Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Có một nền báo chí sơ sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Nguyễn Khắc Mai

20-6-2022

Chiều 18 tháng 6 năm 2022 tại Viện Think Tank Hà Nội, Trung tâm Minh triết đã tổ chức cuộc Tọa đàm, chủ đề “Có một nền báo chí sơ sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Quý ông sau đây đã phát biểu ý kiến: Nguyễn Khắc Mai, Nhật Hoa Khanh, Dương Trung Quốc, Điện Biên (Trưởng nam cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp), nhà văn Xuân Tửu, Lại Nguyên Ân, Hà Chính (con nhà báo Hồ Zếnh), nhà báo Nguyễn Đức Trọng (đài truyền hình), Tiến sĩ Đào Tiến Thi, đã phát biểu ý kiến.

Áp dụng kế hoạch Marshall cho chương trình tái thiết hậu chiến Ukraine?

Đỗ Kim Thêm

18-6-2022

Vấn đề

Trong khi cuộc chiến xâm lăng của Nga tại Ukraine còn đang diễn ra cực kỳ ác liệt, thì chính giới quốc tế đã bắt đầu thảo luận về chương trình viện trợ tái thiết hậu chiến cho Ukraine.

Những gương mặt “tinh hoa” và sự bảo kê của đảng

Nông Văn Tiềm

15-6-2022

Từ xưa, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã xem nạn tham ô, tham nhũng là nguyên nhân gây tổn hại tiềm lực của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy vận nước.

Vận nước qua các thời kỳ

Lê Minh Nguyên

14-6-2022

Cách đây 92 năm, vào lúc rạng sáng ngày 17/6/1930, 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong đó có Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học, mới 28 tuổi, bị Pháp đưa từ nhà tù Hỏa Lò lên Yên Báy để xử tử hình bằng máy chém. Những vị anh hùng này trước khi bị chém đầu đều hô to “Việt Nam muôn năm!” 

Phan Dũng, nhà khoa học khát khao “Xây dựng những người hạnh phúc nhờ sáng tạo”

Mạc văn Trang

14-6-2022

Từ trái qua: Mạc Văn Trang, PGS.TSKH Phan Dũng, PGS Hoàng Dũng, TS Nguyễn Ánh Hồng và chồng, KS Bùi Công Tự. Ảnh: FB tác giả

Xem trang FB Lưu Trọng Văn mới biết tin PGS TSKH Phan Dũng vừa mất. Sao Anh sớm ra đi, mới ở tuổi 73! Khát vọng về một nền giáo dục phát triển Tư duy sáng tạo, đem lại Hạnh phúc cho người học, cho xã hội, cháy bỏng trong anh suốt mấy chục năm qua…

Chu Ngọc Anh và khái niệm nhân cách?

Mạc Văn Trang

11-6-2022

Bạn tâm lý học của Viện khoa học giáo dục Việt Nam, vào giữa năm 1970, có một cuộc thảo luận về tâm lý học nhân cách kéo dài đến hơn 2 tháng, mỗi tuần một buổi. Trong quá trình thảo luận, mỗi người phải đưa ra một khái niệm NHÂN CÁCH và luận giải.

Vì sao độc tài chậm tiến hơn dân chủ

LS Đào Tăng Dực

11-6-2022

Như một người Việt Nam du lịch các nước Tây phương hoặc sinh sống trong cộng đồng người Việt tự do tại hải ngoại, chúng ta đều cảm thấy tự hào trước những thành tựu vượt bực của các cộng đồng Việt Nam trên trường quốc tế ở mọi lãnh vực từ kinh doanh, khoa học kỹ thuật, văn chương và học vấn.

Những nhóm người gốc Việt khác nhau…

Joaquin Nguyễn Hòa

8-6-2022

Hôm Chủ Nhật, ngày 5-6-2022, là một ngày khá u ám so với thời tiết thường nhật của thành phố San Jose, California, vốn rất ít mưa và nhiều nắng.

Từ ông Bộ trưởng phủi tay, đến ông Bộ trưởng nói dối

Phạm Đình Trọng

6-6-2022

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh trên mạng

1. Nghiệp vụ và kĩ năng của cán bộ đoàn chỉ là tuyên truyền vận động thanh niên, dẫn dắt thanh niên vào lí tưởng chính trị. Chỉ là chính trị chay. Không cần kiến thức khoa học. Không cần nghiệp vụ kĩ thuật. Đến kĩ năng lao động thông thường cũng không. Với nghiệp vụ chính trị chay, cán bộ đoàn chuyên nghiệp Nguyễn Hồng Diên lên tới Bí thư tỉnh đoàn.

Phản biện ý kiến của ông Đỗ Ngà

Nguyễn Đình Cống

4-6-2022

Vừa rồi ông Đỗ Ngà công bố bài báo “Nên dẹp bỏ Quốc hội”. Đó là một ý kiến khá hay, thể hiện một cái nhìn và đánh giá đúng về Quốc hội, đưa ra một đề xuất dũng cảm.

Ảo tưởng về quyền lực

Hải Vân

2-6-2022

Trong một quốc gia có tam quyền phân lập thực sự, cả ba quyền lực đó kiểm soát và cân bằng lẫn nhau để xã hội vận hành tốt nhứt, nhằm bảo đảm cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện và tôn trọng. Trong xã hội như vậy, có một loại quyền lực gọi là quyền lực thứ tư, quyền lực của các cơ quan truyền thông. Đó là một loại tiếng nói chính thức của người dân trước những vấn đề của xã hội. Đây là thứ mà ta quen nghe dưới tên gọi “Quyền tự do ngôn luận”.

Biden gửi một thông điệp cho Trung Quốc

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

31-5-2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguồn: Susan Walsch/ AP

Bộ tứ và Đối tượng Tình cảm

Gương mặt Chủ nghĩa Xã hội của Việt Nam?

Mạc Văn Trang

2-6-2022

Những lời lẽ tuyên truyền về Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) thì rất tuyệt vời: Không còn người bóc lột người; mọi người đều tự do, bình đẳng; làm theo năng lực, hưởng theo lao động; mình vì mọi người, mọi người vì mình; người với người là bạn, là đồng chí anh em; chính quyền của dân, do dân, vì dân; Đảng và Nhà nước chăm lo cho mọi người dân, “không để ai tụt lại phía sau”…

Ngài Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Đà Nẵng bỏ đảng…

Đan Thanh

2-6-2022

Ngày 26-5-2022, tại trụ sở Trung ương đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư và đưa ra quyết định kỷ luật bằng hình thức: Cách chức tất cả các chức vụ trong đảng đối với Lê Minh Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch thường trực HĐND TP Đà Nẵng.

Tranh cãi luật súng

Nhã Duy

30-5-2022

Hồi tháng 8 năm 2019, một thanh niên 21 tuổi đã lái xe từ khu vực Dallas-Fort Worth đến El Paso cũng thuộc tiểu bang Texas để xả súng, sát hại 23 người và gây thương tích cho 23 người khác.

Kiểu mẫu để làm gì?

Nguyễn Đình Cống

30-5-2022

Khi thấy Tổng Bí thư gật đầu và khoát tay mạnh mẽ, dứt khoát nói như đinh đóng cột, rằng Thanh Hóa nhất định  trở thành một tỉnh kiểu mẫu, tôi buột miệng “Kiểu mẫu để làm gì nhỉ”? Câu ấy bị ngay người nhà phê phán: “Ông lẩm cẩm rồi, kiểu mẫu là để nêu gương chứ còn để làm gì nữa”.

Ờ nhỉ, không khéo mình lẩm cẩm rồi chăng. Đảng có cả quyết định về nêu gương kia mà. Một người nêu gương, trăm vạn người nêu gương, cả tỉnh nêu gương, cả nước nêu gương thì tốt quá chứ sao. Nhưng rồi đêm nằm suy nghĩ mới thấy mình chưa lẩm cẩm.

Người ta, làm việc tốt, việc thiện thì cố mà làm hết khả năng rồi được đến đâu hay đến đó, hưởng đến đó. Đã làm tốt rồi còn cần làm tốt hơn. Việc tốt sẽ phát huy tác dụng mà người khác có thể noi theo, làm theo. Đó là tác dụng nêu gương, một tác dụng phụ.

Làm tốt là vì lương tâm, vì trách nhiêm chứ mục đích chính không phải để làm gương, không nhằm nêu gương. Nếu ai đó làm việc cốt để nêu gương thì việc đó mất ý nghĩa tốt đẹp. Khi không có người để nêu gương thì họ sẽ không làm. Vì vậy quyết định cán bộ phải nêu gương có phần trái logic. Việc nêu gương khác với việc gương mẫu. Phải chăng gương mẫu là tự giác làm tốt công việc theo trách nhiệm và lương tâm.

Phải chăng phấn đấu trở thành kiểu mẫu để nêu gương là một trá hình của thói thích hư danh, thích được ca ngợi, thích được nổi tiếng. Dân gian có câu “Được tiếng khen ho hen suốt đời”.

Thanh Hóa trở thành kiểu mẫu thì chủ yếu lãnh đạo được tiếng khen, còn một số cán bộ cấp dưới và dân chúng không khéo sẽ ho hen suốt đời. Trước đây có vài đơn vị nổi tiếng một thời, được ca ngợi hết mức, nhưng rồi tàn lụi rất nhanh chỉ vì muốn nêu gương, chỉ vì thói hư danh của lãnh đạo.

Đã qua rồi phong trào Tỉnh, Huyện, Xã anh hùng. Xã bên cạnh anh hùng, xã mình kém gì họ mà không được, phải chạy cho bằng được để nhân dân phấn khởi, để lãnh đạo được mở mày mở mặt chứ. Rồi đến Xóm văn hóa, Thôn văn hóa… Phải chạy cho được chứ lại thua kém người ta về danh hiệu à. Có thể thua kém người ta về thực chất, nhưng danh hiệu thì phải chạy cho được. Bây giờ đến Tỉnh kiểu mẫu.

Người dân Thanh Hóa nghĩ sao về việc rồi đây tỉnh của họ được phong tước hiệu Tỉnh Kiểu Mẫu. Chắc rằng có một số người sẽ phổng mũi, tự hào. Họ là những ai? Phải chăng là những người ham thích hư danh. Còn đại đa số nhân dân thì sao. Dân Thanh đã từng sáng tác bài ca nổi tiếng : “Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào. Định đẩy sang Lào. Thì Lào không nhận. Toàn dân nổi giận…”. Bây giờ được trở thành Kiểu Mẫu để quan trên trông xuống, thiên hạ trông vào thì chưa biết sẽ có thêm bài ca nào, ra sao.

Tôi hết sức cầu mong cho không những Thanh Hóa mà mọi tỉnh, mọi miền của đất nước phát triển một cách bền vững về mọi măt, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, sức khỏe, đạo đức, bảo vệ được thiên nhiên và môi trường, mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự cho toàn dân. Còn kiểu mẫu hay không thì không quan trọng, không cần quan tâm. Quan tâm quá đến kiểu mẫu chứng tỏ đầu óc còn hạn hẹp.

Đảng quên mất “khúc ruột ngàn dặm” Lê Thị Trang Đài

Jackhammer Nguyễn

29-5-2022

Tân dân biểu Lê Thị Trang Đài. Nguồn: Website nhân vật

Tháng 5 này, tin vui đến với cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại và có thể ở trong nước nữa, là bà Lê Thị Trang Đài, một người Úc gốc Việt đắc cử, trở thành dân biểu liên bang Úc. Bà là người Việt đầu tiên ở Úc đắc cử vào vị trí này.

Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hợp Quốc ra quyết định về trường hợp Nguyễn Bảo Tiên – Người giao sách của NXB Tự Do

NXB Tự Do

28-5-2022

Công an công bố lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Bảo Tiên. Nguồn: Công an Phú Yên

Ngày 07/04/2022, Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hợp Quốc đã thông qua quyết định về vụ bắt giữ anh Nguyễn Bảo Tiên, người giao sách của Nhà xuất bản Tự Do, đã bị công an Việt Nam bắt giữ và bị Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên 6 năm 6 tháng tù giam.

Những phiên tòa đưa xã hội về thời man rợ, mông muội

Phạm Đình Trọng

27-5-2022

1. Luật hình từ thời phong kiến đã có một nguyên tắc công bằng, nghiêm minh và đúng với muôn đời là: Quan lại có công trạng, có bề dày cáng đáng việc dân việc nước thì đã được thăng quan tiến chức theo công trạng, đã được hưởng bổng lộc, đãi ngộ thoả đáng theo thang bậc chức tước rồi. Vì vậy quan lại chức tước càng lớn, có ảnh hưởng xã hội càng rộng, càng là tấm gương lớn với dân, khi phạm tội gây hại cho xã hội càng lớn, càng phải xử nghiêm, phải nhận trách nhiệm lớn hơn dân thường, phải xử nặng hơn dân thường.

Gói kích thích kinh tế bị nghẽn và những thiệt hại không thể đong đếm

Đỗ Ngà

26-5-2022

Cơ thể bệnh, nếu tiêm thuốc liền thì nó sẽ hồi phục nhanh. Nếu có thuốc mà không tiêm thì hiệu quả điều trị sẽ không còn, sự hồi phục sức khỏe của cơ thể sẽ rất chậm và dựa hoàn toàn vào nội lực là chính. Nếu không uống thuốc kịp thời, sự tổn thương sau cơn bạo bệnh quả thật là khó lường.

Về nguyên nhân gốc của tai họa

Nguyễn Đình Cống

26-5-2022

(Trao đổi với ông Trương Quang Đệ)

Gần đây có bài “Tham nhũng, bệnh thành tích, hư danh do đâu mà ra” của tác giả Trương Quang Đệ. Đó là một bài khá hay, cho rằng nguyên nhân là yếu kém về quản lý, việc này do “Nền giáo dục không đủ tầm nhân văn, do thiếu vắng tầng lớp tinh hoa”.

Biếm họa của báo Tuổi Trẻ Cười

Trình bày như vậy là đúng, nhưng chưa đủ. Hỏi tiếp, từ đâu sinh ra nền giáo dục ấy, tại sao lại thiếu vắng tinh hoa? Tôi nghĩ rằng ông Đệ và nhiều người biết rõ nhưng chưa viết ra vì một lý do nào đó. Phải chăng là vì sợ. Xin thông cảm với nỗi sợ ấy. Nhưng biết sợ để rồi vượt qua nó, để không sợ, chứ không nên sợ thêm.

Nguyên nhân dẫn đến kết quả có nhiều. Nguyên nhân gần, trực tiếp, nguyên nhân xa, gián tiếp, nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ, nguyên nhân quan trọng, nguyên nhân gốc rễ v.v… Thường một kết quả không phải chỉ do một mà có sự kết hợp nhiều nguyên nhân. Theo đạo Phật thì đó là kết hợp giữa Nhân và Duyên.

Khi tìm nhân và duyên, chỉ để biết thì có thể nêu ra một vài nhân duyên nào đó. Nhưng tìm nhân duyên để khắc phục được một cách cơ bản các tai họa thì cần tìm đến gốc gác của chúng, việc này là khó và dễ bị nhầm.

Giữa nhân và quả là một dãy dài gần như vô tận. A sinh ra B, B sinh ra C, C sinh ra D…, cứ thế cho đến U, V, X, Y. Tìm nguyên nhân là quá trình truy ngược. Có Y vì X, có X vì V… Vậy gốc đầu tiên ở đâu? Là D, là C hay B.

Không có cách gì truy đến được tận cùng, cái gốc đầu tiên. Truy mãi thì đến lúc phải công nhận “Trời sinh ra như thế”. Vậy phải dừng lại ở một bước nào đó đủ rõ ràng. Bằng cách đặt câu hỏi: Cái này do cái gì trước đó sinh ra. Nếu thấy đã tạm sáng tỏ, không cần hỏi tiếp nữa thì dừng, còn nếu cần hỏi và có thể trả lời thì đó chưa thể xem là nguyên nhân gốc, chưa phải là nguyên nhân cơ bản.

Việc tìm nguyên nhân còn cần phân biệt, nguyên nhân nào là do hoàn cảnh, nguyên nhân nào là do con người, cụ thể là ai. Có tìm được vai trò của con người, mới có cách khắc phục triệt để.

Lòng tham, thích có thành tích, thói hư danh thì phần đông nhân loại mắc phải và đó là một trong những nhược điểm của tính cách người Việt được lưu giữ trong truyền thống văn hóa, chúng sẵn sàng phát tác khi gặp môi trường và điều kiện thuận lợi (duyên khởi).

Có người đã truy tiếp nguyên nhân những tai họa mà dân tộc phải chịu. Họ truy đến tận Vua Hùng và viết:

Chung quy bởi tại Vua Hùng

Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên

Người khôn thì đã vượt biên

Còn người ở lại không điên cũng khùng.

Tôi không truy đến Vua Hùng mà dừng lại ở thời gian gần hơn. Đó là khi Chủ nghĩa Mác – Lê được đưa vào, nền vô sản chuyên chính được dựng lên với sự độc tài toàn trị.

Ai chịu trách nhiệm về “kém về quản lý”? Có một phần là do phẩm chất của những người đang làm trong bộ máy, nhưng chủ yếu không phải tại họ. Nền giáo dục không đủ nhân văn, một phần bởi yếu kém của Bộ Giáo dục và các thầy cô, nhưng chủ yếu không phải vì họ. Thế cần quy trách nhiệm cho ai? Quy cho những người lãnh đạo cao nhất đã thực thi Chủ nghĩa Mác – Lê, thực hành độc tài toàn trị với vô sản chuyên chính.

Tại sao Việt nam thiếu vắng tầng lớp tinh hoa? Chủ yếu là lãnh đạo mắc mưu thâm độc của Trung Cộng cố tìm diệt cho hết tinh hoa của dân tộc chỉ vì họ dám phản biện, không chịu cúi đầu, không biết khom lưng hoặc quỳ gối. Chỉ cần một điều luật “Lợi dụng dân chủ để chống phá chế độ” là có thể trừ khử nhiều người thuộc tầng lớp tinh hoa. Có trừ khử được tinh hoa thì Trung Cộng mới dễ thao túng, thì độc tài mới dễ thống trị.

Còn bệnh thành tích. Nó là biến tướng của phong trào thi đua. Phong trào đó đã phát huy tác dụng tốt vào những năm 1948-1975, nhưng rồi nó trở thành một thứ độc hại vào thế kỷ 21. Lãnh đạo, vì kém trí tuệ mà vẫn cố duy trì, mang lại lợi ít hại nhiều. Rồi Quốc hội còn bày ra việc sửa đổi Luật thi đua, cố giữ lại bông hoa đã tàn úa và đang chứa đầy sâu bọ.

Về nguyên nhân của những tai họa, trước đây tôi đã viết một số bài. Nay nhân bài của trương Quang Đệ nên viết thêm vài dòng để rộng đường dư luận chứ cũng chưa có gì mới. Mong độc giả thông cảm.

Không sợ đối thủ giỏi, chỉ sợ đồng đội ngu!

Đỗ Ngà

25-5-2022

Cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ tham chiến nhưng có Hàn Quốc, New Zealand, Úc cùng tham chiến với quân Mỹ. Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất 1991, cùng tham chiến với Mỹ có 5 quốc gia khác và sự hậu thuẫn của LHQ. Chiến tranh vùng vịnh lần thứ hai 2003, phía Hoa Kỳ kéo thêm 3 nước tham gia gồm Anh, Úc, Ba Lan. Chiến tranh Afghanistan năm 2001, Mỹ cũng lôi kéo Anh tham gia.

Việt Nam được gì từ IPEF?

Nguyễn Khoa

24-5-2022

Thứ hai, ngày 23-5-2022, tại Tokyo, Nhật Bản, một tổ chức kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu được chính thức công bố: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Thái Bình Dương (viết tắt là IPEF: Indo-Pacific Economic Framework).

Ngồi buồn tự phỏng vấn chơi!

Hà Sĩ Phu

23-5-2022

“Tôi đứng về phe “nước mắt”, nhưng có nước mắt cá sấu đấy nhá!” (HSP)

Kỷ luật “nửa vời” cán bộ cao cấp và pháp luật bị nhạo báng

Nông Văn Tiềm

21-5-2022

Chiều 19-5-2022, Toà án Hà Nội đã tuyên án 14 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế và Công ty VN Pharma.

Đừng dùng chữ “nó” như Phạm Minh Chính

Trịnh Bình An

21-5-2022

Ngày 13 tháng 5 năm 2022, một clip video bỗng chốc trở nên “vai-rô” trên khắp các mạng xã hội. “Rõ ràng, sòng phẳng! Mẹ nó! Sợ gì!“. Phát biểu đầy “khí thế” của ông Phạm Minh Chính – thủ tướng nhà nước Việt Nam Cộng Sản trước cuộc gặp gỡ Ngoại Trưởng Antony Blinken – được phát ra từ trang YouTube của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

“Kẻ đốt đền” thời nay

Nguyễn Việt

20-5-2022

Con người có nhiều ham muốn, hầu hết đều muốn được khỏe mạnh, hạnh phúc, làm được nhiều việc có ích cho xã hội. Cũng có những người muốn làm quan, có địa vị cao, quyền hạn lớn, được nổi tiếng. Những ham muốn ấy có thể tốt, xấu, bình thường, khác thường, nhân từ, độc ác… Ở đây chỉ xin nói về ước muốn được nổi tiếng, muốn làm anh hùng.

Chuyện xưa

Trong thần thoại Hy Lạp, thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, có một người muốn được nổi tiếng, tên là Herostratus. Vì muốn nổi tiếng, Herostratus đã đốt ngôi đền Artemis, một công trình kiến trúc tuyệt đẹp thời đó, thờ nữ thần săn bắn. Đúng như ý muốn, Herostratus đã nổi tiếng, nhưng là tai tiếng! Thiên hạ gọi y là “kẻ đốt đền.

Chuyện “kẻ đốt đền” xảy ra đã hơn hai ngàn năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thật ra, không chỉ trong chuyện thần thoại xa xưa mới có kẻ hám danh làm một việc quái đản, trong lịch sử cũng có nhiều tên Herostratus, muốn nổi tiếng, muốn lưu danh, muốn làm anh hùng, nên đã làm những việc phi nhân, kinh hoàng bất chấp dư luận, nguyên tắc, luật lệ…

Nếu những kẻ ấy có quyền hành thì thật là một bất hạnh, một rủi ro cho nhân loại. Lịch sử cho thấy, hầu hết những tai họa mà con người đã gánh chịu (chiến tranh vì “màu cờ sác áo”, những vụ hủy diệt tập thể có chủ trương, những cuộc cải cách “long trời lở đất”…) đều do một người, một nhóm người gây ra. Đối với bọn nầy, nói về “lẽ đời, bài học lịch sử” là vô ích, mặc dù chúng cũng biết lịch sử, nhưng chúng lại muốn viết lại lịch sử.

Chuyện nay

Truyền hình Việt Nam chiếu cảnh quân đội Nga phô trương lực lượng trong các cuộc tập trận hoặc trong các lễ diễn binh mừng chiến thắng vào ngày 9-5, người ta thấy nào xe tăng, thiết giáp, súng phòng không, radar, những giàn đại bác điện tử chổng họng lên trời, xe kéo tên lửa hành trình, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, máy bay phản lực, binh sĩ hùng hổ, hiên ngang. Ai thấy cũng lạnh tóc gáy! Chắc chắn đây là một quân đội mạnh trang bị vũ khí hiện đại nhất hành tinh, không ai địch nổi, đụng vào nó chỉ có từ chết tới chết.

Và dĩ nhiên, hơn ai hết, ông Putin tin điều ấy. Ông ta đã sở hữu một lực lượng quân đội như thế, ông ta lại đang sở hữu số vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới và nguy hiểm hơn là ông ta hay đe dọa có thể dùng, nếu cần. Ông ta nhiều lần cảnh báo, ai cản bước tiến của quân Nga thì sẽ lãnh hậu quả chưa từng thấy. “Chưa từng thấy”, ông Putin thích dùng những chữ nầy. Nghe mà phát sợ.

Ông “bắt mạch” đúng, người dân ở những nước càng giàu có, càng sung sướng, càng văn minh thì càng sợ chết. Họ chống chiến tranh, bởi họ không muốn chết, mà họ muốn sống để “hưởng đời”. Có dại mới xông vào lửa đạn, vì chuyện bao đồng, vì dân chủ, vì tự do, để phải thiệt thân vô ích. Đèn nhà ai nấy sáng. Bộ máy tuyên truyền của Putin khuyên dân chúng các nước châu Âu như vậy.

Những ngày gần đây, Putin “cảnh báo” về chiến tranh với khối NATO, về thế chiến 3, về vũ khí hạt nhân. Tương tự, ông Lavrov, bộ trưởng ngoại giao Nga, là người nói thay cho Putin, “khẳng định Nga cam kết ngăn chặn nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân, bất chấp thực tế Moscow liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại phương Tây thời gian qua”. Biết đâu, vì tự ái, vì sĩ diện, vì hiếu thắng, vì hoang tưởng, vì muốn nổi danh, ông ta “bấm nút” một phát thì mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn rất nhiều. Nói thế, nhưng dù là Putin hay bất kỳ ai không phải muốn thì tự ý “bấm” được.

Trước khi nổ ra cuộc chiến do Nga, chính xác là do ông Putin xâm lược Ukraine, rất nhiều người, kể cả người viết, nghĩ rằng nó sẽ kết thúc rất sớm, rất gọn như vụ Crimea. Tổng thống Putin đã dàn cảnh sẵn, ngồi tại điện Kremlin, ký sắc lệnh công nhận chiến thắng. Còn nhớ, hình ảnh ông bước từ hậu trường ra bàn giấy làm việc tại điện Kremlin, ký sắc lệnh công nhận sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga năm 2014.

Hoặc mới đây, ngày 22-2-2022, Putin ký sắc lệnh công nhận “hai nhà nước cộng hòa Donnek và Luganh” tự xưng. Lần nào ông ta cũng bước đi khệnh khạng, lạnh lùng, bệ vệ… Ngược lại các nhân viên cận vệ, phụ tá, chắc chắn là cao cấp, thì đứng im như tượng, khiến ông càng thêm oai phong. Ông hùng hồn tuyên bố chiến dịch đã kết thúc, đã thành công. Sự đã rồi, có trời mới đảo ngược được. Chuyện tương tự cũng đã từng xảy ra ở Georgia, ở Syria.

Nhiều người, nhiều tờ báo Việt Nam đã khen nức nở mưu trí của Putin, rằng “Putin ra đòn trước, khiến các đối thủ Tây phương choáng váng bất ngờ, trở tay không kịp. Putin xỏ mũi các lãnh đạo phương Tây dắt đi”.

Đến nay, chưa ai biết cuộc chiến Ukraine sẽ như thế nào, nhưng dù thế nào thì cuộc chiến nầy đã mở mắt nhiều người. Và giấc mơ của ông Putin, chí ít đến nay chưa thành hiện thực.

Có hai kết cục: Một là, ông Putin thắng. Nhưng với chiến thắng nầy, mạnh đánh yếu, võ sĩ đánh tay ngang, đã được thiên hạ dự đoán, thì có thắng cũng chẳng có gì vẻ vang, nhưng đó là mối nguy cho thế giới. Ông Zelensky, Tổng thống Ukraine, dù thua vẫn được nổi tiếng, được xem người hùng.

Hai là, ông Putin thua thì … khỏi nói, ông Zelensky lại càng nổi tiếng hơn, lại càng được xem là một anh hùng thật sự. Đằng nào, Zelensky cũng là anh hùng, dù ông ta không có kế hoạch làm người hùng, mà chỉ lãnh đạo toàn dân chống quân xâm lược.

Không phải là “nhà tiên tri” nhưng có thể chắc chắn rằng, cuộc chiến Ukraine sẽ phải kết thúc, dù trên chiến trường hay trên bàn đàm phán. Mong cho cuộc chiến nầy kết thúc sớm theo cách “diệt phát xít” để nhân dân Ukraine bớt khổ đau, chết chóc. Hiện nó chưa kết thúc, nhưng người ta đã nghĩ đến một thế cờ, một trật tự, một quan hệ mới của thế giới sau Ukraina (hay sau Putin?).

Cuộc chiến này rồi cũng sẽ đi qua, nhưng hệ lụy của nó thì chắc chắn sẽ không dễ “qua” với mọi người, nhất là trong lịch sử của hai nước trực tiếp tham chiến, Nga và Ukraine. Cuộc chiến sẽ đi qua, với nhiều trận đánh, nhiều chi tiết sẽ không ai nhớ hết, nhưng chắc chắn một điều, tên tuổi của hai người ở hai thế đối địch, Zelensky, Tổng thống Ukraine và Putin, Tổng thống Nga, sẽ còn được/ bị nhớ mãi, nhắc hoài theo hai cách khác nhau.

Ông Zelensky, vì đứng lên bảo vệ đất nước Ukraine mà nổi tiếng, mà thành anh hùng, thời thế tạo anh hùng. Còn ông Putin là người có rất nhiều tham vọng về quyền lực, danh tiếng, muốn làm nên lịch sử, muốn làm anh hùng tạo thời thế… để đi vào lịch sử, mang theo một vết nhơ rất lớn, giống như Herostratus, “kẻ đốt đền” để được nổi tiếng, tai tiếng này còn truyền đến ngày nay.

Tầm của chính khách

Phạm Đình Trọng

19-5-2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp J. Biden – Asean. Ảnh trên mạng

1. Chủ nhà mời khách đến thăm thì chủ nhà phải đợi đón khách là thông lệ đã trở thành qui tắc ứng xử xã hội. Chỉ thăm viếng xã giao, không cầu cạnh, xin xỏ gì, phép xã giao sơ đẳng, từ giao tiếp cá nhân đến giao tiếp nhà nước, không khi nào khách lại thiếu tự trọng, hạ mình đến mức đến trước chủ nhà, chầu chực khá lâu, thừa thời gian buôn chuyện, tán gẫu, chửi thề, thoải mái xả rác ngôn từ rồi chủ nhà mới xuất hiện.

Việc Ukraina có lập trường cứng rắn hơn, các cuộc đàm phán hòa bình đã tạm dừng

New York Times

Tác giả: Anton TroianovskiValerie Hopkins

Cù Tuấn, dịch

17-5-2022

Khảo sát thiệt hại ở Malotaranivka, trong vùng Donbas của Ukraine, trong tháng này. Nguồn: Lynsey Addario/The New York Times

Sau nhiều tuần cố gắng đạt được một thỏa thuận hòa bình, các nhà đàm phán Nga và Ukraina dường như còn cách xa nhau hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc chiến kéo dài gần ba tháng nay, với các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc và hai bên công khai chỉ trích lẫn nhau.

Nghe chuyện Quảng Ninh

Mạc Văn Trang

18-5-2022

Ra chơi TP Hạ Long, đi qua Bãi Cháy, Hồng Gai, Uông Bí, Vân Đồn… thấy Quảng Ninh phát triển ghê quá: Những con đường rộng thênh thang, những cây cầu, sân bay hiện đại, những bãi biển mới, những khu phố mới với nhiều ngôi nhà kiểu cách cổ lẫn kim, tầng lớp khá giả ăn chơi sành điệu…