khác nhau? Tôi nên nói về cái nào đây?

Cần phải cải biến con người

FB Luân Lê

4-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thứ nhất, một xã hội man rợ và bạo lực ngay cả trong các nếp sinh hoạt văn hóa. Như chém lợn, chọi trâu hoặc đập đầu trâu đến chết một cách công khai trước bàn dân thiên hạ, từ người già tới trẻ em, từ đàn ông tới phụ nữ, họ hò hét và sảng khoái với những lễ hội rợn người này. Chứng kiến những cảnh tượng họ chém thẳng đầu lợn tứa máu, dùng búa tạ đập đầu trâu, đặt cược những cặp trâu chọi nhau trong những lễ hội, nhìn mà thấy rùng mình kinh sợ. Những đứa trẻ chứng kiến những cảnh đó lớn lên bằng những hình tượng kinh hoàng ấy sẽ trở nên như thế nào sau này?

Tiếng Vọng Từ Chernobyl – Chú Thích về Lịch Sử

Keith Gessen

Toà nhà chứa lò phản ứng số 4

Belarus không sở hữu một nhà máy năng lượng nguyên tử nào. Trong số những nhà máy nguyên tử vẫn còn họat động trong vùng lãnh thổ cũ của của Liên Xô, thì những nhà máy gần Belarus nhất là những nhà máy được Liên Xô thiết kế theo kiểu RMBK* đã lỗi thời và không an tòan. Ở về phía bắc Belarus là nhà máy Ignalinks, phía đông, nhà máy Smolenks và phía nam, nhà máy Chernobyl.

Voices from Chernobyl – Lời Tựa của bản Anh Ngữ

Keith Gessen

(Keith Gessen 1975- )

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, sau khi chiếc máy bay thứ nhất của bọn khủng bố đâm vào toà nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (WTC), các tiền trạm y tế khẩn cấp đã được thiết lập ở nhiều nơi trong thành phố New York. Các bác sĩ, y tá hối hả đến bệnh viện tình nguyện nhận thêm ca trực phụ trội và rất nhiều người khác đến để sẵn sàng hiến máu. Đây là những cử chỉ hào phóng bầy tỏ thái độ sẵn sàng chia sẻ khi hoạn nạn.

Tiếng Vọng từ Chernobyl – Lời Tựa bản Việt Ngữ

T.Vấn

Voices from Chernobyl – Bìa bản Anh Ngữ

Ngày 26 tháng 4 năm 1986, nhà máy phản ứng hạt nhân Chernobyl của Liên Xô nằm trên lãnh thổ nước cộng hoà Ukraine đã phát nổ, gây nên một thảm hoạ tệ hại nhất chưa từng có trong lịch sử nhân loại vì những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến ba phần tư lãnh thổ châu Âu sẽ còn kéo dài hàng thế kỷ.

Trước khi bị tan rã năm 1991, Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hoà : Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Latvia, Kazhakhstan, Kyrgyzstan, Lithuania, Moldavia, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan. Trong số này, Nga (Russia) là nước lớn nhất và đông dân nhất, kế đó là Ukraine.

Nhà máy hạt nhân Chernobyl nằm trên khu vực cách thủ đô Kiev của Ukraine  130 Km về hướng Bắc và cách ranh giới phía nam của Belarus 20 Km. Rạng sáng ngày 26 tháng 4 năm 1986, một tiếng nổ kinh hoàng đã phá tan mái lò phản ứng số 4 (có tất cả 4 lò trong khu vực) và bụi phóng xạ đã từ đó bay ra làm ô nhiễm không khí (khu vực bị ô nhiễm được ước tính là khoảng ba phần tư châu Âu). Nguyên nhân của vụ nổ được cho là một lỗi lầm do thiết kế đã làm cho “máy phản ứng hạt nhân” bị nóng quá sức chịu đựng của nó (overheat) và phát nổ.

Thoạt đầu, con số thương vong vì vụ nổ do nhà cầm quyền Liên Xô đưa ra rất khiêm tốn : chỉ có 31 người chết. Và cũng theo ước tính ban đầu, khu vực bị nhiễm phóng xạ không quá chu vi 30 Km tính từ nhà máy số 4, bao gồm thành phố Pripyat, nơi cư ngụ của hàng ngàn công nhân làm việc ở nhà máy cùng với gia đình của họ.

Mới nhìn qua, tai nạn Chernobyl chẳng có ý nghĩa gì so với số người chết do động đất, bão táp hoặc về diện tích thiệt hại so với một cuộc cháy rừng. Nhưng thực tế cho thấy, thiệt hại về con người và môi trường vượt quá sự ước tính mà khoa học có thể phác hoạ được.

Cho đến nay, đã có 485 ngôi làng, thành phố bị xoá sổ, 2.1 triệu người sống trên những vùng đất bị nhiễm xạ rất nặng. Con số chính thức người chết vì phóng xạ chưa có cách gì kiểm chứng được, nhưng đã có hàng ngàn trẻ em sinh ra với những dị tật mà nguyên nhân là cha mẹ chúng đã bị nhiễm phóng xạ hoặc sống trong vùng bị nhiễm xạ. Hàng chục ngàn người khác vẫn còn mang trên người những chứng bệnh cả trên thể xác lẫn tinh thần không thể chữa trị.

Con số thiệt hại to lớn ấy còn có nguyên nhân đến từ cung cách đối phó với vụ nổ, một cung cách rất điển hình của những nhà nước cộng sản. Họ tìm cách che giấu tin tức, hoặc làm giảm nhẹ tầm thiệt hại, không cho thế giới bên ngoài và chính công dân của mình biết rõ sự thực về điều gì đã và đang xẩy ra. Ngay cả cư dân của thành phố Pripyat, nơi nhà máy phát nổ, cũng bị chính quyền dấu diếm không cho biết rõ nguyên nhân và hậu quả không thể tránh khỏi. Vì thế, đội giải cứu được gởi đến nhà máy với những trang thiết bị thật thô sơ, không được bảo vệ cho chính người đến giải cứu nạn nhân vụ nổ. Cư dân của khu vực xẩy ra vụ nổ mãi đến gần 40 tiếng đồng hồ sau mới được lệnh chính quyền di tản. Vào thời điểm này, rất nhiều người đã bị nhiễm độc phóng xạ ở những mức độ khác nhau.

Do cách đối phó vô trách nhiệm ấy, các biện pháp bảo vệ an toàn công cộng đã không được thực hiện kịp thời và đúng mức. Những nghiên cứu y khoa hiện nay đã phát hiện ra sự tương quan về con số người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng ở những khu vực bị ô nhiễm, đặc biệt là ở vùng đất gồm 3 nước: Nga, Ukraine và Belarus. Theo ước tính, hậu quả nghiêm trọng về môi trường và sức khoẻ con người ở khu vực này còn kéo dài cả hàng thế kỷ.

Một hậu quả khác không thể không nhắc tới là những chấn thương tâm lý nặng nề cho người dân khu vực nhiễm xạ. Một chứng bệnh hỗn loạn tâm lý có tên Hội chứng Chernobyl (Chernobyl Syndrome) thường thấy ở những người bị ám ảnh, sợ hãi bởi sự dấu diếm, lừa dối, che đậy của nhà cầm quyền qua vụ nổ nhà máy hạt nhân. Hội chứng này không phải là hậu quả của vụ nổ nhà máy, mà chính là kết quả không thể tránh khỏi của sự không lương thiện, vô trách nhiệm nói trên.

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của nhà văn đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm 2015 Svetlana Alexievich là tác phẩm văn chương đầu tiên lấy chủ đề chính từ vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl. Tác phẩm là tổng hợp những câu chuyện kể của từng con người, trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của vụ nổ, xa hơn nữa, là nạn nhân của chính cách đối phó với thảm hoạ của nhà cầm quyền. Mỗi câu chuyện bộc lộ sự đau khổ, sự mất mát, sự sợ hãi, nỗi giận dữ, cảm thức bất an mà mỗi người kể cùng với gia đình họ đã trải qua.

Để ghi lại bi kịch của từng nạn nhân nói trên, tác giả – vốn xuất thân là một nhà báo chuyên nghiệp – đã để ra thời gian 10 năm đi phỏng vấn khoảng năm trăm nạn nhân vụ nổ, từ những người dân thường, nhân viên cứu hoả cho đến những công nhân được giao phó nhiệm vụ dọn dẹp.

Do nội dung là những chứng từ trung thực, phản ánh mọi khía cạnh của thảm hoạ, từ bản thân vụ nổ, nguyên nhân, hậu quả cho đến cách đối phó trong lúc và sau vụ nổ của các giới chức trách nhiệm, nên tác phẩm đóng vai trò bản cáo trạng một chế độ chỉ biết lấy lừa bịp, dối trá làm phương châm hành xử. Chính vì lý do này mà tác giả của nó đã bị chính quyền độc tài Lukashenka của Belarus kết án và bị buộc phải sống lưu vong từ năm 2000 đến năm 2011.

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich đã góp phần quan trọng để Uỷ ban chấm giải Nobel Thuỵ Điển quyết định trao gỉai thưởng văn chương năm 2015 cho tác giả. Quả thật, như nhận định của uỷ ban chấm giải, những tác phẩm của bà là “một tượng đài cho sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta.”.

 Tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Nga Keith Gessen, dịch giả bản Anh ngữ của “Tiếng vọng từ Chernobyl” (mà chúng tôi dựa vào để chuyển ngữ sang tiếng Việt), khi hay tin Svetlana Alexievich được trao giải văn chương Nobel 2015, đã bày tỏ ý kiến rằng, khi thế giới thực sự cảm thấy bực bội với nước Nga thì sự kiện một nhà văn có gốc gác từ đó được trao giải Nobel không nằm ngoài sự mong đợi của nhiều người. Nhất là đó lại là một nhà văn phản kháng đã từng chính thức lên tiếng phê phán chế độ (trong trường hợp Svetlana Alexievich là chế độ ở Belarus). Hành động này phải được hiểu là một sự “quở trách”(rebuke) gởi đến điện Kremlin.

 Bằng hình thức để mỗi nạn nhân tự độc thoại về những suy nghĩ của mình với tư cách người trong cuộc, tác giảTiếng vọng từ Chernobyl” đã đưa người đọc len lỏi vào tận ngõ ngách tâm hồn mỗi người, cảm được nỗi đau mất con, mất chồng, mất người thân một cách trực tiếp không qua trung gian của ngôn từ văn vẻ, cường điệu, hiểu được nỗi giận dữ, sự sợ hãi mà mỗi người trong cuộc biểu lộ bằng hình thức đơn sơ nhất, giản dị nhất. Có thể nói, chất liệu làm nên “Tiếng vọng từ Chernobyl” là chất liệu ròng, rất ít có sự dụng công gọt dũa của tác giả. Nhìn từ góc độ “vị nhân sinh” trong quan niệm văn chương của tác giả, đây là một lựa chọn khôn ngoan vì nó gây hiệu quả cao nhất trong ý đồ tố cáo chế độ, cảnh tỉnh thế giới về một hiểm hoạ tương tự có thể xẩy ra ở bất cứ đâu trên thế giới.

Mặt khác, để giải thích cho phong cách viết của mình, trong bài phát biểu tại Đại Hội Văn Chương Quốc Tế tổ chức lần đầu tiên ở New York tháng 4 năm 2005, Svetlana Alexievich đã cho biết, ở những quốc gia Đông Âu, ngôn ngữ nói giữ vai trò rất quan trọng. Ngôn ngữ không chỉ được dùng để truyền đạt thông tin và sự kiện – mà quan trọng hơn nữa – nó phải nói lên được bản chất của đời sống và những bí nhiệm đến từ con người. Ngôn ngữ nói trên đường phố, trong đám đông, trong những sinh hoạt thường ngày giúp người ta hiểu được dễ dàng hơn đời sống cùng với những vui, buồn, sướng, khổ, giận dữ, sợ hãi, mà đã là con người, ai cũng đã từng trải qua, sống với, chịu đựng với, hân hoan với.

Vì thế, với Svetlana Alexievich, mỗi tác phẩm của bà có sự đóng góp của rất nhiều người khác nhau. Một người nói nửa trang, người kia nói vài dòng, người khác nữa có thể chỉ có một câu. Bà gọi đó là “tiểu thuyết của những tiếng nói” và tự cho mình chỉ là kẻ làm công việc đi nhặt những chất liệu tác phẩm của mình trong đám đông, ngoài đường phố, rồi đem về sắp xếp chúng lại. Những nhà văn trên thế giới, từ xưa tới nay, viết nên tác phẩm của mình bằng ngòi bút, còn Svetlana Alexievich khẳng định rằng mình viết bằng cái tai.

Tác giả bản Anh ngữ của tác phẩm là một nhà văn người Mỹ gốc Nga, nên chúng tôi suy đoán rằng khi chuyển ngữ tác phẩm từ nguyên bản tiếng Nga, ông đã cố bảo toàn “phong cách Slavic” mà “ngôn ngữ nói” của tác phẩm được tác giả sử dụng một cách đầy dụng ý.

Do vậy, khi làm công việc chuyển ngữ tác phẩm này, chúng tôi ý thức được rằng ngoài việc chuyển tải nội dung thực sự của từng câu nói, còn cần phải giữ được bản sắc “văn nói” của “phong cách Slavic” và đồng thời phải không được phép quên rằng đây là một bản văn tiếng Việt (dù là bản dịch từ một ngôn ngữ khác), trước hết nó phải mang phong cách Việt, từ câu chữ đến cách diễn đạt.

Ý định là như vậy, nhưng có làm được hay không, và làm được đến đâu lại là một chuyện khác. Nhưng dù sao cũng xin được kính cáo về thiện ý và cố gắng của người làm công việc chuyển ngữ tiếng Việt tác phẩm này.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định dành thì giờ giới thiệu tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” đến với độc giả tiếng Việt, không chỉ vì tác giả của nó vừa được trao giải thưởng Nobel về văn chương, – thành thực mà nói sự kiện này góp phần làm tăng uy tín tác giả và giá trị tác phẩm – mà còn vì tác giả của nó là một nhà văn phản kháng chế độ độc tài toàn trị ở nước mình. Đất nước Belasus với gần 9 triệu dân, đã trải qua thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân lọai mà hậu quả của nó còn kéo dài nhiều năm về sau, đang chịu đựng một chế độ hà khắc của “nhà độc tài cuối cùng của châu Âu” Aleksandr Lukashenka  từ năm 1994 ngay sau khi thóat ra khỏi được nhà nước cộng sản Liên Xô. Tất nhiên, sự đau khổ và sức chịu đựng của dân tộc Belarus quả là lớn lao, nhất là trong bối cảnh thế giới ở thế kỷ 21. Những nỗi thống khổ và sự can đảm đối phó với họan nạn của dân tộc Belarus đã được dựng tượng đài tôn vinh trong những tác phẩm văn chương của một người con ưu tú mà đất nước nhỏ bé này sản sinh được : Nhà văn Svetlana Alexievich. Việc Ủy Ban Giải Nobel Thụy Điển quyết định trao giải thưởng văn chương năm 2015 cho bà, không chỉ để vinh danh một tài năng văn học thế giới, mà còn gián tiếp – và quan trọng hơn – trân trọng những nỗi thống khổ mà dân tộc Belarus phải chịu đựng, đồng thời vinh danh lòng can đảm mà người dân nước này đang hàng ngày phải đối phó với chế độ độc đảng của Aleksandr Lukashenka, với hậu quả khôn lường của vụ nổ hạt nhân Chernobyl.

Đọc Svetlana Alexievich, không thể không liên tưởng đến số phận dân tộc Việt Nam mà nỗi thống khổ dân tộc chúng ta chịu đựng có thể lớn gấp nhiều lần nỗi thống khổ của dân tộc Belarus. Sau cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt 30 năm, với hàng triệu người chết ở cả hai bên cuộc chiến, với một đất nước tan hoang vì bom đạn ngọai bang tàn phá, tưởng rằng khi tiếng súng chấm dứt cũng là khi những nỗi thống khổ của dân tộc bắt đầu từ từ kéo da non chờ ngày lành lặn mọi vết thương. Nhưng kẻ thắng trận với chế độ Cộng Sản hà khắc phi nhân đã đầy đọa cả dân tộc trong vũng bùn của hận thù, ngu dốt, nghèo đói, chia ly, đau khổ. Kết quả là thảm cảnh Thuyền Nhân kéo dài từ năm 1976 cho đến năm 2001 là năm Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chính thức ra lệnh đóng của các trại tiếp đón người tị nạn Đông Dương, với hàng triệu người ra khơi đi tìm tự do trên những chiếc tàu thuyền mong manh, lênh đênh trên biển từ tuần lễ này qua tuần lễ khác, làm mồi cho hải tặc, bão tố, đói khát. Cho đến nay, số người mất xác trên biển là bao nhiêu vẫn chưa có con số thống kê chính thức, nhưng con số hàng trăm ngàn người mất tích không phải là con số cường điệu. Kể cả người sống sót đến được các bến bờ tự do, cũng không phải là không mang chấn thương suốt cả cuộc đời còn lại của họ. Hình ảnh chính mình hay chứng kiến người thân bị hải tặc hãm hiếp, bị giết chết,  những bào thai bất đắc dĩ mà hải tặc để lại trong bụng các cô gái tội nghiệp, thảm cảnh phải xẻ thịt người chết để ăn, uống nước tiểu của chính mình cho đỡ khát  v…v… và rất nhiều những câu chuyện thương tâm khác xẩy ra trên đường vượt biên, nếu tom góp lại, chắc cũng hãi hùng và thương tâm không kém những câu chuyện liên quan đến thảm họa Chernobyl mà nhà văn Belarus Alexievich ghi lại trong “Tiếng Vọng từ Chernobyl”, một trong những tác phẩm chính đưa bà đến Stockholm để nhận giải thưởng Nobel về văn chương.

Chúng tôi không thể không nhắc đến tập hồi ký “Hành trình biển Đông” của nhiều tác giả do Ngụy Vũ thực hiện gồm hai bộ với hàng trăm câu chuyện về thảm cảnh vượt biên mà nhà văn Giao Chỉ đã nhận xét “có nhiều chuyện bi thảm và ghê gớm đến nỗi tôi phải lướt qua mà không dám ngừng lại trên các dòng chữ tưởng chừng chan hòa máu và nước mắt . . . “(Hành trình biển Đông -Giao Chỉ).

So sánh về nội dung, “Tiếng Vọng từ Chernobyl” và “Hành trình biển Đông”,  cùng là những câu chuyện được kể lại về những nỗi thống khổ vô hạn mà con người đã chịu đựng. Người kể cũng là những con người thực, những nhân chứng tại chỗ, đã sống sót, đã có cơ hội kể lại. Tính chất hãi hùng, bi thảm, ghê gớm hẳn cũng ngang nhau, tuy khó lòng so sánh vì hai hòan cảnh gây nên thảm kịch có khác nhau.

Về hình thức, các truyện kể trong “Hành trình biển Đông” là do chính người trong cuộc viết lại, không có bàn tay dụng công biên tập của người chuyên nghiệp. Ở “Tiếng Vọng từ Chernobyl”, có bàn tay sắp xếp của một nhà văn, hơn nữa, một nhà văn có tầm cỡ. Nhưng cũng khó lòng để nhìn thấy bàn tay dụng công của nhà văn đến mức độ nào và tác động của công việc ấy đến những câu chuyện kể.

Mục đích của việc lưu truyền những câu chuyện về thảm cảnh mà người này, người nọ, ở bất cứ nơi nào trên thế giới phải chịu đựng, chính là để đánh động lương tâm con người. Từ giây phút lương tâm mỗi người bị đánh động, hẳn sẽ có những người không chịu ngồi yên một khi nhìn thấy những nguy cơ khiến thảm kịch ấy có thể tái diễn.

Có lẽ nhà văn Svetlana Alexievich đã muốn xác định nhiệm vụ lớn nhất của một nhà văn khi phát biểu trong buổi họp báo tại Minsk sau khi được tin mình sẽ nhận giải Nobel văn chương 2015: “Điều duy nhất làm tôi luôn nhức nhối là câu hỏi: tại sao chúng ta không học được điều gì từ những nỗi thống khổ mà chúng ta đang phải gánh chịu? Tại sao chúng ta không thể nói : tôi không muốn làm người nô lệ thêm một ngày nào nữa? Tại sao chúng ta cứ tiếp tục chịu thống khổ mà không hề phản kháng? Tại sao chúng ta cứ xem nó như là gánh nặng phải mang, là số phận phải cam chịu? Tôi không có câu trả lời. Nhưng tôi muốn những tác phẩm của mình gợi lên được những suy nghĩ từ người đọc, để từ đó, họ đi tìm câu trả lời cho chính mình.”(T.Vấn : Giải Nobel Văn Chương 2015 và sứ mạng nhà văn trong thời đại chúng ta).

Chúng ta mỗi người sẽ suy nghĩ, sẽ tự tìm câu trả lời cho lương tâm của mình sau khi đọc xong “Hành trình Biển Đông”, “Tiếng Vọng từ Chernobyl” và những tác phẩm văn học nghệ thuật khác có cùng đề tài.

Thế giới đang phải đương đầu với làn sóng dân tỵ nạn từ Syria. Những thảm cảnh trên đường vượt biên, tị nạn của dân Syria chẳng xa lạ gì với người Việt Nam, dù là người Việt Nam chưa từng nếm mùi vượt biên. Hình ảnh đứa bé 3 tuổi người Syria nằm chết trên bãi biển được truyền đi tòan thế giới với những nỗi phẫn nộ vì người ta chưa bao giờ được nhìn thấy một đứa bé bị chết như thế. Nhà văn Khuất Đẩu, với sự nhạy bén của một người mà tác phẩm của mình luôn hướng về những nỗi đau khổ của dân tộc, đã nhanh nhẹn so sánh :

“ . . .Những năm ấy, trên các bãi biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine… biết bao nhiêu xác những em bé miền nam Việt Nam đã phải trôi dạt như em bé Syria. Những xác trẻ thơ bụng ỏng xanh xao, áo quần rách rưới khiến người ta kinh hãi chứ không thương cảm.

Em bé Syria, dẫu sao em cũng được mặc quần áo đẹp, được mang giày chỉn chu chứ không đi chân đất. Em chết như nằm ngủ vì trước đó em không cùng cha mẹ trốn chui trốn nhủi, không phải nhịn đói nhịn khát, không kinh hoàng khi thấy bọn hải tặc hãm hiếp mẹ, cắt cổ cha trước khi ném em xuống biển.

Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé Việt Nam, giống như em bé châu Phi đói lã bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác. . . “ (Khuất Đẩu: TỪ HÌNH ẢNH EM BÉ SYRIA NGHĨ ĐẾN NHỮNG EM BÉ MIỀN NAM VIỆT NAM.)

Biết đâu, nhờ những em bé Việt Nam phơi xác trên những bãi biển vượt biên năm xưa mà ngày nay, dù chỉ được nghe nói đâu đó,  lương tâm thế giới không thể ngồi yên khi nhìn những hình ảnh trẻ thơ như thế xẩy ra lần nữa, và vì vậy, hình ảnh em bé Syria đã làm họ phẫn nộ.

Mang trong lòng niềm hy vọng đó, chúng tôi gởi đến người đọc tiếng Việt bản chuyển ngữ tác phẩm “Tiếng Vọng từ Chernobyl”.

Để mỗi người đọc, sau khi đóng màn hình máy tính (hay gấp lại trang sách), sẽ nhớ đến những nỗi đau khổ của chính mình, của chính dân tộc mình, mà không thể ngồi yên vô cảm được nữa trước những điều ác, dù điều ác ấy đến từ một chế độ độc tài với đầy đủ quyền hành để đàn áp trong tay.

__________________________________________________________________

*“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich. Bản Việt ngữ do T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện, dựa trên bản Anh ngữ của Keith Gessen, Nhà Xuất Bản Dalkey Archive Press –Normal – London 2005.

 

Về lại MỤC LỤC

“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich, Giải Nobel Văn Chương 2015

T.Vấn

Bìa sách bản chuyển ngữ tiếng Việt

Tác phẩm “Tiếng vọng từ Chernobyl” của nhà văn đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm 2015 Svetlana Alexievich là tác phẩm văn chương đầu tiên lấy chủ đề chính từ vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl. Tác phẩm là tổng hợp những câu chuyện kể của từng con người, trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của vụ nổ, xa hơn nữa, là nạn nhân của chính cách đối phó với thảm hoạ của nhà cầm quyền. Mỗi câu chuyện bộc lộ sự đau khổ, sự mất mát, sự sợ hãi, nỗi giận dữ, cảm thức bất an mà mỗi người kể cùng với gia đình họ đã trải qua.