Người Châu Ái

Kim Văn Chính

15-2-2024

1. Các cụ nói: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần” để nói về tập tính của người xứ Thanh (Châu Ái), và cả xứ Nghệ (Châu Hoan). Về lịch sử, khi còn nước Nam Chiếu rất mạnh mẽ, luôn đánh phá Giao Châu (Đại Việt) và Lâm Ấp (Chiêm Thành), hai xứ Thanh, Nghệ thuộc địa phận Nam Chiếu. Sau cả ba nước đều biến mất, thay đổi, hình thành nước Việt Nam như ngày nay, nhưng dân cư hai vùng Châu Hoan và Châu Ái vẫn có cái gì đó rất riêng (ai người Khu 3 hoặc Nam Bộ nếu có điều kiện về sống ở hai xứ này lâu mới hiểu rõ…).

Về khảo cổ và di truyền học phân tử (phân tích gen), người xứ Thanh có gốc gen người Hung Nô nhiều hơn gốc gen người Bách Việt. Mà người Hung Nô có tập tính du mục, khả năng bành trướng địa giới rất mạnh, tính bầy đàn, bè phái rất cao, thích xâm lấn lãnh thổ các dân tộc khác, cướp phá và bắt họ làm nô lệ, làm chúa tể đô hộ các dân tộc khác dù cho dân tộc khác thông minh hơn, trình độ phát triển cao hơn, có khi họ hóa thân, bị đồng hóa thành người dân tộc khác nhưng cốt lõi là họ được đô hộ, làm vương quân…

2. Lịch sử Việt Nam ghi nhận năm triều đại lớn, hai triều chúa (Trịnh, Nguyễn) đều là người Châu Ái – chưa kể hai triều đại là Gia đình tây Sơn – Quang Trung và gia đình cụ Sinh Sắc đều gốc họ Hồ, quê ở vùng Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Thanh Hóa…

3. Khi đất nước ta rục rịch đổi mới (từ những năm 1980 – 1990), tôi có dịp ở Châu Ái, Châu Hoan một thời gian. Tôi chứng kiến cảnh nghèo khổ của người dân nơi đây, chứng kiến sự lạc hậu, trì trệ về tư duy của cán bộ nơi đây… Nhiều người cứ thắc mắc, sao người Châu Hoan, Châu Ái họ đi ra các vùng đất khác (Bắc Bộ và Nam Bộ) họ giỏi vậy, mà ở tại quê hương của họ, họ không làm được trò trống gì ra hồn? Họ lại còn mâu thuẫn, đánh nhau nội bộ kinh hồn?

Câu hỏi đó cũng là câu trả lời rồi đó. Họ thích cai trị người khác, giỏi cai trị người khác. Vậy nên tự họ với nhau không ai chịu ai thì đánh nhau, mâu thuẫn nhau là dễ hiểu. Nhưng khi ra “xứ người”, người ta phải khiếp sợ trước sức mạnh bè phái và máu cai trị từ huyết thống của dân có gen Hung Nô.

Cuộc đời tôi làm việc cũng chứng kiến nhiều lần gần gũi để hiểu người Châu Ái, Châu Hoan. Ơn giời, tôi cũng còn đủ trí khôn và bản lĩnh để không bị họ biến thành vật tế thần. Chỗ này xin phép giữ bí mật đời tư – nói hết ra nhiều người lại bảo phân biệt vùng miền.

Người Châu Ái rất kém cỏi khi làm kinh tế. Người nổi danh nhất là bác Lê Văn Tam (vua đường) và Hồ Huy (Taxi Mai Linh). Họ đều không là gì nếu so với các anh tài vùng khác. Nhưng trong đường quan chức, không thể coi thường họ được (Không dám bàn sâu chỗ này).

_____

Ghi chú của Tiếng Dân: Hai nhân vật Châu Ái và Châu Hoan hiện đang ở trong “tứ trụ”. Nguồn: Báo Thái Nguyên

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Dân hung nô ( hung dữ-nô lệ) bây giờ đâu chỉ gói gọn Thanh Hóa và Nghệ An, Nghệ Tĩnh ba tỉnh liền nhau. Đảng csvn là đảng hung nô đấy thôi.

  2. Hề… hề…
    1. Mỗi triều đại nào đó được thiết lập, thì quê hương bản quán của vị vua Thái tổ ấy trở thành đất thang mộc, và người của đất ấy lại tràn ngập đất Kinh thành. Nói cách khác, cứ mỗi lần thay đổi triều đại thì cư dân Thăng Long thành lại được (bị) thay máu một lần, và vì thế, Tràng An thanh lịch dần dần bị thay thế bởi văn hóa của các vùng miền khác.
    2. Hoan Ái (Thanh Nghệ Tĩnh), kể từ đời Hậu Lê cho tới nay đã trở thành đất thang mộc, vì thế, cư dân Thăng Long thành đã bị thay máu ít nhất 2 lần. Cứ thử thống kê cư dân Thủ Đô hiện nay, xem tỷ lệ người có gốc tổ là Hoan Ái là bao nhiêu thì rõ.

    • Hề… hề… bổ sung:
      1. Hung nô (Xiongnu) sao lại có gien ở đất Ái châu, rất mong tác giả chỉ bảo rõ thêm!?
      2. Cư dân Thăng Long thành đã thay máu vài lần, lần gần nhất là sau 1954, diễn ra với chủ trương Trí Phú Địa Hào (cũ) phải bị đào tận gốc tróc tận rễ để thay thế vào đó là tầng lớp Trí Phú Địa Hào mới (xuất thân từ Hoan Diễn, theo tiêu chuẩn CHỦ NGHĨA LÝ LỊCH, tràn ngập Thủ Đô), thêm vào đó nữa, là tầng lớp các bà các cô từ Hoan Diễn tràn vào nơi này để làm người giúp việc hoặc bảo mẫu, vì thế tư duy Hoan Diễn đã đi vào lòng con trẻ ngay từ thủa ấu thơ từ lâu rồi!!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây