Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Pompeo, cớ sao ông không muốn hiểu?

Mai Vũ Phạm

29-7-2020

Hôm thứ Năm, 23/7/2020, tại Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon ở Yorba Linda, California, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu được cho là cứng rắn, lên án nhà nước cộng sản Trung Quốc. Pompeo tuyên bố sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc kiểm soát Trung Quốc trong 50 năm qua và kêu gọi các xã hội tự do chống lại Bắc Kinh.

“Gặp ai?” Kỷ niệm với tình báo cộng sản

Nguyễn Đan Quế

29-7-2020

Lần đầu làm việc với công an cộng sản khi vừa bị bắt năm 1978. Một thanh niên mặt mũi biến dạng, vì thương tích chiến tranh, dẫn theo đường hẹp quanh co vào phòng nhỏ, sơ sài chỉ có bàn ghế trống trơn. Bảo ngồi chờ. Ghế đẩu, cưa chân cho ngắn, ọp ẹp, ngồi phải nương nhẹ, chỉ sợ sập.

“Nước Mỹ có đang đi đúng hướng?” (Phần 3)

Trương Nhân Tuấn

29-7-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Về lý do vì sao người Mỹ gốc Việt ủng hộ đảng Cộng hòa, ông Hoàng Đức Nhã nói rằng: “Đa số người Việt định cư tại Hoa Kỳ sau tháng 4/1975 thấy chủ trương của đảng Cộng Hòa hợp với suy nghĩ chánh trị và lối sống của họ – có trách nhiệm làm việc thay vì chờ đợi chánh phủ giúp“.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 2)

Nghiêm Huấn Từ

28-7-2020

Tiếp theo bài 1.

Chống oan sai: Khó như lên Trời!

1. Về Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự

Hai Luật này, một cái chuyên dùng chống các tội hình sự, còn cái thứ hai chính là để chống oan sai.

Sự thống trị kinh tế của Hoa Kỳ có lẽ sắp chấm dứt

Die Zeit

Tác giả: Heike Buchter

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

27-7-2020

Cuộc khủng hoảng virus corona đã đem lại cho Hoa Kỳ một bài học: Người ta không thể xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội trong vòng vài hôm được. Châu Âu, bị cho là mang tính “xã hội chủ nghĩa”, đang hưởng lợi từ hệ thống xã hội của nó.

Tình trạng phục hồi nền kinh tế của Mỹ còn đầy bất trắc

Project-Syndicate

Tác giả: Michael J. Boskin

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

25-6-2020

Lời người dịch: Tính đến cuối tháng 6, các thị trường Mỹ đã tuyển dụng thêm 4,8 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 11,1%, đó là một tin vui, nhưng không phải là một tín hiệu cho thị trường là sẽ khởi sắc trong toàn diện.

Trật tự kinh tế thế giới: Trung Quốc đã kết thúc toàn cầu hóa như thế nào?

Spiegel

Tác giả: Henrik Müller 

Biên dịch: Vũ Ngọc Yên

26-7-2020

Trong thương mại quốc tế không chỉ nói đến sự trao đổi hàng hóa, mà còn bàn luận về sự tín nhiệm và các giá trị.

Dịch Covid-19 trở lại Đà Nẵng có liên quan gì tới yếu tố Trung Cộng?

Thu Hà

28-7-2020

Kể từ hôm 25/7/2020, khi Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch công bố ca bệnh 416, là ông Trần V. D., 57 tuổi, thường trú tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, đến 18h chiều nay tổng số ca nhiễm Covid-19 ở TP Đà Nẵng đã lên đến con số 18, Quảng Nam 5 và Quảng Ngãi 1 ca. Các ca bệnh được cho là có liên quan đến ca 416.

Chuyện thu hồi đất ở Quảng Ngãi

Đỗ Thành Nhân

28-7-2020

Đọc cái đơn bên dưới của bà con gửi, thấy xót xa thân phận người dân; (phải kiềm chế để khỏi chửi) quan chức Quảng Ngãi xem đất đai, tài sản quý giá người dân được pháp luật bảo hộ, chẳng khác gì các vật phẩm trong “game” thể hiện trò chơi quyền lực và tích sản.

“Nước Mỹ có đang đi đúng hướng?” (Phần 2)

Trương Nhân Tuấn

28-7-2020

Tiếp theo phần 1

Tiếp tục ý kiến hôm qua, về câu hỏi “Nước Mỹ có đang đi đúng hướng?” của BBC hôm kia đặt cho phe người Mỹ gốc Việt. Ông Hoàng Đức Nhã trả lời chung chung “nước Mỹ hiện nay đi đúng hướng, có nghĩa là làm cho quốc gia giàu, dân mạnh”.

Luân chuyển, điều động và chỉ định

Thuận Đạo

28-7-2020

Nhan nhản trên báo chí chính thống, cứ vài ngày lại thấy Bộ Chính trị đảng CSVN điều động và chỉ định ông/ bà ABC tham gia Ban Chấp hành tỉnh/ thành phố nhiệm kỳ 20xx-20yy để bầu giữ chức …

Điều mà Mike Pompeo không hiểu về Trung Quốc, Richard Nixon và chính sách đối ngoại của Mỹ

Washington Post

Tác giả: Richard Haass

Dịch giả: Trúc Lam

25-7-2020

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có bài phát biểu sắc bén về Trung Quốc hôm thứ Năm. Vấn đề không chỉ đơn giản là người đứng đầu về ngoại giao của đất nước điều hành không đúng thủ tục ngoại giao. Tồi tệ hơn là sự xuyên tạc về lịch sử và sự thất bại của ông ta trong việc đề xuất một con đường mạch lạc hoặc khả thi để quản lý một mối quan hệ mà hơn bất kỳ người nào khác sẽ xác định trong thời đại này.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 1)

Nghiêm Huấn Từ

27-7-2020

Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu?

Tôi là ai?

Tôi là công dân Việt Nam, sống lương thiện, không “tiền án, tiền sự”, khi còn nhỏ đã vô số lần hô “muôn năm”, “tiến lên”, lớn lên nhiều lần đi bầu Quốc hội… Loại người như tôi chiếm 70 hoặc 80% số dân. Nay tôi có nguyện vọng được mọi người tư vấn để biết cách ứng phó tối ưu trước vô số trường hợp liên quan tới pháp luật, mà tôi cứ tự ý “vận vào mình”. Những tình cảnh này đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở xã hội ta, kể cả xảy ra với chính chúng ta. Câu hỏi là, nếu gặp phải thì nên ứng phó ra sao cho tốt đẹp nhất.

Bái phục Hoàng Tuấn Công

Bá Tân

27-7-2020

Danh tiếng Hoàng Tuấn Công trở nên quen thuộc với nhiều, rất nhiều người. Hoàng Tuấn Công là biểu tượng cho những ai ham muốn học hỏi, say mê nghiên cứu, dám vượt lên mình bằng kho tàng kiến thức từ trường đời bất tận.

“Nước Mỹ có đang đi đúng hướng?” (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

27-7-2020

Nước Mỹ có đang đi đúng hướng?” là câu hỏi của BBC đặt ra cho những người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump.

Ngày Thương binh Liệt sĩ: Một sự thật không được nói tới

Nguyễn Đình Cống

27-7-2020

Kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ (TBLS), tôi được mời dự lễ và nhận quà. Chẳng là gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và các con cháu của ông, còn gia đình tôi là gia đình có công với cách mạng.

Lạm bàn lòng yêu nước

Jackhammer Nguyễn

27-7-2020

Yêu nước và chủ nghĩa dân tộc

Donald Trump nói rằng đeo khẩu trang là yêu nước. Chúng ta sẽ trở lại với “lòng yêu nước” của ông ấy, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không lạ khi cái chữ yêu nước thoát ra từ miệng một kẻ dân túy như ông. Dân túy có nghĩa là làm cho dân chúng say rượu, thì “chủ nghĩa yêu nước” là một loại rượu rất say và rất hưng phấn.

“Cảnh sát là nhân viên bạo lực”

TAZ

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

26-7-2020

Lời người dịch: Bản thân mình thắc mắc, tại sao các cuộc biểu tình Black Lives Matter ở Mỹ diễn ra sau cái chết của anh George Floyd vẫn tiếp tục và chừng nào mới chấm dứt? Ngoài ra, còn có đòi hỏi cắt giảm ngân sách cảnh sát. Nhưng sau khi đọc qua bài này, thì có câu trả lời rõ ràng hơn.

Diễn văn của Mike Pompeo đi ngược lại những gì hơn ba năm qua Trump đã nói và làm

Trương Nhân Tuấn

26-7-2020

Nội dung bài diễn văn của Pompeo đã làm nhiều người phấn khởi. Đường lối đối ngoại của Mỹ đã xoay “tango” 180°, trở lại với chủ nghĩa Reagan (Reaganism) chân chính. Việc này có thể cứu vãn được Trump trong kỳ bầu cử tới hay không thì còn hậu xét.

Nỗi nhục nhã, nhức nhối đến muôn đời

Dương Tự Lập

25-7-2020

Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.

Cái kết nào dành cho Chung “con”?

Lê Văn Đoành

24-7-2020

Nói tới Nguyễn Đức Chung, tức Chung “con”, cần điểm lại nhân vật Bùi Quang Huy. Huy sinh năm 1974, có hộ khẩu tại Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Huy là thợ sửa điện thoại từ năm 1997, sau có cửa hàng sửa và buôn bán điện thoại, chuỗi cửa hàng phát triển rồi nâng thành công ty, Huy trở thành Tổng giám đốc cty Nhật Cường.

Về công hàm của Australia gởi Tổng Thư ký LHQ ngày 23/7/2020

Song Phan

25-7-2020

Tiếp theo, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/7/2020, là công hàm của Australia gởi Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc ngày 23/7/2020, cũng là tiếp tục cuộc chiến công hàm liên quan đến việc hồ sơ của Malaysia HA 59/19 ngày 12 tháng 12 năm 2019 gửi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) LHQ.

Vì sao bài báo về vụ Chinh – Chiến Bắc Ninh bị gỡ bỏ?

Hiếu Bá Linh

24-7-2020

Hôm nay 24/7/2020, một bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết của tác giả Tú Anh, có tựa đề ‘Một người làm quan…’ đã bị gỡ bỏ chỉ sau vài tiếng đồng hồ đăng trên mạng.

Nghị trình của Joe Biden về biến đổi khí hậu và năng lượng

Long Pham. P.E.

24-7-2020

Lời tác giả: Là người làm công tác nghiên cứu khoa học, tôi không thuộc đảng phái nào để phải ràng buộc phải viết theo chủ trương của tổ chức chính trị. Tôi đã đọc và trình bày về thành tích biểu của Tổng thống Trump và bài này tôi viết về cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Đại hội “thành công” để làm gì?

Bùi Văn Thuận

24-7-2020

Câu trả lời là đi ăn chơi hưởng thụ “thành quả cách mạng”. Dĩ nhiên chuyến đi này là sự hối lộ du lịch của đàn em, sân sau, phe cánh. Đó là câu trả lời của Trần Văn Lân (Tư Lân), Bí thư huyện ủy Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.

Thị trưởng các thành phố gửi thư cho hai bộ trưởng Tư pháp và An ninh Nội địa Hoa Kỳ

 

LTS: Sau khi tuyên bố là tổng thống của “luật pháp và trật tự“, ông Trump triển khai lực lượng xung kích liên bang xuống các tiểu bang, gây bất ổn gần hai tuần qua. Các đặc vụ liên bang có mặt tại các thành phố ở một số tiểu bang, đã gây thêm tình trạng căng thẳng giữa chính quyền liên bang với chính quyền các tiểu bang và thảnh phố, mặc dù lãnh đạo các tiểu bang nhiều lần lên tiếng, họ không muốn có sự hiện diện của các đặc vụ này tại các tiểu bang của họ.

Người dân Đức ngày càng muốn “xa lánh” Trung Quốc

Der Spiegel

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

20-7-2020

Ảnh chụp màn hình bài báo của Der Spiegel, cho thấy, cảnh sát bắt những người biểu tình ở Hồng Kông

Lời người dịch: Hôm 20/7 vừa qua, tờ tuần báo Der Spiegel của Đức đã công bố kết quả thăm dò từ  Viện nghiên cứu ý kiến Civey về đường lối quan hệ của Đức với Trung Quốc. Hiện nay, đường lối “giữ một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc” được nhiều người dân Đức ủng hộ nhất (46%), trong khi khuynh hướng “xích lại gần hơn” chỉ chiếm 18%.

Đây là một sự thay đổi rõ rệt. Người dân Đức ngày càng muốn xa lánh Trung Quốc. Sự thay đổi này chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi chính sách ngoại giao của Đức đối với Trung Quốc, nhưng cần phải có một thời gian. Sau đây là bản dịch bài báo của Der Spiegel.

***

Người dân Đức đòi hỏi một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc

Trung Quốc kiên quyết chống lại phe đối lập ở Hồng Kông, nhưng chính phủ Đức chỉ chỉ trích một cách nhẹ nhàng. Một thăm dò của báo SPIEGEL cho thấy: Nhiều người Đức muốn có thái độ rõ ràng hơn đối với Bắc Kinh.

Nhà hoạt động nổi tiếng Hoàng Chi Phong tuyên bố rằng, anh ta sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội Hồng Kông vào tháng 9 tới, bất chấp cái gọi là luật an ninh gây tranh cãi. “Chúng tôi muốn cho cả thế giới biết rằng, chúng tôi đã quyết định không đầu hàng“, chàng trai 23 tuổi nói khi chính thức tuyên bố ứng cử hôm thứ Hai vừa qua.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas (thuộc đảng SPD) trong quá khứ cũng đã cho thấy đứng về phía Hoàng Chi Phong. Tuy nhiên, cũng vì lý do kinh tế, Chính phủ Liên bang Đức, đặc biệt là Thủ tướng Angela Merkel (thuộc đảng CDU) vẫn dè dặt chỉ trích Trung Quốc một cách rõ ràng về các hành động ở Hồng Kông. Một thăm dò của báo SPIEGEL cho thấy, nhiều người Đức muốn có lập trường rõ ràng về sự can thiệp ngày càng lớn của Bắc Kinh vào đặc khu Hồng Kông.

Trong cuộc thăm dò mới nhất của Viện thăm dò ý kiến Civey, có hơn 46% dân Đức đòi hỏi có một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc. Để trả lời cho câu hỏi “Bạn muốn nước Đức có đường lối chính trị nào đối với Trung Quốc?” Hơn 24% có quan điểm giữ một khoảng cách lớn hơn với Trung Quốc, thậm chí gần 22% muốn có một khoảng cách lớn hơn một cách rõ ràng.

Thăm dò của Viện Civey từ ngày 20/4 đến 19/7/2020 (tính theo phần trăm). Có 3064 người trả lời câu hỏi “Bạn muốn nước Đức có đường lối chính trị nào đối với Trung Quốc?”. Phạm vi dao động khoảng +/- 2,8 điểm phần trăm.

Khoảng 30% cho rằng, tiếp tục đường lối mềm dẻo của chính phủ Đức như trước đây là phù hợp. Có hơn 18% thậm chí ủng hộ một mối quan hệ gần gũi hơn nữa với chính phủ tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cái gọi là luật an ninh, có hiệu lực vào cuối tháng 6 vừa qua, nhằm chống sự ly khai, phá hoại quyền lực nhà nước, khủng bố và “thông đồng bí mật” với các lực lượng ở nước ngoài mà Bắc Kinh coi là chống Trung Quốc. Đây là sự can thiệp sâu rộng nhất vào quyền tự trị của Thuộc địa cũ của Vương quốc Anh, được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Những người chỉ trích nhìn thấy, đây là một sự kết liễu nguyên tắc có giá trị trước đó là “một quốc gia, hai hệ thống“.

Trước đây một năm, các nhà hoạt động đã xông vào quốc hội Hồng Kông để phản đối một đạo luật cho phép chính quyền Hồng Kông dẫn độ những người bị Trung Quốc buộc tội sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Kể từ đó, ý kiến ​​của người dân Đức về quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng thay đổi: Vào cuối năm 2018, đa số người dân Đức vẫn còn tán thành mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, và chỉ một số ít đòi hỏi giữ một khoảng cách với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh càng gây ảnh hưởng lớn ở Hồng Kông, thì tỷ lệ người dân Đức ủng hộ một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc càng cao. Đồ thị sau đây cho thấy sự thay đổi rõ rệt:

Thăm dò của Viện Civey từ ngày 20/4 đến 19/7/2020 (tính theo phần trăm). 3064 người trả lời câu hỏi “Bạn muốn nước Đức có đường lối chính trị nào đối với Trung Quốc?”. Phạm vi dao động khoảng +/- 2,8 điểm phần trăm.

Cho đến nay Chính phủ Liên bang Đức vẫn làm ngơ về sự thay đổi trên – mặc dù những diễn biến ở Hồng Kông. Quan hệ với Trung Quốc được “đặc trưng bởi các liên hệ ‘chính trị – thương mại’ chặt chẽ, nhưng cũng có những hình dung về ‘chính trị – xã hội’ rất khác nhau, nhất là về việc tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp quyền“, Thủ tướng Angela Merkel phát biểu khi Đức bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng EU.

Ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc vào tháng 9 tới không thể diễn ra, “chúng tôi muốn tiếp tục cuộc đối thoại cởi mở với Trung Quốc“, nữ Thủ tướng Đức tuyên bố. Ngoài ra, không có một lời chỉ trích nào khác.

Cho dù đảng SPD và một số chính trị gia liên đảng CDU/CSU (đảng của bà Merkel) muốn có những chỉ trích rõ ràng hơn gửi đến Bắc Kinh, nhưng bà Thủ tướng Merkel và Ngoại trưởng Đức Maas nhất trí với nhau rằng họ không muốn theo đuổi chính sách “tủ kính bày hàng” (đưa ra những chỉ trích) trong thời gian Đức đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng EU. Sự chỉ trích sẽ khó tác động tới chính phủ Trung Quốc, trong khi đó nó chứa đựng nguy cơ chia rẽ EU. Đó là lý lẽ được đưa ra.

Các đề xuất trừng phạt chống lại Trung Quốc gần đây chỉ đến từ phe đối lập.

Dân chủ và sự tử tế

Project Syndicate

Tác giả: Chris Paten

Dịch giả: Mai Vũ Phạm

20-7-2020

Rõ ràng Nga và Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu các nền dân chủ tự do bằng cách tấn công vào các giá trị nền tảng dù cho vẫn có những người Tây phương bênh vực họ. Các xã hội mở phải đoàn kết lại để bảo vệ những gì họ biết là đúng đắn.

Thảm hại thân phận Dư Luận Viên

Phạm Đình Trọng

22-7-2020

Thượng tá Bùi Tiến Lợi. Ảnh cắt từ clip VTV

Thượng tá Bùi Tiến Lợi, chủ nhiệm bộ môn Chủ Nghĩa Xã hội khoa học trường sĩ quan Công Binh bị xóa đảng tịch cộng sản, bị đuổi ra khỏi binh đoàn Dư Luận Viên 47 theo công bố chính thức trên truyền thông chính thống là do “Ông Bùi Tiến Lợi đã có những bài viết, phát ngôn trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’, để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước”.

Thành tích của Donald Trump về biến đổi khí hậu

Long Pham, P.E.

22-7-2020

Phỏng dịch và tóm tắt theo bài gốc của Stacy Feldman và Marianne Lavell trên Inside Climate News.

Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump là nỗ lực giúp năng lượng hóa thạch không bị cản trở, bất chấp ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.