Chuyện đời sống Hà Nội 1980 (Kỳ 1)

Vương Trí Nhàn

24-2-2024

Tiếp theo kỳ 1

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng/kg. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một kg gạo một tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Chuyện đời sống Hà Nội 1979

Vương Trí Nhàn

19-2-2024

Lời dẫn

Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc – nghĩa là tùy hứng – tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Những ai đi chùa? (Kỳ 2)

Nguyễn Huy Cường

20-2-2024

Tiếp theo kỳ 1

Hôm qua, sau khi đăng bài ‘Những ai đi chùa” với 5 dấu nhấn xác đáng được nhiều bạn đồng tình, chia sẻ.

Những ai đi chùa? (Kỳ 1)

Nguyễn Huy Cường

19-2-2024

Nhiều người ngạc nhiên khi thấy ngày mùng 8 tháng giêng vừa rồi, dòng người đông như kiến cỏ đổ về chùa Ba Vàng, mặc dù trước đó, câu chuyện “Ba Vàng” đã bộc lộ đủ các chiều kích trên mạng xã hội, báo chí, cả truyền hình quốc gia.

Nỗi oan thế kỷ

Lê Học Lãnh Vân

19-2-2024

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ. Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng

Cù Mai Công

19-2-2024

Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng: Ngày mồng 10 tháng giêng, Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông địa.

Chùa và Chợ

Thái Hạo

18-2-2024

Nhìn biển người tại sân chùa Ba Vàng ngày mùng 8 Tết, tôi lại nhớ vụ việc thu phí dã man như cướp ở [các] chợ những ngày qua mà mình đã phản ánh.

Bánh xèo, mẹ và chiến tranh biên giới

Thái Hạo

17-2-2024

Chiều 30 Tết, tản bộ xuống nhà mẹ, gió rét như buốt vào trong xương. Nhà mẹ phía trước là cánh đồng, rồi đến dòng sông Thị Long và biền bãi mênh mông trống trải, gió bấc lồng lộng lùa vào không dứt trong mưa bụi xám ngắt, hơi giá như thấm sâu vào da thịt… Thèm một bếp lửa.

Nhờ Tiếng Dân phản ánh vấn đề loa phường, phát thanh 5h sáng mỗi ngày

Một Người Dân

17-2-2024

Kính gửi Ban Biên tâp báo Tiếng Dân,

Chúng tôi là những người dân trong nước muốn gửi thông tin nhờ các anh, chị phản ánh giúp vì trong nước không có cơ quan nào quan tâm và đăng tải. Mong anh, chị bảo mật danh tính và email cho chúng tôi.

Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân 1968 (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

16-2-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Đầu năm nói chuyện cầu cúng

Dương Quốc Chính

15-2-2024

Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái, ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng, cắm hương…) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn ở đây. Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!

Người Châu Ái

Kim Văn Chính

15-2-2024

1. Các cụ nói: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần” để nói về tập tính của người xứ Thanh (Châu Ái), và cả xứ Nghệ (Châu Hoan). Về lịch sử, khi còn nước Nam Chiếu rất mạnh mẽ, luôn đánh phá Giao Châu (Đại Việt) và Lâm Ấp (Chiêm Thành), hai xứ Thanh, Nghệ thuộc địa phận Nam Chiếu. Sau cả ba nước đều biến mất, thay đổi, hình thành nước Việt Nam như ngày nay, nhưng dân cư hai vùng Châu Hoan và Châu Ái vẫn có cái gì đó rất riêng (ai người Khu 3 hoặc Nam Bộ nếu có điều kiện về sống ở hai xứ này lâu mới hiểu rõ…).

Phải nhìn vào bản thân để thay đổi

Phan Châu Thành

15-2-2024

Nhiều năm làm công việc dọn dẹp trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan, mình nhận thấy những vấn đề nổi cộm này, hôm nay chia sẻ, để chúng ta cùng suy ngẫm:

Hôm nay, mồng 5 Tết…

Lê Huyền Ái Mỹ

14-2-2024

Hôm nay mồng 5 Tết Giáp Thìn, 14-2, kỷ niệm 235 chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Năm ngày tới, 17-2 (ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, 1979), tròn 45 năm cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước đó, cũng những ngày cận Tết, 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, tức 19-1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…

Chính trị Mỹ nhân Super Bowl

Nhã Duy

13-2-2024

Ảnh chụp màn hình

Xem Super Bowl, một cô bạn hỏi tôi, nghe có ca sĩ nổi tiếng nào đó bên Việt Nam được mời trình diễn tại Super Bowl năm nay nhưng anh bị “kẹt lịch Tết” nên không sang có đúng không.

Cướp chợ và câu hỏi “Chợ của ai”, cùng mấy vấn đề gửi đến chính quyền các cấp

Thái Hạo

10-2-2024

(Chợ Trường Sơn – tiếp theo)

Đã gần hết ngày mồng Một Tết, xin tiếp tục câu chuyện “cướp chợ” ở chợ Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa. Phần đầu đã đăng, xin xem ở đây.

Chuyện bán buôn đầu năm!

Lâm Bình Duy Nhiên

11-2-2024

Tết năm nay có bánh chưng gia đình và bạn gói tặng. Bánh rất thơm ngon và nhất là vấn đề vệ sinh khỏi phải lo lắng.

Phiếm luận về năm con Rồng – Giáp Thìn 2024

Trần Gia Huấn

9-2-2024

Theo thuyết nhị phân, năm 2024 là năm Dương. Ai có năm sinh âm lịch tận cùng là số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 sẽ là Âm, những người này sẽ gặp thuận lợi hơn, bởi Âm Dương hài hòa.

Triết học kinh tế trong sự tích cây nêu

Đỗ Thái Nhiên

9-2-2024

Ở Việt Nam, nhất là tại vùng thôn quê, để mừng Tết Nguyên Ðán, người ta có tập tục dựng Nêu chiều ngày 30 và hạ Nêu chiều mùng 7 Tết. Cây Nêu là một cây tre cao, dài nguyên vẹn, chỉ cắt bỏ lá. Ở ngọn Nêu người ta cột một lá bùa, dưới lá bùa là một túi tre nhỏ chứa trầu cau, muối và gạo.

Do đâu người Việt Nam có tập quán dựng Cây Nêu nhân dịp Tết? Cây Nêu hàm ngụ bao nhiêu ý nghĩa triết học, nhất là Triết Học Kinh Tế? Muốn giải đáp những thắc mắc vừa kể, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sự tích Cây Nêu, như sau:

Ngày xưa, thật xưa gọi là buổi cổ thời, dân Việt chỉ mới biết kết hợp thành làng xóm. Lúc bấy giờ giang sơn Việt Nam đang bị một loài Quỷ thống trị. Dưới ách đô hộ của Quỷ, dân Việt Nam rất khốn khổ. Bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên có được do nhân lực đều bị Quỷ cưỡng đoạt. Lời ta thán của người Việt lên tận Trời xanh. Ông Trời bèn cử một vị Thần đến giúp Dân Việt. Thần này gọi là Thần Làng.

Một hôm Thần Làng gọi Dân Việt lại mà bảo: “Ta biết các con rất khốn khổ vì lũ Quỷ, nay ta giúp ý kiến để các con thoát khổ. Các con hãy đến bảo với Quỷ Vương rằng: Loài thực vật gồm có rễ, thân và ngọn. Xin Quỷ Vương hãy cho chúng tôi biết, đối với mùa màng năm nay, các ngài lấy phần ngọn hay phần rễ?

Sau câu hỏi của Dân Việt, chúa Quỷ hội ý với quỷ con, quỷ cháu rồi quyết định báo cho Dân Việt: “Mùa màng năm nay, Quỷ lấy phần ngọn, còn phần rễ dành cho Dân Việt“. Quỷ Vương quyết định như vậy vì thấy rằng Dân Việt chuyên trồng lúa, hạt lúa nằm ở ngọn cây lúa. Nhằm đương đầu với quyết định này của Quỷ Vương, Thần Làng đã khuyên toàn thể dân Việt Nam năm ấy hãy trồng khoai lang, củ khoai nằm ở rễ, chứ không nằm ở ngọn. Vụ mùa năm ấy Quỷ Vương thua mưu Dân Việt lần thứ nhất.

Do thua mưu lần thứ nhất, Quỷ Vương rất tức giận, gọi đại diện Dân Việt đến vương cung mà bảo: “Mùa màng sang năm, Quỷ Vương sẽ lấy phần rễ, còn phần ngọn dành cho Dân Việt“. Mùa màng sang năm, Thần Làng kêu gọi Dân Việt trồng lúa. Quỷ Vương chỉ thu được rễ lúa, Dân Việt được hưởng lúa vì lúa nằm ở ngọn. Như vậy là Quỷ Vương thua mưu dân Việt lần thứ hai.

Mặc dầu đã thua trí Dân Việt hai lần, Quỷ Vương vẫn không từ bỏ tâm địa tham ác của loài quỷ. Quỷ Vương lại ra lệnh cho Dân Việt: “Mùa màng năm tới, Quỷ Vương sẽ thu cả phần ngọn lẫn phần rễ, chỉ để thân cây lại cho Dân Việt“. Nghe lệnh mới, Thần Làng vội vàng bảo Dân Việt trồng bắp, quả bắp nằm ở thân cây. Như vậy là Thần Làng đã giúp Dân Việt thắng trí Quỷ Vương ba lần.

Sau ba lần thua cuộc, Quỷ Vương không còn nghĩ đến việc đấu trí với Dân Việt nữa. Quỷ Vương bèn ra lệnh cho tập đoàn quỷ tấn công bừa bãi vào Dân Việt để cướp lại lúa, ngô, khoai. Mặt khác, Quỷ Vương cũng từng biết Dân Việt được Thần Làng hỗ trợ, vì vậy Quỷ Vương ra lệnh cho một số quỷ con đội lốt người, trà trộn vào Dân Việt để tìm xem Thần Làng khắc kỵ vật gì. Thần Làng cho Dân Việt phao tin: Thần Làng sợ xôi, sợ chuối. Ngược lại Thần Làng cũng biết Quỷ sợ huyết chó, huyết dê. Do những tin tức vừa kể, một mặt Quỷ Vương chuẩn bị xôi chuối, mặt khác Dân Việt chuẩn bị huyết chó, huyết dê. Cả hai bên đều chờ một cuộc chiến mất – còn.

Thế rồi trận chiến xảy ra. Quỷ đến tấn công người bằng xôi, bằng chuối. Người tấn công Quỷ bằng huyết chó, huyết dê. Cuộc chiến diễn ra không bao lâu, Người no bụng bởi có xôi chuối, còn loài Quỷ chạy dài bởi huyết chó, huyết dê.

Sau trận thảm bại này, Quỷ Vương tìm tới Thần Thành Hoàng bản xã để xin thương thuyết. Quỷ Vương đề nghị: “Ðất của Dân Việt, loài Quỷ chúng tôi xin giao trả cho Dân Việt. Chúng tôi chỉ xin giữ lại một mảnh đất để làm ăn sinh sống“.

Nghe đề nghị của Quỷ Vương, Thần Làng biết ngay là lũ quỷ đang tính kế ngụy hòa, chờ khôi phục lực lượng để tấn công Dân Việt vào dịp khác. Vì vậy Thần Làng trả lời: “Dân Việt hiểu rõ thiện chí của Quỷ Vương. Ðể đáp lễ, Dân Việt chỉ giữ một mảnh đất bằng tấm áo của Thần. Bao nhiêu đất còn lại, Dân Việt nhường hết cho Quỷ“.

Như vậy là giao ước giữa Quỷ và Dân Việt đã thành hình. Thần Làng cởi tấm áo đang mặc trong người ra để xác định lãnh thổ của Dân Việt. Thần tung áo lên trời, áo càng lên cao bóng của chiếc áo càng lớn, bóng áo kia chạy đến đâu thì lũ quỷ lùi dần đến đó, lùi mãi ra tận biển Ðông. Cuối cùng Thần thâu áo lại. Từ đó Dân Việt sống an lạc.

Quỷ ở biển Ðông thiếu ăn, thiếu mặc, rét mướt quanh năm. Vì vậy Quỷ mới xin với Thần hằng năm vào dịp Tết, Thần hãy cho phép Quỷ được vào đất liền để thăm mồ mả và kiếm lương thực. Vì lòng nhân, Thần bằng lòng.

Thế là từ đó đến nay, cứ mỗi độ Xuân về Tết đến, Dân Việt nhớ lời Thần, mở cửa cho Quỷ về thăm đất liền, nhưng không quên cột lá bùa tượng trưng cho áo của Thần trên cành tre cao để nhắc nhở lũ quỷ rằng: “Người Việt cho phép Quỷ được về thăm đất liền, nhưng Quỷ chớ xảo trá, tấm áo của Thần còn đó, sẵn sàng trừng phạt các ngươi“.

Mặt khác, nghĩ đến cảnh đói khổ của Quỷ, trên Cây Nêu, dưới lá bùa, Dân Việt còn treo một cái giỏ tre chứa gạo, muối, và trầu cau, hàm ý cúng cho Quỷ vài bữa ăn nhân dịp đầu Xuân. Ðó là tất cả nội dung sự tích Cây Nêu trong phong tục Việt Nam.

***

Ðọc xong câu chuyện Sự Tích Cây Nêu, người đọc không thể không đặc biệt chú ý tới bốn đối tượng:

– Quỷ Vương

– Thần Làng

– Dân Việt

– Cái giỏ tre chứa gạo, muối, trầu cau.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn bốn đối tượng kể trên dưới lăng kính triết học:

Thông qua sự việc Quỷ Vương tìm mọi cách nhằm đoạt thủ toàn bộ lương thực lúa, khoai, ngô của Dân Việt, mọi người đều đồng ý rằng, Quỷ Vương là một chủ thể tham lam và độc ác. Quỷ Vương tiêu biểu cho mọi thói hư tật xấu của loài người. Thói hư tật xấu lớn nhất, độc ác nhất của loài người là lòng ham muốn độc quyền kinh tế. Do lòng ham muốn đó, thế giới ngày nay bị khống chế bởi hai hệ thống kinh tế:

– Hệ thống tập trung quyền lợi kinh tế vào tay một nhóm tư nhân, đẻ ra chế độ Tư Bản Tư Nhân.

– Hệ thống tập trung quyền lợi kinh tế vào trong độc đảng, đẻ ra chế độ Tư Bản Nhà Nước, còn gọi là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tức Cộng Sản.

Cả hai chế độ độc quyền kinh tế vừa nêu đều chống lại xu thế xã hội hóa mọi quyền lợi kinh tế. Quyền lợi kinh tế là quyền lợi của toàn dân, tại sao quyền lợi này lại tập trung vào tay thiểu số tư nhân giàu có, hay vào trong thiểu số tư nhân núp dưới lá bài Vô Sản?

Quỷ Vương chính là đại biểu của chế độ Tư Bản Tư Nhân cũng như chế độ Tư Bản Nhà Nước, gọi chung là chế độ Kinh Tế Ðộc Quyền. Quỷ Vương cũng chính là đại biểu của toàn giới Ðộng Vật.

Sở dĩ Quỷ Vương vừa biểu tượng cho Kinh Tế Ðộc Quyền, vừa biểu tượng cho giới Ðộng Vật, là vì giữa kinh tế độc quyền và nhu yếu tính của động vật đã có sự hội ngộ. Thực vậy, Người cũng như Ðộng Vật đều cần ăn khi đói, cần uống khi khát. Người và Ðộng Vật đều có nhu yếu tính. Ðộng vật thỏa mãn nhu yếu bằng phương cách độc quyền, phương cách mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Người thỏa mãn nhu yếu trên tâm lý yêu chuộng hòa bình. Lòng yêu chuộng hòa bình của loài người hàm chứa sự mơ ước rằng: Mọi người đều phải được hưởng sự bình đẳng về cơ hội trên con đường thỏa mãn nhu yếu.

Khẩu hiệu bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ chỉ là khẩu hiệu có hậu ý ru ngủ quần chúng để giới cầm quyền kinh tế thực hiện giấc mơ kinh tế độc quyền. Mỗi cơ hội sống đều chất chứa quyền lợi và nghĩa vụ. Người ta cam kết ban phát cho bạn sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, nhưng người ta lại – hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm – chèn ép bạn trên con đường đi đến cơ hội.

Sự thể này phải được giải thích rằng: Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ chỉ là cái bánh vẽ, bình đẳng về cơ hội sống mới là bình đẳng đích thực. Bình đẳng về cơ hội trong sinh hoạt kinh tế chính là bình đẳng về cơ hội trở nên hữu sản, gọi tắt là Bình Sản. Trình bày như vậy, mọi người thấy ngay rằng kinh tế Tư Bản Tư Nhân hay Tư Bản Nhà Nước (Cộng Sản) đều là kinh tế phản xu thế. Kinh tế Bình Sản mới là kinh tế thuận xu thế.

Trong Sự Tích Cây Nêu, Thần là biểu tượng của Người Hoàn Hảo, của Nhân. Kinh tế của xã hội Nhân phải là một nền kinh tế trong đó mọi người sinh hoạt sản xuất và tiêu thụ với tương quan hài hòa, không hề có cảnh tượng người bóc lột người, người chèn ép người. Quyền lợi kinh tế là quyền lợi của toàn dân, kinh tế phải được triệt để xã hội hóa. Xã hội hóa tức là Bình Sản.

Bình Sản không hề có nghĩa là bình quân, là chia đều quyền lợi kinh tế theo đầu người. Kinh tế bình quân, loại kinh tế mà Cộng sản và chính quyền khuynh tả thường ca tụng như khuôn vàng thước ngọc, chính là nguồn gốc chủ yếu đưa đến tình trạng người chăm chỉ và kẻ lười biếng, người tự trọng và kẻ vô trách nhiệm đều được hưởng một loại quyền lợi khiêm tốn ngang nhau. Quyền lợi trọng yếu bao giờ cũng rơi vào tay của những kẻ nham hiểm, thường xuyên hành động dưới nhãn hiệu của nghĩa vụ thực hiện kinh tế bình quân. Dĩ nhiên, đứng trên lập trường của Nhân, người ta không bao giờ có thể chấp nhận kinh tế độc quyền hoặc kinh tế bình quân.

Ðó là lý do khiến Thần phản kháng Quỷ, Nhân phản kháng Vật, kinh tế Bình Sản phản kháng kinh tế Ðộc Quyền. Tuy nhiên, phản kháng không có nghĩa là tiêu diệt. Kinh tế độc quyền là một hình thái nhu yếu tính của động vật. Kinh tế độc quyền là kinh tế của vật tính. Vật tính thường hằng theo đuổi, bám sát, hành hạ, đục phá nhân tính trong thực tiễn đời sống. Nhưng Nhân không thể tiêu diệt được Vật. Nhân chỉ có thể chủ động đối với Vật trong cuộc gắn bó đối lập nhưng thống nhất giữa Nhân và Vật. Ðó là ý nghĩa gẫy gọn nhất của chữ Nhân-Vật trong Việt ngữ.

Người sống trong hoàn cảnh đối lập giữa Nhân và Vật gọi là Dân. Dân là gạch nối giữa Nhân và Vật. Trong Dân có khi Nhân chủ động, có khi Vật thắng thế. Nhân chủ động thì Dân ổn định, hạnh phúc. Vật thắng thế thì Dân xáo trộn, đau khổ. Vì vậy Dân bao giờ cũng nỗ lực tìm về với Nhân để có khả năng tạo dựng hạnh phúc. Trong Dân luôn luôn có sự suy tưởng và hướng vọng về Nhân.

Chính vì chân lý này, Sự Tích Cây Nêu mới có vai trò của Dân Việt. Tính kết hợp bền và ổn giữa Thần Làng và Dân Việt vừa hàm ngụ một cách sinh động biện chứng Nhân Dân của Việt Triết, vừa diễn tả một cách tròn đầy cuộc chiến cam go của Nhân đối với Vật, của kinh tế Bình Sản đối với kinh tế Ðộc Quyền. Cuộc chiến cam go không hề đồng nghĩa với cuộc chiến tiêu diệt. Tiêu diệt là một thái độ không thể có trong phạm trù Người.

Vận động và Kết hợp hỗ tương nguyên nhân” chẳng những là quy luật sống của Nhân mà còn là quy luật vận động và phát triển của toàn bộ vũ trụ. Do quy luật “Vận động và Kết hợp” vừa kể, Dân Việt một mặt với sự hỗ trợ của Thần Làng đã hoàn toàn trở nên chủ động đối với loài Quỷ, mặt khác thay vì nương vào thế chủ động để tiêu diệt loài Quỷ, Dân Việt lại vẫn mở một lối giao hảo với Quỷ: Giao hảo bằng cách cho Quỷ vào đất liền ăn Tết, và nhất là giao hảo bằng cái giỏ tre chứa muối, gạo và trầu cau treo trên Cây Nêu. Tất cả những nhân từ của Dân Việt đối với Quỷ đã đặt để trong cái giỏ tre ấy. Tính phủ định nhưng không tiêu diệt của Nhân đã được cái giỏ tre diễn tả một cách linh động mà chính xác, nhẹ nhàng mà cảm động.

Phủ định nhưng không tiêu diệt chính là tính đãi lọc của lịch sử. Do đãi lọc của lịch sử kinh tế, hình thái kinh tế Bình Sản đã trở thành khát vọng chung của loài người. Kinh tế Bình Sản không phải là sự phủ định toàn phần đối với kinh tế Ðộc Quyền, guồng máy kinh tế này ít ra cũng có khả năng cung cấp cho kinh tế Bình Sản những phương cách quản trị kinh tế có giá trị. Phương pháp kinh tế giữa kinh tế Ðộc Quyền và kinh tế Bình Sản không có sự khác biệt quan trọng, ngoại trừ đối tượng phục vụ: Kinh tế Ðộc Quyền phục vụ Ðảng (tư bản nhà nước) hay phục vụ thiểu số tư nhân (tư bản tư nhân), còn kinh tế Bình Sản phục vụ toàn bộ xã hội. Sự phủ định của kinh tế Bình Sản đối với kinh tế Ðộc Quyền cũng giống như sự phủ định của Dân Việt đối với Quỷ Vương, phủ định nhưng vẫn giao hảo bằng cái giỏ tre.

Tóm lại, Sự Tích Cây Nêu đã đưa dẫn ý nghĩ của chúng ta đến sự nhìn nhận rằng:

Thần là biểu tượng của Nhân, của kinh tế Bình Sản.

Quỷ là biểu tượng của Vật, của kinh tế Ðộc Quyền.

Dân Việt là biểu tượng của Dân, của cuộc đấu tranh giữa Nhân và Vật, giữa kinh tế Bình Sản và kinh tế Ðộc Quyền.

Sự gắn bó giữa Thần Làng và Dân Việt là biểu tượng của biện chứng Nhân Dân, là sự khẳng định rằng Kinh Tế Bình Sản đích thực là kinh tế của xu thế lịch sử.

Chiếc giỏ tre là biểu tượng của liên hệ giữa Nhân và Vật. Liên hệ này bộc lộ rất rõ sự khôn ngoan của Dân Việt qua thái độ phủ định có chừng mực đối với Quỷ, đối với kinh tế Ðộc Quyền.

Sự Tích Cây Nêu là hình ảnh sinh động nhất, lôi cuốn nhất, chỉ cho chúng ta hiểu biết một cách tròn đầy thế nào là liên hệ Nhân – Vật, thế nào là biện chứng Nhân Dân trong lãnh vực kinh tế. Từ biện chứng Nhân Dân, chúng ta không thể không nghĩ đến Vật Tổ Tiên Rồng. Không có sự nghi ngờ rằng Tiên là đại biểu của Con Người toàn hảo. Rồng là đại biểu của sức mạnh, của ý chí đấu tranh, đấu tranh cam go nhất vẫn là đấu tranh giữa Nhân và Vật. Từ đó, Rồng đại biểu cho sức mạnh của Dân, giúp Dân tìm gặp Nhân. Tiên chính là Nhân. TIÊN và RỒNG hiển nhiên là Nhân và Dân.

Kết luận: Chúng ta có thể phân tích câu chuyện Cây Nêu bằng liên hệ Nhân Vật. Chúng ta cũng có thể bình giải câu chuyện Cây Nêu bằng biện chứng Nhân Dân, tức biện chứng Tiên Rồng. Mặt khác, liên hệ Nhân Vật cũng như biện chứng Nhân Dân, biện chứng Tiên Rồng không hề là sản phẩm tưởng tượng của một bộ óc, mà chính là sự trích dẫn từ một hệ thống triết học có tiền đề, có qui luật, có hiệu ứng. Toàn bộ hệ thống triết học này được khám phá bởi Dân Việt, được xác định bởi thực tại, được diễn tả bởi sự phối hợp vi diệu giữa qui nạp pháp và diễn dịch pháp.

Việt Triết đã phản ảnh được tính phản xu thế của kinh tế độc quyền. Việt Triết đã minh chứng được kinh tế Bình Sản là kinh tế thuận hợp với dòng tâm sinh mệnh của Người.

Bài viết này nhằm trình bày ý nghĩa của Triết học Kinh tế trong sự tích Cây Nêu. Vì vậy mọi điểm nhìn đều tập trung vào sinh hoạt kinh tế. Ðiều này không có nghĩa là Việt Triết chỉ hạn hẹp trong lãnh vực kinh tế. Việt Triết bao gồm mọi giải quyết về toàn bộ dòng sống của loài Người mà kinh tế chỉ là một khía cạnh. Việt Triết giải quyết tận gốc rễ vấn đề của mỗi Dân Tộc để từ đó đưa đẩy mọi Dân Tộc tiến tới hòa nhập vào xã hội Nhân Loại. Hòa nhập trên căn bản tôn trọng sinh hoạt Dân Tộc.

Ngày xưa Việt Triết được Tổ tiên Việt Nam diễn tả bằng vật tổ Tiên Rồng, bằng ngôn ngữ dân gian. Ngày nay chúng ta diễn tả Việt Triết bằng văn chương triết học. Văn chương triết học được sự hỗ trợ của Triết học trong vật tổ Tiên Rồng, trong ngôn ngữ dân gian, trong kho tàng truyện cổ đã làm nổi bật hai sự kiện:

1. Việt Triết hoàn toàn khớp đúng với thực tại.

2. Ý kiến cho rằng tư tưởng Việt Nam nghèo nàn, Việt Nam không có triết học chỉ là ý kiến xuất phát từ những người có lối nhìn chưa thoát khỏi hai miếng da che mắt ngựa.

Hai sự kiện vừa nêu đã tổng hợp lại thành đích điểm của bài viết này. Ðích điểm của bài viết chính là món quà đầu Xuân mà người cầm bút kính mến gửi đến toàn thể Quí Vị Ðồng Hương để gợi nhớ Việt Nam. Việt Nam ngàn đời mến yêu. Việt Nam ngàn đời rạng rỡ.

Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim!

Mai Bá Kiếm

8-2-2024

Chính xác là 5 ngày, từ ngày 26 đến 30/1/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền Trung, miền Bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng Bắc. Nguyên nhân đơn giản là không có người miền Nam đi hướng Bắc để mưu sinh.

Théo Marclay, chàng thanh niên gốc Việt cùng nhạc phẩm giành giải thưởng âm nhạc

Lâm Bình Duy Nhiên

7-2-2024

Nuit Incolore, tên thật là Théo Marclay, sinh năm 2001 tại Việt Nam. Anh được một cặp vợ chồng người Thuỵ Sĩ nhận làm con nuôi lúc chỉ tròn 5 tháng tuổi.

Một lần đi xe buýt 2 tầng!

Lê Huyền Ái Mỹ

5-2-2024

Trong lịch trình tất niên tối qua, có mục đi tour xe buýt 2 tầng tham quan thành phố. Một tiếng đồng hồ để đi qua hầu hết các điểm di tích, con đường khu vực trung tâm ở quận 1, ghé qua quận 3 cũng đã phần nào cảm nhận được nhịp sống của một thành phố luôn tươi trẻ. Đẹp ngỡ ngàng là đoạn lên cầu Ba Son, ban chiều, những sợi dây văng như tơ kết lấy trời và nước. Còn về đêm, nghe đâu báo chí trách, đã xây được Ba Son, sao không kiếm tiền mà thắp sáng cây cầu, đòi hỏi là một “công trình nghệ thuật” cơ!

Chiêu Nam Đảo những ngày cuối năm

Tưởng Năng Tiến

5-2-2024

Lẩn mẩn chuyện cúng ông Táo

Nguyễn Thông

2-2-2024

Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024). Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.

Mùa cưới và chuyện từng được nghe về đám cưới ở Nam Hàn

Blog VOA

Trân Văn

1-2-2024

Tân lang và tân giai nhân trong một công viên ở Seou, Nam Hàn. Hình minh hoạ. Nguồn: AFP

Phản hồi về sự việc liên quan đến nhà xe Đông Lý

Thái Hạo

31-1-2024

Tối qua, sau chuyến đi từ Hà Nội về Thanh Hóa trên xe của nhà xe Đông Lý (Nông Cống – Thanh Hóa), do những bất bình về cách làm việc và ứng xử của nhân viên nhà xe này, tôi đã viết Thư ngỏ gửi nhà xe và sở GTVT Thanh Hóa, phản ánh sự việc. Sáng nay, lúc 9h57’ chủ doanh nghiệp vận tải Đông Lý là ông Lê Văn Đông đã gọi điện cho tôi, trao đổi những nội dung liên quan.

Nên bỏ tục đốt vàng mã

Phạm Xuân Cần

29-1-2024

Mọi năm, VTV1 có chương trình nói về nguy cơ hỏa hoạn do tục đốt vàng mã gây ra. Trong đó VTV khẳng định, đốt vàng mã là “không thể thiếu” và chỉ khuyến cáo người dân cẩn thận. Cuối chương trình, một sĩ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách đốt vàng mã sao cho không gây hậu quả.

Hồn Việt: “Xa thương, gần thường”?

Mạc Văn Trang

29-1-2024

Tôi cảm thấy dân ta ở trong nước ngày càng “nhạt” dần với Tết Nguyên đán. Trước đây Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, họ hàng, làng xóm, tưởng nhớ tổ tiên. Nay Tết nhiều bạn trẻ lại coi là dịp đi du lịch.

Bà xã tôi rủ bà bạn hàng xóm ở đơn thân, Tết sang ăn Tết cho vui. Bà bảo, Tết phải vào phố, trông nhà cho con. Cả nhà nó đi du lịch. Có một số người còn đề nghị, bỏ “Tết Ta”, tập trung vào “Tết Tây” để hội nhập với thế giới.

Tôi phản đổi làn sóng đòi đuổi HLV Troussier về nước!

Mai Bá Kiếm

21-1-2024

Sau khi tuyển Việt Nam thua Indonesia 0-1 và bị loại sớm ở Asian Cup 2023, làn sóng đòi sa thải, đuổi HLV Troussier về nước nổi lên rầm rộ trong giới cổ động viên (CĐV), báo và mạng xã hội. Riêng, cá nhân tôi phản đối làn sóng này và thỉnh nguyện VFF giữ lại HLV Troussier, tôi phản đối bầu Đức và nhà báo Nguyễn Hồng Lam dù đã đưa ra các lý do chuyên môn xác đáng để đuổi Troussier.

Rộn ràng những nỗi đau, nghẹn ngào những nỗi vui

Võ Xuân Sơn

17-1-2024

Phải nói là kiến thức của tôi về thế giới mạng, thế giới quan chức… rất hạn hẹp. Thế cho nên tôi hoàn toàn bất ngờ với phản ứng của thế giới mạng đối với việc ông Nguyên Công Khế và ông Nguyễn Quang Thông, hai cựu Tổng Biên tập của báo Thanh Niên, bị bắt.