Quyền lực của kẻ bị trị

Tuấn Khanh

28-6-2017

Bìa sách “Một cơn gió bụi” của sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: Kiều Mai Sơn.

Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.

Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.

Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì tác phẩm “Biển chết”

28-6-2017

Nhà báo Võ Đắc Danh vừa đăng trên Facebook quyết định của Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh, kỷ luật họa sĩ Nguyễn Nhân vì ông đã cho ra đời bức ảnh “Biển chết”.

Tác phẩm “Biển chết” của họa sĩ Nguyễn Nhân. Ảnh: FB Võ Đắc Danh

Những ngày tháng cũ (phần 2)

“Trong những ngày ồn ào, náo nhiệt của mùa Thu năm đó (1945), toàn thành phố khu nào cũng đều tổ chức một bữa cơm gọi là ‘Cơm Đoàn Kết’, trong đó các nhà ở hai dẫy phố đều đem bầy bàn ăn ra đường để mọi người ăn chung với nhau một bữa. Thực đơn có món Rau muống luộc được đặt tên là ‘Món Độc Lập’, món Giá xào là món ‘Tự Do’, món Muối vừng là món ‘Hạnh Phúc’. Ối chà chà, lòng người dân Hà Nội vào thời điểm đó, ai cũng hân hoan, phấn khích, và ai cũng đều tưởng như mình đã được ôm cả mớ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc vào lòng mình”.

Nhật Tiến

26-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo Phần 1

Sáng mồng Một, Thế ngủ dậy trễ. Chàng đã trải qua một cơn giấc ngủ dài đầy mộng mị. Có lúc Thế thấy mình đang đi trên con đường làng ở gần bến Trung Hà, nơi thuyền bè cập vào thị xã Vĩnh Yên. Con đường này dẫn từ tỉnh lỵ đi ra một cánh đồng mênh mông, hai bên đường có trồng những cây Gạo cao ngất trời, nở đầy hoa đỏ rực.

Hoa Gạo nhìn thì rất thô, cánh của nó thật dầy lại chẳng hề có mùi thơm. Nhưng mầu sắc của nó thì tuyệt vời. Trên những chòm cây cao chót vót, các chùm hoa Gạo nom như từng mảng mầu hồng tươi vạch những nét chấm phá trên mầu xanh trong vắt của nền trời. Khi hoa Gạo rụng xuống hai bên lề đường, mầu hoa trải thành những vạch đỏ dọc theo những mảng cỏ xanh mướt ở hai bên đường làm cho khung cảnh ở đấy càng thêm rực rỡ như trong bức tranh của một họa sĩ tài hoa.

Những ngày tháng cũ (phần 1)

Nhật Tiến

20-7-2017

Nhà văn Nhật Tiến. Nguồn: Tác giả cung cấp

20/7/1954 – 20/7/2017: Đọc để nhớ lại những ngày đầu tiên mới vô Nam

Vậy là nhà giáo Trần Nhân Thế đã ăn cái tết thứ ba ở miền Nam kể từ sau ngày đất nước bị chia đôi, 20 tháng 7 năm 1954. Hai cái tết đầu tiên thì Thế còn ở ngay tại thủ đô Sài Gòn.

Nóng đến chẩy mỡ. Chẩy mỡ thứ thiệt chứ chả phải ví von gì. Thế còn nhớ căn buồng lụp sụp thuê ở gần chợ Bà Chiểu, cách Lăng Ông chỉ một thôi đường nếu ngồi trên xe thổ mộ. Buồng đã hẹp, lại mái lá lụp sụp tưởng như úp ngay trên đầu. Giơ cao tay lên là có thể sờ thấy những gióng tre, gióng nứa đan kết với nhau để đỡ lấy những mảng lá gồi. 

Đọc tản văn của Khuất Đẩu

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nhà văn Khuất Đẩu

Vào giữa năm 2010 trên trang mạng Talawas xuất hiện tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” được người đọc nhanh chóng yêu thích không những do đề tài cấm kỵ được một cây viết đang sống trong nước khai thác mà bởi chính phong cách riêng của tác phẩm đã khiến nó được tìm đọc và lan truyền.

CHIỀU CHIỀU…

Khuất Đẩu

Quê Nhà – Tranh: Thanh Châu

Đó là lúc không còn tiếng gà trưa gáy não nùng. Là lúc mà:

Chiều chiều quạ nói với diều

Ở trong đám bắp có nhiều gà con!

Cái ác ở đâu cũng có và lúc này nó đang thập thò rình rập trên cao. Nhưng trong đám bắp kia, nơi có một mẹ gà lúc nào cũng tỉnh táo, cần mẫn, sẵn sàng xù lông để bảo vệ các con, thì quạ với diều cũng chỉ bảo nhau một cách thèm thuồng mà thôi. Một buổi chiều hết sức yên bình là vậy.

NẮNG HÀNG CAU

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Hàn Mặc Tử

Chừng mươi năm nữa thôi, khi những bà nội, bà ngọai, những cô dì không còn mời nhau những miếng trầu,cưới hỏi không quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau, khi mà những khu vườn được chia nhỏ bề ngang bốn thước để mọc lên những ngôi nhà ống, thì cây cau chỉ còn trong ca dao và thơ của Hàn Mặc Tử mà thôi.

NHỚ MÓN ĂN XƯA

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nhớ món ăn xưa nhớ ly chè quen

Trịnh Công Sơn

1.

Tiết lập đông mưa dầm gió bấc, ấy là lúc cái đói cộng thêm cái rét, hai tiếng mà người dân quê miền Trung nào cũng sợ. Bạn hãy tưởng tượng một đứa bé chừng mười tuổi, chân đất, áo vải phong phanh, bụng đói meo, run lẩy bẩy trên đường đi học về.

NƠI PHÍA NAM DÃY NÚI MỜ…

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Nơi ấy là quê ngoại của các con tôi. Hay chính xác hơn là gần dãy núi mờ, nơi sừng sững hai khối đá một to một nhỏ đứng bên nhau mà ông cha chúng ta, khi vào đến đất Khánh Hòa đã đặt tên là hòn Vọng Phu.

DẺO THƠM MỘT HẠT

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!

Ca dao

Nạn đói năm Ất Dậu khiến hai triệu người chết đã qua lâu rồi. Những người sống sót, nay cũng đã chết và sắp chết gần hết. Rồi những năm ngăn sông cấm chợ sau 75, những năm mà bên thắng cuộc dùng đến cả cái miếng tồi tàn là miếng ăn để trừng trị những người thua cuộc, những đứa trẻ lỡ sinh vào thời ấy nay cũng đã quá nửa đời người. Thời gian đúng là thầy thuốc mát tay, đã chữa lành những vết thương của lịch sử.

TUỔI MƯỜI BẢY

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Internet

Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu

Tục ngữ

Mười bảy tuổi, non sáu mươi năm trước, từ vùng “tự do” đất Bình Định tôi tới nơi “bị tạm chiếm” là đất Khánh Hòa, để thi vào trường Võ Tánh. Suốt một ngày dài, vừa đi bộ, vừa đi xe đò, cả đi thuyền qua sông Ba, mãi đến chiều tối, sau mười bảy năm sinh ra đời, tôi mới tận mặt nhìn thấy chiếc xe lửa đầu tiên!

BUỒN ĐÊM MƯA

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Mưa nửa khuya. Một cơn mưa bất chợt lặng lẽ. Thật thú vị, khi lò bánh mì bên cạnh không còn nghe tiếng máy trộn bột, không còn tiếng thợ lăn bánh và ngoài đường không một tiếng xe cộ.

LẠI NÓI VỀ LÚA

Khuất Đẩu

Ảnh: Phơi Thóc tranhtheuphuquoc.com

Gánh gánh gánh, gánh thóc về, gánh về…

Phạm Duy

Bà tôi nói, ngày xưa hạt lúa to như trái bí ngô, đến lúc chín là nó tự lăn về. Chủ nhà cứ việc quét sân mà ngồi đợi.

THẦY GIÁO VỠ LÒNG CỦA TÔI

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Cho đến giờ tôi cũng chẳng biết thầy tên gì, chỉ nghe trong làng gọi là ông giáo Ba. Ở quê, người ta thường tránh gọi nhau bằng tên thật, chỉ gọi theo thứ hay tên của đứa con đầu.

TRÈO QUA CHÍN DỐC!

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Không phải dốc cao thăm thẳm súng ngửi trời của Quang Dũng. Mà là những ngọn đồi nho nhỏ, lúp xúp nằm liền bên nhau đến những chín ngọn. Ở một nơi mà núi rừng nhiều như quê ngoại của các con tôi, thì chín ngọn đó cũng chẳng có chi nhiều, cũng chẳng có chi đáng nói, nếu không phải là nơi lưu đày của những cư dân thành phố thuộc diện “X”, hay diện “Y”.

ÁO TRẮNG

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong.

Huy Cận

Chếc áo tôi muốn nói, nhìn xa tưởng đâu em gói mây trong áo, tới gần mới biết là hai phần gió thổi một phần mây.

Một phần mây thôi, nhưng cũng đủ làm choáng váng vì áo em trắng quá nhìn không ra.

LẶNG LẼ NƠI NÀY

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Đó là nơi chốn dễ thương, nếu còn trẻ bạn muốn được cất nhà bên suối để mong em đến tôi một lần. Bởi vì đó là nơi bình yên chim hót, nơi bạn có thể ngồi nhìn mặt trời lặn bao nhiêu lần trong một ngày cũng được. Sau lưng là núi cứ cao dần lên cho đến khi đụng phải những làn mây trắng thì dừng lại mà mênh mông nhìn ra biển.

PHO TƯỢNG

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Trong một lần vét cái giếng lạng trong vườn, gã đào được một tượng Chàm bằng đá. Tuy tượng mất đầu, nhưng tay chân hãy còn nguyên vẹn. Ai cũng bảo đây là của người Hời bỏ lại sau khi thua chạy. Mà cái gì của người Hời để lại đều bị thư yếm, giữ trong nhà là mang họa vào thân. Tốt nhất là đem lên tháp mà trả lại cho các thần linh của họ.

CÁI LẠ LÙNG

Khuất Đẩu

Tranh: Bùi Xuân Phái

Em ơi em đẹp vô cùng

Vì em có cái lạ lùng bên trong!

Bùi Giáng

Nếu hỏi thẳng mẫu thân Kim Cương, mẫu thân Phùng Khánh hay nương tử Marilyn Monroe, những người mà thi sĩ họ Bùi cho là đẹp vô cùng ấy, cái lạ lùng bên trong là cái gì? chắc ai cũng cười mà bảo, cứ đi mà hỏi lão, tụi này đâu biết được. Mà hỏi lão, thì lão cười móm mém bảo: “vui thôi mà”! Nói như Tản Đà, Trời cũng phải bượt cười vì lão.

NHẠC NGỰA / NHẠC NGỰA NGƯỜI!

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Internet

Khi mới biết đi lẫm đẫm, bà đã đeo vào chân tôi một chiếc lục lạc làm bằng đồng thau nhỏ như hạt nhãn. Con chó mực mới xin về cũng được đeo một chiếc ở cổ. Bà nói để có nhỡ đi lạc, biết mà tìm.

NHỮNG CON ĐƯỜNG LÀNG

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Như một con trăn dài hiền lành, nó bò từ làng nọ đến làng kia. Không biết từ đâu đến và cũng chẳng biết đi đến đâu, nó cứ lặng lẽ bò đi, lúc lượn sát sườn một con sông nhỏ, lúc ôm hờ hững một ngọn đồi, lúc qua cầu ván đóng đnh rồi trườn dài qua cánh đồng lúa chín, lúc lại vùi mình trong cát nằm nghe sóng vỗ rì rào.

MỘT NGÀY DÀI TRÊN QUÊ HƯƠNG TÔI

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Ngày không bắt đầu từ lúc bình minh, mà sớm hơn nữa kia. Có thể là 2 hay 3 giờ sáng. Các con đường làng quanh co dẫn tới thị trấn, đã nghe bình bịch tiếng nổ của những chiếc xe máy Tàu. Xe lao đi xiên xẹo với hai cái giỏ cà xế to kềnh để đến kịp chợ.

TAI NƯƠNG GIỌT NƯỚC MÁI NHÀ

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Tai nương giọt nước mái nhà

Nghe trời nặng nghe ta buồn buồn

Huy Cận

Mái nhà đây là nhà lá mái của ông tôi. Trong bài Mái nhà năm xưa, tôi đã dựng lại trong hồn mình. Để nhớ, và cũng để nói với cháu con rằng, đó là một ngôi nhà đường bệ chắc chắn, chứ không phải là một mái lá đơn sơ. Trong ngôi nhà ấy, mọi người đều cảm thấy yên vui. Không sợ gió bão, không sợ mưa lụt. Người ta có thể tận hưởng ít nhiều những cái thú sống ở đời. Như cái thú đơn sơ mà tôi sắp nói đây.

CÁI SÂN ĐẤT

Khuất Đẩu

Ảnh Minh Họa: Internet

Đó là một khoảnh đất được giới hạn bởi chiều dài và chiều rộng của một ngôi nhà hình chữ đinh. Nó vừa là sân phơi thóc, vừa để lũ trẻ chơi đùa và người lớn buổi tối dải chiếu ngồi trông trăng, uống trà hay nhâm nhi một vài chén rượu.

NHỮNG NGHỀ KHÔNG GIỐNG AI

Khuất Đẩu

Tranh Minh Họa: Thanh Châu

Mới đây, viện bảo tàng muốn khoe thành quả của cuộc cải cách ruộng đất nhưng lại dấu biệt cái cảnh các chú du kích giậm cho cái xác của bà Nguyễn Thị Năm lọt vào hòm. Chân thì giậm, miệng thì bảo: “chết mà còn ngoan cố này! ngoan cố này!”. Cứ mỗi một tiếng “này!” thoát ra từ hai hàm răng nghiến chặt thì xương của bà lại kêu răng rắc.

Từ nhóm lợi ích du lịch

“Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân. Đất nước không còn sức mạnh vô tận của dân và xã hội không còn sức đề kháng. Đất nước chìm trong bạo lực và tội ác. Tội ác tàn phá thiên nhiên gấm vóc của dải đất Việt Nam không phải chỉ diễn ra ở Sơn Trà mà đang ào ạt diễn ra trên khắp đất nước thương yêu của chúng ta”.

Phạm Đình Trọng

9-6-2017

Một góc Sơn Trà tan hoang vì thi công hàng chục móng biệt thự trái phép. Ảnh: VNN

Con người có nhu cầu khám phá và soi mình vào cái đẹp. Cái đẹp ở những kì quan. Kì quan của thiên nhiên và kì quan do con người sáng tạo ra. Cái đẹp ở những nền văn hóa của loài người và những nét văn hóa của cuộc sống. Vì vậy con người đã rời bỏ nếp sống yên ổn, đầy đủ, nề nếp và cũng nhàm chán hàng ngày, khoác ba lô lên đường đến những miền đất lạ. Những chuyến đi đó được gọi là du lịch.

Làm du lịch là đáp ứng nhu cầu được khám phá, được soi mình vào cái đẹp của khách du lịch. Khám phá sự phong phú, đa dạng, độc đáo của thiên nhiên, khám phá tài năng sáng tạo của con người ở những miền đất lạ và khám phá bản sắc văn hóa của những cộng đồng dân cư sống trên những miền đất lạ đó.

Hai tạp văn của Vương Tiểu Ba (TQ)

Lê Thanh Dũng dịch

9-6-2017

Vương Tiểu Ba. Ảnh: internet

Sau Cách mạng văn hóa, từ năm 1978, Vương Tiểu Ba giảng dạy tại ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1988, ông nhận bằng Thạc sĩ tại ĐH Pittsburgh, Mỹ và quay về giảng dạy tại ĐH Bắc Kinh, ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1992, ông nghỉ việc để có thể tự do theo đuổi việc viết văn. Năm 1997, ở tuổi 45, ông qua đời đột ngột sau một cơn đau tim tại nhà riêng, bên bàn viết của mình.Sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng trở nên nổi tiếng hơn, thực sự tạo nên một cơn sốt khắp Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều đến những người viết văn trẻ. Ông đã tạo ra một văn phong Vương Tiểu Ba.

Một số tạp văn và tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được đón nhận nồng nhiệt. Cuộc tọa đàm về tác phẩm “Thời Hoàng Kim” (Lê Thanh Dũng dịch) đã được Cty Phương Nam tổ chức tại TP HCM với sự tham gia của hơn bốn mươi nhà văn.

TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHỚ ĐẦY

Khuất Đẩu

Tranh: Thanh Châu

Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây…

Hồ Dzếnh

Những năm đi học xa, Tết đến, mỗi lần đặt chân lên con đường đất từ ga Bình Định rẽ xuống làng, tuy đã gần đến nhà mà sao tôi vẫn cứ thấy nhớ.

“BÊN MÌNH”

Khuất Đẩu

Tranh: Thanh Châu

Không ở nơi nào nhiều quán cà phê như ở Việt Nam. Cà phê cóc, cà phê võng, cà phê vườn, cà phê máy lạnh, cà phê cao ốc…

Không còn những căng tin với các mậu dịch viên mặt khó đăm đăm, khách phải sắp hàng lấy phiếu để mua một ly nước đen đen với hai điếu thuốc Tam Đảo. Cũng không còn cảnh các bà già Tàu ngồi chồm hổm trên ghế trụi, đổ cà phê ra đĩa ngồi húp như trước 75.

SINH NHẬT BUỒN

Khuất Đẩu

Ảnh: Vietnamquehuong.blogspot.com

Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh: Để mừng Đảng mừng xuân, mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!