Lê Huyền Ái Mỹ
16-3-2024
Tại phiên họp toàn thể của Hội báo toàn quốc, Bộ trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: “Không gian mạng bây giờ là trận địa chính, là trận chiến chính của báo chí. Thắng hay bại là ở đây“. Chí phải.
Lê Huyền Ái Mỹ
16-3-2024
Tại phiên họp toàn thể của Hội báo toàn quốc, Bộ trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: “Không gian mạng bây giờ là trận địa chính, là trận chiến chính của báo chí. Thắng hay bại là ở đây“. Chí phải.
Nguyễn Thông
15-3-2024
Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay 15.3, các sếp (tinh quan to) bàn về quy định phạt người có nồng độ cồn nhưng vẫn lái xe. Lạ ở chỗ, các vị ấy, cũng như báo chí tường thuật, đều dùng cụm từ “xây dựng văn hóa đã uống rượu bia thì không lái xe”.
Khổ, họ cầm cân nẩy mực, tạo ra chính sách cho toàn dân nhưng không biết dùng tiếng Việt. Cái gì cũng văn hóa, văn hóa.
“Văn hóa”, hầu như ai cũng hiểu, để chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong cả quá trình tồn tại lịch sử lâu dài. Nói ngắn gọn, đã nói tới văn hóa là phải nói về những thứ, những điều tinh túy nhất, tốt đẹp nhất, có giá trị lâu bền, được gìn giữ bảo tồn đời này qua đời khác. Ví dụ: Văn hóa dân tộc, văn hóa cổ truyền, văn hóa thời dựng nước…
Phải biết phân biệt cái được tôn vinh là văn hóa với những cái chỉ là thói quen, cách sống, nếp sống bình thường. Trước khi đi ngủ phải rửa chân (hoặc chùi vào chổi) hoàn toàn không phải điều xấu, nhưng không phải văn hóa. Ăn cơm đừng nhai nhồm nhoàm, xỉa răng cần lấy tay che mồm, v.v… cũng rất cần thiết nhưng không ai gọi đó là văn hóa cả.
Cứ hiểu cụ thể thế này: Văn hóa giao thông là gì? Là khi chạy xe trên đường biết nhường nhịn, nhất là cho xe cấp cứu, bị va quệt thì cùng nhau giải quyết nhỏ nhẹ có lý có tình, không lạng lách đánh võng tạt đầu… Đó là văn hóa. Còn gặp đèn đỏ đương nhiên phải dừng, bởi không dừng thì hoặc bị phạt, hoặc xe khác nó đâm cho một nhát toi đời. Đương nhiên phải chấp hành, không phải là văn hóa.
Đã uống rượu bia thì đừng lái xe. Đó là điều dĩ nhiên, bởi say rượu có thể gây tai nạn cho mình và cho người khác. Đó là nếp sống bình thường, là thói quen sinh hoạt cần thiết, là điều bắt buộc ai cũng phải thực hiện. Trong đời đầy những thứ bình thường như vậy, không phải là văn hóa, mà là đời thường.
Cái gì cũng tôn làm văn hóa, rồi có ngày văn hóa bị coi thường, rẻ rúng.
Nguyễn Tuấn Khoa
10-3-2024
Bác Tâm năm nay đã 88 tuổi, nói với tôi rằng, bác về nước lần này với mục đích duy nhất là muốn được ghé thăm người thầy cũ đã từng dạy bác 72 năm về trước, thầy Nguyễn Xuân Đào, năm nay đã 94 tuổi rồi.
Vũ Thế Dũng
9-3-2024
Một số bạn cho rằng vì ông ta nói cũng có nhiều cái đúng, cái hay. Đúng thế, một kẻ cướp giựt giữa ban ngày thì dễ đối phó, nhưng một kẻ lừa đảo đội lốt người lương thiện, nói đạo lý, thì không dễ nhận diện.
Dương Quốc Chính
9-3-2024
Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 1947 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn 10 ngày xưa!
Hoàng Anh Sướng
8-3-2024
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd.
6-3-2023
Nghệ sĩ Nhân dân được mặc định cao hơn Nghệ sĩ Ưu tú. Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1984. Sáng nay, 6/3 tại Hà Nội, đã diễn ra lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân lần thứ 10, với nhắn nhủ đặc biệt của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: “Tôn trọng đặc trưng sáng tạo nghệ thuật, tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh”.
Thọ Nguyễn
5-3-2024
Một nhà văn hóa phát biểu: “Nếu tiết kiệm tiền chi cho văn hóa thì con cháu chúng ta sẽ phải bỏ tiền xây nhà tù”.
4-3-2024
Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng giêng (tháng giêng chứ không phải tháng 1, mà tháng 1 cũng không phải tháng giêng như rất nhiều người nhầm) – tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền, nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan…
Thái Hạo
1-3-2024
“Ga” đổi lại thành “bến” thì đúng rồi, nhưng liệu ghi thành “Bến tàu Bạch Đằng” đã hợp lý chưa? Vì nhiều lý do, cần phải bỏ chữ “tàu” đi, chỉ ghi “Bến Bạch Đằng” là đủ. Tôi cũng cho là như thế và kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình: Thêm chữ “tàu” vào là vừa thừa, vừa phá hỏng một tên gọi lịch sử.
Vương Trí Nhàn
28-2-2024
Hai cán bộ công đoàn Đức sang Việt Nam, vào TP.HCM, quay ra tới sân bay Nội Bài. Xe đi đón hỏng, nằm ở Gia Lâm chữa, bắt họ phải ngồi sân bay chờ mấy tiếng. Về Hà Nội họ chỉ kêu: Cho chúng tôi uống nước. Uống xong họ bỏ về khách sạn, không dự chiêu đãi.
Nguyễn Lệ Uyên
28-2-2024
Gõ cửa anh “Gồ” để hỏi “ngày thơ Việt Nam” thì có đến 5,4 triệu kết quả. Các báo quốc doanh lẫn báo địa phương đều giật những cái tít rất kêu, nào là “Bản hòa âm đất nước”; “Ngày thơ Việt Nam năm 2024 ‘lấy đà’ cho liên hoan thơ quốc tế” (Thanh Niên); “Ngày thơ Việt Nam, tôn vinh dân tộc thiểu số, phủ định trí tuệ nhân tạo” (Tiền Phong); còn Tuổi Trẻ thì “Nhân dân có cần thơ không?”
27-2-2024
Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bảo, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ) nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.
Lê Huyền Ái Mỹ
26-2-2024
Trong ngày, trên Tuổi Trẻ đăng tải hai thông tin liên quan đến nghệ sĩ. Một là từ cái còm của diễn viên – đạo diễn Trấn Thành về bộ phim Mai đã giải thích ý nghĩa tên nhân vật Trùng Dương là “ánh dương trùng xuống”. Báo này lập tức dẫn lại và mời luôn chuyên gia ngôn ngữ. Dân thường còi cọc như tui với vốn liếng biết đọc hết bảng chữ cái, biết đếm 1 tới 10 cũng tự hiểu “trùng xuống” như Thành nói là không đúng nghĩa “chùng xuống”, trừ phi nói… đớt mà viết không đớt vậy!
26-2-2024
Tiếp theo kỳ 1
Nhật ký hậu chiến
Lời dẫn
Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc – nghĩa là tùy hứng – tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.
24-2-2024
Tiếp theo kỳ 1
8/1
Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng/kg. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một kg gạo một tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.
19-2-2024
Lời dẫn
Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc – nghĩa là tùy hứng – tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.
Nguyễn Huy Cường
20-2-2024
Tiếp theo kỳ 1
Hôm qua, sau khi đăng bài ‘Những ai đi chùa” với 5 dấu nhấn xác đáng được nhiều bạn đồng tình, chia sẻ.
Nguyễn Huy Cường
19-2-2024
Nhiều người ngạc nhiên khi thấy ngày mùng 8 tháng giêng vừa rồi, dòng người đông như kiến cỏ đổ về chùa Ba Vàng, mặc dù trước đó, câu chuyện “Ba Vàng” đã bộc lộ đủ các chiều kích trên mạng xã hội, báo chí, cả truyền hình quốc gia.
19-2-2024
Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ. Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!
19-2-2024
Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng: Ngày mồng 10 tháng giêng, Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông địa.
17-2-2024
Chiều 30 Tết, tản bộ xuống nhà mẹ, gió rét như buốt vào trong xương. Nhà mẹ phía trước là cánh đồng, rồi đến dòng sông Thị Long và biền bãi mênh mông trống trải, gió bấc lồng lộng lùa vào không dứt trong mưa bụi xám ngắt, hơi giá như thấm sâu vào da thịt… Thèm một bếp lửa.
Một Người Dân
17-2-2024
Kính gửi Ban Biên tâp báo Tiếng Dân,
Chúng tôi là những người dân trong nước muốn gửi thông tin nhờ các anh, chị phản ánh giúp vì trong nước không có cơ quan nào quan tâm và đăng tải. Mong anh, chị bảo mật danh tính và email cho chúng tôi.
16-2-2024
Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Dương Quốc Chính
15-2-2024
Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái, ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng, cắm hương…) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn ở đây. Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!
15-2-2024
1. Các cụ nói: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần” để nói về tập tính của người xứ Thanh (Châu Ái), và cả xứ Nghệ (Châu Hoan). Về lịch sử, khi còn nước Nam Chiếu rất mạnh mẽ, luôn đánh phá Giao Châu (Đại Việt) và Lâm Ấp (Chiêm Thành), hai xứ Thanh, Nghệ thuộc địa phận Nam Chiếu. Sau cả ba nước đều biến mất, thay đổi, hình thành nước Việt Nam như ngày nay, nhưng dân cư hai vùng Châu Hoan và Châu Ái vẫn có cái gì đó rất riêng (ai người Khu 3 hoặc Nam Bộ nếu có điều kiện về sống ở hai xứ này lâu mới hiểu rõ…).
15-2-2024
Nhiều năm làm công việc dọn dẹp trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan, mình nhận thấy những vấn đề nổi cộm này, hôm nay chia sẻ, để chúng ta cùng suy ngẫm:
14-2-2024
Hôm nay mồng 5 Tết Giáp Thìn, 14-2, kỷ niệm 235 chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Năm ngày tới, 17-2 (ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, 1979), tròn 45 năm cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước đó, cũng những ngày cận Tết, 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, tức 19-1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…